Tài liệu tham khảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam



tải về 1.85 Mb.
trang20/27
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.85 Mb.
#13066
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   27

Triển khai thực hiện những điều khoản của Hiến pháp mà không cần phải chờ văn bản hướng dẫn

Bên cạnh việc rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các luật, pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa Hiến pháp, khắc phục tình trạng các qui định của Hiến pháp, nhất là quyền hiến định qui định trong chương “Quyền con người”, “Quyền và Nghĩa vụ cơ bản của công dân” phải chờ luật cụ thể hóa, các cơ quan Nhà nước cần xem xét, phân loại các chương, điều, khoản của Hiến pháp. Với những qui định, những điều, khoản đã rõ ràng thì cần áp dụng trực tiếp mà không cần chờ các văn bản hướng dẫn (nhìn chung, trừ các quyền có qui định “việc thực hiện các quyền này do luật định”, “việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”, “…theo luật định”, “…theo quy định của pháp luật”, các qui định về quyền con người, quyền công dân cần được triển khai thực hiện ngay mà không cần chờ văn bản hướng dẫn).

Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước phù hợp với các qui định của Hiến pháp

Các thiết chế hiến định như Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước tiếp tục hoạt động cho đến khi Quốc hội khóa XIV bầu ra các cơ quan mới theo quy định của Hiến pháp.

Tương tự như vậy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tiếp tục hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân được thành lập theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với Hiến pháp.

Từ 1/1/2014, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình được quy định trong Hiến pháp.

Cũng từ 1/1/2014, những công việc đang được cơ quan Nhà nước giải quyết theo quy định của Hiến pháp năm 1992 mà thẩm quyền này được giao cho cơ quan Nhà nước khác thực hiện theo quy định của Hiến pháp sửa đổi thì phải chuyển giao cho cơ quan Nhà nước đó để tiếp tục giải quyết.

Tuyên truyền sâu rộng nội dung của Hiến pháp

Chỉ khi đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân hiểu sâu sắc về Hiến pháp thì đây sẽ là cơ sở bảo đảm Hiến pháp được thực thi nghiêm túc và hiệu quả. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và các tầng lớp nhân dân, kể cả người Việt Nam ở nước ngoài về Hiến pháp là nội dung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Cơ quan Nhà nước các cấp, MTTQVN và các cơ quan hữu quan khác tổ chức tuyên truyền sâu rộng nội dung của Hiến pháp tại cơ quan, tổ chức và địa phương mình nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành Hiến pháp, bảo đảm Hiến pháp được tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Các cơ quan thông tấn, báo chí có kế hoạch tuyên truyền bằng nhiều hình thức thích hợp để tuyên truyền nội dung của Hiến pháp, nhất là những điểm mới được bổ sung; tổ chức tập huấn báo cáo viên, tuyên truyền viên về Hiến pháp; giới thiệu, phổ biến nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp đến mọi tầng lớp nhân dân.

Rõ ràng, một vấn đề rất quan trọng là nâng cao khả năng tiếp cận quyền của người dân. Hiến pháp, pháp luật đã ghi nhận các quyền cơ bản nhưng việc người dân có thể tiếp cận, sử dụng Hiến pháp, pháp luật để bảo vệ quyền của mình hay không phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết, cơ chế, thủ tục bảo đảm thực thi các quyền. Vấn đề này đặt ra trách nhiệm đối với các cơ quan Nhà nước, từ việc phổ biến, tuyên truyền các nội dung mới của Hiến pháp đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy để bảo đảm thực thi. Mặt khác, phải tuyên truyền, phổ biến làm cho toàn dân quan tâm đến việc thực hiện Hiến pháp, trong đó có việc thực hiện và bảo vệ quyền lợi hiến định của chính họ, vì nhân dân chính là chủ thể thực thi và giám sát việc thực thi Hiến pháp.

Hiến pháp là văn kiện chính trị-pháp lý có vai trò đặc biệt quan trọng không những đối với Nhà nước mà cả hệ thống chính trị. Các thế lực thù địch luôn lợi dụng để chống phá Đảng, Nhà nước. Vì thế, các cơ quan làm công tác tư tưởng, văn hóa, báo chí, xuất bản, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức đảng, các nhà khoa học cần đi đầu trong việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù định; góp phần tạo sức đề kháng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân phê phán những nhận thức sai trái, lệch lạc, mơ hồ về Hiến pháp.

Chỉnh lý, biên soạn lại sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu nghiên cứu, giảng dạy về Hiến pháp và pháp luật

Các viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục, đào tạo, nhất là các viện nghiên cứu về Nhà nước và pháp luật, các trường đại học và các cơ sở đào tạo cán bộ pháp luật cần khẩn trương sửa đổi, bổ sung, cập nhật các quy định mới của Hiến pháp để có kế hoạch biên soạn lại sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu nghiên cứu, giảng dạy về Hiến pháp. Mặt khác, cần đẩy mạnh việc phổ biến, tuyên truyền Hiến pháp phục vụ công tác đối ngoại.

Vì triển khai thi hành Hiến pháp là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, nên các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch việc thực thi ở cấp, ngành, cơ quan, đơn vị mình; thường xuyên đôn đốc, kịp thời tháo gỡ vướng mắc phát sinh, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Hiến pháp để các quy định của Hiến pháp được thực hiện nghiêm minh, sớm đi vào thực tiễn.

KHẨN TRƯƠNG THI HÀNH HIẾN PHÁP ĐỒNG BỘ,

THỐNG NHẤT VÀ HIỆU QUẢ

(Nguồn:http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/tuyentruyenhienphap/item/22093802-khan-truong-trien-khai-thi-hanh-hien-phap-dong-bo-thong-nhat-va-hieu-qua.html)

Sáng 8-1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam.

Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội; Lê Hồng Anh, Thường trực Ban Bí thư; Đinh Thế Huynh, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ; và đồng chí Uông Chu Lưu, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch QH chủ trì Hội nghị. Tham dự hội nghị, có các đồng chí lãnh đạo QH, Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và một số địa phương.

Ban Tổ chức cho biết, Hội nghị quan trọng lần này nhằm quán triệt, phổ biến những nội dung cơ bản của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam vừa được QH Khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 6; đồng thời, quán triệt, triển khai Chỉ thị của Ban Bí thư, Nghị quyết của QH, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ QH về việc triển khai thi hành Hiến pháp.

Phát biểu ý kiến khai mạc Hội nghị, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: Hiến pháp là đạo luật gốc, là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất của nước ta. Sau khi Hiến pháp được QH thông qua, nhiệm vụ quan trọng là tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp, bảo đảm cho từng nội dung của Hiến pháp thật sự đi vào đời sống, tạo sự chuyển biến sâu rộng và tích cực trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là nhiệm vụ quan trọng, có liên quan trực tiếp và ảnh hưởng sâu rộng đến toàn hệ thống chính trị. Quá trình triển khai thi hành Hiến pháp đòi hỏi sự tham gia tích cực, nghiêm túc của nhân dân, tất cả các cấp, các ngành, bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của chính quyền, sự phối hợp của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân. Chủ tịch QH đề nghị cần khẩn trương tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, kịp thời tuyên truyền, phổ biến sâu rộng tinh thần và nội dung Hiến pháp, giá trị khoa học và thực tiễn của Hiến pháp đến các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về Hiến pháp, ý thức chấp hành và bảo vệ Hiến pháp, bảo đảm cho Hiến pháp được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh trong đời sống xã hội.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe đồng chí Đinh Thế Huynh, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư phổ biến Chỉ thị số 32-CT/T.Ư của Ban Bí thư về triển khai thi hành Hiến pháp và định hướng công tác tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp.

Trong Chỉ thị, Ban Bí thư nhấn mạnh: Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn và ban cán sự đảng các cơ quan tư pháp, các bộ, ngành ở Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy, Đảng đoàn MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cần tổ chức quán triệt và chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao theo Nghị quyết 64/2013/QH13 của QH quy định một số điểm thi hành Hiến pháp của Ủy ban Thường vụ QH. Khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp của cơ quan, tổ chức mình, trong đó xác định rõ các nội dung, hoạt động cụ thể, lộ trình và kế hoạch ban hành các văn bản pháp luật trong lĩnh vực được giao phụ trách; các điều kiện bảo đảm cho việc phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực thi Hiến pháp.

Đồng chí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh: Các cấp ủy, tổ chức đảng đưa nội dung này vào sinh hoạt của chi bộ, đảng bộ để quán triệt trong toàn thể cán bộ, đảng viên về mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của việc tuân thủ và chấp hành Hiến pháp cũng như nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân trong triển khai thi hành Hiến pháp.

Việc học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Hiến pháp cần được tổ chức bài bản, khoa học, giúp cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nắm vững nội dung cơ bản của Hiến pháp, nâng cao nhận thức, ý thức tự giác tôn trọng và chấp hành Hiến pháp. Đồng thời phải nắm diễn biến tình hình tư tưởng trong quá trình triển khai thực hiện Hiến pháp; kịp thời định hướng tư tưởng và dư luận, xử lý những vấn đề nổi cộm, phức tạp. Các cơ quan làm công tác tư tưởng, văn hóa, báo chí, xuất bản đi đầu trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; góp phần tạo sức đề kháng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân phê phán những nhận thức sai trái, lệch lạc, mơ hồ về Hiến pháp. Đấu tranh chống những luận điệu, quan điểm xuyên tạc, phá hoại việc thực hiện Hiến pháp, phủ nhận những nội dung cốt lõi, những điểm bổ sung, điểm mới của Hiến pháp sửa đổi.

Các đại biểu đã nghe Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu trình bày báo cáo về "Những nội dung cơ bản của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam"; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý trình bày Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp.

Phát biểu ý kiến bế mạc Hội nghị, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu việc triển khai thi hành Hiến pháp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành trong năm 2014 và các năm tiếp theo với tinh thần kịp thời, đồng bộ, toàn diện, thống nhất, hiệu quả và tiết kiệm. Toàn hệ thống chính trị của cả nước đang vào cuộc tích cực triển khai thi hành Hiến pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng, và phấn đấu đạt và vượt tiến độ đề ra. Định kỳ sáu tháng, một năm, xây dựng báo cáo kết quả thi hành Hiến pháp gửi đến Ủy ban Thường vụ QH và Chính phủ để tổng hợp.

Trong quá trình triển khai thi hành Hiến pháp cần bảo đảm nguyên tắc sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng, sự tham gia phối hợp nghiêm túc, khẩn trương của tất cả các cơ quan, các ngành, các cấp, các tổ chức, đơn vị các địa phương và đặc biệt đề cao vai trò cơ quan thông tấn báo chí trong công tác tư tưởng, tuyên truyền. Ủy ban Thường vụ QH, Chính phủ, Ban Tuyên giáo T.Ư là các cơ quan trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ triển khai thi hành Hiến pháp.



BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

*

Số 32-CT/TW






ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

________________________________

Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2014



CHỈ THỊ

CỦA BAN BÍ THƯ

về triển khai thi hành Hiến pháp

nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam



_______

Ngày 28-11-2013, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIII đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2014.

Hiến pháp là văn kiện đặc biệt quan trọng, phản ánh ý chí của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, tạo cơ sở chính trị - pháp lý vững chắc cho công cuộc xây dựng, bảo vệ, phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước trong thời kỳ mới. Việc triển khai thi hành Hiến pháp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn bộ hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.

Để việc triển khai thi hành Hiến pháp có hiệu quả, chặt chẽ, nghiêm túc, bảo đảm chất lượng và thống nhất, Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân các cấp tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau :

1- Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, đảng đoàn và ban cán sự đảng các cơ quan tư pháp, các bộ, ngành ở Trung ương, các tỉnh uỷ, thành uỷ, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức quán triệt và chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Nghị quyết số 64/2013/QH13 của Quốc hội quy định một số điểm thi hành Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp của cơ quan, tổ chức mình, trong đó xác định rõ các nội dung, hoạt động cụ thể, lộ trình và kế hoạch ban hành các văn bản pháp luật trong lĩnh vực được giao phụ trách, các điều kiện bảo đảm cho việc phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực thi Hiến pháp.

Các cấp uỷ, tổ chức đảng đưa nội dung này vào sinh hoạt của chi bộ, đảng bộ để quán triệt trong toàn thể đảng viên về mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của việc tôn trọng, tuân thủ và chấp hành Hiến pháp cũng như nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình trong việc triển khai thi hành Hiến pháp.

2- Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp, Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông biên soạn tài liệu, tổ chức bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên về Hiến pháp; chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và địa phương có kế hoạch tuyên truyền bằng nhiều hình thức thích hợp và tạo điều kiện thuận lợi để phổ biến sâu rộng tinh thần và các nội dung cơ bản, những điểm mới được sửa đổi, bổ sung của Hiến pháp đến các tầng lớp nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang nhân dân và người Việt Nam ở nước ngoài; nâng cao nhận thức của nhân dân về Hiến pháp, tôn trọng và chấp hành Hiến pháp, ý thức trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp và pháp luật.

Yêu cầu các cấp uỷ đảng, các tổ chức đảng cơ sở và từng đảng viên nghiên cứu, học tập các quy định của Hiến pháp, tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thi hành Hiến pháp, đồng thời gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật.

3- Quân uỷ Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương lãnh đạo, kiểm tra việc tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp trong lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân; chỉ đạo chặt chẽ công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan kịp thời đấu tranh, ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta trong quá trình tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp.

4- Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ tăng cường phối hợp, tập trung lãnh đạo việc tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp; chú trọng rà soát, kịp thời sửa đổi, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với các quy định mới của Hiến pháp.

5- Các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra và tạo điều kiện cần thiết cho cơ quan, tổ chức, đơn vị ở bộ, ngành, địa phương mình tổ chức tốt thi hành Hiến pháp. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong quá trình tổ chức thi hành Hiến pháp.

Định kỳ sáu tháng, một năm, Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư tình hình triển khai thi hành Hiến pháp.

Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Nội chính Trung ương có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư việc thực hiện Chỉ thị.

Chỉ thị này phổ biến đến các chi bộ đảng.



Nơi nhận :

- Đảng đoàn Quốc hội,

- Ban cán sự đảng Chính phủ,

- Các tỉnh uỷ, thành uỷ,

- Các ban đảng, ban cán sự đảng,

đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương,

- Các đảng uỷ đơn vị sự nghiệp Trung ương,

- Các đồng chí Uỷ viên

Ban Chấp hành Trung ương,

- Lưu Văn phòng Trung ương Đảng.



T/M BAN BÍ THƯ

(Đã ký)





QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Nghị quyết số: 64/2013/QH13

Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2013

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH MỘT SỐ ĐIỂM THI HÀNH HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013, được công bố chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua.



Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.

Điều 2


1. Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội khóa XIII tiếp tục hoạt động cho đến khi Quốc hội khóa XIV họp kỳ thứ nhất.

Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước tiếp tục hoạt động cho đến khi Quốc hội khóa XIV bầu ra các cơ quan mới theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tiếp tục hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân được thành lập theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Các cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình được quy định trong Hiến pháp, kể từ ngày Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực.

Những công việc đang được cơ quan nhà nước giải quyết theo quy định của Hiến pháp năm 1992 mà thẩm quyền này được giao cho cơ quan nhà nước khác thực hiện theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì phải chuyển giao cho cơ quan nhà nước đó để tiếp tục giải quyết, kể từ ngày Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực.

Điều 3


1. Các luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác được ban hành trước ngày Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực phải được rà soát lại để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Kiểm toán nhà nước, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật Bầu cử Hội đồng nhân dân và ban hành mới Luật Tổ chức chính quyền địa phương phải được trình Quốc hội xem xét, thông qua chậm nhất vào kỳ họp thứ 10 (tháng 10 năm 2015).

Điều 4

1. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và các cơ quan hữu quan khác của Nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kịp thời sửa đổi, bãi bỏ các văn bản trái với Hiến pháp; điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với quy định của Hiến pháp; triển khai các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo thi hành Hiến pháp.



2. Các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các cơ quan, tổ chức hữu quan khác có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại cơ quan, tổ chức và địa phương mình, nâng cao nhận thức về Hiến pháp và ý thức chấp hành Hiến pháp, bảo đảm Hiến pháp được tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

­­­­­­­­­­________________________________________________________________

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013.
Theo bạn, Nhà nước và mỗi người dân có trách nhiệm làm gì và làm như thế nào để thi hành và bảo vệ Hiến pháp?
(Riêng câu 09 viết không quá 1.000 từ tư
Câu 1. Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có mấy bản Hiến pháp? Các bản Hiến pháp đó được Quốc hội thông qua vào ngày, tháng, năm nào?

Trả lời:


Câu 9.

CƠ SỞ CỦA CHẾ ĐỘ BẢO HIẾN

  Bùi Ngọc Sơn

Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

(Nguồn:http://www.na.gov.vn/Sach_QH/Ban%20ve%20lap%20hien/Chuong1/12.htm) 

Mặc dù khẳng định tính tối cao của Hiến pháp, nhưng Hiến pháp Việt Nam lại chưa thiết lập được một chế độ hoàn chỉnh để bảo vệ Hiến pháp. Cho đến nay, mặc dù lần sửa đổi Hiến pháp gần nhất vào năm 2001 đã thừa nhận việc xây dựng nhà nước pháp quyền, nhưng Việt Nam vẫn chưa có một chế độ bảo hiến hoàn chỉnh[1]. Bài viết bàn về việc cần có một chế độ bảo hiến hoàn chỉnh. Theo đó, vì quyền lập hiến thuộc về nhân dân chứ không phải thuộc về Quốc hội.

Quyền lập hiến thuộc về nhân dân

Chế độ bảo hiến chỉ tồn tại khi Hiến pháp có ưu thế hơn so với thường luật. Ưu thế đó dẫn đến hệ quả là có sự phân biệt quyền lập hiến và quyền lập pháp. Sự phân biệt này cũng dẫn đến việc phân cấp hiệu lực pháp lý giữa Hiến pháp và thường luật: Hiến pháp có hiệu lực pháp lý tối cao, thường luật phải hợp hiến. Do đó, việc ban hành và sửa đổi Hiến pháp được tiến hành bởi những cơ quan và theo những thủ tục đặc biệt khác với cơ quan và thủ tục được áp dụng cho thường luật. Thường luật không thể sửa đổi được Hiến pháp và cũng không thể mâu thuẫn với Hiến pháp. Một đạo luật đi ngược lại với những điều khoản của Hiến pháp là một đạo luật bất hợp hiến và do đó không thể có hiệu lực. Như vậy, các hành vi của chính quyền bị giới hạn bởi Hiến pháp. Với đặc tính đó, vấn đề bảo hiến được phát sinh.

Tại sao Hiến pháp lại có hiệu lực pháp lý tối cao? Câu trả lời nằm ở vấn đề chủ thể của quyền lập hiến. GS. Nguyễn Văn Bông cho rằng, quyền lập hiến là quyền nguyên thuỷ vì thể hiện một cách toàn diện nhất chủ quyền quốc gia, vì quyền lập hiến chung quy là quốc gia tự ấn định cho mình quy tắc tổ chức và điều hành[2]. Vì quyền lập hiến là quyền nguyên thuỷ nên chỉ có chủ thể của chủ quyền quốc gia mới có quyền lập hiến.

Nhưng ai là chủ thể của chủ quyền quốc gia? Hiến pháp là khuôn mẫu của dân chủ, tồn tại trong một chế độ dân chủ. Trong một chế độ dân chủ, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực, là lực lượng nắm chủ quyền. Nhà nước là tổ chức do nhân dân thành lập ra đại diện cho nhân dân để hành xử chủ quyền nhân dân. C.Mác viết: “Trong chế độ dân chủ, thì bản thân nhà nước chính trị, dưới hình thức mà nó hình thành bên cạnh nội dung đó và tự phân biệt với nội dung đó, chỉ là nội dung đặc thù của nhân dân, chỉ là hình thức tồn tại đặc biệt của nhân dân mà thôi”[3].

Vì nhân dân là chủ thể của chủ quyền quốc gia, mà quyền lập hiến là quyền nguyên thuỷ vì thể hiện toàn diện chủ quyền quốc gia nên nhân dân chính là chủ thể của quyền lập hiến. Thông qua việc hành xử quyền lập hiến, nhân dân thành lập ra Nhà nước, uỷ quyền cho Nhà nước, ấn định những cung cách tổ chức và điều hành Nhà nước.


Каталог: vanban -> vb chuy
vb chuy -> CỤc khảo thí VÀ kiểM ĐỊnh chất lưỢng giáo dụC
vb chuy -> KẾ hoạch tổ chức khen thưỞng thành tích học tập năm họC 2013 – 2014 VÀ chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 cho con cbgv-cnv trưỜng thpt nguyễn công trứ
vb chuy -> Trả lời Câu 1
vb chuy -> KẾ hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày phụ nữ Việt nam 20/10 Năm học 2013 2014
vb chuy -> MỘt số HƯỚng dẫn về thủ TỤc tài chính hỗ trợ khảo sát tạI ĐỊa phưƠNG
vb chuy -> Căn cứ vào Nghị định số 86/2015/NĐ-cp ngày 02/10/2015 của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét để được miễn, giảm học phí theo quy định và chế độ hiện hành
vb chuy -> ĐỀ CƯƠng ôn tập sinh học lớP 10 HỌc kì I năm họC 2015-2016 I. NỘi dung cần chú Ý
vb chuy -> Tổ văn – sử Nhóm văn
vb chuy -> I. HÖÔÙng daãn nội dung ôn tập chưƠng trình tieáng anh 7 NĂM

tải về 1.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương