Thuyết minh hệ thống phòng cháy chữa cháY



tải về 365.5 Kb.
trang3/13
Chuyển đổi dữ liệu03.06.2022
Kích365.5 Kb.
#52220
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13
Thuyet minh PCCC(3)

+ Các thiết bị đầu vào: là các thiết bị nhạy cảm với các hiện tượng của sự cháy bao gồm:

  1. Đầu báo nhiệt loại thường hoặc địa chỉ. Khi nhiệt độ môi trường tăng đến một nhiệt độ cố định nào đó (57; 70; 100 độ C) hoặc tăng quá với tốc độ quá giới hạn ( khoảng 2÷9 độ C/phút), đầu báo nhiệt sẽ hoạt động và gửi tín hiệu về trung tâm.

  2. Đầu báo khói loại thường hoặc địa chỉ. Dựa trên hiệu ứng dẫn điện của không khí khi bị Ion hoá hoặc nguyên lý khuếch tán và hấp thụ ánh sáng bởi các phân tử khói khi ánh sáng truyền trong không khí. Nếu nồng độ của khói trong môi trường tại khu vực vượt qua ngưỡng cho phép (10% -20%) thì thiết bị sẽ phát tín hiệu báo động về trung tâm để xử lý.

  3. Mô đun địa chỉ: được nối với đầu báo nhiệt báo khói loại thường để biết khu vực xảy ra cháy.

  4. Công tắc khẩn lắp tại khu vực đông người để chủ động truyền tin khi có cháy.

- Trong những căn phòng có chiều rộng dưới 3m khoảng cách cho phép giữa các đầu báo khói là 15m.


+ Các thiết bị đầu ra: là các thiết bị nhận tín hiệu từ trung tâm báo cháy và điều khiển thiết bị tạo thông tin đầu ra giúp mọi người nhận biết đang có cháy. Bao gồm:

  1. Bảng hiện thị phụ: hiển thị các khu vực xảy ra cháy do trung tâm báo cháy chuyển đến.

  2. Chuông báo cháy: báo tín hiệu để nhận biết có cháy xảy ra.

  3. Còi báo cháy: có chức năng như chuông nhưng phạm vi thông báo xa hơn.

  4. Loa hướng dẫn thoát hiểm của tòa nhà kết hợp với hệ thống camera hoặc tự động phát nội dung hướng dẫn được ghi âm từ trước.

  5. Bộ quay số điện thoại: khi có cháy tự động quay số đến người có trách nhiệm.

  6. Bàn phím để người trực điều khiển mọi hoạt động của hệ thống.

  7. Mô đun địa chỉ để nhận tín hiệu điều khiển từ Trung tâm để cắt điện thang máy và bật quạt thoát khói .v.v...

Hệ thống sprinkler: vừa có chức năng chữa cháy tự động, vừa báo cháy tự động.
Sprinkler được gắn liền với đường ống nhánh phân phối nước, cách nhau khoảng 4 m có khả năng dập tắt đám cháy ở diện tích mặt sàn từ 9-12 m2.
Bộ phận chủ yếu của vòi phun chữa cháy là khoá bằng hợp kim dễ nóng chảy hoặc lưỡi gà thuỷ tinh. Khi nhiệt độ trong phòng tăng đến mức giới hạn ( 68, 72, 93 ... độ C), các khoá bị nóng chảy hoặc lưỡi gà thuỷ tinh bị vỡ làm nước tự động phun ra. Đường kính vòi phun được chế tạo: 8; 10; 12,7 mm.
Tại đầu đường trục cấp đến đầu phun, lắp một sensor kiểm soát dòng nước. Khi đầu phun tự động làm việc, sensor dòng chảy tác động báo về trung tâm để nhận biết.
Sprinkler tầng hầm để xe ôtô là nơi rủi ro về cháy nổ được được ứng dụng hỗn hợp nước và chất tạo bọt foam được trang bị chất bọt cô đặc, hệ thống trộn bọt trong một hệ thống chữa cháy.
Bọt cô đặc là một chất đối chọi với xăng dầu. Mặc dù nó có cùng chung tiêu chuẩn, tuy nhiên, mỗi loại bọt - protein và fluoroprotein - có những đặc điểm riêng, ứng dụng thích hợp hoặc kém thích hợp hơn đối với từng hiện trường cụ thể. Hệ thống trộn bọt có thể là loại "balanced pressure" hoặc "inline".
Bọt chữa cháy có khối lượng lớn, có tính bền, chứa đầy không khí, có tỷ trọng nhỏ hơn dầu, xăng, hoặc nước. Foam được tạo ra bởi 3 thành phần: nước, bọt cô đặc, và không khí. Nước được trộn với bọt cô đặc, tạo thành một dung dịch foam. Dung dịch này lại được trộn với không khí (hút không khí) để tạo ra một loại bọt chữa cháy có đủ tính năng, sẵn sàng phun lên bề mặt vật gây cháy và dập tắt cháy.
Các loại Bọt (thông dụng):

  • Foam AFFF là chất bọt mà sẽ tạo ra một màn sương phủ trên mặt phẳng của nhiên liệu có hydrocarbon.

  • Foam ARC (alcohol-resistant concentrate) là chất bọt mà sẽ tạo ra một màn nhấy trên mặt phẳng của loại nhiên liệu không hòa tan


tải về 365.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương