Thuyết minh dự ÁN: CẢi tạO, XÂy dựng bệnh viện an bình (GĐ2)


Thi công hệ cây chống kingpost: Nhà thầu dùng biện pháp khoan dẫn sau đó đổ bê tông neo giữ chân kingpost



tải về 2.72 Mb.
trang26/43
Chuyển đổi dữ liệu30.06.2022
Kích2.72 Mb.
#52547
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   43
TM BPTC PHẦN NGẦM - THÂN

Thi công hệ cây chống kingpost: Nhà thầu dùng biện pháp khoan dẫn sau đó đổ bê tông neo giữ chân kingpost

2.1. Thi công đào đất, vận chuyển đất

  • Trước khi thi công đào đất tầng hầm phải đập phá bỏ tường dẫn cả 2 phía, sau đó thi công dầm giằng mũ tường chắn bằng Bê tông cốt thép để liên kết các bản tường chắn lại với nhau (tương tự như thi công các giằng tường).

  • Đào đất tầng hầm 1 đợt 1 từ cốt -1.20m đến cốt – 4.450 m: Chiều sâu đào là 3.25m, khối lượng đất đào khoảng 8274.5m³. Sử dụng đào các máy 0.5m3 kết hợp với đào thủ công, cần đào hai lớp nhưng chỉ dịch chuyển máy một lần. Mỗi luống đào rộng 5m. Máy đào đi theo phương dọc để bên nhà, hướng đào đất từ giữa ra ngoài đường An Bình và đường Trần Phú , phần đất sát tường Barrete tiến hành đào chậm và cẩn thận bóc từng lớp đất bằng xe đào 0.5m3 hoặc bằng đào bằng thủ công. Trong quá trình đào tiến hành xẻ các rãnh thu nước để gom nước về các hố thu nước, dùng máy bơm bơm ra ngoài. Đất đào được vận chuyển ra khỏi thành phố bằng xe ben chuyên dụng, xe được che đậy cẩn thận và hoạt động theo giờ cho phép của thành phố, công tác vệ sinh sẽ được Nhà thầu hết sức chú ý.

  • Căn cứ vào khối lượng đào đất bằng máy và mặt bằng công trình nhà thầu chọn máy đào gầu nghịch. Vì loại máy này có ưu điểm sau:

  • Thích hợp cho công tác đào móng băng.

  • Máy đào gầu nghịch tuy có năng suất thấp hơn các loại máy khác nhưng có ưu điểm đứng trên cao đào xuống thấp mà không phải làm đường cho máy lên xuống phù hợp với điều kiện thực tế của công trình, đồng thời đẩy nhanh tiến độ công tác đào đất.

  • Do máy đứng trên cao và thường cùng độ cao với ô tô vận chuyển đất nên rất thuận tiện cho việc đổ đất lên thùng xe và hướng vận chuyển của ô tô không bị cản trở.

  • Sau khi đào đến cốt -4.750m. Máy đào tạm nghỉ để dành không gian cho công tác thi công hệ giằng chống lớp 1. Có một vài đặc điểm cần lưu ý:

  • Khoan cắt các cọc thử.

  • Biện pháp tiêu thoát nước:

  • Tiêu nước mặt: Dùng bốn máy bơm phục vụ công tác tiêu nước hố đào được đặt ngay hai lỗ mở gần nhất tính từ bể lắng. Đầu ống hút thả xuống hố thu nước, đầu xả được đưa ra ngoài thoát an toàn vào bể lắng rồi thoát ra hệ thống nước thải thành phố. Mương dẫn nước bố trí giữa các hàng cột có độ dốc i= 1% sâu 0,5m hướng về các hố thu nước được đào sâu hơn cốt đáy sàn 1m. Hố này có chu vi 1,0 x 1,0 m được gia cố bằng ván và cột chống gỗ.

  • Hạ mực nước ngầm: trên mặt bằng bố trí khoảng cách giếng kim lọc là 10m, nước trong giếng kim lọc này được bơm liên tục trong suốt thời gian thi công bê tông đến khi bê tông đạt cường độ thiết kế và được sử dụng thi công hết phần ngầm. Nước trong giếng kim lọc được bơm lên hố thu rồi bơm ra bể lắng sau đó sẽ thải ra hệ thống nước thải chung.

  • Sau khi thi công xong hệ giằng chống thứ nhất và tiến hành kích đạt lực theo yêu cầu thiết kế thì tiến hành công tác đào đất đợt 2 đến cao độ -8.050m: Chiều sâu đào là 3,6m, khối lượng đất đào khoảng 5760.0 m³. Cũng giống như phương án đào đất đợt 1, Nhà thầu sẽ chú ý đến việc tạo rãnh để thoát nước mặt, đào đất theo hướng từ trong ra ngoài, chú ý các vị trí đất tiếp giáp với tường vây. Tùy theo tình hình mặt bằng và địa chất lúc đó, Nhà thầu có thể sẽ bố trí thi công hệ sàn đạo để làm sàn thao tác trong công tác chuyển đất và thi công công tác bên dưới được thuận lợi.

  • Sau khi hoàn thành công tác đào đất đợt 2, sẽ tiến hành thi công hệ giằng chống lớp 2. Sau đó tiến hành đào đất đến sàn hầm 2 và đào cục bộ tại khu vực bể nước. Các công tác quan sát hiện trạng tường vây, thu nước mặt, hướng đào sẽ được Nhà thầu đặc biệt lưu ý.

  • Do việc sử dụng lại đất đào để lấp hố móng và tôn nền, đất đào phải được tập kết xung quanh hố đào sao cho vừa đảm bảo an toàn vừa thuận tiện thi công và giảm tối đa việc trung chuyển đất không cần thiết nhằm giảm giá thành công trình. Khối lượng đất đào của từng hố móng và mặt bằng thi công thực tế của công trình nhà thầu lập sơ đồ đào đất theo nguyên tắc sau:

  • Đào thành từng dải chạy dọc theo chiều dài nhà, hướng đào từ trong ra ngoài.

  • Phần đất lẫn nhiều rác nhà thầu dùng xe ô tô vận chuyển đến bãi thải quy định.

  • Đất có thể dùng được làm đất lấp hố móng, nhà thầu sẽ tập kết trên mặt bằng.









tải về 2.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương