TIẾp xúc văn hoá việt- champa ở miền trung: nhìn từ LÀng xã VÙng huế



tải về 3.48 Mb.
trang21/33
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích3.48 Mb.
#12896
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   33



Sö THI MUèN NãI G× ?

G



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIÓU BAN V¨n häc vµ nghÖ thuËt viÖt nam





S.TS Phan Đăng Nhật*


Đặt vấn đề

Từ trước, chúng ta, bao gồm cả người viết bài này, nói đến nội dung sử thi là chỉ nghĩ đến lịch sử. Có hai mức độ quan hệ giữa sử thi và lịch sử:

+ Coi như sử thi là tài liệu ghi lại chính xác các sự kiện lịch sử, sử thi là một loại ký sự biên niên sử.

+ Sử thi phản ánh lịch sử. Người ta chỉ chú tâm nghiên cứu “tính lịch sử”, “phương pháp lịch sử”, tìm ra những sự kiện lịch sử, những nguyên mẫu lịch sử,... trong sử thi.

Sử thi phản ánh lịch sử hẳn không sai, nhưng như thế đã đủ chưa, ngoài hiện thực lịch sử, sử thi còn muốn nói gì nữa? Đó là vấn đề đặt ra ở bài này.

1. Sử thi truyền lại một bộ phận của vô thức tập thể/ vô thức xã hội

1.1. Sử thi “Otnrong” (Mnông)

Otnrong kể lại thời kỳ con người mới ra đời:

Từ thời xa xưa

Có con bướm quan hệ với đá

Con chuồn chuồn quan hệ với nước

Hòn đá sinh ra một trăm con người

Củ khoai lô sinh ra sáu mươi chín người (tr. 20)320

Thời kỳ muôn vật mới được tạo ra:



Bông nghĩ đến việc đắp đất trồng cỏ

Và trồng các loại cây ăn quả

Bông mang theo các loài ong

Và dã thú chim muông

Bông cũng mang giống cây làm hàng rào

Đem giống tre để đan gùi

...

Con chim cu dùng mổ hạt thóc

Bông mang theo một trống một mái

Các loài chuột dùng ăn rễ tre

Bông mang theo một đực một cái

Loài cọp beo để cắn chân trâu

Bông mang theo một đực một cái. (tr. 27 - 28, sách vừa dẫn)

Kể cả tình trạng tạp hôn, Bông và Rong là hai anh em ruột quan hệ với nhau và lấy nhau:



Rong nói thành lời:

- Em muốn chúng ta thành vợ chồng mãi mãi

Bông và em sống bên nhau

Thành vợ chồng, đẻ con cái (tr. 60, sách vừa dẫn)

Loạn luân là điều tối kỵ của nhiều dân tộc, trời đất, thần thánh sẽ giận dữ, gây bão, bệnh tật, chết chóc. Nhưng ở đây loạn luân được nói đến một cách ngang nhiên, kể cả các thao tác làm tình cũng được tả lại một cách chi tiết. Phải nói rằng lúc đầu hai người, nhất là Rong, phản ứng mạnh mẽ. Nhưng rồi họ cũng đồng tình, và kết quả là sinh ra một nhân vật anh hùng cho dân tộc Mnông - anh hùng Tiăng, mà không phải là quái thai, dị dạng.

Thực trạng trên cho phép nghĩ rằng, sự việc xảy ra từ thời kỳ rất xa xôi, khi mà tạp hôn vẫn là hiện tượng chung của xã hội.

Có hai cách nhìn về cấu trúc và khối lượng của sử thi Otnrong. Nếu coi một câu chuyện là một tác phẩm thì bộ sử thi này có khoảng 200 tác phẩm riêng rẽ. Mỗi tác phẩm dài khoảng 3000 - 4000 câu: “Trong chuyến điền dã gần đây, chúng tôi lại được các nghệ nhân cung cấp thêm 60 sử thi khác nữa, đưa số sử thi Mnông lên đến gần 200 sử thi”321. Cách thứ hai là xem toàn thể là một bộ sử thi Mnông (sử thi phổ hệ / liên hoàn), trong đó có gần 200 sử thi đơn vị. Chúng tôi thiên về quan niệm thứ hai322. Nếu điều này lên để nói rằng, những sự kiện quá xa xôi nói trên (sự ra đời của thế giới, muôn loài, chế độ tạp hôn...) là nhất quán trong gần 200 sử thi đơn vị. Ví dụ: Trong sử thi Kể dòng con cháu mẹ Chếp:

+ Sự ra đời của vũ trụ và muôn loài:

Từ bắt đầu có dế, cào cào

Từ bắt đầu có trời, có trăng

Từ bắt đầu có cỏ, có cây

Từ bắt đầu có mía, có gỗ

Từ bắt đầu có sao trên trời

Mang giống cây để làm bờ rào

Mang giống tre để đắp bờ rào (tr. 19)323

+ Tạp hôn:



Bông và Rong anh em cưới nhau

Mẹ Rông sinh ra Tiăng Kon Rông (tr. 25, sách vừa dẫn)

Tóm lại, sử thi Mnông đã kể lại những sự kiện xảy ra quá xa xôi có thể tính hàng nhiều vạn năm. Thế hệ con người ngày nay không thể quan sát, ghi nhớ và truyền lại để “phản ánh” vào sử thi.



1.2. Sử thi ”Đẻ đất đẻ nước” (Mường)

Nếu sử thi Otnrong kể về những sự kiện xa xôi, thời kỳ hình thành muôn vật, thì sử thi Đẻ đất đẻ nước còn nói về thời kỳ xa hơn nữa, quá trình từ hỗn mang đến vũ trụ.

Theo niềm tin tâm linh của loài người, thế giới thời tối cổ là thế giới hỗn mang. “Hỗn mang là sự nhân cách hoá cái trống không nguyên thuỷ, có trước sự sáng thế, khi mà trật tự chưa được thiết định cho các yếu tố của thế giới”324. Trong Kinh Thánh, sách Sáng thế, phần Nguồn gốc vũ trụ và nhân loại, cũng có ghi : “Lúc khởi đầu, đất còn trống rỗng, chưa có hình dáng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước”325.

Trong niềm tin tôn giáo của loài người, có sự đối lập giữa thế giới của chúng ta - vũ trụ (cosmos) và thế giới ngoài ta - hỗn mang (chaos). Thế giới hỗn mang là một thế giới đáng kinh hãi, một không gian xa lạ, hỗn độn, đầy ma quỷ, giòi bọ và quỷ sứ : “Cái đặc trưng của xã hội truyền thống là sự đối lập giữa mảnh đất có người ở và không gian xa lạ bao quanh nó. Không gian thứ nhất là “thế giới”(nói đúng hơn là “thế giới của chúng ta”) tức là vũ trụ. Không gian còn lại không phải là một vũ trụ, mà là một thế giới khác, một không gian xa lạ, hỗn độn, đầy những giòi bọ, quỷ sứ… Như vậy, người ta có một bên là vũ trụ, một bên khác là một hỗn mang.”326.

Hỗn mang tiêu biểu cho sự xấu xa, tăm tối, nơi đáng sợ không thể sống được: “Nỗi khủng khiếp trước hỗn mang bao quanh thế giới đang ở của con người, tương ứng với nỗi khủng khiếp trước hư không. Không gian xa lạ trải rộng ở bên ngoài thế giới của con người, tức là một không gian không được vũ trụ hoá, vì không được thiêng hoá, một không gian không hình thù, ở đó chưa có một hướng nào được phóng ra, chưa có một cấu trúc nào nổi lên... Nếu không may mà bị lạc vào đó thì con người cảm thấy mất hết chất “bản thể”, như thể bị tiêu tan trong hỗn mang và cuối cùng phải chết.”327.

Như vậy con người tất yếu có nhu cầu vũ trụ hoá hỗn mang, hay nói cách khác, chuyển đổi từ hỗn mang sang vũ trụ ổn định.

Sử thi sáng thế Mường đồng quy với quan niệm của loài người, xác định trước thời kỳ sáng thế, thế giới tồn tại trong hỗn mang:

Ngày xưa sinh đời trước

Dưới đất chưa có đất

Trên trời chưa có trời

Trên trời chưa có ngôi sao đo đỏ

Dưới đất chưa có ngọn cỏ xanh xanh

Chưa có nước sông Quanh, mó Vận

Chưa có mó Vận, sông Sàng, mó Ly

Không có đường đi lối lại

Chưa đẻ đồi cái đồi con

Đất còn nên pạc lạc

Nước còn nên pời lời

Trên trời còn nên puổng luổng. (tr.18 - 19)328

Đó chính là tình trạng hỗn mang, tối tăm, trống rỗng, không có hình thù. Pạc lạc, pời lời, puổng luổng, tiếng Mường nghĩa là rời rạc, xơ xác, bùng nhùng, bầy nhầy, mung lung, trống không (Chú thích, tr. 19, sách vừa dẫn). Và loài người khiếp sợ xứ sở đó, xứ sở của ma quỷ:



Chưa có đất người ta còn sợ lạc

Chưa có nước người ta còn sợ ma In ương

Về đất về mường

Người ta còn sợ ma khú đá. (tr. 18, sách vừa dẫn)

Hỗn mang phải được vũ trụ hoá trở thành ổn định, sáng sủa, trật tự, có sự sống. Kinh Thánh nói, động lực tạo nên sự chuyển hoá này là Thiên Chúa, Thiên Chúa đã làm nên muôn vật:

“Thiên Chúa phán: “Phải có ánh sáng”. Liền có ánh sáng. Thiên Chúa thấy rằng ánh sáng tốt đẹp. Thiên Chúa phân rẽ ánh sáng và bóng tối. Thiên Chúa gọi ánh sáng là “ngày”, bóng tối là “đêm”. Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ nhất329.

Thiên Chúa phán: “Phải có một cái vòm ở giữa khối nước, để phân rẽ nước với nước.”. Thiên Chúa làm ra cái vòm đó và phân rẽ nước phía dưới vòm với nước phía trên. Liền có như vậy. Thiên Chúa gọi vòm đó là “trời”. Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ hai”.

Thiên Chúa tiếp tục làm nên muôn vật theo cách như vậy trong 7 ngày, ngày thứ ba làm nên cây cối, ngày thứ tư làm nên mặt trời và trăng sao, ngày thứ năm làm nên thuỷ tộc và chim chóc, ngày thứ sáu Thiên Chúa làm nên con người theo hình ảnh của mình, v.v...

Trên đây là cách sáng thế, tạo nên thế giới, vũ trụ hoá hỗn mang của Kinh Thánh. Sử thi mo Việt Nam có nhận thức riêng về việc này.



a) Thời kỳ hỗn mang

Trong hỗn mang, muôn vật đều “muốn dậy”, tức là muốn tồn tại dưới dạng vận động. Nhưng tất cả đều bất động. Nguyên nhân tại sao? Là vì hai nguyên nhân:

+ Một là bản thân sự vật chưa hoàn chỉnh:

Chim cu muốn dậy

Nhưng chưa có tràng cườm

Bươm bướm muốn dậy

Nhưng chưa có râu

Ba ba muốn dậy

Chưa có ngực có hông

Mong tường, mong (loài thú lớn) ống muốn dậy

Chưa có sừng có ngà

Trống gà, trống công, trống khôn (gà lôi)

Muốn dậy nhưng chưa có mào

Cá chuối, cá gáy (chép) muốn dậy

Nhưng chưa có mang có vây. (tr. 20, sách vừa dẫn)

Các động vật chưa được cấu tạo hoàn chỉnh nên chưa thể vận động. Động vật cao cấp là loài người lại càng như vậy:



Con nhà, con người muốn dậy

Chưa có mặt, có mũi. (tr. 21, sách vừa dẫn)

Không riêng gì động vật, kể cả vật vô tri cũng thế:



Hàng cày muốn dậy

Nhưng chưa có tay

Hàng mai muốn dậy

Nhưng chưa có lưỡi (tr.19 - 20, sách vừa dẫn)

Để quy về hệ thống, chúng tôi quy ước, vật có 2 nửa, nửa thứ nhất là A, nửa thứ hai là A’. Khuôn hình từ ngữ ở đây là:



A muốn dậy nhưng chưa có A’

+ Nguyên nhân thứ hai là, dẫu đã hoàn chỉnh nhưng chưa phát triển được vì chưa có cặp, có đôi:



Trâu muốn dậy

Nhưng chưa có bò

Chim nhò muốn dậy

Chưa có chim nhiện (một loài chim nhỏ, hót hay)

Chào mào muốn dậy

Nhưng chưa có chim cong

Đàn chim hong (họ chim chích) muốn dậy

Chưa có đàn chim hủi (họ chim ri)

Bói cá muốn dậy

Chưa có con chim trả

Chim nen muốn dậy

Nhưng chưa có chim choóc

Trâu muốn dậy

Nhưng chưa có bò

... (tr. 20, sách vừa dẫn)

Chúng tôi quy ước A là vật muốn dậy, B là vật cặp đôi với A.

Khuôn hình ở đây là:

A muốn dậy nhưng chưa có B

b) Thời kỳ vũ trụ ổn định

Trên đây là tình trạng hỗn mang. Sau khi chuyển sang thời kỳ vũ trụ ổn định, tất cả đều hoạt động, do:

+ Đã hoàn chỉnh:

- Chim cu muốn dậy đã có tràng cườm

Bươm bướm muốn dậy đã có râu

Ba ba muốn dậy đã có ngực có hông

Mong tường mong ống muốn dậy đã có sừng có ngà

Trống gà rừng, trống công, trống gà lôi muốn dậy đã có mào

Cá chuối, cá gáy (chép) muốn dậy đã có mang có vây

Con nhà, con người muốn dậy đã có mặt có mũi.

- Móc muốn dậy đã có lóng

Bứng muốn dậy đã có buồng

Luồng muốn dậy đã có ngãnh

Cau muốn dậy đã có mo ne

... (tr. 24, sách vừa dẫn)

Khuôn hình ở đây là:



A đã có A’

+ Và muôn vật đã có cặp có đôi để vận động và phát triển:



Trâu muốn dậy đã có bò

Chim nhò muốn dậy đã có chim nhiện

Bói cá muốn dậy đã có chim trả

Chào mào muốn dậy đã có chim cong

Đàn chim hong muốn dậy đã có đàn chim hủi.

.... (tr. 24, sách vừa dẫn)

Khuôn hình ở đây là:



A đã có B

Tóm lại, người xưa nhận thức rằng muôn vật trong thế giới tự nhiên tất yếu phải tồn tại trong những mối quan hệ phổ quát:

- Quan hệ giữa bộ phận với toàn thể và ngược lại giữa toàn thể với bộ phận.

- Quan hệ giữa các sự vật, đặc biệt là quan hệ cặp đôi (trâu - bò, cơm - rượu, bói cá - chim trả), chưa phải là cặp đôi lưỡng lập (dualism) kiểu đực - cái, nam - nữ, trên - dưới,...

Đây là những mối quan hệ thiết yếu, trong thời kỳ hỗn mang, không có nó, vạn vật coi như chết. Ngược lại, chuyển sang thời kỳ vũ trụ ổn định, muôn vật lập được các mối quan hệ trên, sống “dậy” và vận động.

c) Nguyên nhân và tác nhân của sự chuyển hoán từ hỗn mang sang vũ trụ

Như vậy nguyên nhân không phải ở bên ngoài, mà chủ yếu là sự vận động của nội tại sự vật. Tuy nhiên cũng có một sự hỗ trợ của “ông Thu Tha, bà Thu Thiên”.

Hai nhân vật này là ai? Xuất thân của họ như thế nào? Xin nghe lời mo:

Đồn đồn đồn rằng:

Có một năm mưa dầm, mưa dãi

Nước vượt khỏi bảy đồi U

Nước dâng qua chín đồi Bái

Năm mươi ngày nước rút

Bảy mươi ngày nước xuôi

Nước rút dọc có lối ra

Nước rút ngang có lối tránh

Mọc lên một cây xanh xanh

Cây xanh có chín mươi cành

Cành chọc lên trời lá xanh biết cựa

Thân trên mặt đất, thân cây biết rung

Cành bung xung (cành có tán rộng) có tiếng đàn bà con gái

Cành chọc trời biến nên cật đứa cái (con đầu)

Là ông Thu Tha

Cành bung xung biến nên cật đứa con mái (con gái)

Là bà Thu Thiên

Ông Thu Tha, bà Thu Thiên

Ra truyền: làm nên đất nên trời

Ra truyền: làm nên đôi nên lứa

Truyền cho:

Con gà có cựa

Dây dưa biết leo

Cây pheo (tre) có gai có ngọn

Con người có tiếng

Cái niếng có tai

Khi đó dưới đất không còn nên rời rạc

Dưới nước chẳng còn nên rằng rặc

Trên trời chẳng còn nên mung lung

Trông lên ngó xuống không còn bảng lảng

Đã có

Đường đi xuống, muổng (lối) đi lên

Móc muốn dậy đã có lóng

.... (tr. 23 - 24, sách vừa dẫn)

Qua đoạn mo - sử thi trên, có thể rút ra mấy điểm:

1) Ông Thu Tha, bà Thu Thiên là một nhân vật thần kỳ thân cận với con người, sinh ra từ cây cối, sau một trận lụt lớn, không phải là những vị thần linh ở chốn cao siêu nào đến.

2) Ông, bà là tác nhân hỗ trợ cho A có A’, A có B và cho việc vũ trụ hoá hỗn mang. Hai quá trình này không đứt đoạn riêng rẽ mà ảnh hưởng lẫn nhau: Nên đất nên trời, Nên đôi nên lứa,... Con người có tiếng, Cái niếng có quai, Khi đó dưới đất không còn nên rời rạc,... Lại tiếp tục Móc muốn dậy đã có lóng,...

Tóm lại, về vấn đề hình thành thế giới, sử thi sáng thế Mường có mấy điểm sau đây:

- Cho rằng có một thời kỳ hỗn mang, lúc bấy giờ thế giới trống rỗng, không có hình thù, đầy ma quỷ. Việc chuyển sang một thế giới có sự sống, có vận động tức là vũ trụ hoá hỗn mang là một nhu cầu khẩn thiết. Muốn vậy trong muôn vật phải lập được quan hệ giữa bộ phận và toàn thể và giữa các sự vật với nhau (A phải có A’ A phải có B) và ngược lại có vũ trụ ổn định thì muôn vật mới “dậy”.

- Hai nhân vật thần kỳ sinh ra từ thảo mộc, không phải là thần thánh từ một chốn cao siêu xuống. Ông Thu Tha, bà Thu Thiên - đã tác động hỗ trợ cho quá trình vũ trụ hoá và quá trình thiết lập quan hệ A có A’, A có B. Đây là hai quá trình liên tục không tách rời.

Nhận xét 1:

Sử thi đã kể lại về những thời kỳ quá xa xưa như thời kỳ ra đời của thế giới, muôn vật, thời tạp hôn; hay xa hơn nữa, thời hỗn mang và sự chuyển hoá từ hỗn mang sang vũ trụ ổn định. Đây là những sự kiện mà thế hệ con người ngày nay không thể nào quan sát để phản ánh vào sử thi.

Vậy chúng từ đâu đến?

Các nhà phân tâm học, cụ thể là C.G. Jung, cho đó là hoạt động của vô thức tập thể (in-consient collectif – Nguyễn Khắc Viện gọi là “vô thức xã hội”): “Vô thức tập thể cũng không tồn tại tự nó và cho nó, do nó chỉ có khả năng cụ thể là khả năng mà ta được thừa kế từ thời xa xưa dưới dạng một hình thức nhất định của những hình ảnh được ghi nhớ trong cấu trúc của đầu não... Chúng bộc lộ chỉ trong chất liệu đã được tạo tác về mặt lý thuyết với tư cách là những nguyên tắc điều khiển sự tái lập chất liệu, nói cách khác, ta có khả năng tái lập nền đáy khởi thuỷ của nguyên sơ tượng (archétype) bằng chỉ con đường đưa ngược từ tác phẩm hoàn chỉnh trở lại cội nguồn của nó”330.

Trong định nghĩa của Nguyễn Khắc Viện cũng nhấn mạnh vai trò của cổ hình (archétype): “Carl Jung (1875 - 1961), lúc đầu là đồ đệ của Freud, về sau phản bác lại, và đề xuất hai phần vô thức:

- Vô thức cá nhân hình thành trong quá trình phát triển tâm lý từng người;

- Vô thức xã hội với nội dung đặc trưng cho từng dân tộc hay nhân chủng và không thể trở thành ý thức.

Vô thức xã hội gồm những cổ hình thường biểu hiện trong những tượng trưng xã hội, những huyền thoại, làm cho những thành viên của một dân tộc thường lặp lại những hình tượng tương tự; qua những huyền thoại, truyện, mộng mị có thể tìm lại cốt lõi của vô thức xã hội; những mơ mộng, hư tưởng của bệnh nhân cũng hay bắt nguồn từ vô thức này.

Các huyền thoại thành hệ thống biểu hiện tính thống nhất giữa cá nhân, nòi giống và vũ trụ”331.

Các thế hệ tác giả - nghệ nhân sử thi đã được bí truyền theo dòng vô thức xã hội.



2. Sử thi truyền lại những điều nhận thấy từ một nơi xa lạ

2.1. Trường hợp Rơmah Kim - Giarai

Rơmah Kim sinh năm 1965, có một vợ, bốn con, quanh năm lo việc nương rẫy, chưa bao giờ đi học, không biết chữ, có nói được một số câu tiếng Việt đơn giản, không đi chơi đâu xa, ít nói, biết hát dân ca Giarai, cúng yang (thần), đan gùi. Tóm lại, anh là một người bình thường như mọi người Giarai khác, trừ việc biết sử thi/ con đường tiếp thu sử thi.

Anh thuộc lòng 9 sử thi (Dăm En, Dăm Mo, Dăm Doa, Dăm Set Sang, Điêu Hlun, Hrit, MaiYu, Diông - Bia Chăm, Nhuôt - Nhuang). Anh hát hấp dẫn, lưu loát và hát một mạch trọn từng sử thi. Các nghệ nhân trong vùng hiện không ai biết các sử thi vừa nêu, không có người nào dạy cho anh các sử thi đó. Nhân dân nói rằng “Kim có yang, yang cho anh sử thi”. Câu chuyện là thế này:

Vào khoảng năm Rơmah Kim lên 13 - 14 tuổi, một hôm đi chơi về, Kim nằm mê mệt, không ăn uống hai ngày một đêm. Gia đình đã bắt gà, trói lợn chuẩn bị làm ma cho anh. Thế rồi, tự nhiên anh tỉnh dậy, hai mắt đỏ ngầu. Từ đó, anh không còn bình thường như trước nữa, hay bỏ việc nhà, đi lại lang thang trong làng và nói những điều rất xa lạ, xưa nay chưa ai từng nghe thấy. Và cũng từ đó, anh biết hát - kể sử thi.

Rơmah Kim kể rằng: Hôm đó, vào khoảng nửa buổi chiều, anh cảm thấy mệt, nằm trên sàn nhà, trong trạng thái lơ mơ. Bỗng nhiên, không rõ từ đâu, một ông già râu dài, tóc bạc, miệng ngậm tẩu thuốc, ăn vận theo lối Giarai xưa, đi tới. Ông già cầm tay dắt Rơmah Kim đi. Qua rất nhiều đồi núi sông suối, họ đều không dừng lại. Rồi họ đi qua một nơi có nhiều đàn ông, đàn bà Giarai đang ngồi chơi. Đàn bà thì mặc váy, đàn ông đóng khố, choàng khăn đỏ trên đầu, hò hát vui vẻ. Họ mời Rơmah Kim và ông già nán lại chơi. Sau khi đứng nghe một lát, hai người lại tiếp tục lên đường. Băng qua nhiều núi đồi nữa, cuối cùng, họ đến một nơi xa lạ. Ở đấy, có một đám đông khác, lối ăn mặc cũng giống như đám đông đã gặp. Ông già và Rơmah Kim ngồi xuống để cùng nghe một người lớn tuổi nhất, được gọi là yang hát - kể hơri (sử thi Giarai). Ngồi bên cạnh ông già dẫn đường, Rơmah Kim nghe và thuộc được rất nhiều hơri. Hai người cùng trở về làng cũ. Ông già dẫn đường biến mất, Rơmah Kim tỉnh dậy và biết hát sử thi từ đó.

Khi hát - kể sử thi, Rơmah Kim có lúc nằm, có lúc ngồi, nhắm mắt nhiều hơn mở mắt. Anh cho biết, mỗi khi hát, luôn có ông già dẫn đường ngồi bên cạnh, nhắc nhở anh hát đúng lời yang đã dạy, và hết sức tránh dừng chuyện nửa chừng. Nếu việc này xảy ra, anh phải cúng tạ lỗi yang khá lớn (một con heo). Sau mỗi lần hơri, anh thường cúng tạ ơn yang một ghè rượu cần và một con gà.

Rơmah Kim cũng cho biết thêm là thỉnh thoảng có gặp lại ông già dẫn đường và yang dạy sử thi. Khi đó, ông già thường phải “báo cáo” cho yang biết thời gian qua, Rơmah Kim đã diễn xướng sử thi như thế nào. Anh vẫn còn nhớ rất rõ tên họ ông già và yang, nhưng nhất thiết không nói ra, sợ những vị này lấy lại những gì đã cho. Gặng hỏi nhiều lần, Rơmah Kim chỉ cho biết, họ đều là họ Rơmah và kể từ ngày đầu gặp gỡ đến nay, họ không già đi chút nào.

Tóm lại, qua trường hợp Rơmah Kim, chúng ta có thể nói rằng, anh không tiếp nhận sử thi từ thế giới của chúng ta (được sáng tạo bằng phương pháp phản ảnh lịch sử), mà tiếp nhận từ một thế giới xa lạ. Rơmah Kim đã được/ bị xuất thần để đi đến đó.

Hiện tượng sẽ được trình bày tiếp theo cũng tương tự như trên332.

2.2. “Một sử thi saman/sử thi có tính saman - Kalevala (Phần Lan)”

Đây là tên một mục quan trọng trong cuốn sách Kalevala mythology của Yuha Y. Pentikainen333.

Sử thi Kalevala được Lonrot tổng hợp từ kho tàng những bài hát dân gian Phần Lan, phần lớn là những bài hát của thầy saman dùng trong khi hành lễ.

Những bài ca saman quan trọng được chuyển vào trong sử thi Kalevala là: cuộc viễn du của Vaynemuênen đến xứ Tuonela, cuộc viễn du đến xứ Vipunen, cuộc hát đối đáp giữa Vaynemuênen và Joukahainen và cuộc viễn du của Lemminkaynen đến Tounela và Pohjolan334.

Các cuộc viễn du trên đây là hành động xuất thần đi đến thế giới hồn ma, để đi tìm kiếm những hiểu biết cần thiết:

Già Vaynemuênen nghiêm trang

Nhà thông thái ngàn đời tài giỏi

Định đóng con tàu mới 335

Nhưng cuối cùng chiếc tàu vẫn bị dở dang vì thiếu thần chú. Vị anh hùng, “nhà thông thái” quyết định “đi đến xứ Tounela, Manêla cõi âm tăm tối”. Mana là xứ sở của người chết. Cô gái khẳng định với Vaynemuênen điều đó:



Người tìm đến Mana làm chi

Khi bệnh tật còn chưa sờ đến

Thần chết còn chưa lấy mạng đi.

Đến cõi âm Mana không tìm được thần chú, nhà thông thái - dũng sỹ tìm cách thoát chết, rồi lại phải lặn lội đến xứ của lão khổng lồ Anterô – Vipunen, bị lão nuốt vào bụng, dũng sỹ tìm cách đốt lửa, khiến lão nóng quá phải đọc thần chú, và nhà thông thái ghi nhớ.

“Saman, nghĩa hẹp, là một hiện tượng tôn giáo tiêu biểu của Xibêri và Trung Á. Trong tất cả khu vực này, nơi mà hoạt động xuất thần được chiếm giữ bởi tôn giáo, tiêu biểu là thầy saman và chỉ có ông ta là người chủ nghi lễ xuất thần. Một định nghĩa đầu tiên của hiện tượng phức hợp này, và có lẽ ít mạo hiểm, sẽ là: saman= kỹ thuật xuất thần”336.

Nói đầy đủ hơn thì : “Quan niệm trung tâm của thuật saman là sự môi giới cho việc tiếp xúc giữa thế giới chúng ta và thế giới siêu nhiên, qua kỹ thuật xuất thần của một nhà thông thái, một thầy saman”337.

Chính do quan niệm trên đây mà các hoạt động xuất thần của sử thi Kalevala – mệnh danh là sử thi saman - được nhấn mạnh, mặc dầu trong saman còn có hoạt động nhập thần (possession), như lên đồng ở Việt Nam.

Trong sử thi Kalevala, các nhà khoa học còn cho rằng, chính Vaynemuênen, nhân vật anh hùng trung tâm, tên của ông luôn luôn được gắn liền với định ngữ “nhà thông thái ngàn đời bất diệt”, “nhà thông thái ngàn đời tài giỏi”... “chính là một thầy saman” (Martti Haavio)338.

Sử thi Kalevala thể hiện quan niệm của saman về vũ trụ ba tầng. Tầng cao nhất là nơi ngự trị của Thượng đế và các nhân vật của thiên giới. Tầng ở giữa là của loài người, và các sinh vật khác. Tầng thứ ba, ở dưới mặt đất, là nơi ở của các sinh vật giống như người và giống như các con vật. Đây cũng là thế giới của người chết mà con người phải xuống đấy sau khi qua đời. Người Phần Lan gọi thế giới này là Manêla, và Vaynemuênen đã đến nơi này.

Không riêng Kalevala là sử thi saman mà còn có nhiều sử thi saman trong gia tài sử thi viết và sử thi dân gian của nhiều dân tộc: “Các bộ phận saman có thể tìm thấy trong sử thi viết của nhiều tôn giáo trên thế giới, cũng như trong sử thi của một số nền văn hoá dân gian ở phương Bắc. Người ta không thể hiểu được sử thi saman với riêng bản thân nó, mà nó phải được lý giải với sự hỗ trợ của những thông tin khác của nền văn hoá”339.



Nhận xét 2:

Rơmah Kim cũng như Vaynemuênên đã bằng phương thức xuất thần, đi đến những nơi xa lạ, làm đúng chức năng “môi giới giữa thế giới chúng ta và thế giới siêu nhiên”, để lấy thông tin về những sử thi của mình.



Kết luận và đề nghị

1) Sử thi thuộc phạm trù văn học nghệ thuật, nó phản ánh lịch sử - xã hội. Nhưng không phải ghi chép lịch sử như một tác phẩm sử biên niên. Sử thi phản ánh lịch sử bằng những phương thức riêng, đặc biệt là bằng biểu tượng, mà biểu tượng là một bộ phận của nền văn hoá của mỗi dân tộc. Vậy chúng ta phải giải mã biểu tượng, trước hết là với tri thức về văn hoá dân tộc, đồng thời với cả tri thức về văn hoá thế giới.

2) Nhưng sử thi còn chứa đựng nhiều sự kiện, hiện tượng ngoài lịch sử – xã hội như những tri thức về những thời kỳ quá xa xưa đối với các thế hệ con người ngày nay, những tri thức của những tác giả - nghệ nhân saman, hoặc có tính saman. Những tri thức này đến với sử thi ngày nay qua dòng bí truyền vô thức xã hội, hoặc bằng thuật xuất thần.

3) Từ hai điểm trên, chúng tôi muốn kiến nghị, mở rộng thêm phạm vi nội dung của sử thi, ra ngoài những sự kiện lịch sử – xã hội có tính đại chúng. Vì có nhiều điều được coi là thần bí đang được chứng minh là hiện thực: “Mà những cái gì có thể tạo ra những hiệu ứng trong một hiện thực khác thì chính nó cũng phải coi là một hiện thực”340.



1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương