TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8096-200 : 2010 iec 62271-200 : 2003



trang6/17
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2018
Kích2 Mb.
#36220
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

8.2.4. Loại vách ngăn

Có hai loại vách ngăn được xác định, loại PM (3.109.1) và loại Pl (3.109.2).

Chọn loại vách ngăn không nhất thiết đảm bảo bảo vệ con người trong trường hợp hồ quang bên trong trong ngăn chứa liền kề, xem Điều A.1 và xem thêm 8.3.

Loại PM: ngăn chứa mở được bao quanh bằng các vách ngăn và/hoặc chớp lật bằng kim loại được thiết kế để nối đất. Chớp lật có thể có hoặc không có ở trong bản thân ngăn chứa mở, với điều kiện là sự chia tách (định nghĩa ở 3.111) đạt được giữa các thành phần trong ngăn chứa mở và các thành phần trong các ngăn chứa liền kề. Xem 5.103.3.1.

Mục đích là không có trường điện trong ngăn chứa mở và không có thay đổi về trường điện trong các ngăn chứa xung quanh.

CHÚ THÍCH: Loại này cho phép đối với các ngăn chứa mở không có trường điện do các bộ phận mang điện và không có khả năng ảnh hưởng lên phân bố trường điện xung quanh bộ phận mang điện, trừ ảnh hưởng của vị trí chớp lật.



8.3. Phân loại hồ quang bên trong

Khi chọn tủ điện đóng cắt và điều khiển, khả năng xuất hiện sự cố bên trong cần được xác định đúng, nhằm cung cấp mức bảo vệ chấp nhận được cho người vận hành và trong trường hợp có thể, đối với công chúng.

Việc bảo vệ này đạt được bằng cách giảm rủi ro đến mức chấp nhận được. Theo TCVN 6844 (ISO/IEC Guide 51), rủi ro là phối hợp của xác suất xuất hiện nguy hại và mức khắc nghiệt của nguy hại. (Xem Điều 5 của TCVN 6844 (ISO/IEC Guide 51) về khía cạnh an toàn).

Do đó, việc chọn thiết bị thích hợp liên quan đến hồ quang bên trong, cần được khống chế bởi quy trình để đạt được mức rủi ro chấp nhận được. Quy trình như vậy được mô tả trong Điều 6 của TCVN 6844 (ISO/IEC Guide 51). Quy trình này dựa trên giả thiết là người sử dụng có vai trò quan trọng trong việc giảm rủi ro.

Để hướng dẫn, Bảng 2 đưa ra danh mục các vị trí mà thực nghiệm cho thấy có nhiều khả năng xuất hiện sự cố nhất. Bảng này cũng đưa ra các nguyên nhân hỏng hóc và các biện pháp có thể để giảm xác suất sự cố bên trong. Nếu cần, người sử dụng cần thực hiện các biện pháp có thể áp dụng cho hệ thống lắp đặt, nhiệm vụ, hoạt động và bảo trì.

Các biện pháp khác có thể được chấp nhận để cung cấp mức có thể cao nhất về bảo vệ con người trong trường hợp sự cố bên trong. Các biện pháp này nhằm giới hạn các hệ quả của sự cố này từ bên ngoài.

Dưới đây là các ví dụ về những biện pháp này:

- thời gian loại bỏ sự cố nhanh khởi đầu bởi bộ phát hiện nhạy với ánh sáng, áp suất hoặc nhiệt hoặc bằng cơ cấu bảo vệ thanh cái vi sai;

- áp dụng các cầu chảy thích hợp kết hợp với thiết bị đóng cắt để giới hạn dòng điện cho chạy qua và thời gian sự cố;

- loại bỏ nhanh hồ quang bằng cách chuyển nó thành đoạn ngắn mạch qua kim loại bằng cơ cấu cảm biến nhanh và cơ cấu đóng nhanh (bộ dập hồ quang);

- cơ cấu điều khiển từ xa;

- cơ cấu giảm áp;

- chuyển bộ phận kéo ra được đến hoặc ra khỏi vị trí vận hành chỉ khi cửa trước đã đóng.

Điều 5.102.3 xem xét khả năng có thể của chớp lật trở thành một phần của vỏ bọc khi chúng đóng ở vị trí được định nghĩa ở các điều từ 3.127 đến 3.130. Sự thay đổi trạng thái khi di chuyển từ vị trí được định nghĩa ở các điều từ 3.126 đến 3.128 (và ngược lại) không được thử nghiệm.

Hỏng hóc có thể xảy ra trong khi đẩy vào hoặc kéo ra các bộ phận kéo ra được. Hỏng hóc như vậy không nhất thiết là do thay đổi trường điện do đóng chớp lật mặc dù đây cũng là một khả năng. Hỏng hóc thường xảy ra nhiều hơn là do hư hại hoặc biến dạng các tiếp điểm cắm vào và/hoặc chớp lật gây ra phóng điện bề mặt với đất trong quá trình lắp ráp.

Để xác định phân loại IAC, phải được xem xét các điểm dưới đây:

- không phải tất cả các tủ điện đóng cắt và điều khiển đều được phân loại;

- không phải tất cả các tủ điện đóng cắt và điều khiển đều có thiết kế kéo ra được;

- không phải tất cả các tủ điện đóng cắt và điều khiển đều có cửa có thể đóng vào các vị trí được định nghĩa ở các điều từ 3.126 đến 3.128.

Bng 2 - Vị trí, nguyên nhân và ví dụ về bin pháp làm giảm xác suất sự c bên trong

Vị trí có nhiều khả năng xuất hiện sự cố nhất

(1)

Nguyên nhân có th của sự cố bên trong

(2)

Ví dụ v biện pháp ngăn ngừa có thể có

(3)

Ngăn chứa cáp

Thiết kế không thích hợp

Chọn kích thước thích hợp

Sử dụng vật liệu thích hợp



Sự cố cách điện

Tránh nối chéo cáp. Kiểm tra chất lượng thành phẩm ở hiện trường. Xiết đúng lực.

Hỏng cách điện rắn hoặc chất lỏng (khuyết tật hoặc thiếu)

Kiểm tra chất lượng thành phẩm và/hoặc thử nghiệm điện môi ở hiện trường. Kiểm tra thường xuyên mức chất lỏng, nếu thuộc đối tượng áp dụng.

Cầu dao cách ly

Thiết bị đóng cắt

Thiết bị đóng cắt nối đất


Làm việc sai

Khóa liên động (xem 5.11). Mở lại trễ. Thao tác bằng tay độc lập. Khả năng đóng đối với thiết bị đóng cắt và thiết bị đóng cắt nối đất. Hướng dẫn người vận hành.

Mối nối kiểu bulông và tiếp điểm

Bị mòn

Sử dụng lớp phủ và/hoặc dầu mỡ hạn chế ăn mòn. Sử dụng lớp mạ. Bọc nếu thuộc đối tượng áp dụng.

Sự cố cụm lắp ráp

Kiểm tra chất lượng thành phẩm bằng phương tiện thích hợp. Xiết đúng lực. Chặn đủ.

Máy biến đổi đo lường

Cộng hưởng sắt từ

Tránh các ảnh hưởng điện này bằng cách thiết kế mạch điện thích hợp.

Ngắn mạch phía LV đối với VT

Tránh ngắn mạch bằng phương tiện thích hợp, ví dụ nắp bảo vệ, cầu chảy LV.

Máy cắt

Bảo trì không đủ

Bảo trì theo chương trình thường xuyên

Hướng dẫn người vận hành



Tất cả các vị trí

Sai lỗi của người vận hành

Hạn chế tiếp cận bằng các khoang. Cách điện bao kín các bộ phận mang điện. Hướng dẫn người vận hành

Lão hóa dưới các ứng suất điện

Thử nghiệm định kỳ phóng điện cục bộ

Nhiễm bẩn, ẩm, xâm nhập của bụi, côn trùng, v.v...

Các biện pháp để đảm bảo có được điều kiện vận hành quy định (xem Điều 2). Sử dụng ngăn chứa khí.

Quá áp

Bảo vệ khỏi đột biến. Phối hợp cách điện đủ. Thử nghiệm điện môi ở hiện trường.

Có thể sử dụng các tiêu chí dưới đây làm hướng dẫn để chọn tủ điện đóng cắt và điều khiển thích hợp liên quan đến hồ quang bên trong.

- trong trường hợp rủi ro được xem là không đáng kể, tủ điện đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc bằng kim loại được phân loại IAC là không cần thiết;

- trong trường hợp rủi ro được xem là có liên quan, chỉ được sử dụng tủ điện đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc bằng kim loại được phân loại IAC.

Đối với trường hợp thứ hai, việc lựa chọn cần tính đến mức lớn nhất của dòng điện và thời gian sự cố so với các giá trị danh định của thiết bị được thử nghiệm. Ngoài ra, hướng dẫn lắp đặt của nhà chế tạo cần được tuân theo (xem Điều 10). Nói chung, vị trí của người vận hành trong trường hợp hồ quang bên trong là quan trọng. Nhà chế tạo cần chỉ ra phía nào của tủ điện đóng cắt và điều khiển tiếp cận được, theo bố trí thử nghiệm và người sử dụng phải tuân theo hướng dẫn một cách cẩn thận. Người vận hành nếu đi vào khu vực không được chỉ định là tiếp cận được có thể gây thương tổn cho người vận hành.

Phân loại IAC đưa ra mức thử nghiệm bảo vệ con người trong điều kiện làm việc bình thường như được xác định ở Điều A.1. Phân loại này liên quan đến bảo vệ người vận hành trong các điều kiện này; phân loại này không liên quan đến bảo vệ người vận hành trong các điều kiện bảo trì cũng như không liên quan đến khả năng vận hành liên tục.

Các yêu cầu kỹ thuật, thông số đặc trưng và thử nghiệm tùy chọn đối với thiết bị đóng cắt có vỏ bọc bằng kim loại được tóm tắt trong Bảng 3.



Bng 3 - Tóm tắt các yêu cu kỹ thuật, thông số đặc trưng và thử nghiệm tùy chọn đối với thiết b đóng cắt có vỏ bọc bằng kim loại

Thông tin

Điu của tiêu chuẩn này

Người sử dụng để chỉ ra yêu cu khi thích hợp

Chi tiết của hệ thống







Điện áp

kV







Tần số

Hz







Số pha







Kiểu trung tính nối đất
















Đặc tính của thiết bị đóng cắt







Số cực







Cấp - trong nhà, ngoài trời (hoặc điều kiện vận hành đặc biệt)

2




Tên của ngăn chứa:

Thanh cái



3.107
(xem 5.103.1)

Ngăn chứa thanh cái =

Ngăn chứa thiết bị chính =



Thiết bị chính




Ngăn chứa cáp =

Cáp




Ngăn chứa CT =

CT




Ngăn chứa VT =

VT

(v.v...)





Ngăn chứa cáp/CT =

Thiết bị chính/CT =



Ngăn chứa khác (chỉ ra) =

Loại ngăn chứa (loại cụ thể cho từng ngăn chứa HV) nếu thuộc đối tượng áp dụng:







Ngăn chứa tiếp cận được bằng điều khiển khóa liên động

3.107.1




Ngăn chứa tiếp cận được dựa trên quy trình

3.107.2




Ngăn chứa tiếp cận được dựa vào dụng cụ

3.107.3




Ngăn chứa không tiếp cận được

3.107.4




Loại vách ngăn







Loại PM

3.109.1




Loại Pl

3.109.2




Kéo ra được/không kéo ra được (loại thiết bị chính)

3.125

(kéo ra được/không kéo ra được) =

Khả năng vận hành liên tục (LSC)







LSC2B

3.131.1




LSC2A

3.131.1




LSC1

3.131.2




Điện áp danh định Ur

4.1




3,6 kV; 7,2 kV; 12 kV; 17,5 kV; 24 kV; 36 kV, v.v... và số pha 1, 2 hoặc 3







Mức cách điện danh định:

4.2

(Giá trị chung/qua khoảng cách ly)

Khả năng chịu điện áp tần số công nghiệp Ud
ngắn hạn




a) /

Khả năng chịu điện áp xung sét Up




b) /

Tần số danh định fr

4.3




Dòng điện bình thường danh định Ir

4.4




Bộ đầu vào




a)

Thanh cái




b)

Bộ cấp điện vào




c)

Khả năng chịu dòng điện ngắn hạn danh định Ik

4.5




Mạch chính (Bộ đầu vào/thanh cái/bộ cấp điện vào)




a)

Mạch nối đất




b)

Khả năng chịu dòng điện đỉnh danh định Ip

4.6




Mạch chính (Bộ đầu vào/thanh cái/bộ cấp điện vào)




a)

Mạch nối đất




b)

Thời gian ngắn mạch danh định tk

4.7




Mạch chính (Bộ đầu vào/thanh cái/bộ cấp điện vào)




a)

Mạch nối đất




b)

Điện áp cung cấp danh định của thiết bị đóng và mở và của mạch phụ và mạch điều khiển Ua

a) Đóng và cắt

b) Chỉ thị

c) Điều khiển



4.8

a)

b)

c)



Tần số cung cấp danh định của mạch đóng và mở và của mạch phụ

4.9




Thiết bị khóa liên động và thiết bị theo dõi áp suất thấp và áp suất cao (các yêu cầu quy định, ví dụ chỉ thị đóng áp suất thấp, v.v...)

5.9




Cơ cấu khóa liên động

(chỉ ra yêu cầu bổ sung bất kỳ cho 5.11)



5.11




Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài (nếu không phải IP2X):

Với cửa đóng

Với cửa mở


5.13 (xem 5.102.1 và 5.102.3)

a)

b)



Thử nghiệm nhiễm bẩn nhân tạo

6.2.8

Các yêu cầu ngưng tụ và nhiễm bẩn bổ sung

Thử nghiệm phóng điện cục bộ

6.2.9

Thỏa thuận với nhà chế tạo các giá trị thử nghiệm

Thử nghiệm điện môi trên mạch thử cáp

6.2.101

Thỏa thuận với nhà chế tạo các giá trị thử nghiệm

Thử nghiệm chịu thời tiết

6.105

Thỏa thuận nếu thuộc đối tượng áp dụng

Phép đo phóng điện cục bộ

7.101

Thỏa thuận với nhà chế tạo các giá trị thử nghiệm

Sự cố bên trong IAC

Loại tiếp cận đến thiết bị đóng cắt/điều khiển (đối với A và B, quy định (các) phía mà chúng được yêu cầu)

A chỉ dành cho người vận hành có thẩm quyền

B tiếp cận không bị hạn chế (kể cả công chúng)

C tiếp cận bị giới hạn bởi hệ thống lắp đặt ngoài tầm với

Phân loại giá trị thử nghiệm tính bằng kA và thời gian tính bằng s



6.106

Điều A.2


Xem thêm ví dụ ở Điều A.8

Điều A.3


Y/N

F phía trước mặt =

L phía bên =

R phía sau =



Thông tin bổ sung

Ví dụ, các yêu cầu quy định cho thử nghiệm cáp.



9. Thông tin cần nêu trong bản yêu cầu, bản đấu thầu và đơn đặt hàng

9.101. Thông tin cn nêu trong bản yêu cu và đơn đặt hàng

Khi yêu cầu hoặc đặt hàng một hệ thống lắp đặt của tủ điện đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc bằng kim loại, bên đặt hàng cần cung cấp các thông tin sau đây.

1) Chi tiết về hệ thống

Điện áp danh nghĩa và cao nhất, tần số, loại hệ thống trung tính nối đất.

2) Điều kiện vận hành nếu khác tiêu chuẩn (xem Điều 2)

Nhiệt độ không khí môi trường xung quanh nhỏ nhất và lớn nhất; bất kỳ điều kiện nào khác với điều kiện vận hành bình thường hoặc ảnh hưởng đến hoạt động thỏa đáng của thiết bị, ví dụ phơi nhiễm bất thường hơi, hơi ẩm, khói, khí nổ, bụi hoặc cát quá mức, bức xạ nhiệt, ví dụ mặt trời; rủi ro về địa chấn hoặc các rung động khác do các nguyên nhân từ bên ngoài thiết bị tạo ra.

3) Chi tiết về hệ thống lắp đặt và các thành phần của hệ thống lắp đặt

a) hệ thống lắp đặt trong nhà hoặc ngoài trời;

b) số pha;

c) số thanh cái như chỉ ra trong sơ đồ một sợi;

d) điện áp danh định;

e) tần số danh định;

f) mức cách điện danh định;

g) dòng điện bình thường danh định của thanh cái và mạch cấp điện;

h) khả năng chịu dòng điện ngắn mạch danh định (Ik);

i) thời gian ngắn mạch danh định (nếu khác 1 s);

j) khả năng chịu dòng điện đỉnh danh định (nếu khác 2,5 Ik);

k) giá trị danh định của các thành phần;

l) cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài và vách ngăn;

m) sơ đồ mạch điện;

n) loại tủ điện đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc bằng kim loại (LSC1 hoặc LSC2);

o) mô tả bằng tên và cấp của các ngăn chứa khác nhau, nếu yêu cầu;

p) loại vách ngăn và chớp lật (PM hoặc Pl);

q) phân loại IAC, nếu yêu cầu, ứng với Ik, Ip, t và FLR, ABC, nếu thuộc đối tượng áp dụng.

4) Chi tiết về cơ cấu thao tác:

a) loại cơ cấu thao tác;

b) điện áp cung cấp danh định (nếu có);

c) tần số cung cấp danh định (nếu có);

d) áp suất cung cấp danh định (nếu có);

e) yêu cầu về khóa liên động đặc biệt.

Ngoài các hạng mục này, người yêu cầu cần chỉ ra tất cả các điều kiện có thể ảnh hưởng đến bản đấu thầu hoặc đơn đặt hàng, ví dụ, lắp đặt đặc biệt hoặc điều kiện lắp ráp, vị trí của các mối nối cao áp bên ngoài hoặc quy tắc đối với mạch áp suất, yêu cầu đối với thử nghiệm cáp.

Thông tin cần được cung cấp nếu có yêu cầu thử nghiệm điển hình đặc biệt.



9.102. Thông tin cn nêu trong bn đấu thu

Các thông tin dưới đây, nếu thuộc đối tượng áp dụng, cần được nhà chế tạo đưa ra cùng với vật liệu và bản vẽ mô tả.

1) Giá trị danh định và các đặc trưng như được liệt kê ở điểm 3 của 9.101.

2) Chứng chỉ hoặc báo cáo thử nghiệm điển hình yêu cầu.

3) Tính chất kết cấu, ví dụ:

a) khối lượng của khối vận chuyển nặng nhất;

b) kích thước tổng thể của hệ thống lắp đặt;

c) bố trí các mối nối bên ngoài;

d) phương tiện để vận chuyển và lắp đặt;

e) dự phòng để lắp đặt;

f) bản mô tả bằng tên và loại ngăn chứa khác nhau;

g) phía tiếp cận được;

h) hướng dẫn vận hành và bảo trì;

i) loại hệ thống áp suất khí hoặc áp suất chất lỏng;

j) mức chứa danh định và mức hoạt động tối thiểu;

k) thể tích chất lỏng hoặc khối lượng chất khí hoặc chất lỏng dùng cho ngăn chứa khác nhau;

l) yêu cầu kỹ thuật về điều kiện chất khí hoặc chất lỏng.

4) Chi tiết về cơ cấu thao tác:

a) loại và giá trị danh định như được liệt kê ở điểm 4 của 9.101;

b) dòng điện hoặc công suất để thao tác;

c) thời gian thao tác;

d) khối lượng của khí tự do để thao tác.

5) Danh mục các bộ phận dự phòng khuyến cáo mà người sử dụng cần mua.

10. Quy tắc đối với vận chuyển, bảo quản, lắp đặt, vận hành và bảo trì

Xem Điều 10 của IEC 60694.

10.1. Điều kiện vận chuyển, bo qun và lắp đặt

Xem 10.1 của IEC 60694.



10.2. Lắp đặt

Xem 10.2 của IEC 60694 cùng với đoạn bổ sung mới sau đoạn thứ nhất của 10.2.3.

Trong trường hợp tủ điện đóng cắt và điều khiển phân loại là IAC, phải cung cấp hướng dẫn về điều kiện lắp đặt an toàn an toàn cho trường hợp hồ quang bên trong. Mối nguy hại của điều kiện lắp đặt thực tế phải được đánh giá liên quan đến các điều kiện lắp đặt của mẫu thử nghiệm trong quá trình thử nghiệm hồ quang bên trong (xem Điều A.3). Các điều kiện này được xem là điều kiện cho phép tối thiểu. Bất kỳ điều kiện lắp đặt nào ít chặt chẽ hơn và/hoặc tạo ra nhiều khả năng hơn thì cần được thử nghiệm.

Tuy nhiên, nếu người mua (người sử dụng) xem là rủi ro không liên quan thì có thể lắp đặt tủ điện đóng cắt và điều khiển mà không cần các giới hạn do nhà chế tạo chỉ ra.



10.3. Vận hành

Xem 10.3 của IEC 60694.



10.4. Bo trì

Xem 10.4 của IEC 60694, ngoài ra còn:

Nếu có yêu cầu gài các vách ngăn tạm thời trong khi thực hiện quy trình bảo trì nhất định để ngăn ngừa tiếp xúc ngẫu nhiên với các bộ phận mang điện thì

- nhà chế tạo phải cung cấp các vách ngăn yêu cầu hoặc thiết kế chúng;

- nhà chế tạo phải đưa ra chỉ dẫn cho quy trình bảo trì và sử dụng vách ngăn;

- khi lắp đặt theo chỉ dẫn của nhà chế tạo thì yêu cầu IP-2X (theo TCVN 4255 (IEC 60529)) phải được đáp ứng;

- các vách ngăn này phải đáp ứng yêu cầu ở 5.103.3;

- vách ngăn và giá đỡ chúng phải có đủ độ bền cơ để tránh tiếp xúc ngẫu nhiên với bộ phận mang điện.

CHÚ THÍCH: Vách ngăn và giá đỡ chỉ cung cấp bảo vệ cơ không phải chịu các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

Sau sự cố ngắn mạch trong vận hành, mạch nối đất cần được kiểm tra hư hại tiềm ẩn và được thay toàn bộ hoặc một phần nếu cần.

11. An toàn

Áp dụng Điều 11 của IEC 60694, ngoài ra còn:



11.101. Quy trình

Quy trình thích hợp cần được đặt vào vị trí của người sử dụng để đảm bảo rằng ngăn chứa tiếp cận được dựa trên quy trình chỉ có thể mở được khi bộ phận của mạch chính có trong ngăn chứa trở nên tiếp cận được khi đã cắt điện và nối đất hoặc ở vị trí đã kéo ra với chớp lật tương ứng đã đóng lại. Các quy trình có thể được quy định trong quy định quốc gia về lắp đặt hoặc theo tài liệu về an toàn của người sử dụng.



11.102. Vấn đ hồ quang bên trong

Trong chừng mực liên quan đến bảo vệ con người, tính năng đúng của tủ điện đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc bằng kim loại trong trường hợp có hồ quang bên trong không chỉ là vấn đề về thiết kế thiết bị mà còn về các điều kiện lắp đặt và quy trình vận hành, ví dụ, xem 8.3.

Đối với hệ thống lắp đặt trong nhà, hồ quang do sự cố bên trong tủ điện đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc bằng kim loại có thể gây quá áp suất bên trong khoang đóng cắt. Ảnh hưởng này không nằm trong phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này nhưng cần được xem xét khi thiết kế hệ thống lắp đặt.
Phụ lục A

(quy định)

Sự cố bên trong - Phương pháp thử nghiệm tủ điện đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc bằng kim loại trong các điều kiện có hồ quang do sự cố bên trong

A.1 Lời gii thiệu

Phụ lục này áp dụng cho tủ điện đóng cắt và điều khiển loại IAC có vỏ bọc bằng kim loại. Phân loại này nhằm đưa ra mức thử nghiệm để bảo vệ con người ở gần thiết bị trong các điều kiện làm việc bình thường và với tủ điện đóng cắt và điều khiển ở vị trí làm việc bình thường, khi có hồ quang bên trong.

Với mục đích của tiêu chuẩn này, các điều kiện làm việc bình thường có nghĩa là các điều kiện cần thiết của tủ điện đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc bằng kim loại có thể thực hiện các thao tác như mở hoặc đóng các thiết bị đóng cắt cao áp, nối và ngắt các bộ phận kéo ra được, đọc các dụng cụ đo và thiết bị theo dõi, v.v... Do đó, nếu thực hiện bất kỳ thao tác nào mà cần phải tháo mọi nắp đậy và/hoặc phải mở mọi cửa thì thử nghiệm được mô tả dưới đây phải được thực hiện với nắp và/hoặc cửa được nhấc ra.

Tháo hoặc thay các thành phần hoạt động (ví dụ cầu chảy cao áp hoặc linh kiện có thể tháo rời khác) không được coi là các thao tác bình thường, và cũng không đòi hỏi phải thực hiện các công việc bảo trì.

Các sự cố bên trong tủ điện đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc bằng kim loại có thể xuất hiện trong một số vị trí và có thể gây ra các hiện tượng vật lý khác nhau. Ví dụ, năng lượng hồ quang do hồ quang phát sinh trong chất lỏng cách điện bên trong vỏ bọc sẽ gây ra quá áp suất bên trong và quá nhiệt cục bộ dẫn đến ứng suất cơ và ứng suất nhiệt của thiết bị. Ngoài ra, vật liệu cũng có thể sinh ra các sản phẩm phân hủy nóng, như khí hoặc hơi, mà có thể thoát ra bên ngoài vỏ bọc.

Phân loại hồ quang bên trong IAC cho phép các quá áp suất bên trong tác động đến nắp đậy, cửa, cửa sổ kiểm tra, lỗ thông gió, v.v... Cũng cần tính đến các ảnh hưởng nhiệt của hồ quang hoặc nguồn gốc hồ quang lên vỏ ngoài và các khí nóng hoặc các hạt nóng đỏ phát ra nhưng không làm hỏng vách ngăn hoặc chớp lật không tiếp cận được trong điều kiện làm việc bình thường.

CHÚ THÍCH: Ảnh hưởng của hồ quang bên trong giữa các ngăn chứa chưa được đề cập trong tiêu chuẩn này.

Thử nghiệm hồ quang bên trong mô tả dưới đây nhằm kiểm tra tính hiệu lực của thiết kế bảo vệ con người khi có hồ quang bên trong. Thử nghiệm này không đề cập đến tất cả các ảnh hưởng có thể góp phần tạo ra nguy hiểm, ví dụ như khí độc có thể xuất hiện sau sự cố. Trên quan điểm này, cần thiết phải rời ngay khỏi phòng có tủ điện đóng cắt và thông gió thêm cho phòng có tủ điện đóng cắt trước khi vào lại hiện trường.

Nguy hiểm do lửa cháy lan sau khi có hồ quang bên trong cho các vật liệu cháy hoặc thiết bị đặt gần tủ điện đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc bằng kim loại không được để cập trong thử nghiệm này.

A.2 Loại khả năng tiếp cận

a) Tủ điện đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc bằng kim loại, trừ loại lắp trên cột

Có hai loại khả năng tiếp cận đến tủ điện đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc bằng kim loại mà có thể lắp đặt ở vị trí lắp đặt:

Loại khả năng tiếp cận A: chỉ những người được ủy quyền tiếp cận

Loại khả năng tiếp cận B: không hạn chế tiếp cận, kể cả công chúng.

Điều A.3 mô tả hai điều kiện thử nghiệm khác nhau ứng với hai loại khả năng tiếp cận này.

Để nhận biết các mặt khác nhau của vỏ bọc (xem Điều A.7 và A.8) phải sử dụng mã hóa sau:

F mặt trước

L mặt bên

R mặt sau

Mặt trước phải được nhà chế tạo chỉ ra rõ ràng.

b) Tủ điện đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc bằng kim loại được lắp trên cột

Loại khả năng tiếp cận C: Hạn chế tiếp cận bằng cách lắp đặt ngoài tầm với

Chiều cao lắp đặt tối thiểu cho phép phải được nhà sản xuất nêu rõ.



A.3 Bố trí thử nghiệm

A.3.1 Quy định chung

Phải tuân thủ các điểm dưới đây.

- Mẫu thử nghiệm phải được trang bị đầy đủ. Cho phép sử dụng mô hình của các thành phần bên trong với điều kiện là chúng có thể tích và vật liệu bên ngoài giống như thực tế và chúng không gây ảnh hưởng đến các mạch chính và mạch nối đất.

- Từng ngăn chứa của khối chức năng, có chứa thành phần mạch chính, phải được thử nghiệm. Trong trường hợp tủ điện đóng cắt và điều khiển có các khối độc lập có thể mở rộng được (dạng môđun) thì mẫu thử nghiệm phải gồm hai khối được nối với nhau như trong vận hành. Thử nghiệm phải được thực hiện ít nhất trong tất cả các ngăn chứa của tủ điện đóng cắt và điều khiển cuối cùng sát với bộ chỉ thị. Tuy nhiên, nếu có sự khác nhau đáng kể (cần được nhà chế tạo công bố) về độ lớn giữa các mặt chung của các khối liền kề và mặt tạo thành mặt cuối cùng của tủ điện đóng cắt và điều khiển, ba khối này phải được sử dụng và thử nghiệm các ngăn chứa khác nhau được lắp lại trong khối trung tâm.

CHÚ THÍCH: Khối độc lập là cụm lắp ráp có thể nằm trong một vỏ bọc chung, một hoặc nhiều khối chức năng được bố trí nằm ngang hoặc thng đứng (dãy).

- Đối với thiết bị lắp trên cột, mẫu thử nghiệm phải được lắp như trong vận hành ở độ cao tối thiểu được nhà chế tạo công bố. Nếu có hộp điều khiển và/hoặc các liên kết điện/cơ đến chân cột thì chúng phải được lắp vào.

- Khi mẫu thử nghiệm được nối đất, thì chúng phải được nối đất ở điểm được cung cấp.

- Các thử nghiệm phải được tiến hành trên các ngăn chứa mà trước đó chưa chịu hồ quang, hoặc nếu đã chịu thì ở trong tình trạng không làm ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.

- Đối với các ngăn chứa lưu chất (không phải SF6), thử nghiệm phải được thực hiện với lưu chất ban đầu, ở điều kiện chứa danh định (±10 %). Cho phép thay SF6 bằng không khí ở điều kiện chứa danh định (±10 %).

A.3.2 Mô phỏng phòng thử nghim

a) Tủ điện đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc bằng kim loại dùng trong nhà

Phòng phải được thể hiện bằng sàn, trần và hai vách vuông góc với nhau. Nếu thích hợp, phải dựng cả lối luồn cáp và/hoặc ống thoát khí mô phỏng.

Trần


Nếu nhà chế tạo không nêu khe hở không khí tối thiểu lớn hơn thì trần phải được định vị ở khoảng cách 600 mm ± 100 mm tính từ mặt trên cùng của mẫu thử nghiệm. Tuy nhiên, trần phải được định vị ở khoảng cách tối thiểu là 2 m tính từ sàn. Yêu cầu này là cần thiết khi mẫu thử nghiệm có chiều cao nhỏ hơn 1,5 m.

Vách bên


Vách bên phải được đặt ở 100 mm ± 30 mm tính từ mặt bên của mẫu thử nghiệm. Có thể chọn khe hở nhỏ hơn với điều kiện có thể chứng tỏ rằng biến dạng vĩnh viễn bất kỳ của mặt bên của mẫu thử nghiệm không bị ảnh hưởng hoặc bị giới hạn bởi vách này.

Nhà chế tạo có thể thực hiện thử nghiệm bổ sung với khoảng cách đến vách bên lớn hơn để đánh giá tiêu chí cho các điều kiện lắp đặt.

Vách sau

Vách sau phải được đặt như dưới đây tùy thuộc vào loại khả năng tiếp cận:

Mặt sau không tiếp cận được

Nếu nhà chế tạo không nêu khe hở không khí tối thiểu lớn hơn thì vách phải cho phép khe hở không khí đến mặt sau của mẫu thử nghiệm là 100 mm ± 30 mm. Có thể chọn khe hở không khí nhỏ hơn với điều kiện có thể chứng tỏ rằng biến dạng vĩnh viễn bất kỳ của mặt bên của mẫu thử nghiệm không bị ảnh hưởng hoặc bị giới hạn bởi vách này.

Bố trí thử nghiệm này được coi là có hiệu lực đối với các hệ thống lắp đặt nằm sát vách hơn so với bố trí thử nghiệm, với điều kiện là đáp ứng hai điều kiện bổ sung (xem Điều A.6, Tiêu chí số 1).

Nếu các điều kiện này không thể chứng tỏ được, hoặc nhà chế tạo yêu cầu đánh giá chất lượng trực tiếp của thiết kế lắp đặt trên tường thì phải tiến hành thử nghiệm cụ thể mà không có khe hở không khí với vách đằng sau. Tuy nhiên, hiệu lực của thử nghiệm này không được mở rộng cho điều kiện lắp đặt khác bất kỳ.

Khi thực hiện thử nghiệm ở khoảng cách đến vách đằng sau lớn hơn, như được nhà chế tạo nêu ra, khe hở không khí phải được công bố là giá trị nhỏ nhất chấp nhận được đối với hướng dẫn lắp đặt. Hướng dẫn lắp đặt cũng phải gồm hướng dẫn về việc phải thực hiện các biện pháp ngăn mọi người đi vào vùng này.

Mặt sau tiếp cận được



Vách sau phải cách mặt sau của mẫu thử nghiệm một khoảng cách tiêu chuẩn là 800 mm.

Có thể thực hiện thử nghiệm bổ sung với khe hở nhỏ hơn, để chứng tỏ khả năng hoạt động đúng của tủ điện đóng cắt và điều khiển khi chỉ có phòng có kích thước nhỏ hơn (ví dụ để khẳng định việc lắp đặt sát vách trong bố trí có mặt sau không tiếp cận được).

Khi thử nghiệm được tiến hành ở khoảng cách đến vách sau lớn hơn, như nhà chế tạo nêu, thì khoảng cách này phải được công bố là giá trị nhỏ nhất cho phép đối với hướng dẫn lắp đặt.

Trường hợp đặc biệt, sử dụng ống thoát khí

Nếu nhà chế tạo công bố rằng thiết kế đòi hỏi lối vào cáp và/hoặc ống thoát khí khác cần sử dụng để thoát khí phát ra khi có hồ quang bên trong thì nhà chế tạo phải nêu kích thước nhỏ nhất của mặt cắt ngang, vị trí và đặc trưng đầu ra (dải hoặc lưới, với các tính chất của chúng). Thử nghiệm phải được tiến hành với các mô phỏng của các ống này. Đầu ra cuối cùng của ống thoát khí phải cách tủ điện đóng cắt và điều khiển đang thử nghiệm ít nhất là 2 m.

CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn này không đề cập đến ảnh hưởng có thể có của khí nóng bên ngoài phòng chứa tủ điện đóng cắt và điều khiển.

b) Tủ điện đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc bằng kim loại dùng ngoài trời

Không yêu cầu trần và vách nếu có khả năng tiếp cận từ tất cả các mặt (F, L, R). Phải hướng dẫn mô phỏng lối vào cáp, nếu cần, như trên đây.

Đối với hồ quang bên trong, tủ điện đóng cắt và điều khiển có vỏ bọc bằng kim loại đã qua được thử nghiệm đối với ứng dụng trong nhà thì được coi là có hiệu lực đối với ứng dụng ngoài trời với các yêu cầu về khả năng tiếp cận giống nhau.

Trong trường hợp tủ điện đóng cắt và điều khiển dùng ngoài trời được thiết kế để đặt dưới mái che (ví dụ để bảo vệ chống mưa) đặt cao hơn tủ điện đóng cắt và điều khiển chưa đến 1,5 m thì cần xem xét trần tương ứng.



Каталог: data -> 2017
2017 -> Tcvn 6147-3: 2003 iso 2507-3: 1995
2017 -> Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 10256: 2013 iso 690: 2010
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8400-3: 2010
2017 -> TIÊu chuẩn nhà NƯỚc tcvn 3133 – 79
2017 -> Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015
2017 -> Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-cp ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2017 -> Btvqh10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương