Tài liệu tham khảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam



tải về 1.85 Mb.
trang16/27
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.85 Mb.
#13066
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   27

1. Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định (Điều 111).

Với quy định trên, đơn vị hành chính nào cũng có chính quyền. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ rằng: Không phải ở tất cả các đơn vị hành chính, chính quyền địa phương được tổ chức giống nhau. 

Với khái niệm này, cho phép chúng ta phân biệt rõ giữa cách phân chia đơn vị hành chính để quản lý với mô hình tổ chức quản lý ở từng đơn vị hành chính. Không phải một đơn vị hành chính là một cấp chính quyền. Cấp chính quyền được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Ở đâu được coi là cấp chính quyền thì chính quyền ở đó bao gồm HĐND và UBND; còn ở đâu không được coi là cấp chính quyền thì sẽ có cơ quan hành chính thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính và dịch vụ công tại địa bàn. Vì vậy, Điều 111 Hiến pháp năm 2013 đã đưa ra khái niệm “cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND”, cấp chính quyền có ở những đơn vị hành chính nào sẽ do luật định, phù hợp với “đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt”.

Như vậy, Hiến pháp năm 2013 đã mở ra những khả năng để luật quy định và khắc phục những bất cập trong tổ chức chính quyền địa phương theo Hiến pháp năm 1992, đồng thời, đổi mới một bước quan trọng tổ chức chính quyền địa phương.

 

- Về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương: Hiến pháp năm 1992 không có điều khoản riêng quy định về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương mà nội dung này được thể hiện thông qua các quy định về thẩm quyền của HĐND(1) và UBND. Hiến pháp năm 2013 đã thay đổi cách tiếp cận khi bổ sung một điều mới (Điều 112) quy định về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương. Cụ thể như sau:



 

Thứ nhất, khoản 1 của Điều này khẳng định rõ chính quyền địa phương có 02 loại nhiệm vụ được phân biệt với nhau:  (1) Nhiệm vụ tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật tại địa phương; (2) Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định. 

Trong một Nhà nước đơn nhất như nước ta, nhiệm vụ cơ bản, hàng đầu của chính quyền địa phương là tổ chức và bảo đảm thực hiện Hiến pháp, pháp luật tại địa phương. Đồng thời, chính quyền địa phương thực hiện các nhiệm vụ xuất phát từ tính đặc thù của địa phương. Đây là quy định thể hiện nhiệm vụ có tính tự quản cao của chính quyền địa phương, nhằm phát huy lợi thế của mỗi địa phương trên thực tế. 

 

Thứ hai, khoản 2 Điều 112 quy định rõ “Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương”. Có thể nói, đây là một định hướng quan trọng trong việc thiết kế cơ chế điều chỉnh mối quan hệ giữa chính quyền địa phương và chính quyền Trung ương (cũng như giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau) trong thời gian tới. Chỉ có trên cơ sở phân định rõ thẩm quyền của mỗi cấp chính quyền theo tinh thần phân cấp mạnh mẽ thì cơ chế xác định trách nhiệm, bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền cũng như thực hiện việc kiểm soát quyền lực mới có hiệu quả.



 

Thứ ba, khoản 3 Điều 112 quy định: “Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó”. Trên thực tế rất nhiều nhiệm vụ của Trung ương được giao cho địa phương thực hiện, nhưng chỉ giao việc mà không kèm theo các điều kiện để thực hiện công việc, do đó, gây rất nhiều khó khăn cho địa phương. Quy định tại khoản 3 Điều 112 của Hiến pháp tạo cơ sở hiến định giải quyết nhiều khó khăn của các địa phương hiện nay.

 

- Quy định về Hội đồng nhân dân: Hiến pháp năm 2013 tiếp tục kế thừa các quy định về HĐND trong Hiến pháp năm 1992. Theo đó, khoản 1 Điều 113 tiếp tục quy định: “HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”. Khoản 2 Điều 113 quy định rõ chức năng và nhiệm vụ của HĐND địa phương. HĐND thực hiện 02 loại chức năng là “quyết định” và “giám sát”:



- HĐND quyết định các vấn đề của địa phương do luật định;

- HĐND giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND.

Như vậy, HĐND sẽ quyết định chính sách địa phương về việc thực hiện công vụ địa phương; đồng thời giám sát việc thực hiện các chính sách này. Trong khi đó, đối với các công vụ của Trung ương giao cho chính quyền địa phương thực hiện thì HĐND có trách nhiệm giám sát việc triển khai công việc này. Cách quy định như trên là phù hợp với những điểm mới trong quy định tại Điều 112 về chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương.

 

- Quy định về Ủy ban nhân dân: Hiến pháp năm 2013 tiếp tục kế thừa các quy định về UBND trong Hiến pháp năm 1992 theo hướng: Ở cấp chính quyền nào có HĐND thì UBND ở nơi ấy phải do HĐND bầu ra và được xác định là “cơ quan chấp hành của HĐND”, “cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương”. Cụ thể, theo quy định tại Điều 114 Hiến pháp mới, “UBND ở cấp chính quyền địa phương do HĐND cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.” Tuy nhiên, quy định về UBND trong Hiến pháp mới cũng thể hiện sự đổi mới theo hướng: Ở những  đơn vị hành chính không được xác định là một cấp chính quyền địa phương, thì cơ quan quản lý hành chính ở nơi đó được thành lập như thế nào là do luật định. Về chức năng, nhiệm vụ của UBND, khoản 2 Điều 114 tiếp tục quy định “UBND tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND”, đồng thời, có bổ sung nhiệm vụ “thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.”



2. Cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về chính quyền địa phương

Có thể nói, Hiến pháp năm 2013 về chính quyền địa phương kế thừa nhiều quy định của Hiến pháp năm 1992; đồng thời, bổ sung nhiều điểm mới giúp cho việc tiếp tục đổi mới thể chế về chính quyền địa phương. Để cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về chính quyền địa phương, trong thời gian tới cần thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: 

- Xây dựng Luật về chính quyền địa phương

Luật về chính quyền địa phương cần quy định rõ các vấn đề sau:

- Luật cần xác định rõ việc thành lập cấp chính quyền ở vùng nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Nơi nào cần phải có cấp chính quyền (bao gồm cả HĐND và UBND); và nơi nào chỉ cần cơ quan hành chính (UBND). Việc xác định sự phân định này cần phải được cụ thể hóa thông qua các tiêu chí rõ ràng.

- Luật cụ thể hóa việc phân cấp giữa Trung ương và địa phương. Để thể chế hóa khoản 2 Điều 112, trước hết cần nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để xác định rõ được các thẩm quyền nào cần được giao cho cơ quan Trung ương và thẩm quyền nào giao cho địa phương nhằm bảo đảm việc thực hiện phân cấp về thẩm quyền, trách nhiệm giữa cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương với cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau. 

- Luật cần cụ thể hóa quy định về Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Thể chế hóa quy định này, cần nghiên cứu để làm rõ vấn đề: Ở những đơn vị hành chính không được xác định là một cấp chính quyền địa phương, thì cơ quan quản lý hành chính ở nơi đó được thành lập như thế nào? Có phải do dân bầu trực tiếp hay không?

- Xây dựng Luật về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Trọng tâm của Luật này là:

- Xác định rõ đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là đơn vị thuộc cấp nào trong hệ thống phân cấp chính quyền ở nước ta. 

- Xác định rõ có bao nhiêu cấp chính quyền tại đơn vị kinh tế đặc biệt (một hoặc là hai), từ đó có cơ sở cho việc tổ chức chính quyền tại đơn vị kinh tế đặc biệt phù hợp với đặc điểm của từng địa phương này.

 

3. Xây dựng các luật liên quan



Cần nghiên cứu xây dựng Luật giám sát của HĐND. 

Như vậy, với vai trò thực hiện công vụ địa phương, HĐND sẽ quyết định chính sách địa phương về việc thực hiện công vụ địa phương; đồng thời, giám sát việc thực hiện các chính sách này. Trong khi đó, đối với các công vụ của Trung ương giao cho chính quyền địa phương thực hiện thì HĐND có trách nhiệm giám sát việc triển khai công việc này. Do đó, để bảo đảm việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương thì cần nghiên cứu xây dựng Luật giám sát của HĐND, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả của công việc giám sát của HĐND, đồng thời phát huy được tính tự quản của địa phương.

Tóm lại, với việc quy định các nội dung về chính quyền địa phương theo hướng mở, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng nhiều văn bản pháp luật nhằm thể chế

hóa đầy đủ, toàn diện các quy định của Hiến pháp trong thời gian tới về vấn đề này, mà trước hết là việc xây dựng các văn bản pháp luật nêu trên.




(1) Điều 120 Hiến pháp năm 1992 quy định như sau: Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, HĐND ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách; về quốc phòng, an ninh ở địa phương; về biện pháp ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho, làm tròn nghĩa vụ đối với cả nước.

Ngân Hà

(Viện Nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội)

Điểm mới về chính quyền địa phương

Chương Chính quyền địa phương trong Hiến pháp sửa đổi năm 2013 có một số quy định mới rất quan trọng. Trao đổi với phóng viên Báo Đồng Nai về vấn đề này, đồng chí Trần Văn Tư, Ủy viên Ban TVTU, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, cho biết:

- Các quy định trong Hiến pháp sửa đổi năm 2013 về chính quyền địa phương đã kế thừa nhiều quy định của Hiến pháp năm 1992, đồng thời bổ sung nhiều điểm mới “mở đường” cho việc tiếp tục đổi mới thể chế về chính quyền địa phương trong thời gian tới. Hiến pháp sửa đổi đã tạo cơ sở cho việc quy định mở về chính quyền địa phương, cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định. Nếu coi Hiến pháp năm 1992 hướng tới đổi mới chính quyền ở Trung ương (Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao) thì Hiến pháp năm 2013 hướng tới đổi mới chính quyền địa phương (HĐND và UBND).

* Tính chất “quyền lực Nhà nước ở địa phương” của HĐND tiếp tục được khẳng định tại chương Chính quyền địa phương của Hiến pháp sửa đổi năm 2013. Ý kiến của đồng chí  về vấn đề này như thế nào?

- Tính chất “quyền lực Nhà nước ở địa phương” của HĐND tiếp tục được khẳng định tại Điều 113 Hiến pháp sửa đổi là một sự khẳng định nhất quán, dứt khoát và rõ ràng. Bởi vì tính chất “quyền lực Nhà nước” của HĐND xuất phát từ vị trí là cơ quan “đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân địa phương, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”. Đồng thời cũng là thể hiện địa vị pháp lý của HĐND, một chủ thể mang tính đại diện của Nhân dân phải giữ vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, từ đó HĐND có đủ thẩm quyền để xem xét và quyết định các vấn đề lớn của địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân cấp.

* Một trong những điểm mới rất quan trọng được quy định ở chương Chính quyền địa phương trong Hiến pháp năm 2013 là có sự xuất hiện “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” do Quốc hội thành lập. Đồng chí có thể giải thích rõ hơn ý nghĩa của vấn đề này?

- Hiến pháp sửa đổi đã quy định về mô hình tổ chức chính quyền địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Theo đó, một trong những điểm mới rất quan trọng được Hiến pháp ghi nhận, được các tầng lớp trong xã hội đồng tình, dư luận trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm đó là có sự xuất hiện “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” do Quốc hội thành lập. Điều này cho phép trong những trường hợp đặc biệt, sẽ có những đơn vị hành chính được Quốc hội thành lập có tổ chức, bộ máy đặc thù, gắn với điều kiện địa lý, không gian riêng không giống với các đơn vị hành chính ở nước ta như hiện nay theo Hiến pháp năm 1992. Việc tổ chức HĐND và UBND hiện nay đều giống nhau ở các loại đơn vị hành chính tạo ra sự cứng nhắc, ít phân biệt được sự khác nhau trong quản lý hành chính Nhà nước ở đô thị với nông thôn, miền núi, hải đảo và cũng không bảo đảm được tính tập trung cao từ Trung ương xuống địa phương.


“Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi từ Luật Tổ chức HĐND và UBND) sẽ được Chính phủ xây dựng để trình Quốc hội vào tháng 5-2015. Đối với cơ quan dân cử ở địa phương, hiện nay đang thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường tại 67 huyện, 483 phường của 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng Nai là địa phương không thực hiện thí điểm nhưng từ thực tế hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp trên địa bàn tỉnh cho thấy, nếu không tổ chức HĐND cấp huyện, xã sẽ có những “khoảng trống” trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà HĐND các cấp này đang đảm nhận. Từ đó đặt ra vấn đề: Những khoảng trống này sẽ do cơ quan nào lấp đầy. Đây chính là một trong những điều tôi quan tâm trong xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương thời gian tới”.
* Đồng chí có thể giải thích rõ hơn về quy định: việc tổ chức cấp chính quyền địa phương được thực hiện phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định?

- Việc tổ chức cấp chính quyền địa phương được thực hiện phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, không quy định cụ thể trong Hiến pháp mà được quy định ở các đạo luật chuyên ngành. Theo tôi, quy định này là cần thiết, phù hợp đặc điểm và nội dung của Hiến pháp – đạo luật cơ bản của Nhà nước; phù hợp chủ trương chung của Đảng và Nhà nước ta về cải cách hành chính, đẩy mạnh hội nhập; phù hợp với yêu cầu về đổi mới phương pháp xây dựng pháp luật trong giai đoạn hiện nay. Điều này tạo ra hướng mở trong việc tổ chức quyền lực ở địa phương trên nguyên tắc đảm bảo phân công, phân cấp giữa Trung ương và địa phương nhưng tạo điều kiện để phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Xin cảm ơn đồng chí!

Ngọc Thư (thực hiện)

Câu 8: Hiến pháp năm 2013 quy định như thế nào về trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đối với cử tri và Nhân dân?

Câu 8: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

Theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật tổ chức Quốc hội, Quy chế hoạt động của Đại biểu Quốc hội và  Đoàn đại biểu Quốc hội, ĐBQH và Đoàn ĐBQH có các chức năng nhiệm vụ chủ yếu như sau :

I- Đại biểu Quốc hội

1. Địa vị pháp lý : Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn địa diện cho nhân dân cả nước ; là người thay mặt nhân  dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội.

2. Tiêu chuẩn :

- Trung thành với Tổ quốc  và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì sự nghiệp công nghiệp hoá hiện dại hoá đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh;

- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, gương mẫu và chấp hành pháp luật; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật;

- Có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước;

- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân; lắng  nghe ý kiến của nhân dân, được  nhân dân tín nhiệm;

- Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

3. Nhiệm kỳ đại biểu Quốc hội :

- Nhiệm kỳ đại biểu mỗi khoá Quốc hội bắt đầu từ kỳ họp thứ nhất của khoá Quốc hội đó đến kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá sau.

- Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội được bầu bổ sung đến kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá sau.

4. Nhiệm vụ và quyền hạn của đại biểu Quốc hội :

- Chịu trách nhiệm trước cử tri, đồng thời chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình;

- Liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của chử tri với Quốc hội và cơ quan nhà nước hữu quan; phải báo cáo trước cử tri  mỗi năm ít nhất một lần về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình;

- Gương mẫu trong việc thực hiện Hiến pháp, pháp luật, có cuộc sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân;

- Có nhiệm vụ tuyên truyền , phổ biến pháp luật, động viên nhân dân chấp hành pháp luật và tham gia quản lý nhà nước;

- Có nhiệm vụ tham gia các phiên họp toàn thể của Quốc hội, các cuộc họp của tổ đại biểu Quốc hội, của Đoàn đại biểu Quốc hội; thảo luận và biểu quyết các vấn dề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội;

- Có quyền trình dự án luật, kiến nghị về luật ra trước Quốc hội, dự án pháp lệnh ra trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội theo trình tự và thủ tục do Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định;

- Có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm soát nhân dân tối cao. người bi chất vấn có trách nhiệm trả lời về những vấn đề mà dại biểu Quốc hội chất vấn. Nếu đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Chủ tịch Quốc hội đưa ra thảo luận trước Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

- Có quyền kiến nghị với Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;

- Có trách nhiệm tiếp công dân. Khi nhận được kiến nghị, khiếu nại tố cáo của công dân, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người kiến nghị, khiếu nại, tố cáo biết; đôn đốc và  theo dõi việc giải quyết. Người có thẩm quyền giải quyết phải thông báo cho đại biểu Quốc hội về kết quả giải quyết kiến nghị, khiếu nại tố cáo đó trong thời hạn theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo;

- Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo không thoả đáng, đại biểu Quốc hội có quyền gặp người đứng đầu cơ quan hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại. Khi cần thiết, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan hữu quan cấp trên của cơ quan đó giải quyết;

- Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của  tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc của công dân, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi trái pháp luật đó. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thông báo cho đại biểu Quốc hội biết việc giải quyết. Quá thời hạnh nói trên mà cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị không trả lời thì đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên, đồng thời báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét quyết định;

- Khi thực hiện nhiệm vụ đại biểu, đại biểu Quốc hội có quyền liên hệ với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân. người đứng dầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tiếp và đáp ứng những yêu cầu của đại biểu Quốc hội;

- Không có sự đồng ý của Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, thì không được bắt giam, truy tố đại biểu Quốc hội. Nếu vì phạm tội quả tang mà đại biểu Quốc hội bị tạm giữ phải lập tức báo cáo dể Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội xét và quyết định.

- Có quyền tham dự kỳ họp của Hội đồng nhân dân các cấp nơi mình được bầu, có quyền phát biểu ý kiến nhưng không biểu quyết;

- Đại biểu Quốc hội là thành viên của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, có trách nhiệm tham gia các phiên họp, thảo luận biểu quyết các vấn đề và tham gia các hoạt động khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội mà mình là thành viên;

- Đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách được dành ít nhất một phần ba thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ đại biểu. Cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu làm việc có trách nhiệm tạo điều kiện dể đại biểu thực hiện nhiệm vụ.

 

II- Đoàn Đại biểu Quốc hội



Các Đại biểu Quốc hội được bầu trong một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương hợp thành Đoàn đại biểu Quốc hội. Đoàn Đại biểu Quốc hội có Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn, có trụ sở, văn phòng giúp việc và có kinh phí hoạt động theo quy định của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Đoàn Đại biểu Quốc hội có đại biểu hoạt động chuyên trách. Đại biểu Quốc hội trong Đoàn có nhiệm vụ thực hiện chương trình công tác và sự phân công của Đoàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội

1. Nhiệm vụ :

- Phối hợp với Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc, Thường trực Hội Đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ở địa phương tổ chức để  Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri ;

- Tổ chức việc tiếp công dân của Đại biểu Quốc hội ; tiếp nhận, chuyển đơn, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân mà Đại biểu Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội đã chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết ; mời đại diện Hội Đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân  ở địa phương tham dự các buổi tiếp công dân của Đại biểu Quốc hội; trong trường hợp cần thiết thì mời đại diện của cơ quan hữu quan ở địa phương cùng tham dự để tiếp thu xử lý những vấn đề liên quan;

- Phối hợp với Thường trực Hội đống nhân dân, Ban Thường trực Uỷ ban mặt trận Tổ Quốc ở địa phương tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác theo yêu cầu của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;

- Tổ chức để Đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác, dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội;

- Tổ chức để  đại biểu Quốc hội giám sát việc thi hành pháp luật, đấu tranh chống tham nhũng; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của địa phương ; khảo sát tình hình thực tế ở địa phương ; góp ý với địa phương về thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ; khi cần thiết, kết quả giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội được công bố trên các thông tin đại chúng;

- Phân công đại biểu Quốc hội trong Đoàn tham gia Đoàn công tác, Đoàn giám sát của Uỷ ban thường Vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội;

Tham gia ý kiến về việc giới thiệu đại biểu Quốc hội trong Đoàn ứng cử đại biểu Quốc hội khoá sau; phân công đại biểu Quốc hội trong Đoàn tham gia Đoàn giám sát về việc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá sau, bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội ở địa phương;

- Mỗi năm hai lần, vào giữa năm và cuối năm, báo cáo với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tình hình hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, và đại biểu Quốc hội, đồng thời thông báo với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Nhiệm vụ của Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội :

- Tổ chức để các đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện các nhiệm vụ cảu đại biểu Quốc hội và nhiệm vụ của Đoàn đại biểu Quốc hội;


Каталог: vanban -> vb chuy
vb chuy -> CỤc khảo thí VÀ kiểM ĐỊnh chất lưỢng giáo dụC
vb chuy -> KẾ hoạch tổ chức khen thưỞng thành tích học tập năm họC 2013 – 2014 VÀ chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 cho con cbgv-cnv trưỜng thpt nguyễn công trứ
vb chuy -> Trả lời Câu 1
vb chuy -> KẾ hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày phụ nữ Việt nam 20/10 Năm học 2013 2014
vb chuy -> MỘt số HƯỚng dẫn về thủ TỤc tài chính hỗ trợ khảo sát tạI ĐỊa phưƠNG
vb chuy -> Căn cứ vào Nghị định số 86/2015/NĐ-cp ngày 02/10/2015 của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét để được miễn, giảm học phí theo quy định và chế độ hiện hành
vb chuy -> ĐỀ CƯƠng ôn tập sinh học lớP 10 HỌc kì I năm họC 2015-2016 I. NỘi dung cần chú Ý
vb chuy -> Tổ văn – sử Nhóm văn
vb chuy -> I. HÖÔÙng daãn nội dung ôn tập chưƠng trình tieáng anh 7 NĂM

tải về 1.85 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương