Tài liệu bồi dưỠng giảng viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III


Vấn đề hợp tác quốc tế và quốc tế hóa các trường đại học



tải về 1.55 Mb.
trang143/146
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2022
Kích1.55 Mb.
#53304
1   ...   138   139   140   141   142   143   144   145   146
23.10. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GV HẠNG III

2.2.Vấn đề hợp tác quốc tế và quốc tế hóa các trường đại học
Các trường đại học không chỉ là những đơn vị làm việc cho địa phương hay đất nước mình, mà còn phục vụ cho cả thế giới. Với nhịp điệu thay đổi nhanh chóng trên thế giới thông qua toàn cầu hóa, các quốc gia trên thế giới cùng với các dân tộc, các nền văn hóa, các định chế tổ chức trong đó có các trường đại học, đang trở thành những thực thể đan quyện vào nhau, có tương quan với nhau và liên kết với nhau hết sức chặt chẽ. Để chuẩn bị cho sinh viên của chúng ta bước vào một thế giới đang đổi thay nhanh chóng, để tăng cường và thúc đẩy các khám phá khoa học, để thực hiện những nhiệm vụ mà chúng ta đã cam kết, và để duy trì năng lực cạnh tranh của chúng ta, các trường đại học phải có những năng lực mang tính toàn cầu và những mối quan hệ có tính chất quốc tế dưới nhiều hình thức. Các trường đại học cần chuẩn bị cho sinh viên của mình trở thành những thành viên tích cực trong một thế giới mà biên giới quốc gia ngày càng trở thành không còn mấy ý nghĩa. Nhu cầu duy trì năng lực cạnh tranh trên thế giới đòi hỏi các trường đại học tạo ra nguồn nhân lực có năng lực toàn cầu và có khả năng nghiên cứu ở đỉnh cao. Mỗi trường đều có trách nhiệm bảo đảm cho sinh viên của mình được chuẩn bị đầy đủ cho những thử thách của thế kỷ XXI và hiệu quả của việc đó là một phép thử đối với chất lượng đào tạo của các trường.
Có nhiều nguyên nhân cả nội tại và ngoại tại thúc đẩy việc quốc tế hóa các trường đại học. Có những chứng cứ rất mạnh cho thấy các trường đại học được quốc tế hóa hoạt động tốt hơn nhiều trong cả đào tạo lẫn nghiên cứu khoa học. Điều này thường được thể hiện qua việc đào tạo được những sinh viên có kiến thức mang tính chất quốc tế và năng lực mang tính xuyên văn hóa; đạt được những chuẩn mực quốc tế; duy trì năng lực cạnh tranh; đẩy mạnh phát triển tri thức trong những vấn đề về sự tương thuộc giữa các quốc gia; nghiên cứu những vấn đề đang đặt ra cho quốc gia và quốc tế; hoạt động vì tiến bộ xã hội; đánh giá cao sự đa dạng văn hóa và dân tộc của một quốc gia qua đó duy trì ổn định an ninh quốc tế và những quan hệ hòa bình.
Nhu cầu quốc tế hóa khiến ngày nay các trường đại học không thể phát triển mà không chú trọng tới hợp tác quốc tế và hoạt động theo những chuẩn mực quốc tế nhằm đạt được sự thừa nhận, đồng thời duy trì khả năng cạnh tranh của mình trong một môi trường toàn cầu.
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần thiết lập vị thế mới của Việt Nam và được xác định là một động lực thúc đẩy các hoạt động khoa học và công nghệ nước ta, nhằm khai thác có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới, thu hút nguồn lực và công nghệ nước ngoài để nâng cao và phát triển trình độ khoa học và công nghệ trong nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và từng bước hội nhập vào nền kinh tế tri thức của thế giới.


    1. tải về 1.55 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   138   139   140   141   142   143   144   145   146




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương