Thuyết minh dự ÁN: CẢi tạO, XÂy dựng bệnh viện an bình (GĐ2)



tải về 2.72 Mb.
trang27/43
Chuyển đổi dữ liệu30.06.2022
Kích2.72 Mb.
#52547
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   43
TM BPTC PHẦN NGẦM - THÂN

Hình ảnh thi công đào đất sau khi lắp dựng hệ giằng lớp 1

Thi công đào đất bằng thủ công:

  • Việc đào đất và sửa hố móng theo đúng kích thước thiết kế bằng thủ công, được thực hiện đan xen khi đào đất bằng máy.

  • Phương tiện vận chuyển: dùng xe cải tiến, cút kít…

  • Sơ đồ đào đất và hướng đào thể hiện trên bản vẽ biện pháp thi công.

  • Khối lượng đào đất bằng thủ công tương đối lớn nên cần phải tổ chức thi công cho hợp lý tránh tập trung người vào một chỗ, phân rõ ràng các tuyến làm việc, hướng vận chuyển bố trí vuông góc với hướng đào.

  • Khi đào những lớp đất cuối cùng để tới cao trình thiết kế thì đào tới đâu phải tiến hành làm lớp lót móng và bê tông lót móng đến đó để tránh xâm thực của môi trường và phá vỡ kết cấu đất.

  • Khi thi công đào móng phải đặt hệ thống máy bơm để hút nước trong hố móng và làm vệ sinh sạch trước khi đổ bê tông.

  • Nhà thầu sẽ đảm bảo tính nguyên vẹn của hố móng theo đúng các yêu cầu kỹ thuật cho đến khi nghiệm thu hố móng để chuyển sang các công đoạn tiếp theo.

  • Sau khi đào xong, dùng máy trắc đạc kiểm tra lại tim, cốt dùng thước kiểm tra lại sơ bộ kích thước hình học các hố móng. Nếu đạt yêu cầu thiết kế, nhà thầu sẽ thông báo cho kỹ sư giám sát nghiệm thu công tác đào móng rồi mới chuyển tiếp công việc thi công.

  • Vật liệu thừa được vận chuyển ra khỏi công trường bằng xe chuyên dụng.

3. Cách thức ứng phó với sự cố gặp phải khi đào đất

Sự cố xảy ra trong cả quá trình thi công tường lẫn trong khi đào đất. Các sự cố chủ yếu thường xảy ra là: nứt gãy kết cấu, đứt đường ống, nghiêng lún nhà, sụt đất, đổ tường rào, sập đổ nhà. Các hiện tượng này thường xảy ra tại các khu vực có đất sét yếu hoặc cát chảy khi tường hố đào không đủ độ cứng hoặc thiếu khả năng cách nước. Tại một vài công trình sự cố đã xảy ra ngay cả khi đất nền không quá yếu nhưng tường lại bị khuyết tật, không ngăn được xói ngầm nền nước và cát. Việc thi công hố đào về nguyên tắc cần đảm bảo an toàn cho cả các hạng mục bên trong hố đào lẫn các công trình lân cận hố đào.

Sự cố thường gặp khi thi công hố đào:

    1. Mất ổn định thành (mái) hố đào;

    2. Lún bề mặt đất xung quanh hố đào;

    3. Đẩy trồi đáy hố đào;

    4. Hư hỏng kết cấu móng và các bộ phận ngầm đã xây dựng bên trong hố đào và các công trình lân cận hố đào.

Nguyên nhân chủ yếu gây sự cố khi thi công hố đào:

    1. Dịch chuyển của các lớp đất yếu từ bên ngoài vào phía trong hố đào;

    2. Hạ mực nước ngầm, tăng áp lực nước dưới đáy hố đào.

4. Các yêu cầu và biện pháp phòng ngừa sự cố
Yêu cầu chung:

  • Hố đào cần được coi như một hạng mục công trình độc lập và phải được thực hiện theo trình tự chặt chẽ: khảo sát địa kỹ thuật; thiết kế biện pháp thi công; thi công và quan trắc địa kỹ thuật trong quá trình thi công; hoàn công và nghiệm thu hố đào.

  • Trong trường hợp có nhiều hố đào trên cùng mặt bằng, cần thiết kế biện pháp thi công tổng thể cho các hố đào nhằm hạn chế ảnh hưởng giữa chúng với nhau.

  • Nhà thầu thiết kế cần đưa ra những giải pháp thiết kế hợp lý hoặc phải có những khuyến cáo cần thiết nhằm tránh những ảnh hưởng bất lợi của quá trình thi công hố đào. Trong trường hợp có thể, cần hạn chế tối đa việc hạ sâu đáy móng và đáy các phần ngầm của công trình.

Yêu cầu đối với công tác khảo sát địa kỹ thuật:
Ngoài những quy định về công tác khảo sát xây dựng theo quy định hiện hành, việc khảo sát địa kỹ thuật phục vụ thi công hố đào cần lưu ý những yêu cầu sau:

  • Phải xác định đủ các thông số cấu tạo địa tầng, đặc biệt chú trọng quy luật phân bố theo diện, theo chiều sâu của các tầng đất yếu;

  • Xác định các tính chất cơ lý của đất phải phù hợp với mô hình và phương pháp tính toán được sử dụng trong thiết kế biện pháp thi công;

  • Xác định điều kiện địa chất thủy văn, đặc biệt sự tồn tại, đặc điểm và động thái của các tầng chứa nước.

Yêu cầu đối với thiết kế biện pháp thi công:

  • Trình tự thi công thường là: đào đất đến độ sâu an toàn, thi công một phần kết cấu móng (cọc), đào đất đến độ sâu thiết kế, thi công tiếp phần kết cấu còn lại và lấp đất hoàn công hố đào.

  • Cần tổ chức thi công đào thử với các quan trắc địa kỹ thuật phù hợp để lựa chọn biện pháp kỹ thuật thi công thích hợp. Khi chọn biện pháp thi công hố đào với mái dốc tự nhiên, cần xác định độ dốc mái hố đào bằng số liệu khảo sát địa kỹ thuật hoặc bằng thực nghiệm tại hiện trường.

  • Các thông số cần xác định khi tính toán và thiết kế biện pháp thi công bao gồm:

  • Hệ số an toàn chống trượt đất thành hố đào;

  • Độ lún, lún không đều bề mặt đất xung quanh hố đào;

  • Chuyển vị của hệ thống tường chắn ;

  • Giá trị ứng suất, biến dạng của hệ giằng ;

  • Các thông số liên quan đến ổn định đáy hố đào (trị số nâng trồi đáy hố đào, giá trị áp lực nước tác dụng dưới đáy hố đào, v.v...);

  • Lưu lượng nước chảy vào hố móng, mức độ hạ thấp mực nước ngầm;

  • Dự báo khả năng gây hư hỏng đối với các công trình lân cận hố đào.

Khi thiết kế biện pháp thi công cần lưu ý:

  • Khi có nhiều hố đào trên mặt bằng, phải đưa ra trình tự thi công ưu tiên như thi công các hố đào sâu trước, các hố đào nông sau;

  • Phải chỉ rõ nhiệm vụ công tác quan trắc địa kỹ thuật trong quá trình thi công;

  • Biện pháp xử lý các tình huống có dấu hiệu xảy ra sự cố.

Yêu cầu đối với công tác thi công:

  • Thi công đào đất phải tuân thủ thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt.

  • Phải đào đều từng lớp trên toàn bộ diện tích hố đào, tránh đào sâu cục bộ.

  • Hạn chế tối đa việc gia tải xung quanh hố đào, không tập trung các phương tiện thi công trên bề mặt quanh hố đào, phải vận chuyển đất đào ra xa phạm vi hố đào.

  • Phải lấp đều từng lớp trên cả diện tích hố đào. Phải kịp thời chèn lấp chặt cát vào các khoảng trống rút cừ, hạn chế tối đa lún khối đất trên mặt gây hư hỏng công trình lân cận khu vực rút cừ.

  • Trong quá trình thi công, nhà thầu thi công xây dựng phải quan sát, phát hiện các biểu hiện bất thường trong quá trình đào và kịp thời báo cáo cho Chủ đầu tư. Khi cần thiết, phải tạm dừng thi công để theo dõi và xử lý.

Yêu cầu đối với công tác quan trắc địa kỹ thuật:

  • Phương án quan trắc địa kỹ thuật được nhà thầu thi công xây dựng thiết lập và phải được Chủ đầu tư chấp thuận.

  • Phương án quan trắc địa kỹ thuật cần chỉ rõ các thông số, số lượng và vị trí cần đo đạc quan trắc; các thiết bị dụng cụ đo và phương pháp lắp đặt, lấy số liệu; chu kỳ đo; phương pháp xử lý, biểu diễn, giải thích và đánh giá số liệu; các giá trị quan trắc cảnh báo nguy cơ sự cố.

  • Các thông số địa kỹ thuật cần quan trắc trong quá trình thi công hố đào có thể là:

  • Độ lún của mặt đất quanh khu vực đào;

  • Chuyển vị ngang của thành hố đào;

  • Mực nước và mực thủy áp của các tầng chứa nước;

  • Áp lực nước lỗ rỗng;

  • Chuyển vị của tường vây, biến dạng của hệ giằng;

  • Lún và hư hỏng kết cấu của công trình lân cận.

5. Xử lý tình huống khi có dấu hiệu sự cố

  • Khi xuất hiện các giá trị quan trắc cảnh báo có dấu hiệu sự cố, nhà thầu thi công xây dựng cần báo ngay với Chủ đầu tư. Trong trường hợp cần thiết, có thể tạm ngừng thi công và có biện pháp xử lý thích hợp.

  • Các biện pháp kỹ thuật có thể áp dụng nhằm ngăn ngừa phát sinh sự cố là:

  • Giảm tải trên khu vực lân cận hố đào như di chuyển đất thừa, các vật tư, phương tiện thi công ra xa hố đào;

  • San lấp lại phần hố đã đào;

  • Giảm độ dốc thành (mái) hố đào;

  • Gia cường các hệ giằng chống;

  • Giảm thiểu bơm, hút hạ thấp mực nước ngầm;

  • Giảm thiểu các hoạt động thi công gây chấn động mạnh tại các khu vực lân cận.

  • Sau khi thực hiện một hoặc một số trong các biện pháp nêu trên và kết quả quan trắc cho thấy sự cố đã được ngăn chặn, cần xác định nguyên nhân, điều chỉnh thiết kế biện pháp thi công.

  • Trong trường hợp xảy ra sự cố, cần thực hiện các công việc theo quy định hiện hành về quản lý sự cố các công trình xây dựng.

6. Hệ chống, sàn tạm
Căn cứ vào hồ sơ khảo sát địa chất và hồ sơ thiết kế công trình, Nhà thầu sau khi tính toán và kiểm tra lại thì sử dụng hệ sàn chống theo đề xuất của đơn vị thiết kế để tiến hành lập biện pháp thi công.
Nhà thầu sẽ lắp dựng 18 Kingpost, các kingpost này sẽ đỡ cho hệ giằng. Thép hình kingpost là I 350x350x19x12.
Sau khi đào đất đợt 1, tiến hành lắp dựng hệ giằng chống lớp 1 ở cao độ -3.050m, các thanh giằng chống ngang chính là I 350x350x19x12 (tham khảo thêm bản vẽ biện pháp thi công). Sau khi lắp đặt xong hệ giằng chống này, sẽ tiến hành lực kích N = 125kN/m. Các hệ kingpost được cẩu lắp đặt bằng cẩu tháp và cẩu Kato để đẩy nhanh tiến độ lắp đặt.
Hệ giằng chống lớp 2 ở cao độ -6.65m được thi công tương tự như hệ giằng chống lớp 1. Trong quá trình thi công hệ giằng chống lớp 2 sẽ tiến hành thi công hệ sàn đạo để phục vụ các công tác tiếp theo (như cẩu lắp hệ giằng lớp 2, đào đất, thi công bê tông cốt thép phần ngầm...)
Các công tác kích hệ giằng đến lực thiết kế rất quan trọng do vậy được Nhà thầu quan tâm và triển khai thi công, cũng như được sự giám sát chặt chẽ của Chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn trong suốt quá trình thi công.





tải về 2.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương