Tichtruyenphapcu



tải về 3.79 Mb.
Chế độ xem pdf
trang47/293
Chuyển đổi dữ liệu11.03.2023
Kích3.79 Mb.
#54358
1   ...   43   44   45   46   47   48   49   50   ...   293
tichtruyenphapcu

A. Sakka Và Con Vẹt 
Ngày xưa mấy ngàn con vẹt sống ở rừng cây sung xứ Hy-mã-lạp-sơn trên bờ sông 
Hằng. Khi những trái trên cây nơi con vẹt chúa đậu rụng hết, nó bèn ăn những gì tìm 
được dù chồi non, lá xanh hay cỏ cây, ống nước sông Hằng và rất hạnh phúc mãn nguyện 
ở lại nơi ấy. Vẹt hạnh phúc và mãn nguyện đến nỗi cung trời của Ðế Thích (Sakka) rúng 


động. Ðế Thích tìm lý do, thấy là vì chim vẹt liền quyết định thử thách nó. Ông dùng thần 
lực giáng xuống cây sung làm cành lá đổ la liệt, chỉ còn gốc cây đầy lỗ hổng và vết nứt. 
Khi tiếng ầm vang lên từ bên trong cây bụi tuôn mù mịt, và đó là nguồn thức ăn của chim 
vẹt cùng với nước sông Hằng, nó không đi đâu khác, nó vẫn đậu trên cây sung chẳng ngại 
gì nắng gió. 
Ðế Thích thấy vẹt vẫn hạnh phúc và mãn nguyện, bèn biến thành ngỗng chúa có 
Thiện Sanh trong hình dáng nữ thần Asura dẫn đường đến rừng cây sung. Ông đậu xuống 
một cây gần chỗ của vẹt và mở đầu câu chuyện bằng bài kệ: 
Có những cây lá xanh 
Những cây nặng trĩu trái 
Tại sao vẹt lại thích 
Ở trên cây bị đốn ngã trơ trọi? 
Kể đến đây đức Phật nói tiếp: 
- Lúc ấy Ðế Thích là Ananda là vẹt chúa chính là Ta. Vì thế này các Tỳ-kheo, 
thiểu dục là ý hướng và thói quen của Ta. Do đó không có gì lạ khi đệ tử của Ta là 
Nigamavàsì Tissa biết sống hạnh phúc và mãn nguyện không bị sa đọa, không những thế 
còn gần đến Niết-bàn. 
Ðức Phật nói tiếp Pháp Cú sau: 
(32) Vui thích không phóng dật, 
Tỳ-kheo sợ phóng dật, 
Không thể bị thối đọa, 
Nhất định gần Niết-bàn. 


PHẨM III: TÂM 
1. Trưởng Lão Meghiya 
Tâm hoảng hốt giao động ... 
Thế Tôn dạy giáo lý này khi ngụ trên núi Càlikà liên quan đến Tôn giả Meghiya. 
Trưởng lão Meghiya bị tam độc tham sân si quấy nhiễu không thể hành thiền tinh 
tấn trong khu rừng xoài, nên trở về chỗ Thế Tôn. 
Thế Tôn dạy ông: 
- Meghiya, ông đã phạm một lỗi lớn. Ta đã bảo rằng Ta chỉ một mình, ông nên ở 
lại đợi đến khi có Tỳ-kheo khác đến hãy đi. Nhưng ông không đếm xỉa đến lời Ta, cứ làm 
theo ý mình. Một Tỳ-kheo không bao giờ nên bỏ Ta mà đi khi Ta yêu cầu ở lại. Một Tỳ-
kheo không bao giờ nên để tâm ý dẫn dắt như thế. Khi tâm ý giao động, ta phải luôn luôn 
biết chế ngự. 
Và Thế Tôn nói hai câu Pháp Cú sau: 
(33) Tâm hoảng hốt giao động, 
Khó bộ trì, khó nhiếp, 
Người trí làm tâm thẳng, 
Như thợ tên, làm tên. 
(34) Như cá quăng lên bờ, 
Vất ra ngoài thủy giới, 
Tâm này vùng vẫy mạnh, 
Hãy đoạn thế lực ma. 
Ngay khi Thế Tôn dứt câu, Trưởng lão Meghiya chứng quả Dự lưu và nhiều người 
khác chứng Nhị quả và Tam quả. 

tải về 3.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   43   44   45   46   47   48   49   50   ...   293




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương