TÀi liệu hỏI – ĐÁp kế hoạch 69-kh/tu thực hiện nghị quyết hội nghị LẦn thứ TƯ ban chấp hành trung ưƠng đẢng khóA (XI) VỀ



tải về 77.94 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích77.94 Kb.
#24664
TÀI LIỆU HỎI – ĐÁP

KẾ HOẠCH 69-KH/TU THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƯ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA (XI) VỀ

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG HIỆN NAY”



(Tài liệu tuyên truyền, phổ biến cho đối tượng đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân)
LỜI GIỚI THIỆU:

Đại hội XI của Đảng đặt ra yêu cầu tiếp tục xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Tại Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) của Đảng đã ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/01/2012 về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết này Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai có Kế hoạch 69-KH/TU ngày 31/5/2012, kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Để giúp cấp ủy đảng tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt và triển khai Kế hoạch số 69-KH/TU của Tỉnh ủy sâu rộng trong đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy biên soạn tài liệu hỏi- đáp với những nội dung cơ bản nhất của Kế hoạch số 69-KH/TU.

Xin trân trọng giới thiệu với các đồng chí và các bạn!

1. Kế hoạch số 69-KH/TU ngày 31/5/2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai được xây dựng trên cơ sở nào?

- Kế hoạch số 69-KH/TU ngày 31/5/2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai (khóa IX) căn cứ vào nội dung Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 24/02/2012 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 08-KH/TW ngày 12/03/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) và tình hình thực tế ở Đảng bộ tỉnh Đồng Nai.



2. Kế hoạch số 69-KH/TU gồm những nội dung nào?

- Kế hoạch số 69-KH/TU nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Hôi nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” ở Đảng bộ tỉnh Đồng Nai, gồm 5 phần nội dung:

I. Khái quát tình hình xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai.

II. Mục đích, yêu cầu và mục tiêu.

III. Nội dung và giải pháp thực hiện.

IV. Nhiệm vụ của các cấp ủy trực thuộc tỉnh tập trung thực hiện.

V. Tổ chức thực hiện.

3. Trong khái quát tình hình xây dựng Đảng, Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã đánh giá những mặt đạt được như thế nào?

- Trong những năm qua, công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh đạt được nhiều kết quả quan trọng trên cả ba lĩnh vực: chính trị, tư tưởng và tổ chức; đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh, có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn; đa số cán bộ, đảng viên được nhân dân tín nhiệm.



4. Trong xây dựng Đảng ở Đảng bộ tỉnh thời gian qua, còn nhiều hạn chế, yếu kém. Vậy, trong cán bộ đảng viên còn những hạn chế, yếu kém gì?

- Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả cấp ủy viên và người đứng đầu tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể đang diễn biến đáng lo ngại.



- Suy thoái về tư tưởng chính trị, biểu hiện ở các mặt: (1). Thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao có xu hướng ngày càng tăng (2). Cố ‎ý làm trái các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (3). Chấp hành không nghiêm nghị quyết, chỉ thị của Đảng, nói không đi đôi với làm (4). Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ. Suy thoái về đạo đức, lối sống biểu hiện ở: (1) Lối sống ích kỷ, cá nhân, thực dụng, không giữ đúng chuẩn mực trong các mối quan hệ xã hội và gia đình. (2) Tham ô, hối lộ, lãng phí. (3) Bè phái, cục bộ, gây mất đoàn kết nội bộ.

- Các biểu hiện ấy tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực công tác: (1). Hành chính Nhà nước (địa chính, xây dựng, tài nguyên môi trường, giao thông vận tải, quản lý hành chính, tư pháp, xét xử…). (2). Lĩnh vực công tác Đảng. (3). Lực lượng vũ trang (công an) (4). Sản xuất kinh doanh.

- Biểu hiện đáng lo ngại nhất là suy thoái về thiếu trách nhiệm, cố ý làm trái, không chấp hành nghiêm chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tỷ lệ đảng viên bị thi hành kỷ luật hàng năm dao động từ 0,6%- 1,65% mỗi năm, không lớn, nhưng trong đó, tỷ lệ đảng viên bị thi hành kỷ luật do suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chiếm 85,87% trong tổng số 3.757 đảng viên bị kỷ luật từ năm 2001 - 2012; cấp ủy viên bị thi hành kỷ luật ở mức cao, xu hướng tăng, năm 2001 chiếm 23,53%, đến năm 2011 chiếm 31,14% tổng số đảng viên bị kỷ luật.

5. Trong công tác cán bộ còn hạn chế gì?

- Trong công tác cán bộ còn nhiều bất cập: Đánh giá cán bộ nặng về định tính và khép kín; công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ còn hạn chế, nhất là ở tổ chức cơ sở đảng; công tác luân chuyển còn chậm; còn hụt hẫng, chắp vá, nhất là đối với cán bộ cấp xã, cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; bố trí cán bộ ở nhiều nơi chưa đúng với chuyên môn đào tạo, năng lực, sở trường; chưa phát huy hết khả năng của cán bộ.



6. Về năng lực lãnh đạo của một số cấp ủy Đảng còn những hạn chế gì?

Về năng lực lãnh đạo, một số cấp ủy chưa toàn diện, còn 106 tổ chức cơ sở Đảng xếp loại yếu kém (1,16%); 54 tổ chức cơ sở Đảng bị thi hành kỷ luật. Còn xảy ra tình trạng vi phạm nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng; sự đoàn kết, nhất trí chưa cao; việc chấp hành và tổ chức thực hiện Điều lệ Đảng, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa nghiêm, còn vi phạm kỷ cương, kỷ luật; công tác kiểm tra, giám sát ở một số cấp ủy còn buông lỏng hoặc xem nhẹ.



7. Tác hại của hạn chế, yếu kém ấy như thế nào?

Tác hại của những hạn chế, yếu kém ấy làm ảnh hưởng xấu đến sự lãnh đạo của Đảng bộ; làm biến dạng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi đi vào cuộc sống; làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh.



8. Nguyên nhân khách quan của hạn chế, yếu kém được đánh giá như thế nào?

Do mặt trái của cơ chế thị trường; âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; mặt khác, nhiều quy định, chính sách, văn bản hướng dẫn thực hiện của Trung ương chậm sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung. Một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý do năng lực và trình độ hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển nên dẫn đến sai phạm trong điều hành, quản lý. Chính sách tiền lương chậm đổi mới, chưa theo kịp thị trường, chưa đảm bảo đời sống, tinh thần của cán bộ, đảng viên; cơ chế bảo vệ những người có chính kiến, người dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải chưa rõ, chưa cụ thể.



9. Nguyên nhân chủ quan của hạn chế, yếu kém được đánh giá như thế nào?

- Nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, thể hiện ở 5 mặt:

1. Cán bộ, đảng viên: Thiếu tu dưỡng, rèn luyện; tự phê bình, phê bình yếu; chưa tích cực học tập, còn nhiều biểu hiện ích kỷ, cá nhân, thực dụng.

2. Công tác giáo dục công tác tư tưởng, bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức cách mạng: Chưa đúng mức, thiếu chủ động, kém thuyết phục, thiếu nghiêm túc, chưa sâu, hiệu quả chưa cao.

3. Việc đổi mới công tác cán bộ: Chậm, chưa thật sự phát huy dân chủ, thiếu cụ thể, chưa đồng bộ, đội ngũ cán bộ, chính sách hạn chế; một bộ phận lười học - suy nghĩ; phát triển đảng viên mới nặng về số lượng.

4. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu: Khả năng tư duy, nhận thức, vận dụng, cụ thể hóa và thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước của một số cấp ủy còn yếu, chưa sát với tình hình thực tế.

5. Công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng: Chất lượng và hiệu quả chưa cao; khuyết điểm, sai phạm chậm phát hiện; việc xử còn nể nang, thiếu cương quyết chưa đủ sức răn đe; vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội chưa phát huy đúng mức.

10. Kế hoạch số 69-KH/TU của Tỉnh ủy hướng đến mục đích gì?

Kế hoạch 69-KH/TU của Tỉnh ủy nhằm mục đích: Cụ thể hóa tinh thần nội dung Nghị quyết Trung ương 4 vào thực tế của Đảng bộ tỉnh; xác định những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân; đề ra các giải pháp, cách làm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt nhằm khắc phục nhanh, những hạn chế, yếu kém, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt; góp phần xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, củng cố niềm tin, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh.



11. Yêu cầu của Kế hoạch 69-KH/TU là gì?

- Có 3 yêu cầu cụ thể:



Một là, Quán triệt sâu rộng. Nhận thức đầy đủ, sâu sắc. Nắm vững quan điểm. Thống nhất, đồng thuận. Nghiêm túc. Khách quan. Toàn diện. Thật sự. Không nể nang, né tránh.

Hai là, Triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện, khẩn trương - kiên trì - từng bước vững chắc, rõ lộ trình. Người đứng đầu trực tiếp chỉ đạo. Nghị quyết của các đảng bộ phải gắn trách nhiệm với quyết tâm chính trị cao. Cấp trên gương mẫu. Thường xuyên kiểm tra, giám sát.

Ba là, Trong giải quyết công việc: Chọn việc hệ trọng tập trung chỉ đạo; bình tĩnh, không nóng vội, không cực đoan, không để trì trệ, hình thức; đúng nguyên tắc, không sơ hở để bị lợi dụng, xuyên tạc. Chưa đạt yêu cầu, sẽ làm lại.

12. Mục tiêu cần đạt đến của kế hoạch 69-KH/TU là gì?

- Kế hoạch 69-KH/TU nêu ba mục tiêu cơ bản cần đạt:



Một là, Đến cuối năm 2013: Tập trung cao độ, làm chuyển biến mạnh mẽ, hạn chế đến mức thấp nhất các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Hai là, năm 2014 - 2015 và những năm tiếp theo: Chủ động, tích cực ngăn chặn hiệu quả, đẩy lùi thực sự tình trạng suy thoái; khắc phục rõ nét hạn chế trong công tác xây dựng Đảng.

Ba là, Phát huy vai trò, trách nhiệm, tính tiên phong gương mẫu của từng đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; hàng năm 100% TUV hoàn thành tốt nhiệm vụ; trong đó tỷ lệ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của UVBTV cao hơn TUV; 100% cán bộ chủ chốt cấp tỉnh và địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ; 80% TCCS Đảng đạt trong sạch vững mạnh và trên 80% ĐV hoàn thành tốt nhiệm vụ.

13. Kế hoạch 69-KH/TU đề ra những nội dung, giải pháp gì?

- Kế hoạch 69-KH/TU nêu 4 nhóm nội dung, giải pháp chủ yếu:

1. Về tổ chức kiểm điểm tự phê bình và phê bình trong các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên.

2. Về tổ chức, cán bộ và sinh hoạt đảng.

3. Về thực hiện cơ chế, chính sách.

4. Về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng.



14. Kiểm điểm tự phê bình và phê bình để làm gì?

Kiểm điểm phê bình, tự phê bình nhằm mục đích làm rõ những yếu kém và nguyên nhân của nó về xây dựng Đảng hiện nay; khắc phục, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhằm xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, củng cố niềm tin của đảng viên và nhân dân với Đảng.



15. Ai phải thực hiện việc kiểm điểm phê bình, tự phê bình?

Các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và mỗi cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ từ tỉnh đến cơ sở đều phải tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình.



16. Khi kiểm điểm phê bình, tự phê bình cần đạt những yêu cầu gì?

- Cần phải tập trung đánh giá, làm rõ tại sao những hạn chế, khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng đã được chỉ ra trong nhiều năm nhưng đến nay chậm được khắc phục; không nể nang, né tránh, làm rõ những mặt còn yếu kém; làm rõ nguyên nhân trở ngại đề ra các biện pháp khắc phục, sửa chữa thiết thực, khả thi; thực hiện các giải pháp đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, kết hợp “xây và chống”, “chống để xây”, nói đi đôi với làm, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, trì trệ nhất hiện nay; khắc phục tư tưởng coi khuyết điểm chỉ là của người khác, của đơn vị khác.

- Phải thật sự tự giác, trung thực, có dũng khí, tự thấy, tự nhận khuyết điểm để tự sửa, phải thật sự cầu thị, khách quan, với ý thức xây dựng, giúp nhau cùng tiến bộ, giữ đúng nguyên tắc của Đảng, vừa có tính thuyết phục, có lý, có tình; phải thường xuyên, kiên trì, liên tục, không chủ quan, nóng vội, máy móc; đồng thời phải kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp cố tình không tự giác nhận và sửa chữa khuyết điểm, những trường hợp cố tình bao che sai phạm, khuyết điểm, những trường hợp trù dập phê bình hoặc vu cáo.

17. Việc kiểm điểm phê bình, tự phê bình ở các cấp được quy định như thế nào?

- Theo kế hoạch số 71 KH/TU ngày 01/6/2012 của TU, việc kiểm điểm phê bình, tự phê bình được thực hiện ở 3 cấp:

Cấp tỉnh: Tỉnh ủy viên kiểm điểm 2 nơi (chi bộ và tập thể cấp ủy đương nhiệm, nơi không có đảng đoàn thì ở tập thể lãnh đạo cơ quan). Riêng Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy kiểm điểm ở 3 nơi, thêm kiểm điểm ở Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Cấp huyện: Ủy viên Ban Chấp hành kiểm điểm ở 2 nơi (chi bộ và tập thể cấp ủy đương nhiệm hoặc tập thể lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp). Riêng Ủy viên Ban Thường vụ kiểm điểm ở 3 nơi, thêm kiểm điểm ở Ban Thường vụ.

Cấp cơ sở: Cấp ủy viên 2 nơi (tập thể cấp ủy và chi bộ); đảng viên kiểm điểm 1 nơi, tại chi bộ.

18. Nội dung kiểm điểm được quy định như thế nào?

- Kiểm điểm 3 nội dung:

1. Về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, việc thực hiện những điều đảng viên không được làm.

2. Về hạn chế, yếu kém trong công tác cán bộ.

3. Về hạn chế, khuyết điểm trong thực hiện nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.

(Nội dung 1 là trọng tâm, xuyên suốt, cấp bách).

19. Các bước kiểm điểm phê bình, tự phê bình được quy định như thế nào?

- Theo hướng dẫn, việc kiểm điểm phê bình tự phê bình thực hiện theo 3 bước:

Bước 1: Lấy ý kiến góp ý của các tổ chức liên quan và thuộc cấp mình; của các đồng chí nghỉ hưu nguyên là cấp ủy viên, hay thủ trưởng cơ quan đơn vị trực thuộc; gợi ý kiểm điểm (nếu có).

Bước 2: Tiếp thu ý kiến, xây dựng bản kiểm điểm (tập thể và cá nhân), tiến hành kiểm điểm.

Bước 3: Báo cáo kết quả kiểm điểm, thông báo tiếp thu ý kiến.

20. Thời hạn việc kiểm điểm được quy định như thế nào?

- Theo hướng dẫn, việc kiểm điểm phê bình, tự phê bình các cấp cần thực hiện đúng theo thời gian hạn định:

+ Cấp tỉnh: Xong bước 1 đầu tháng 7/2012; xong bước 2 cuối tháng 7/2012, xong bước 3 tháng 8/2012.

+ Cấp huyện ủy, thị ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc tỉnh: Hoàn thành các bước kiểm điểm trong tháng 9/2012.

+ Cấp cơ sở: Hoàn thành trong tháng 11/2012.

21. Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đảng viên và công tác kết nạp đảng viên mới?

- Trong nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ và sinh hoạt Đảng, Kế hoạch 69-KH/TU chú trọng việc nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên và chất lượng công tác kết nạp đảng viên mới. Chú trọng kết nạp đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh; quần chúng ưu tú trong các đoàn thể chính trị, lực lượng vũ trang ở các thành phần kinh tế; thí điểm việc kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân có đủ tiêu chuẩn. Đẩy mạnh việc xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức đảng (tổ đảng, chi bộ, đảng bộ) ở những ấp, khu phố, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện chưa có tổ chức đảng, có ít hoặc chưa có đảng viên, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng ở mọi nơi và trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội.



22. Việc giám sát của dân và quan hệ với dân được quy định như thế nào?

Kế hoạch 69-KH/TU yêu cầu đẩy mạnh hoạt động giám sát, phản biện xã hội thông qua đó giúp cho cấp ủy, chính quyền các cấp nắm chắc tình hình cán bộ, đảng viên về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, quan hệ với dân; phòng ngừa và ngăn chặn những hành vi tiêu cực, quan liêu, xa dân, thiếu trách nhiệm với dân; phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên. Chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc trong nhân dân.



23. Việc kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên được thực hiện như thế nào?

Kế hoạch 69-KH/TU quy định: Thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản theo quy định của Đảng và Nhà nước; kê khai tài sản phải trung thực và được công khai ở nơi công tác và nơi cư trú. Từng đồng chí ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ, người đứng đầu cấp ủy, người đứng đầu các cấp, các ngành phải gương mẫu thực hiện. Kiên quyết xử lý những cán bộ, đảng viên không kê khai, kê khai không trung thực hoặc né tránh, chậm kê khai.



24. Việc xây dựng Đảng gắn với cải cách tư pháp ra sao?

Kế hoạch 69-KH/TU nêu rõ nội dung xây dựng Đảng gắn với cải cách tư pháp: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp, nâng cao biện pháp nghiệp vụ, làm tốt công tác điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án nhân dân; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ có chức danh tư pháp. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy, tổ chức đảng và giám sát của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp.



25. Việc xây dựng Đảng gắn với việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như thế nào?

Kế hoạch 69-KH/TU nêu rõ: Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 35-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thiết thực, hiệu quả. Đồng chí Bí thư cấp ủy các cấp trực tiếp chỉ đạo đưa vào sinh hoạt thường xuyên của tổ chức cơ sở đảng, gắn với thực hiện quy định những điều đảng viên không được làm; đưa vào tiêu chuẩn đánh giá, bình xét, phân loại đảng viên, tổ chức cơ sở đảng hàng năm.



26. Về mặt tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị; phải làm gì để tổ chức đảng và đảng viên phát triển tốt trong quan hệ với quần chúng nhân dân?

- Phải thực hiện nghiêm kỷ luật phát ngôn, mở rộng các hình thức trao đổi, đối thoại, thực hiện dân chủ trong công tác chính trị - tư tưởng. Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống kết hợp chặt chẽ công tác tuyên truyền miệng - truyền thông đại chúng; kết hợp giáo dục chính trị, tư tưởng với giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu, nêu gương đảng viên cho quần chúng noi theo. Qua đó, vận động nhân dân góp phần xây dựng Đảng. Mỗi cán bộ, đảng viên đều phải xây dựng chương trình học tập hoặc tự học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị và có trách nhiệm trực tiếp làm công tác tuyên truyền. Các cấp ủy, đều có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên tiếp xúc hoặc đối thoại trực tiếp, nắm tình hình tư tưởng, tâm trạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân nhất là những vấn đề bức xúc.

- Định kỳ các cấp ủy xây dựng và thực hiện chương trình cung cấp thông tin, cập nhật kiến thức mới cho cấp ủy, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nhằm tạo sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, đồng thuận trong dân.

27. Phải làm gì để phòng tránh âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và việc lợi dụng, xuyên tạc của kẻ xấu?

- Cán bộ chủ chốt và cán bộ dân cử các cấp phải thường xuyên chủ động nắm bắt tâm tư, đánh giá, dự báo diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân để có biện pháp giải quyết kịp thời; kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng; giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội.

- Các cấp ủy đảng, chính quyền căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương, nhất là tình hình tâm trạng, dư luận xã hội tổ chức các cuộc tiếp xúc, đối thoại giữa lãnh đạo cấp ủy, chính quyền với nhân dân, giải quyết dứt điểm một số vụ việc cụ thể, không để các phần tử cực đoan lợi dụng kích động, gây mất ổn định chính trị, an toàn xã hội.

- Đoàn Đại biểu Quốc hội tại tỉnh Đồng Nai và Hội đồng nhân dân các cấp, ngoài kế hoạch tiếp dân cần xây dựng kế hoạch gặp gỡ cử tri, nơi có những vấn đề bức xúc nhiều cử tri quan tâm; giám sát các cơ quan thực hiện quy định về thời gian trả lời, giải quyết khiếu nại, tố cáo của cử tri.



28. Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội thuộc khối Mặt trận Tổ quốc cần phải làm gì để góp phần thực hiện tốt Kế hoạch 69-KH/TU?

- Thực hiện theo hướng dẫn số 13-HD/BDVTU ngày 01/6/2012 của Ban Dân vận Tỉnh ủy. Theo hướng dẫn này, Ban Dân vận Tỉnh ủy sẽ tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt nghị quyết; tổ chức hội nghị góp ý xây dựng Đảng; triển khai thực hiện các nhiệm vụ Dân vận theo kế hoạch của Tỉnh ủy.



29. Hội nghị góp ý xây dựng Đảng được tổ chức như thế nào?

- Hội nghị góp ý tham gia xây dựng Đảng được tiến hành sau hội nghị quán triệt nghị quyết. Đây là việc làm đầu tiên, hết sức quan trọng về công tác xây dựng Đảng. Vì vậy, việc tổ chức hội nghị cần phải được chuẩn bị chu đáo, có kế hoạch cụ thể; phải thực sự tôn trọng, lắng nghe, tiếp thu đầy đủ ý kiến góp ý tham gia xây dựng Đảng.

- Trước khi tham gia góp ý kiến, cần quán triệt kỹ 3 nội dung cấp bách đã nêu trong nghị quyết: (1) Về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; việc thực hiện quy định về những điều đảng viên không được làm; trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng và từng đảng viên, của người đứng đầu về tình trạng cán bộ, đảng viên suy thoái. (2) Những hạn chế, yếu kém trong công tác cán bộ, nhất là trong quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển, bố trí cán bộ; tình trạng một số trường hợp bố trí cán bộ không đúng, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan lãnh đạo, quản lý, sự phát triển của ngành, địa phương. (3) Những hạn chế, khuyết điểm trong thực hiện nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách"; quyền hạn và trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, đặc biệt là của người đứng đầu… trong đó nội dung thứ nhất là trọng tâm xuyên suốt và cấp bách nhất.



30. Hãy cho biết cơ quan chủ trì Hội nghị góp ý xây dựng Đảng?

Mặt trận Tổ quốc và từng đoàn thể chính trị - xã hội các cấp chủ trì phối hợp với Ban Dân vận, các Ban đảng, Văn phòng cấp ủy cùng cấp tổ chức hội nghị góp ý tham gia xây dựng Đảng.



31. Việc góp ý xây dựng Đảng tập trung vào những nội dung nào?

- Tập trung bám sát 3 nội dung kiểm điểm đã được nêu rõ trong nghị quyết của Trung ương, chỉ thị, kế hoạch của Bộ Chính trị và kế hoạch của Tỉnh ủy, hướng dẫn của Ban Tổ chức, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.

- Khi góp ý, cần tập trung làm rõ trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng và của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị về những hạn chế, khuyết điểm của cơ quan, đơn vị; tại sao những hạn chế, khuyết điểm đã chỉ ra nhiều năm nhưng chậm được khắc phục; việc thực hiện quy chế dân chủ theo các quan điểm chỉ đạo của Đảng, các nghị định của Chính phủ và Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

32. Góp ý xây dựng Đảng cho những đối tượng nào?

- Ở cấp tỉnh, huyện, thị, thành ủy, các Đảng ủy trực thuộc tỉnh: góp ý cho tập thể Ban Thường vụ và cá nhân các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ cấp ủy cùng cấp.

- Ở cấp xã, phường, thị trấn và cơ sở: nơi có Ban Thường vụ cấp ủy thì góp ý cho tập thể Ban Thường vụ và cá nhân các đồng chí Ủy viên Thường vụ. Nơi không có Ban Thường vụ thì góp ý cho Ban Chấp hành và các đồng chí cấp ủy viên.

33. Việc góp ý xây dựng Đảng cần phải theo phương châm, phương pháp nào?

- Việc tổ chức hội nghị góp ý xây dựng Đảng thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội được tiến hành trước khi kiểm điểm tập thể Ban Thường vụ và Ủy viên Ban Thường vụ cấp ủy cùng cấp.

- Hội nghị tham gia góp ý xây dựng Đảng phải thực sự dân chủ, cởi mở; đề cao trách nhiệm với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, thẳng thắn, chân thành, khách quan, xây dựng và tình thương yêu đồng chí. Nhưng không nể nang, né tránh, kết hợp “chống và xây”, “xây và chống”; tập trung làm rõ những vấn đề bức xúc, trì trệ nhất hiện nay và đề xuất kiến nghị với Đảng những giải pháp về xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.

- Cách tiến hành lấy ý kiến: theo kế hoạch của Tỉnh ủy, hướng dẫn của Ban Tổ chức và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.



34. Thành phần tham dự hội nghị xây dựng Đảng được hướng dẫn như thế nào?

- Ở cấp tỉnh, huyện, thị, thành ủy, các Đảng ủy trực thuộc tỉnh: Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Ban Thường vụ các đoàn thể: Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng cấp.

- Ở cấp xã, phường, thị trấn và cơ sở: Tương tự như cấp huyện.

35. Vai trò, nhiệm vụ của UBMTTQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp được hướng dẫn như thế nào?

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội trong giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo các loại hình, nhất là thực hiện Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

- Đẩy mạnh hoạt động giám sát, phản biện xã hội thông qua đó giúp cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp nắm chắc hơn tình hình cán bộ, công chức, đảng viên thuộc diện quản lý về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, quan hệ với dân trên cơ sở đó có hướng bồi dưỡng, sử dụng cán bộ tốt hơn; phòng ngừa và ngăn chặn những hành vi tiêu cực, quan liêu, xa dân, thiếu trách nhiệm với dân; kịp thời giáo dục, xử lý những cán bộ, công chức, đảng viên có sai phạm, góp phần đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên.

- Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tập hợp ý kiến, kiến nghị của đoàn viên, hội viên và nhân dân về góp ý xây dựng Đảng gửi báo cáo Ban Dân vận cùng cấp, báo cáo cấp trên trực tiếp và lưu giữ những ý kiến góp ý để giám sát việc khắc phục, sửa chữa, sau khi đã tiếp thu sửa chữa, khắc phục hạn chế, khuyết điểm của tập thể cấp ủy và cấp ủy viên.



(Căn cứ Kế hoạch số 69-KH/TU ngày 31/5/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy)







tải về 77.94 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương