ThS. Phan Tuấn Triều – Đh bình Dương


Hình 4.1. Sơ đồ cấu tạo mixenkeo (N.I.Grorbanov)



tải về 3.47 Mb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu06.01.2018
Kích3.47 Mb.
#35791
1   2   3   4
Hình 4.1. Sơ đồ cấu tạo mixenkeo (N.I.Grorbanov)


    1. Phân loại hạt keo

Dựa vào nguồn gốc hình theo keo đất được chia làm 3 loại:

- Keo vô cơ: đó là các keo có nguồn gốc từ các loại khoán sét và hydroxit sắt, nhôm như: keo monmorilonit, keo illit, kaolinit, keo setquioxit.

- Keo hữu cơ: các loại keo được hình thành từ các chất hữu cơ chủ yếu là keo của các ãit mùn: axit humic, axit fuvic, hoặc các chất hữu cơ thông thường: xenluloza, protein, linhin. các keo hữu cơ vì có các nhóm định chức(-COOH; -OH; -NH2…) nên có khả năng phân ly ra H+, do đó nó mang điện tích âm.

- Keo phức vô cơ-hữu cơ: dấu điện tích của keo của chúng phụ thuộc vào bản chất vô cơ và hữu cơ, tỷ lệ phối hợp của chúng và phản ứng môi trường.



    1. Tính chất của keo đất

Keo đất có điện tích lớn và có năng lượng bề mặt, nên có khả năng hấp phụ rất lớn. Năng lượng bề mặt của keo đất sinh ra ngay trên bề mặt tiếp xúc giữa keo đất với dung dịch đất.

  • Keo đất mang điện tích nên có thể tham gia vào rất nhiều các phản ứng trao đổi và các phản ứng khác.

  • Tính ưa nước và kỵ nước: do keo đất mang điện tích nên chúng không chỉ hút các ion mà cả những phân tử có cực. Vì phân tử nước có tính lưỡng cực nên thường bị các keo hấp thụ. Nếu keo âm thì đầu của của cực dương( H+) tiếp xúc với keo và ngược lại. Quá trình này gọi là quá trình hydrat hóa của keo.

Dựa vào mức độ hydrat hóa, keo đất chia làm 2 nhóm:

  • Keo ưa nước có độ hydrat hóa cao, màng nước bao xung quanh dày, như keo axit humic, axit fuvic, keo axit silixic.

  • Keo không ưa nước có mức độ hydrat hóa thấp, màng nước bao xung quanh mỏng như: hydroxit sắt, nhôm, kaolinit.

  • Tính tụ keo và tán keo: khả năng chống lại sự gắn kết của những phân tử keo lại với nhau trong dung dịch do ảnh hưỡng của những chất điện phân, phản ứng của môi trường…giữ cho keo ở trạng thái phân tán ( trạng thái sol) gọi là khả năng tán keo và keo ở trạng thái này gọi là keo tán hay sol keo.

  • Sự chuyển keo ở trạng thái phân tán sang trạng thái ngưng tụ, gọi là sự tụ keo (trạng thái gel). Quá trình ngưng tụ keo là do keo mất các màng nước hoặc do keo trở nên trung hòa điện tích khi kết hợp với các phân tử (hạt keo) có điện tích trái dấu.

  1. Khả năng hấp thụ của đất

Do trong đất có chứa những keo mang điện tích, nên có khả năng hấp thụ. Nếu xử lý đất bằng một muối phân ly trung tính (KCl) thì K+ của muối này bị đất hấp phụ và trong dung dịch đất lại xuất hiện một cation khác.

Khả năng giữ lại những chất ở trạng thái hòa tan hoặc một phần khoán chất phân tán ở dạng keo hay những hạt rất nhỏ, vi sinh vật và những thể huyền phù thô khác gọi là khả năng hấp phụ của đất.

Khả năng hấp phụ của đất được chia ra 5 dạng sau:


  1. Hấp phụ cơ học: Là khả năng đất giữ lại những hạt tương đối thô trong các khe, lỗ hỏng. đất là một thể xốp, chứa nhiều lỗ hổng có kích thước khác nhau nên có khả năng giữ lại một cách cơ học những hạt có kích thước lớn hơn kích thước của lỗ hổng, hay các chổ uốn cong của mao quản.

  2. Hấp thụ lý học (hấp thụ phân tử): Là khả năng giữ lại những hạt có kích thước nhỏ, những phân tử, nguyên tử trên bề mặt keo đất. Các hạt đất có kích thước nhỏ thường co năng lượng bề mặt. Hấp thụ lý học phụ thuộc nhiều vào thành phần cơ giới, nếu đất nào có nhiều hạt sét (thành phần cơ giới nặng) thì có năng lượng bề mặt lớn do đó khả năng hấp phụ lý học càng lớn.

  3. Hấp thụ lý học: Là khả năng giữ lại trong đất các chất hoa tan ở dạng kết tủa, không tan, ít tan do kết quả của những phản ứng hóa học xảy ra trong dung dịch đất.

Na2SO4 + CaCl2 ------> CaSO4 + 2NaCl

Al3+ + PO43- -------> AlPO4

3Ca2+ + 2PO43- ------> Ca3(PO4)2

Dạng hấp phụ này rất phổ biến trong đất và dẫn đến sự cố định nhiều nguyên tố dinh dưỡng trong đất.



  1. Hấp phụ lý – hóa học (hấp thụ trao đổi): Là hấp phụ trao đổi giữa nhũung ion trên bề mặt các keo đất và những ion cùng dấu trong dung dịch đất. Thực chất là phản ứng lý – hóa giữa keo đất và ion trong dung dịch đất.

  2. Hấp phụ sinh học:Là khả năng giữ lại các chất dinh dưỡng bởi vi sinh vật từ dung dịch đất, chủ yếu là cây xanh và vi sinh vật.Đây là hình thức hấp phụ một chiều, đôi khi còn là trao đổi, vì rễ thực vật tiết ra ion H+ để trao đổi với chất dinh dưỡng ở dạng cation.

Đặt tính nổi bật của hấp phụ sinh học là tính chọn lọc, tức mỗi loài thực vật chỉ thu và giữ trong chúng một số nguyên tố hóa học nhất định, do đó không làm chúng rửa trôi

  1. Dung dịch đất

    1. Khái niệm

Dung dịch đất được xem là thể lỏng của đất, trong đó chứa các muối hòa tan, hợp chất hữu cơ khoán, hữu cơ hòa tan và các sol keo.

Dung dịch đất tác dụng trực tiếp với thể rắn, không khí đất, hệ thống rễ thực vật với các sinh vật lớn, nhỏ sống trong đất. Nó thay đổi liên tục dưới tác động của các yếu tố địa lý, thủy văn và các mùa trong năm.



Theo Vernatski thì dung dịch đất quan hệ với đất như máu của động vật, như dịch của tế bào cây.


Hình 4.2. Vai trò của dung dịch đất

Dung dịch đất có tác dụng chính sau:



  • Hòa tan các chất hữu cơ, khoáng và chất khí cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Thành phần và nồng độ chất hòa tan trong dung dịch đát nói lên khả năng cung cấp thức ăn dễ đồng hóa nhấtcủa đất đối với cây trồng.

  • Nồng độ dung dịch đất ảnh hưởng tới sự hấp phụ chất dinh dưỡng của cây trồng. Trong trường hợp tăng nồng độ chất hòa tan (bón phân, đất bị mặn, nồng độ chất ô nhiễm cao…) thì áp suất thẩm thấu của dung dịch đất tăng và cảng trở sự hút nước của cây và cây héo.

  • Phản ứng dung dịch đất ảnh hưởng đến sự hoạt động của vi sinh vật, đến các tính chất lý - hóa học của đất.

  • Trong dung dịch đất chứa một số loại muối, các chất hòa tan khác, các cation và anion có khả năng đệm.

  • Dung dịch đất chứa một số chất hòa tan làm tăng cường sự phong hóa đá.

    1. Nguồn gốc, thành phần và yếu tố ảnh hưởng đến dung dịch đất.

      1. Nguồn gốc

Dung dịch đất được tạo thành từ 3 nguồn gốc: hơi nước ngưng tụ, mưa khí quyển, nước ngầm.

Trong điều kiện đất được tưới nước thì bản chất của dung dịch đất còn liên quan đến bản chất của nguồn nước tưới.

Các chất hòa tan trong dung dịch đất luôn được bổ sung do:


  • Quá trình bón phân hữu cơ và vô cơ.

  • Quá trình trao đổi ion trên keo đất và chuyển vào dung dịch đất.

  • Quá trình phong hóa đá, phân giải chất hữu cơ.

      1. Thành phần

Thành phần và nồng độ dung dịch đất là kết quả của hàng loạt quá trình sinh học, lý – hóa học, lý học. giữa dung dịch đất và phần rắn của đất luôn xảy ra sự trao đổi.

Trong dung dịch đất chứa các chất hữu cơ, vô cơ và các sol keo. Thành phần vô cơ trong dung dịch đất tồn tại ở dạng cation và anion.



  • Các anion quan trọng của dung dịch đất:HCO3-, NO2-,Cl-,SO42-,H2PO4-,HPO42-

  • Các cation trong dung dịch đất có: Ca2+, Mg2+, Na+, K+, H+, Al3+, Fe3+,ngoài ra còn có các cation nguyên tố vi lượng: Mn2+, Zn2+, Cu2+, CO2+

Giữa các cation trong dung dịch đất và các cation trạng thái hấp phụ luôn có một cân bằng động. Trong những đất không mặn, không chua thì Ca2+,Mg2+ chiếm ưu thế, trong các đất chua thì H+,Al3+,Fe3+, trong đất mặn Na+.

  • Chất hữu cơ trong dung dịch đất: Chất hữu cơ là hoạt động sống của vi sinh vật, động vật và thực vật, các sản phẩm phân giải của chúng như: các loại đường ,axit hữu cơ, rượu, axit amin, vitamin, khán sinh và độc tố. tuy nhiên nồng độ của chúng thấp.

  • Các chất khí trong dung dịch đất: ngoài các chất khí thông thường trong dung dịch đất như:N2, O2, CO2, còn có NO2, NH3( hình thành khi giông bão). Trong điều kiện yếm khí có các khí CH4, H2S…

      1. Những nhân tố ảnh hưởng đến dung dịch đất

Dung dịch đất là phần linh động nhất, dễ thay đổi thành phần và nồng độ. Các nhân tố ảnh hưởng là:

  • Lượng mưa: lượng nước nhiều làm giảm nồng độ chất hòa tan thêm một số chất. ngược lại, lượng nước giảm làm tăng nồng độ của dung dịch đất, có thể làm thay đổi thành phần dung dịch đất.

  • Sự hoạt động của sinh vật: hệ rễ của thực vật hút nước và dinh dưỡng từ đất do đó làm thay đổi thành phần và nồng độ của dung dịch đất. nhiều vi sinh vật và do hoạt động sống của chúng cũng làm thay đổi thành phần và nồng độ của dung dịch đất. vi khuẩn nitrat hóa (Nitrosomonas,Nitrobacter) tạo thành axit HNO3;H2SO4 làm axit hóa dung dịch đất…

  • Phản ứng của dung dịch đất: phản ứng dung dịch đất liên quan chặt chẽ tới sự hòa tan và mức độ dễ tiêu của nhiều nguyên tố dinh dưỡng.

  • Nhiệt độ: nhiệt độ càn cao thì sự hòa tan các chất càng nhiều, nồng độ dung dịch càng tăng.

  • Thành phần của đá mẹ, nước ngầm, phân bón.

  1. Tính đệm của dung dịch đất

    1. Khái niệm

Phản ứng của dung dịch đất dường như không thay đổi dưới tác dụng của những dung dịch bên ngoài, gọi là tính đệm của dung dịch đất.

Tính đệm của dung dịch là khả năng giữ cho pH thay đổi ít khi tác động các yếu tố hóa và sinh học làm tăng cường H+ và OH- trong đất.

Tính đệm của đất trước hết liên quan đến quá trình trao đổi ion và khả năng chống lại hoặc axit hóa hoặc kiềm hóa dung dịch.


    1. Các nguyên nhân gây tính đệm

- Đệm do tác dụng trao đổi cation trong đất

Trên bề mặt của keo hấp phụ các cation kiềm như: Ca2+, Mg2+, và H+. Do keo đất đồng thời chứa các cation kiềm và cation axit, nên khi có một lượng ion H+ hay OH- thêm vào dung dịch đất, sẽ làm mất căng bằng xảy ra sự trao đổi cation. Kết quả làm phản ứng dung dịch đất không thay đổi.

Ca2+ 2H+

[KĐ] + 2HCl <= => [KĐ] + CaCl2

H+ H+
Ca2+ Ca2+

[KĐ] + NAOH <= => [KĐ]

H+ Na+
Khả năng đệm này do keo sét gây ra, nếu đất có nhiều sét, nhiều mùn thì khả năng đệm càng lớn. Keo hữu cơ > monmorolorit > illit > kaolinit.


  • Đệm do tác dụng của axit yếu và muối của chúng

Các axít amin có thể đệm với axít và bazơ:
NH2 NH3Cl

R – CH +HCl <= => R-CH

COOH COOH

NH2 NH2

R-CH +NAOH <= => R-CH

COOH COONA


Axít humic cũng có tác dụng đệm 2 chiều:
OH Cl

R + HCl <= => R +H2O

COOH COOH
OH OH

R +NaOH <= => R + H2O

COOH COONa
Axít axetic có thể đệm với axít mạnh.

Muối của axít yếu và bazơ mạnh cũng có tác dụng đệm: hình thành một axít yếu thay axít mạnh.




  • Đệm do tác dụng của Al3+ linh động

Khi đất có pH bé hơn 4 thì Al3+ xung quanh có 6 phân tử H2O bao bọc (gọi là ion nhôm hydrat hóa: Al(H2O)63+. Khi môi trường bị kiềm trong dung dịch thì một số phân tử nước sẽ phân ly H+ + OH- làm cho pH không thay đổi.

  • Đệm do dung dịch chất chứa một số chất có khả năng trung hòa

trong đất luôn chứa một số chất có khả năng trung hòa axít xâm nhập vào đất.

CaCO3 + 2HNO3 = CA(NO3)2 +CO2 + H2O



  1. Tính oxy hóa khử của dung dịch đất

    1. Khái niệm

Trong đất luôn tồn tại chất oxy hóa và chất khử, nên quá trình oxy hóa- khử xảy ra phổ biến.chất oxy hóa là những chất có khả năng nhận electron, chất khử là những chất có khả năng cho electron.
Mỗi chất oxy hóa sau khi nhận electron trở thành chất khử gọi là chất khử liên hợp với nó.
Mỗi cặp oxy hóa - khử liên hợp có thể biểu diễn bằng hệ thức:
- Ox: là chất oxy hóa

Ox + ne = Kh - Kh: chất khử liên hợp với chất oxy hóa

- ne: số electron mà Ox nhận để thành Kh
Chất oxy hóa Chất khử

Fe3+ + 1e <= => Fe2+

Mn4+ + 2e <= => Mn2+

Mn3+ + 1e <= => Mn2+

Cl2 + 2e <= => 2Cl-

Như vậy phản ứng oxy hóa khử là phản ứng giữa chất oxy hóa và khử có sự trao đổi electron. hệ thống oxy hóa – khử được ký hiệu là Redox.


Trong đất những chất oxy hóa là O2; NO3-; Fe3+; Mn4+; Cu2+ và một số sinh vật hiếu khí. Chất khử là H2, Fe2+, Cu+ và vi sinh vật kị khí.
Quá trình oxy hóa - khử trong đất đều có thực vật và vi sinh vật tham gia cho nên đây là một quá trình sinh học.

Trong điều kiện oxy hóa hay khử, chất hữu cơ đều bị phân giải, tuy nhiên, cường độ, sản phẩm phân giải có khác nhau.


Thành phần chất hữu cơ chất oxy hóa chất khử

C CO2 CH4;CO

N NO2 NO-3;N2;NH3

S SO42- H2S

P PO43- PH3

FE Fe3+ Fe2+

MN Mn4+ Mn3+;Mn4+

CU Cu2+ Cu+

Để đặc trưng cho cường độ oxy hóa - khử của dung dịch đất thường xác định bằng điện thế oxy hóa – khử (kí hiệu Eh).

[OX]


Eh = Eo + 59 lg ------ (tính bằng mV)

[Kh]


    1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình oxy hóa - khử

Trong dung dịch đất có chứa nhiều hệ thống oxy hóa – khử (Redox) với nồng độ khác nhau. nồng độ chất oxy hóa và khử của một hệ thống nào cao nhất sẽ quyết định điện thế oxy hóa – khử (Eh) của môi trường.

  • Nồng độ oxy trong không khí đất, oxy hoà tan trtong dung dịch đất và các bài tiết của vi sinh vật quyết định Eh của dung dịch đất.

  • Độ ẩm thay đổi làm thay đổi Eh của đất. khi đất ẩm nhiều quá trình khử mạnh, do đó Eh giảm. ngược lại đất khô, quá trình oxy hoá mạnh, Eh tăng.

  • Phản ứng của dung dịch đất của dung dịch đất cũng ảnh hưởng đến Eh: Clark đã đưa ra chỉ số rH2: chỉ số phản ánh sự tương quan giữa Eh và pH.

Eh

rH2 = ----- + 2 pH

30
rH2 = 28 – 34: đất thoáng

rH2 =22 – 25: là đất yếm khí

rH2 <20: đất glây

rH2 =27: đất trung bình.



  • Các biện pháp canh tác, hay tác động vào đất khác nhau cũng làm thay đổi Eh như: cày sâu, bón phân hữu cơ, tưới… hay các chất khác đưa vào đất.

    1. Độ dẫn điện (EC) của dung dịch đất

Độ dẫn điện EC của dung dịch đất có liên quan với hàm lượng các muối hoà tan trong dung dịch. Thường thì khi nồng độ muối tan trong dung dịch tăng lên thì độ dẫn điện của dung dịch đất cũng tăng. EC thường được tính bằng mhos/cm, thường EC của dung dịch đất thường nhỏ vì vậy người ta dùng đơn vị là milimhos/cm.

CHƯƠNG V: XÓI MÒN ĐẤT

  1. Khái niệm xói mòn đất

Xói mòn (erosion) là sự chuyển dời vật lý lớp đất mặt do nhiều tác nhân khác nhau như: lực của giọt nước mưa, dòng chảy trên bề mặt và qua chiều sâu của phẩu diện đất, tốc độ gió và sức kéo của trọng lực. quá trình mang đi lớp đất mặt do nước chảy, gió, tuyết hoặc các tác nhân địa chất khác, bao gồm cả các quá trình sạt lở do trọng lực. quá trình di chuyển lớp đất do nước đều kéo theo các vật liệu tan và không tan .

  • Xói mòn vật lý gồm sự tách rời và di chuyển những cấu tử đất không tan như cát, sét, bùn và chất hữu cơ. sự di chuyển được xảy ra có thể theo phương nằm ngang trên bề mặt và cũng có thể theo phương thẳng đứng dọc theo bề dày của phẫu diện đất qua các khe hở, kẽ nứt, lỗ hỏng có sẵn trong đất.

  • Xói mòn hóa học là sự di chuyển các vật liệu hòa tan. xói mòn hóa học có thể xảy ra do tác động của dòng chảy bề mặt hoặc dòng chảy ngầm từ tầng này tới tầng khác.

Quá trình xói mòn sẽ làm mất đất do đó rất nguy hiểm cho phát triển nông lâm nghiệp. xói mòn đất làm thoái hóa đất làm giảm tính năng sản xuất của đất.

Để tính lượng đất xói mòn, người ta sử dụng phương trình wiscehmeir và Smith ( 1976)

A= RKLSCP

A: lượng đất bị mất do xói mòn (tấn/ha/năm)

R: động năng gây xói mòn (động năng của hạt mưa)

L: Chiều dài sườn dốc

S: Độ dốc của mặt đất

C: Hệ số mật độ che phủ

P: Hệ số các biện pháp chống xói mòn



  1. Tác nhân,nhân tố và những nguyên nhân của xói mòn đất

Xói mòn đất còn có nghĩa là sự đảo lộn cân bằng đất – thảm thực vật – khí hậu. Sự xáo trộn này có thể do tác động tự nhiên và nhân sinh.

Hệ thống gây xói mòn đã được xếp thành các nhóm tác nhân, nhân tố hoặc nguyên nhân của xói mòn:



  • Tác nhân của xói mòn là những vật mang hoặc hệ thống di chuyển trong chuyển động đất.

  • Nhân tố xói mòn đất là những chỉ số có tính tự nhiên hoặc nhân sinh quyết định độ lớn của sự đảo lộn cân bằng. Cụ thể: khí hậu, địa hình, đặc tính đất, thảm thực vật và trinh độ quản lý đất, cây trồng.

  • Nguyên nhân của xói mòn thường làm tăng những tác động của các tác nhân và nhân tố xói mòn đất và xúc tiến các quá trình xảy ra kem theo. nguyên nhân của xói mòn đất bao gồm cả các hoạt động sản xuất của con người như chặt phá rừng làm rẫy, cac phương pháp canh tác không đúng kĩ thuật.

Những nguyên nhân chính của xói mòn đất là:

  1. Lượng mưa và cường độ mưa: Việt Nam là nước có lượng mưa cao hàng năm, lượng mưa bình quân hàng năm từ 1800 – 2000 mm, có nơi lượng mưa rất cao 4000mm/năm (ở Huế). Ở Việt Nam, 85% lượng mưa tập trung vào 6 tháng mùa mưa. nhìn chung lượng mưa càng lớn và cường độ mưa càng mạnh thì lượng đất bị xói mòn càng nhiều.

  2. Độ che phủ đất của cây: độ che phủ đất có ý nghĩa quyết định tới lượng đất bị xói mòn. nếu trên mặt đất có cây che phủ thì mưa không rơi trực tiếp xuống đất và phân tán trên cành, lá cây do đó xói mòn xảy ra ít và với cường độ nhỏ.

Nguyên nhân chủ yếu gây xói mòn đất ở vùng nhiệt đối như nước ta là do nước mưa. mưa với cường độ lớn đã tạo các dòng chảy bề mặt đất. xói mòn đất xảy ra mạnh ở những nơi có độ dốc và lớp phủ thực vật nghèo.

Bảng 5.1. Quan hệ giữa độ che phủ và lượng đất bị xói mòn(Thái Phiên, 1990)

Loại cây

Tỷ lệ che phủ, %

Lượng đất mất(T/ha/năm

Đậu phộng

Lúa nương

Khoai mì

Bắp


Cà phê (2 năm)

Cà phê (18 năm)

Cây rừng


10 – 15

10 - 15


10 – 15

30 – 35


20 – 30

70 – 80


80 - 90

105

95

98



15

69

15



12

Ở Việt Nam, lượng đất bị xói mòn hàng năm vào khoảng 1 – 1,5 tấn ở đất có rừng, và 100 – 150 tấn ở đất không có rừng.

Dựa vào lượng đất mất hàng năm trên 1 ha, người t đáng giá mức độ xói mòn theo các cấp và quy mô sau:


Bảng 5.2. Phân loại mức độ xói mòn đất

Cấp xói mòn

Mức độ xói mòn

Lượng đất mất (T/ha/năm)

1

2

3



4

5

6



Yếu

Trung bình yếu

Trung bình khá

Mạnh


Rất mạnh

Nguy hiểm



0 – 20

20 – 50


50 – 100

100 – 150

150 – 200

>200





  1. Các kiểu xói mòn đất

Dựa trên các tác nhân chính gây xói mòn, người ta phân chia thành nhiều kiểu khác nhau:

  • Xói mòn bắn tóe (splash erosion)

  • Xói mòn bề mặt ( sheet erosion)

  • Xói mòn suối ( rill erosion)

  • Xói mòn rãnh ( gully erosion)

  1. Các yếu tố ảnh hưởng tới lượng đất bị xói mòn

Những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới xói mòn đất là: khí hậu, đất, thủy văn, địa hình và tác động của con người.

4.1. Con người

Con người là chủ thể tích cực quan trọng nhất thông qua các hoạt động sản xuất, con người có thể tác động quá trình xói mòn và ngược lại. con người có thể hạn chế và ngăn chặn xói mòn thông qua các biện pháp sử dụng và quản lý đất đai hợp lý và khôn khéo.Các tác động về khí hậu, thủy văn, địa hình và tính chất đất, con người có thể ở mức độ nhất độ nhất định kiểm soát và điều chỉnh nhờ các biện pháp quản lý: Tác động của con người thông qua cac hoạt động: phá rừng, đốt rừng, mất thảm phủ, khai phá đất trồng bừa bãi, phá rừng phòng hộ đầu nguồn, phá rừng ở nơi đất dốc, du canh, du cư…, làm cho mức độ xói mòn tăng nhanh.



4.2. yếu tố khí hậu

Hai yếu tố khí hậu quan trọng nhất có tác động trực tiếp đến xói mòn là lượng giáng thủy ( precipitation) và tốc độ gió (velocity). Những yếu tố khí hậu có tác động giáng tiếp là: cân bằng nước, bay hơi, nhiệt độ và độ ẩm tương đối.các yếu tố này ảnh hưởng tới lượng mưa bằng việc thay đổi chế độ nước trong đất tỷ lệ lượng mưa – tác nhân gây dòng chảy bề mặt.

Lượng giáng thủy là khái niệm ttỏng hợp, nó bao gồm các dạng nước trong khí quyển rơi vào đất: sương, tuyết rơi, mưa đá và mưa. Trong số này thì mưa và tuyết đóng vai trì quan trọng nhất đối với xói mòn đất. Ở những vùng ôn đới khi tuyết tan vào mùa xuân đã gây xói mòn và rửa trôi đất rất mạnh, còn những vùng nhiệt đới và á nhiệt đối trái lại mưa và gió xảy ra kèm theo lại là những yếu tố gây xói mòn mạnh mẽ.


  • Ảnh hưởng của lượng mưa: ảnh hưởng lớn nhất đến xói mòn đất. quá trình xói mòn bị chi phối bởi các đặt trưng mưa: phân bố mưa, cường độ mưa, lượng mưa,loại mưa và chế độ mưa. kết quả quan trắc về lượng đất bị xói mòn trên đất trồng chè, độ dốc 8o ở các địa điểm khác nhau như sau:

Bảng 5.3. Ảnh hưởng của lượng mưa đến xói mòn

Địa điểm

Lượng mưa, mm

Lượng đất xói mòn, T/ha/năm

Phú hộ

Khải Xuân (Phú Thọ)

Di Linh

Plâyku


1500

1769


2041

2447


52

58

150



189

Lượng đất bị xói mòn có tương quan thuận với lượng mưa.

Năng lượng rơi tự do của hạt mưa đã công phá trực tiếp làm vỡ hạt đất, số lượng hạt mưa càng nhiều, càng lớn thì sức công phá càng mạnh. sau đó là dòng chảy: phần nước không thấm vào lòng đất và không bốc hơi, sẽ cuốn các hạt đất trôi đi.

Theo tính toán của B.Oxbori (1954), khi mưa rào, 1 ha, sau 20 phút, những giọt mưa đã tung lên không trung là 140 tấn hạt đất. Nếu tốc độ giọt mưa là 5,5 m/s đường kính hạt mưa 3,5 mm, cường độ mưa là 12 cm/h thì lượng đất bắn lên không trung là 446 g/h.nhưng nếu cường độ mưa là 20 cm/h thì lượng đất bắn lên không trung là 690 g/h.



4.3. Yếu tố độ dốc

Độ dốc có tác động đến mọi kiểu xói mòn. sự phân chia và cường độ dòng nước chảy đều bị chi phối bởi độ dốc. Những đặt trưng dốc có liên quan đến xói mòn là do độ sâu của dốc (steepness), chiều dài dốc và dạng dốc (shape).

Xói mòn có thể xảy ra ở độ dốc 3o và nếu độ dốc tăng lên 2 lần thì cường độ xói mòn sẽ tăng lên 4 hoặc nhiều lần.
Có thể xếp mức độ xói mòn do độ dốc: < 3o: xói mòn yếu

3-5o: xói mòn trung bình


5-7o: xói mòn mạnh

>7o: xói mòn rất mạnh



Bảng 5.4. Ảnh hưởng của độ dốc đến xói mòn


Loại đất

Cây trồng

Độ dốc, (o)

Đất bị mất, T/ha/năm

Đất đỏ basalt *

Chè 1 tuổi

3

8

15



96

211


305


Đất phù sa cổ **

Chè lâu năm

3

5

22



4

12

167



Đất đỏ vàng(đá sét và biến chất) ***

Rừng thưa

4

8

16



30

15

47

124



147

(* Nguyễn Quang Mỹ, Tây Nguyên 1978 – 1982; ** Phú Thọ 1980 – 1987; *** Nguyễn Danh Mô, Nông trường Sông Cầu 1966 – 1967).

- Chiều dài sườn dốc: chiều dài sườn dốc tăng lên 2 lần thì lượng đất bị mất sẽ răng 7 -8 lần.

Bảng 5.5. Ảnh hưởng của chiều dài sườn dốc đến xói mòn

Cây trồng

Độ dốc, (o)

Chiều dài sườn dốc, m

Tổn thất đất,T/ha

Cà phê

8

2

30

40



6

27

204


- Hình dạng dốc: Hình dạng dốc tác động đến xói mòn đất do bị ảnh hưởng của số lượng và tốc độ dòng chảy bề mặt.



4.4. Tính chất đất

Tính chất đất đặc trưng cho tính chất ứng chịu xói mòn đất (erodibility). Xói mòn đất là biểu hiện của hai lực đối lập. Lực di chuyển của tác nhân xói mòn và lực chống đở của đất.tính ứng chịu của đất phụ thuộc nhiều nhiều vào tính chất của chính nó, đặt biệt là tính chất vật lý. Nếu đất tơi, xốp, có kết cấu thì nước mưa sẽ thấm vào đất nhiều, lượng dòng chảy bề mặt ít,đất bị xói mòn ít. Thành phần cơ giới: đất càng nhỏ, càn xói mòn mạnh.



  1. Những yếu tố ảnh hưởng xói mòn do gió

Khi tốc độ gió vượt qua một mức độ nhất định sẽ gây xói mòn. Động lực gió tác động lên các bạt đất bề mặt làm chúng lăn, va vào các hạt khác, cứ như thế tiếp tục tạo một dây chuyền. Những hạt đất bị gió cuốn khỏi mặt đất khi rơi xuống tác động mạnh mẽ hơn vào các hạt khác, tạo nên sự kích thích chuyển động. sự va chạm cơ học đã bào mòn lớp đất mặt. Tùy vào tốc độ gió có thể có xói mòn cục bộ, xói mòn thường xuyên. Xói mòn cục bộ xuất hiện khi tốc độ gió <12 – 15m/s.
Lốc bụi: Là dạng xói mòn do gió nguy hại nhất, đất bị xói mòn nhanh khi tốc độ gió > 15m/s. Lốc bụi bốc cả bụi cát, bào mòn 1 vùng này, phủ kín một vùng khác, làm lấp các làng mạc, ruộng vườn.

Các yếu tố tác động lên xói mòn do gió cũng tương tự như xói mòn do nước: địa hình, thảm phủ, tính chất đất…



  1. Các biện pháp phòng chống xói mòn

Không có bất kỳ một biện pháp đơn lẽ nào có khả năng chống xói mòn, mà thông thường tùy điều kiện cụ thể của từng vùng mà chọn lựa và sắp đặt một hệ thống các biện pháp thích hợp.

Về nguyên lý, Ellision (1944) đã xác định tác nhân gây xói mòn mạnh mẽ nhất là xung lực hạt mưa tác động vào mặt đất. ông chia quá trình này thành 3 pha:



  • Pha 1: Tách các hạt đất ra khỏi đất

  • Pha 2: Di chuyển các phân tử bị tách ra đi nơi khác

  • Pha 3: Lắng đọng chúng ở một nơi khác

Nếu hạn chế được pha 1, sẽ không xảy ra pha 2 và pha 3. do đó các biện pháp hệ thống thuộc nhóm 1 là tăng cường che phủ mặt đâtsẽ trở nên quan trọng nhất.

  • Bố trí một cơ cấu cây trồng đa dạng theo kiểu nông – lâm kết hợp, tạo ra tán che nhiều tầng, nhiều lớp. trên mặt đất là lớp thảm mục, tầng trên là những lớp cấy sống nhiều lớp, nhiều tầng sẽ hạn chế đáng kể xung lực của hạt mưa.

  • Trồng xen thành băng những cây hàng năm với những cây lâu năm, luân phiên giữa các băng, trồng xen, trồng gối sẽ tạo được những tán che tối đa.

  • Các biện pháp công trình đồng ruộng như: ruộng bật thang, kiến thiết đồi nương, làm đất và gieo trồng theo đường đồng mức ( contour farming), trồng các hàng ngang dốc để cắt dòng chảy.

Nguyên tắt chung kiểm soát xói mòn gồm 3 hệ thống:

    1. Hệ thống các biện pháp tăng cường che phủ mặt đất thông qua việc quản lý đất và thiết lập, quản lý hệ thống cây trồng.

    2. Hệ thống các biện pháp ngăn ngừa, cắt ngắn, phân tán và làm giảm lưu lượng của dòng chảy.

    3. Hệ thống các biện pháp tăng cường khả năng ứng chụi của đất.

6.1. Phòng chống xói mòn trên phạm vi toàn lảnh thổ

Ở phạm vi vĩ mô, trên toàn lảnh thổ rộng lớn phòng chóng xói mòn đòi hỏi có những đầu tư lớn với tầm cở quốc gia. bao gồn các biện pháp:

- Điều tra, khoanh vẽ bản đồ xói mòn trên lảnh thổ. Để vẽ bản đồ này cần các bản đồ chuyên đề (bản đồ địa hình, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ trạng thái sử dụng đất, bản đồ địa chất, bản đồ phân bố mưa, bản đồ thủy văn, bản đồ thực bì…).
Hiện nay người ta sử dụng thêm các tư liệu viễn thám ( ảnh vệ tinh, ảnh máy bay…). Trên cơ sở các bản đồ này tiến hành chồng ghép các loại bản đồ để hình thành bản đồ sơ bộ về xói mòn. sau đó kiểm tra thực địa để chỉnh lý và hoàn chỉnh.


  • Xây dựng và thực thi các biện pháp chống xói mòn, cụ thể là:

Bảo vệ rừng đầu nguồn, trồng mới hoặc nuôi dưỡng rừng dầu nguồn. Cần xác định cụ thể về phạm vi, diện tích, chủng loại của rừng đầu nguồn.

  • Xây dựng và thiết lập mạng lưới hồ chứa có ý nghĩa nhiều mặt:

+ Hạn chế lũ lụt

+ Kết hợp sản xuất thủy điện ( nhà máy thủy điện: Hòa Bình, Thác Bà, Trị An…)

+ Cung cấp nước tưới cho cây trồng vào mùa khô (thủy lợi)

+ Kết hợp phát triển nghề nuôi trồng thủy sản

+ Cải thiện điều kiện tiểu khí hậu và môi trường…


  • Xây dựng các công trình ngăn lũ và phân lũ. nguyên tắt chung của phương pháp này là phân lũ thành nhiều nhánh chảy để hạn chế cường độ lũ, cũng có thể đắp các hệ thống đập ngăn trên các con sông, con suối, tạo hệ thống hồ chứa nhỏ, đào các mương phụ nối với các sông lớn.

6.2. Phòng chống xói mòn trên phạm vi khu vực

Phương pháp này được thực thi ở những khu vực nhỏ như một nương rẫy, một quả đồi hay một cánh đồng.



  • Trên đất canh tác cây hàng năm: cây hàng năm có đặc điểm là tán che phủ thấp,bộ rễ phát triển yếu, đất bị xáo xới, làm cỏ trong quá trình canh tác. các biện pháp thường áp dụng:

+ Hàng gieo dày, gieo trồng các hàng theo dạng nanh sấu ( các hàng gieo so le nhau)

+ Trồng xen, trồng gối, xây dựng mô hình nông lâm kết hợp.

+ Lên luống cắt ngang sườn dốc (khoai lang, khoai mì…)

+ Trồng theo băng, tạo băng đệm: dùng cỏ khô, cỏ tươi, thân cây… trải đều ngang dốc để ngăn dòng chảy.

+ Trồng băng chống xói mòn: trồng thảm phủ cây họ đậu, trồng cỏ vertiver theo đường đồng mức.

+ Làm ruộng bậc thang.



  • Trên đất canh tác cây lâu năm: Cà phê, chè, ca cao, điều, tiêu…

+ Thiết kế lô và trồng cây theo đường đồng mức.

+ Thiết kế hàng trồng, và bố trí mật độ trồng phù hợp.

+ Trồng cây tủ đất.


  • Thiết kế các đai rừng chắn gió ngăn cản cát lấp các làng mạc,ruộng vườn xói mòn, đặt biệt là các vùng ven biển (trồng phi lao).


CHƯƠNG VI: QUÁ TRÌNH LÀM CHẶT;LATERIT, CHUA HÓA, MẶN HÓA MÔI TRƯỜNG ĐẤT

  1. Quá trình làm chặt đất

    1. Độ chặt của đất

Độ chặt của đất là do sự nén một khối lượng đất nhất định xuống một thể tích nhỏ hơn và đặt trưng bằng dung trọng của đất, độ xốp hoặc khả năng chống lại sự đâm xuyên.độ chặt của đất sẽ được tăng lên do tác động đè nén của các công cụ sản xuất như: máy cày, máy kéo, các phương tiện vân chuyển trên đất.

Mức độ bị nén chặt của đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, đặt biệt là thành phần cơ học và cấu trúc đất, lực nén, thường theo chiều thẳng đứng làm cho lác lớp đất sét sắp xếp ít nhiều song song với mặt đất. Sự sắp xếp của cácc lớp sét theo cách như vậy sẽ dẫn đến sự hình thành lớp đất chặt hay tầng đất cứng (tầng đế cày) dày khoản vài cm đến hàng chục cm ở độ sâu khoản 20 – 30 cm.

Đặt trưng của tầng đế cày thường có cấu trúc dạng phiến mỏng, ít thấm nước và cản trở sự xâm nhập của hệ rễ thực vật.

Ở các đất thịt, tác động của các hạt mưa có thể hình thành lớp ván cứng trên mặt đất. Lớp váng cứng trên mặt đất có thể dày vài cm nhưng nó sẽ làm giảm khả năng thấm nước và tăng dòng chảy trên mặt gây xói mòn đất, làm giảm khả năng nẩy mầm và phát triển của cây trồng.



Quá trình làm chặt đất được gây ra do sự hình thành các lớp vỏ cứng cũng làm tăng dung trọng của đất nhưng không phải do các lực từ bên ngoài. Nguyên nhân là do đất có cấu trúc kém, trong và sau khi bị ngập nước các đoàn lạp đất bị phá vỡ các hạt đất mịn ( thịt và sét) sắt xr61p xít vào nhau, khi đất khô cấu trúc cũ không phục hồi và đất bị chặt cứng lại.Các lớp vỏ cứng có tính chất khác biệt so với các dạng đất bình thường.

    1. Nguyên nhân

  • Một trong những nguyên nhân quan trọng của quá trình làm chặt đất là do sử dụng các máy móc trong sản xuất nông nghiệp, đặt biệt nghiêm trọng là phần đất bị nén bởi bánh xe. những nghiên cứu của Mc Rae(1989) cho thấy dung trọng của đất bị bánh xe nén là 2,2 g/cm3 còn ở giữa hai bánh xe chỉ là 1,3 g/cm3.

  • Chế độ tưới cũng ảnh hưởng đến độ chặt của đất.

  • Quá trình làm đất hay trồng cấy khi đất có độ ẩm gần với độ trử ẩm đồng ruộng thì sự phá hủy cấu trúc đất và làm chặt đất ít xảy ra.

  • Sự chăn thả gia súc cũng làm đất bị nén chặt nhất alf trong điều kiện đất ẩm.

  • Các quá trình trồng rừng , khai thác rừng ở nhiều nơi cũng làm chặt đất do sử dụng các loại máy móc, xe cộ vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm khai thác. Sự nén chặt đất ảnh hưởng không tốt với nhiều tính chất của đất. làm tăng dung trọng và giảm độ xốp, có ảnh hưởng đến dộ ẩm và độ thoáng khí cũng như chế độ nhiệt của đất. Trong những điều kiện như vậy sẽ hạn chế khả năng sinh trưởng của cây trồng, đặt biệt là giai đoạn nẩy mầm và cây non; cũng như đời sống của các sinh vật đất.

Xét về gốc độ kinh tế, đất bị nén chặt làm giảm hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất nông nghiệp do làm tăng co mức đầu tư cho làm đất và tưới tiêu, giảm hiệu quả phân bón và giảm năng xuất cây trồng.nếutính riêng ở Mỹ trong những năm 1970 thiệt hại kinh tế dodất bị nén chặt ước tính là 1 tỷ USD/năm (Raghavan, 1990).

    1. Các biện pháp quản lý và cải tạo đất chặt

  • Tăng cường cấu trúc đất: đất có cấu trúc sẽ tăng cường khả năng giữ nước, tăng độ thông thoáng và giữ các chất dinh dưỡng trong đất. tăng cường bón phân hữu cơ cho đất có ý nghĩa quan trọng cải thiện cấu trúc đất.

  • Cày bừa, xới xáo, làm đất hợp lý là có hiệu quả nhất nhằm cải tạo đất bị nén chặt. cày bừa, xới xáo làm cho đất tơi xốp, làm hạt dễ nảy mầm đồng thời tiêu diệt cỏ dại giúp cây trồng sinh trưởng tốt hơn do các chế độ dinh dưởng, nước, không khí được cải thiện.

Tuy nhiên cần chú ý quá trình làm đất , các công cụ máy móc đi lại đồng thời cũng làm chặt đất. do vậy việc chọn lựa công cụ và thời điểm làm đất có ý nghĩa quan trọng ( không nên làm đất khi độ ẩm lớn hơn độ trữ ẩm đồng ruộng, trong những điều kiện không cần thiết nhất là những vùng đất dốc nên hạn chế đến mức tối thiểu việc cày xới mặt đất để giảm xói mòn).

  1. Quá trình laterit hóa

Quá trình laterit thường được gọi là quá trình ong hóa hay kết von – đá ong; còn gọi là quá trình kết von đá ong.

2.1. Bản chất của quá trình laterit hóa

Là quá trình rửa trôi và tích tụ tuyệt đối các cation Fe3+,Fe2+ ;Al3+;Mn6+. Các cation này có sẵn trong môi trường đất nhiệt đới do mưa và tác động dòng nước thấm, nước ngầm, chúng có cơ hội tập trung lại một chổ trong đất với mật độ cao. Các cation này hấp thụ vào một nhóm mang điện tích âm (keo sét hoặc oxit sắt) hoặc một tác nhân khác kết dính giữa các cation đó để tạo nên những liên kết tương đối bền vững. Khi nhiệt độ môi trường lên cao, độ ẩm giảm thấp, các liên kết này mất nước, sẽ tạo nên những oxit kim loại cứng chắc, do đó độ cứng cao và rất cao.



2.2. Các loại đá ong

Trong đá ong thành phần chủ yếu là hydroxit oxit sắt ngậm nước hay không ngậm nước hoặc mangan, một phần rất ít oxit nhôm. Sự hình thành đá ong chỉ khác với quá trình laterit là Fe2+ thường tập trung ở các vùng tương đối thấp có khả năng từng một dòng nước thổ nhưỡng hoặc dòng nước mặn trong mùa mưa. Trong tầng nước thổ nhưỡng gần mặt đất chứa nhiều Fe2+. Các Fe2+ dễ dàng bị oxi hóa thành Fe3+ khi có điều kiện tiếp xúc với oxy, chúng sẽ bị oxy hóa. các oxyt của chúng liên kết với các nhân là hạt keo sắt kaolinit để tạo thành màng lưới dày đặt. khi mất nước chúng liên kết ngày càng chặt hơn.

Tùy loại đá ong người ta chia ra:


  • Đá ong tản kiểu buhanran.

  • Đá ong tản tổ ong, có nhiều lỗ, lỗ nhỏ như tổ ong

  • Đá ong hạt đậu


2.3. Các điều kiện hình thành đá ong

- Nơi có độ dốc không cao lắm, có điều kiện tích tụ Fe,Al, Mn. Nhất là các vùng đồi núi trung du các tỉnh: Hà Bắc, Vĩnh phú, Sơn Tây, Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu…

- Nơi mà môi trường sinh thái đã và đang bị phá hủy mạnh mẽ, khả năng bốc hơi lớn,mạch nước ngầm lên xuống rất cao trong mùa mưa và mùa khô.

- Mực nước ngầm không quá sâu. đá ong thường xuất hiện ở chân đồi vì mực nước ngầm nông hơn.

- Đá mẹ: đá mẹ, phù sa cổ, phiién thạch sét và một ít basalt tầng mỏng Hay xuất hiện đá ong ( miền đong nam bộ và tây nguyên) , trên đá vôi hình thành nên đá ong hạt đậu, kết quả của sự tích tụ tuyệt đối Mn6+, Mn4+, Fe3+, Al3+.

2.4. Các điều kiện hình thành kết von

Hình dạng của các hạt kết von đã nói lên quá trình hình thành chúng.



  • Kết von hạt tròn đầu ruồi

  • Ở giữa trung tâm hạt là một nhân, có thể là nhiều hạt keo kaolinit làm nhân. Fe và Mn bám chặt xung quanh tâm tạo nên những lớp hình cầu rắn chắt.

Trong đất feralit vùng đồi núi và cao nguyên, sự rửa trôi và tích tụ Fe, Mn tạo kết von có màu nâu xám.

Trong vùng đất basalt, sự rửa trôi nhiều Mn2+ và tích tụ chúng ở thung lũng chân đồi, Mn2+ gặp điều kiện môi trường pH: 5 – 6 sẽ oxi hóa, bám xung quanh một nhân keo và tạo thành các lớp Mn6+ với oxit của chúng. tạo nên hạt tròn, trơn bóng, màu đen như dầu ruồi.



  • Kết von hình ống

Thường gặp ở vùng đồng bằng hoặc vùng biển mà quá trình thoái hóa môi trường đã và đang diễn ra. sự tích tụ tuyệt đối các cation Mn, Fe, Al quanh rễ, cành cây, hoặc vùng bán ngập quanh cây lúa, cây tràm. sau khi tập trung cao các ion này bị oxy hóa thành các oxýt bền vững mà ruột của chúng là các cành cây,rễ cây bị mục nát, rời khỏi chúng thành một ống.

  • Kết von đa giác đa dạng

Những hạt kết von này xuất hiện ở vùng môi trường đất đồi núi bát úp phù sa cổ, basalt, đá trung tính bị thoái hóa nghiêm trọng. chúng tích xung quanh một mảnh vỡ của đá mẹ, không theo một trật tự nào:dạng củ gừng, dạng diều, đậu phộng…
Quá trình canh tác, rửa trôi, xói mòn và tích tụ đã tạo điều kiện cho kết von này hình thành với điều kiện môi trường thay đổi nhanh.

  • Kết von giả

Kết von thật có cấu trúc lớp thành vác vùng đồng tâm, các lớp kết von này hình thành chặt chẻ. kết von giả là sự kết tụ Fe, Al, Mn quanh một mảnh đá mẹ hay vật cứng nào đó, không có vòng tròn đồng tâm.

2.5. Ảnh hưởng của đá ong và kết von lên môi trường sinh thái

-Khi hình thành đá ong và kết von sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường đất.

-Làm cơ lý tính đất giảm sút, giữ ẩm kém, hút và giữ nước kém.

- tăng khả năng rửa trôi, xói mòn đất vì thực bì không phát triển được.

- Nghèo dinh dưởng cho thực vật và vi sinh vật.

- Khi xuất hiện đá ong sinh thái môi trường trở nên xấu đi nhanh chóng ( thực vật và vi sinh vật khônng sống nổi do lý, hóa tính đất xấu đi).



  1. Quá trình axít hóa

Sự axít hóa đất do những nguyên nhân tự nhiên và nhân sinh.

3.1.Nguyên nhân tự nhiên

- Do sự rửa trôi trong một thời gian dài và hô hấp vi sinh vật. các axít có trong nước mưa (axít cacbonic) và trong chất hữu cơ phân hủy ( axít humic và fuvic) sẽ phân ly ra H+. Những ion H+ thay thế các ion bazơ trên bề mặt hấp phụ của keop đất và rửa trôi chúng, đặt biệt ở những vùng có lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi.

- Hô hấp của vi sinh vật: hô hấp vi sinh cũng dẫn đến axít hóa đất do tạo ra CO2 hòa tan trong dung dịch đất để hình thành H2CO3.

- Các quá trình tự nhiên khác làm âxxít hóa đất là sự sinh trưởng của thhảm thực vật và quá trình nitrat hóa.

- Trong thời kì sinh trưởng, thực vật hấp thu các cation bazơ và thải ra H+ từ hệ rễ.

Nitrat hóa là quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ chứ nitơ, biến NH4+ thành NO3- nhờ vi khuẩn hô hấp của vi sinh vật nitrat hóa (Nitrobacter) và tạo ra ion H+.

NH4+ + 1,5O2 --------> NO3- + H+
3.2. Nguyên nhân do tác động nhân sinh

- Thực tiễn sử dụng đất: như trồng rừng lá kim gồm thông các loại ( Pinus sp); sa mộc ( Cunninghamia lanceolanta). Các thực vật này thường có độ che phủ mặt đaát lớn, đặt biệt khả năng giữ lại các chất ô nhiễm có tính axít từ khí quyển, sau đó giải phóng ra môi trường thông qua dòng nước mưa xuyên qua tán lá và dòng chảy theo thân cây.

- Do những biến dạng bề mặt và thủy văn của đất bởi các kênh tiêu và mạng lưới rễ ăn nông, sự di chuyển nước xảy ra nhanh và tập trung ở bề mặt hoặc ở tầng đất trên cùng.

- Sử dụng phân khoán liên tục với liều lượng cao trongcác hệ thống nông nghiệp cũng làm axít hóa đất, và một phần qua quá trình nitrat hóa khi sử dụng phân đạm. nếu các ion NO3- trong đất nhiều hơn so với nhu cầu cây trồng, chúng sẽ bị rửa trôi.



Tác động gây chua đất của phân đạm NH4NO3 được thể hiện trong kết quả thí nghiệm 4 năm trong nhà lưới trên đất phù sa sông Hồng (ĐH Tổng Hợp Hà Nội)

Bảng 6.1. pH của đất tương ứng với lượng N bón khác nhau

Lượng N bón (kg/ha)

0

150

300

450

600

750

pH trung bình sau 4 năm

6,9

6,4

6,1

6,0

5,6

5,4



  • Hiện tượng chua hóa đất đặt biệt xảy ra mạnh mẽ ở các vùng đất phèn thuộc đồng bằng sông Cửu Long do các sản phẩm pyriate bị oxy hóa vào mùa khô, để hình thành H2SO4. Do đó pH giảm đột ngột từ 5,5 xuống 3,0 hoặc 2,5.

Độ aixít cao gây ra nhiều tác động đến các tính chất đất đặt biệt là nhôm di động (Al3+). Nếu trong đất các axít hữu cơ chiếm ưu thế, nhôm sẽ trở nên di động ở dạng phức: kim loại – hữu cơ hòa tan. nếu axít khoáng chiếm ưu thế thì nhôm di động sẽ ở dạng AL3+. Ion này đặt biệt độc đối với nhiếu sinh vật nước ngọt.
Nhôm trao đổi có nhiềi ở đất pHKCl<5,5, Al3+ không chỉ ảnh hưởng đến độ chua của đất mà nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cây trồng, đặt biệt là cây đậu đỗ và cây ngũ cốc. Nhiều nghiên cứu cho rằng sự có mặt của nhôm trong dung dịch đất lớn hơn 6 mg/kg đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng. Đối với nhiều cây trồng nhiệt đới, sự có mặt của Al3+ trong dung dịch đất dưới 5 mg/kg sẽ có tác dụng tốt cho sinh trưởng và phát triển. đặt biệt là chè có thể phát triển tốt ở đất có hàm lượng nhôm 27 mg/kg đất.
Hàm lượng Al3+ trong đất là khác nhau ở các loại đất khác nhau và có quan hệ chặt chẽ với độ chua của đất. Vì vậy có thể ước tính một cách tương đối sự có mặt của nhôm dựa trêngiá trị pHKCL. Thông thường đất có pHKCL nhỏ sẽ có hàm lượng Al3+ cao.
Song song với Al3+ di động, các ion kim loại nặng như chì(Pb); kẽm (Zn); Cadium (Cd) cũng rất di động trong đất chua.
Nguồn axít nhân sinh quan trọng khác trong đất và nước mặt laf do sự lắng đọng từ khí quyển . Các loại khí công nghiệp hoặc xe cộ thải ra như: SO2, NO2, chúng hoặc hòa tan giáng thủy và thâm nhập vài đất dưới dạng mưa axít (lắng đọng ướt) hoặc lắng đọng trực tiếp (lắng đọng khô). Các axít lắng đọng thường là những axít mạnh như H2SO4 và HNO3, dễ phân ly hoàn toàn trong nước mưa và nước trong đất.
Các giá trị pH do lắng đọng axít trong những vùng công nghiệp tập trung ở châu Âu; Bắc Mỹ thường <4,0; nhưng giá trị thấp nhất có thể <3,0, thậm chí còn phát hiện sương mù axít. Hiện tượng này còn có tên gọi “ sự lắng đọng huyền bí” rất phổ biến ở những vùng núi có nhiều rừng lá kim.

Thomas M.Addiscot (1991) cho biết ở nước Anh giữa các năm1877 và 1915, lượng nitơ nitrat (N-NO3) lắng đọng từ không khí khoản 277 kg/ha, trung bình là 6 kg/ha/năm. Trong thập kỷ của những năm 90 tăng lên từ 35 – 40 kg/ha/năm.

ở việt nam kết quả phân tích thành phần hoá học của nước mưa tại các điểm như: Việt Trì, Láng, Cúc Phương,Phú Liễn, Ninh Bình và Thanh Hóa cho thấy sự lắng đọng ướt từ nước mưa.
ở khu công nghiệp việt trì đã xuất hiện mưa axít gần như quanh năm. hiện tượng lắng động ướt chưa rộng khắp mà chỉ cục bộ ở các điểm công nghiệp tập trung.

Bảng 6.2. Những quy định đối với tính chất nước mưa

pH

Tính chất

pH < 4

4,0 < pH < 4,9

4,9 < pH < 5,5

pH = 5,6


5,6 < pH < 6,0

6,0 < pH < 7,0

pH > 7,0


Mang tính axít nặng

Mang tính axít

Mang tính axít nhẹ

Trung tính

Mang tính kiềm nhẹ

Mang tính kiềm

Mang tính kiềm cao





  1. Quá trình mặn hóa đất mặn

4.1. Khái niệm đất mặn

Đất mặn là đất chứa nhiều muối hòa tan (1- 1,5% hoặc hơn). những loại muối tan thường gặp trong đất là:NaCl, Na2SO4, CaCl2, CaSO4, MgCl2, NaHCO3… Những loại muối này có nguồn gốc khac nhau (nguồn gốc lục địa, nguồn gốc biển, nguồn gốc sinh vật học…), nhưng nguồn gốc nguyên thủy của chúng là từ các thành phần khoáng của đá núi lửa. Trong quá trình phong hóa đá, những muối này bị hòa tan di chuyển tập trung ở những dạng địa hình trũng không thoát nước.

ở vùng nhiệt đới mưa nhiều như ở Việt Nam, sự phong hóa đá xảy ra mạnh mẽ, kể cả những loại muối khó tan như CaCO3, CaSO4… Cũng bị hòa tan và rửa trôi ra sông ra biển.

4.2. Quá trình mặn hóa, nguồn gốc và đặc điểm

Sự hình thành đất mặn là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố: đá mẹ, địa hình trũng không thoát nước, mực nước mặn nông, khí hậu khô hạn và sinh vật ưa muối. trong các yếu tố trên nước ngầm mặn là nguyên nhân trực tiếp làm cho đất bị mặn.

Dựa vào nguồn gốc, đặc điểm tích lũy muối, người ta phân chia quá trình mặn hóa làm 3 loại.


  1. Quá trình mặn hóa do ảnh hưởng của nước biển

Quá trình này xảy ra ở miền nhiệt đới do ảnh hưởng của biển. Nước biển xâm nhập vào nội đồng theo sông ngòi khi thủy triều lên cao, qua các trận mưa bão vỡ đê biển hoặc vào mùa khô khi nước ngọt của các con sông có lưu lượng tháp chảy ra biển, nước ngọt không đủ lực để đẩy nước biển khi thủy triều mạnh. Nước mặn vũng có thể theo các mao mạch, đường nứt trong đất,đi qua các con đê biển thấm sâu vào nội đồng.
Ở Việt Nam đất mặn có sấp sỉ 2 triệu ha, chiếm 6% diện tích tự nhiên. Thành phần muối tan trong đất mặn nước ta giống thành phần muối tan của nước biển.

  1. Quá trình mặn hóa lục địa

Ở những vùng khô hạn và bán khô hạn, các loại muối khó tan vẫn còn lại trong đất, chỉ những muối dễ tan như: NaCl, MgCl, NaCl2…mới bị hòa tan, nhưng cũng không được vận chuyển đi xa, tích tụ ở những địa hình trũng không thoát nước dưới dạng nước ngầm. Do điều kiện khô hanh và mực nước ngầm cạn, muối được di chuyển và tạp trung lên lớp mặt do quá trình bốc hơi và thoát hơi nước.
Các nguyên nhân gây nên mặn hóa lục địa là:

  • Dâng nước mao quản từ nước ngầm(nguyên nhân chính)

  • Do gió chuyển muối cùng với bụi từ biển và các hồ nước mặn

  • Do giáng thủy rửa muối từ nơi có địa hình cao xuống thấp.

  • Do sự khoán hóa xác thực vật ưu mặn trong chúng chứa nhiều muối.

  • Do tưới tiêu không hợp lý.

  1. Quá trình mặn hóa thứ sinh

  2. Ở những vùng khô hạn và bán khô hạn lượng mưa rất thấp (200 – 500 mm/năm), nền nông nghiệp có tưới và cần tưới là phổ biến. do việc quản lý đất và dùng nguồn nước tưới bị nhiễm mặn, nên tầng đất mặt bị nhiễm mặn. do tác động nhân sinh đã làm mặn hóa tầng đất mặn.

4.3. Cải tạo đất mặn

4.3.1 Ảnh hưởng của đất mặn đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Sự có mặt của một số muối tan trong đất làm cho tính chất vật lý, hóa học, sinh học của đất trở nên xấu.

Khi khô đất nức nẽ, cứng như đá, khi ướt đất dính dẻo, hạt đất trương mạnh, bích kín tất cả các khe hở làm cho đất hoàn toàn trở nên không thấm nước. đất mặn có phản ứng kiềm, độ pH có khi lên tới 11 – 12. Ở độ pH này không có một loại cây trồng nào có thể phát triển được.

Ảnh hưởng của đất mặn đối với cây trồng trước hết do áp suất thẩm thấu cao của dung dịch đất. Áp suất này tăng theo tỷ lệ thuận với nồng độ muối tan. khi áp suất của dung dịch đất từ 10 – 12 atmotphe, cây trồng không sinh trưởng phát triển được, khi vượt quá 40 atmotphe, cây chết. ngoài ra cây trồng còn bị hại do tác động độc hại của các ion phân ly. các ion thường thấy trong đất mặn và kiềm mặn là Cl-, SO42-, HCO3-, Na+, Mg2+…Trong các ion thì Cl- độc hại hơn SO42-, độc nhất là Bo. trong các cation độc nhất là MG2+, Na+.


4.3.2 Biện pháp cải tạo đất mặn

- Cải tạo đất mặn thành đồng cỏ chăn nuôi bằng cách gieo các loại cỏ chịu mặn làm thức ăn gia súc.

- Cải tạo đất mặn bằng biện pháp canh tác: cày sâu không lật, xới đất nhiều lần, cắt đứt mao quản làm cho muối không thể bốc lên mặt đất được.

- Cải tạo đất mặn bằng biện pháp luân canh cây trồng: lúa – tôm, lúa – cá.

- Cải tạo đất mặn bằng áp dụng nhiều biện pháp ( biện pháp tổng hợp).

(1) Biện pháp thủy lợi:

Đưa nước ngọt vào rữa mặn: Dẫn nước ngọt vào ruộng, cày , bừa, sục bùn để các muối hòa tan, ngâm ruộng sau đó tháo nước ra kênh tiêu.

(2) Biện pháp nông lý:

Cày sâu, đưa CaCO3 và CaSO4 ở các lớp đất sâu lên mặt, cày phá đáy làm tơi xốp tầng đế cày. Đây là biện pháp thường áp dụng đối với các loại đất mặn nội địa được hình thành trong điều kiện khô hạn và bàn khô hạn.

(3) Biện pháp sinh học:

Tuyển chọn và lai tạ các giống chịu mặn, xác định các loại cây trồng có khả năng chịu mặn khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn cải tạo đất.
(4) Biện pháp hóa học

Ion Na+ đóng vai trò quan trọng trong đất mặn, nó có thể ở dạng muối tan như:NaCl, NAHCO3, Na2SO4… và quan trọng hơn là Na+ ở dạng trao đổi hấp phụ trên bề mặt keo đất. những tính chất xấu của đất mặn về phương diện vật lý, hóa học, sinh vật học, tính chất vật lý nước chủ yếu do ion này gây ra. muốn cải tạo đất mặn điều kiện tiên quyết là phải loại trừ ion Na+ trong dung dịch đất và trong phức hệ hấp thụ bằng việc thay thế bởi ion Ca2+. Đó là nguyên lý cơ bản trong cải tạo hóa học đất mặn.

Người ta thường dùng thạch cao (CaSO4.2H2O) hoặc photphat thạch cao.

Na+

[KĐ] + CaSO4 [KĐ]Ca2+ + Na2SO4

Na+


Na2CO3 + CaSO4 CaCO3 + Na2SO4

CHƯƠNG VII: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT

  1. Đất là một hệ sinh thái hoàn chỉnh

Đất là tư liệu sản suất đặt biệt, là đối tượng lao đọng độc đáo; là một yếu tố cấu thành của hệ sinh thái trái đất. Trên quan điểm sinh thái học thì đất là một tài nguyên tái tạo, là vật mang của nhiều hệ sinh thái (carrier of ecosystem) khác trên trái đất.con người tác động vào đất cũng tức là tác động vào các hệ sinh thái mà đất “mang” trên mình nó. Như vậy tùy thuộc vào phương thức đối xử của con người đối với đất mà đất đai có thể phát triển theo chiều hướng tốt và cũng có thể phát triển theo hướng xấu.Cho nên việc bảo vệ môi trường đất và các giải pháp chống ô nhiễm đất duy trì tính năng sản suất lâu dài của đất là một trong những chiến lược quan trọng của nước ta trong việc sử dụng hợp lý và lâu bền các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Cũng giống như các hệ sinh thái khác, hệ sinh thái đất có cách phát triển riêng, đó là hệ quả của mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố hữu sinh và vô sinh và khả năng tự điều chỉnh riêng. Nói theo nghĩa rộng thì đó là khả năng lập lại cân bằng giữa các quần thể sinh vật đất, giữa vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng và cũng nhờ có sự tự điều chỉnh này mà hệ sinh thái đất giữ được ổn định mỗi khi chịu tác động của các nhân tố ngoại cảnh. Sự tự điều chỉnh của hệ sinh thái đất tuy có giới hạn nhất định, nếu sự thay đổ vượt quá giới hạn này, hệ sinh thái mất khả năng tự điều chỉnh và hậu quả là chúng bị ô nhiễm, giảm độ phf và giảm tính năng sản suất.

Sự tác động của con người có t thể điều chỉnh và tìm được một giới hạn thích hợp cho nhiều loại sinhn vật đất và cây trồng. Giới hạn này còn gọi là giới hạn sinh thái hay giới hạn cho phép của môi trường đất. Sự ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt đoọng của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái ra ngoài giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất với từng nhân tố sinh thái.

Xử lý ô nhiễm tức là điều chỉnh và đưa các nhân tố sinh thái trở về giới hạn sinh thái của quần xã đất. Đây chính là nguyên nhân cơ bản được vận dụng hợp lý tài nguyên đấtvà bảo vệ môi trường đất.



  1. Tác động của các hệ thống sản xuất đến môi trường

Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất trong sản suất nông – lâm nghiệp, ngoài ra con người còn sử dụng đất cho nhiều mục đích khác nhau: nơi ở, đường giao thông, kho tàng, mặt bằng sản xuất nông nghiệp.

Theo Nayhtum (1982) thì năm 1970 một ha đất canh tác sử dụng cho 2,6 người, còn năm 2000 cho 4 người. Như vậy, dân số tăng đòi hỏi lượng lương thực, thực phẩm ngày càng nhiều và con người phải áp dụng những biện pháp để tăng mức sản suất và tăng cường khai thác độ phì đất. những biện pháp phổ biến là:



  • Tăng cường sử dụng các chất hóa học trong nông lâm nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu diệt cỏ.

  • Sử dụng các chất điều khiển sinh trưởng để giảm bớt sự thất thoát mùa màng và thuận lợi cho thu hoạch.

  • Sử dụng công cụ và kỹ thuật hiện đại

  • Mở rộng mạng lưới tưới tiêu.

Tất cả các biện pháp này đều gây tấ động mạnh mẽ đến hệ sinh thái và môi trường đất. Đó là:

  • Làm đảo lộn cân bằng sinh thái do sử dụng thuốc trừ sâu.

  • Làm ô nhiễm môi trường đất do sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu.

  • Làm mất cân bằng dinh dưỡng

  • Làm xói mòn và thoái hóa đất

  • Phá hủy cấu trúc đất và các đặt tính sinh học của đất do sử dụng máy móc nặng.

  • Mặn hóa, tiêu hóa do tưới tiêu không hợp lý.

  1. Ô nhiễm môi trường đất

Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất gây ô nhiễm(pollutant). Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo nguồn gốc phát sinh, hoặc theo các tác nhân gây ra ô nhiễm.

Nếu theo nguồn gốc phát sinh có:



  • Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt.

  • Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp.

  • Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp.

Môi trường đất có những đặt thù riêng và một số tác nhân gây ô nhiễm có thể có cùng nguồn gốc nhưng lại gây tác động rẩ bất lợi rất khác nhau. Do đó, phân loại theo các tác nhân gây ô nhiễm sẽ phù hợp hơn đối với môi trường đất:

  • Ô nhiễm do tác nhân hóa học

  • Ô nhiễm do tác nhân sinh học.

  • Ô nhiễm do tác nhân vật lý.

    1. 3.1. Ô nhiễm ở khu công nghiệp và đô thị

Quá trình phát triển công nghiệp và đô thị cũng ảnh hưởng đến tính chất lý và hóa học đất.

  • Những tác động về vật lý đất như: gây xói mòn, nén chặt đất và phá hủy cấu trú đất do kết quả của các hoạt động xây dựng, sản xuất khai thác mỏ.

  • Những tác động về hóa học như: các chất thải rắn, lỏng và khí tác động đến đất.

Tác động của công nghiệp và đo thị đén đất xảy ra rất mạnh từ cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII – XIX, đặc biệt là trong những thập niên gần đây. Các chất thải công nghiệp ngày càng nhiều và có độc tính ngày càng cao, nhiều loại rất khó bị phân hủy sinh học. Các chất thảiđộc hại có thể được tích lũy trong đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm năng đối với môi trường.

Có thể phân chia các chất thải ra 4 nhóm chính:



  • Chất thải xây dựng,

  • Chất thải kim loại,

  • Chất thải khí,

  • Chất thải hóa học và hữu cơ.

3.1.1 Chất thải xây dựng

Chất thải xây dựng như gạch ngói, thủy tinh, gỗ, ống nhựa, dây cáp, bêtông, nhựa…trong đất các chất này bị biến đổi theo nhiều con đường khác nhau, nhiều chất rẩ khó bị phân hủy…



3.1.2. Chất thải kim loại

Các chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng (Pb, Zn, Cd, Cu và Ni) thường có nhiều ở các khu vực khai thác mỏ, các khu công nghiệp và đô thị.

Kết quả điều tra đất vườn ở 53 thành phố, thị xã ở nước Anh cho thấy hầu hết có lượng chì tổng số vượt trên 200 mg/kg, ở nhiều vùng công nghiệp đã vượt quá 500 mg/kg, các giá trị này cao hơn đất bình thường không bị nhiễm bẩn (<100 mg/kg).

Nguồn gốc chính của kim loại nặng trong chất thải:



  • Các loại bình điện (pin, ac quy) có mức chất thải kim loại nặng cao nhất: 93% tổng số lượng thủy ngân, khoảng 45% số lượng Cadmium (Cd).

  • Sắt phế liệu chứa khoảng 40% số lượng chì (Pb), 30% đồng (Cu), 10% crôm (Cr).

  • Các chất thải mịn (<20 mm) chứa 43% Cu thải, 20% Pb và 12% nickel (Ni).

  • 38% Cd thải và 25% Ni là từ chất dẻo.

  • Nickel có trong các loại thành phần rác, trong đó có 6 loại rác chứa trên 10% Ni.

Các tác giả nghiên cứu chủ yếu trên những vùng co vấn đề ô nhiễm chung quanh các nhà máy lớn có khói, bụi, chất thải gây ô nhiễm, các thành phố lớn, các sông và cửa sông phải hứng chịu các nguồn chất thải lớn…. Một số tác giả đi sâu nghiên cứu tác hại trên sức khoẻ con người, gia súc hoặc đi sâu về cơ chế hấp thu, vận chuyển, tích tụ kim loại nặng.

Teruo Asami (Nhật Bản) phân tích mẫu bụi của 12 thành phố lớn ở Nhật và nhận thấy hàm lượng kim loại nặng phản ánh đặc tính của thành phố. Ở Osaka, người ta thấy có hệ thống tương quan cao giữa tỷ lệ bệnh nhân (xác định) và hàm lượng kim loại nặng được dùng trong công nghiệp sắt, thép.

Người ta thấy rằng, bụi bay trong không khí và bụi lắng ở các khu vực đô thị chắc chắn chứa nhiều nguy cơ có nhiều độc tiềm tàng kim loại hơn bụi ở khu vực nông thôn. Do vậy cư dân sống ở những khu vực đô thị phải hứng chịu nhiều nguy cơ tiềm tàng về kim loại nặng hơn những cư dân sống ở nông thôn.

Teruo Asami đã thu thập 308 mẫu bụi đường ở 12 thành phố của Nhật Bản, bao gồm cả Tokyo, Osaca, Kyoto và điều tra mối tương quan giữa hàm lượng kim loại nặng trong bụi đường và tỷ lệ người mắc bệnh, nhất là ở Osaka là thành phố lớn thứ nhì và có hầu hết các ngành công nghiệp nặng của Nhật Bản.

Kết quả cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong bụi đường (g/g DM) ở các thành phố, nhất là các thành phố lớn như: Osaka, Tokyo cao gấp nhiều lần so với đất không ô nhiễm:

Cd : 3,26 so với 0,37; Cu : 258 so với 20,4;

Zn : 1601 so với 65,1; Ni : 96,9 so với 14,8;

Pb : 465 so với 18,1; Cr : 133 so với 27,2.

Hệ số tương quan giữa tỷ lệ bệnh nhân có chứng nhận và hàm lượng kim loại nặng (g/g Dm) ở Osaka như sau (n=26):

CCd

ZZn

PPb

CCu

NNi

CCr

CCo

FFe

MMn

00,356

00,353

00,302

00,031

00,274

00,636***

00,650***

00,651***

00,441*

* : ý nghĩa 5%

** : ý nghĩa 1%

*** : ý nghĩa 0,1%

Các kim loại độc hại có thể tồn tại trong đất dưới nhiều dạng khác nhau, (hấp phụ, liên kết) với các hợp chất hữu cơ, vô cơ hoặc tạo thành các chất phức hợp (chelat).

Khả năng dễ tiêu của chúng đối với thực vật phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: pH, khả năng trao đổi cation (CEC) và sự phụ thuộc lẫn ngau vào các kim loại khác. Ở các đất có CEC cao, chúng bị giữ lại nhiều trên các phứ hệ hấp phụ.

Các kim loại nặng có khả năng linh động lớn ở đất chua (pH < 5,5). Các kim loại nặng được tích luỹ trong các cơ thể sinh vật theo các chuỗi thức ăn và nước uống.

Ảnh hưởng của các kim loại nặng trong đất đối với sức khoẻ con người chưa được xác đinh một cách rã ràng, nên rất khó xây dựng ngưỡng độc hại chính xác. Tuy nhiên nhiều nước cũng đã xây dựng tiêu chuẩn độc hại của các nguyên tố trong đất. Nhưng giá trị này thường khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường, các chính sách và luật pháp cụ thể.

Ở Hà Lan, chính phủ đã xây dựng hệ thống gồm 3 mức: giá trị chấp nhận được hay giá trị nền, giá trị chứng tỏ quá trình nhiễm bẩn đang xảy ra và giá trị cần thiết phải làm sạch.



Bảng 7.1: Đánh giá mức ô nhiễm bẩn kim loại trong đất ở Hà Lan (Thoromon, 1991).

Các kim loại

Hàm lượng trong đất, ppm

Đất không nhiễm bẩn

Đất bị nhiễm bẩn

Đất cần làm sạch

Cr

Co

Ni



Cu

Zn

As



Mo

Cd

Sn



Ba

Hg

Pb



100

20

50



50

200


20

10

1



20

200


0,5

50


250

50

400



400

500


30

40

5



50

400


2

150


800

300


500

500


3000

50

200



50

300


2000

10

600



Một nguồn gây ô nhiễm đất đáng kể là từ các nhà máy nhiệt điện, các khu vực khai thác than. Nguồn ô nhiễm đất do các chất phóng xạ từ các phế thải của các cơ sở khai thác chất phóng xạ. Trung tâm nghiên cứu nguyên tử, các nhà máy điện nguyên tử, các vụ thử hạt nhân, các cơ sở sử dụng đồng vị phóng xạ trong nông nghiệp, công nghiệp và y tế. Ở các khu vực nhà máy điện nguyên tử thường gây ô nhiễm các chất phóng xạ như 137Cs và 134Cs.

Hiện nay, người ta đã phát hiện có hơn 50 nguyên tố phóng xạ tự nhiên và 1000 đồng vị phóng xạ nhân tạo. Những chất phóng xạ nguy hiểm nhất là: 131I, 32F, 60Co, 36S, 45Ca, 235U, 14C, 98Al, 226Ra, 130Ba. Các chất phóng xạ có khả năng tích luỹ cao trong các đất có CEC lớn, đất gần trung tính và trung tính, đất giàu khoáng sét và các chất mùn.

Các tác giả đã đưa ra các biện pháp để ngăn ngừa sự thải kim loai nặng vào môi trường, xưm đây là sự cần thiết về mặt sinh thát và biện pháp kinh tế xã hội. Theo họ, các chính phủ cần ban hành các biện pháp chiến lược bao gồm:


  • Ban hành các văn bản pháp luật quy định việc thay thế các chất kim loại nặng bằng các hợp chất không độc, chẳng hạn thay thế nắp bằng hợp kim chì của rượu vang bằng vật liệu khác như: sáp, PE hay nhôm.

  • Phân loại và chọn lọc từ nguồn: thực hiện các chương trình với kết quả tốt đối với giấy, thuỷ tinh, kim loại,… nhất là đối với các loại pin, bình nhiệt.

  • Xây dựng các nhà máy chọn và xử lý rác như: ở Pháp có các nhà máy phân rác, đốt rác.

  • Các tiến trình lọc, đốt cần ngăn ngừa kim loại nặng thoát ra ở mức thấp nhất.

3.1.3. Chất thải khí

- CO là sản phẩm đốt cháy không hoàn toàn carbon (C), 80% Co là từ động cơ xe hơi, xe máy, hoạt động của các máy nổ khác, khói lò gạch, lò bếp, núi lửa phun…CO vào cơ thể động vật, người gây nguy hiểm do CO kết hợp với Hemoglobin làm máu không hấp thu oxy, cản trở sự hô hấp. Trong đất một phần CO được hấp thu trong keo đất, một phần bi oxy hoá thành CO2.

- CO2, SO2, NO2 trong không khí bị ô nhiễm là nguyên nhân gây ra mưa axít, làm tăng quá trình chua hoá đất.

3.1.4. Chất thải hoá học và hữu cơ

Các chất thải có khả năng gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn như: chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhượm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hoá chất.

Nhiều loại chất thải hữu cơ cũng dẫn đến ô nhiễm đất. Nhiều loại nướ từ cống rãnh thành phố thường được sử dụng như nguồn nước tưới trong sản xuất nông nghiệp. Trong các loại nước thải này thường bao gồm cả nước thải sinh hoạt và công nghiệp, nên thường chứa nhiều các kim loại nặng.

Bảng 7.2 : Hàm lượng các nguyên tố trong bùn - nước cống rãnh đô thị (Logan, 1990)

Các kim loại

Hàm lượng, mg/kg chất khô

Khoảng dao động

Trung bình

As

Cd

Co



Cu

Cr

F



Fe

Hg

Mn



Mo

Ni

Pb



Sn

Se

Zn



1,1 – 230

1 – 3410


11,3 – 2490

84 – 17000

10 – 99000

80 – 33500

1000 – 15400

0,6 – 56


32 – 9670

0,1 – 214

2 – 5300

13 – 26000

2,6 – 329

1,7 – 17,2

101 – 49000


10

10

30



800

500


260

17000


6

260


4

80

500



14

5

1700


Những chất tẩy rửa của những chất thải bỏ công nghiệp rắn có thể chứa những sản phẩm hoá học độc hại ở dạng dung dịch. Trong thiên nhiên những chất này có thể tích luỹ lại bằng nhiều cơ chế khác nhau. Đa số các chất này được phóng ra mặt đất, một số chất được phóng ra biển, đi vào sông ngòi, hệ thống nước ngầm, và được tưới cho cây trồng.

Ở TP. Hồ Chí Minh, với dân số gần 7 triệu người, nên hàng ngày thải ra một lượng rác vô cung lớn, và có thành phần hết sức phức tạp, nguồn gốc khác nhau từ bùn cống, rừ nước thải, phế thải của nhà máy, trong đó có chứa các chất như mảnh vụn, kim loại linh tinh, mảnh vỏ đồ hộp, sành sứ, chai lọ. Các chất thải này thông qua chế biến và đựơc nông dân sử dụng trực tiếp để bón cho cây trồng.

Ngoài ra các cơ sở sản xuất xi mạ, pin acquy,… cũng đã thải ra một lượng lớn kim loại nặng vào cống và chính những độc tố náyex đi vào môi trường nông nghiệp qua việc tưới nước cho cây trồng.

Tóm lại, về tương tác giữa ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường đất và thực vật, được ghi nhận ở hình 7.1.

Môi trường đất Thực vật

Phát tán ra ngoài

(ít)


Mất do Cành lá Hạt

bay hơi


Thân

Sinh khối cây




Bó mạch

trong thân

Du VSV Hấp thụ

Rễ


Phức hợp Môi trường Tích luỹ trong rễ

với mùn vùng rễ cây


R
Ô nhiễm kim loại nặng


ửa trôi

Bùn cống rãnh Phán bón, thuốc trừ sâu bệnh, chất thải rắn

Nước thải Chất thải do nhiễm không khí

Hình 7.1 : Ô nhiễm kim loại nặng vào môi trường đất và sự tương tác giữa đất và vây qua môi trường rễ cây (Rhzosphere), cây, dung dịch đất…


Hiện nay trên thế giới có nhiều vùng đã được xác định là bị ô nhiễm, như ỏ Anh đã chính thức xác nhận 300 vùng với diện tích 10.000 ha, tuy nhiên trên thực tế có thể tới 50.000 – 100.000 vùng với diện tích khoảng 100.000 ha (Bridges, 1991). Ở Mỹ có khoảng 25.000 vùng, Hà Lan là 6.000 vùng ô nhiễm cần xử lý.

3.2. Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp

Bao gồm các loại chất thải như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tàn tích sản phẩm và cây trồng nông nghiệp, chất thải gia súc và tàn tích rừng.



3.2.1. Ô nhiễm do phân bón

- Phân vô cơ

Để tăng năng suất cây trồng, người ta thường sử dụng các loại phân hoá học như: đạm (N), lân (P2O5), kali (K2O). Nhưng trong các loại phân vô cơ, đáng chú ý nhất là phân N, một loại phân mang lại hiệu quả quan trọng nhất cho năng suất cây trồng, tuy nhiên nó cũng rất dễ gây ô nhiễm cho môi trường đất do tồn dư của nó do sử dụng với liều lượng cao. Khi bón N, cây sử dụng tối đa 30% lượng phân bón vào đất. Còn lại, phần thì vị rửa trôi làm mất đi,phần còn lại trong đất sẽ gây ô nhiễm đất.

Khi bón N vào đất thường trong đất tồn tại 2 dạng: NH4 và NO3-, cây trồng hấp thu cả 2 dạng này, nếu cây hấp thu nhiều N, trong ccây sẽ tồn lưu cao NO3- trong lá, quả, hạt quá mức sẽ gây hại cho người tiêu dùng.

Lượng N tồn dư trong đất dạng NO3- dễ bị rửa trôi xuống sông, suối hoặc trực tiếp đi xuống nước ngầm gây ô nhiễm nước ngầm. Theo mức cho phép của WHO, nước ngầm chứa > 45 mg/l NO3-, khoong thể dùng làm nước uống.

Quá trình nitrat hoá làm tăng tính chua của môi trường đất do trong đất tồn tại HNO3.

Một số phân bón hoá học khác gây ô nhiễm môi trường đất như phân lân. Phân super lân thường có 5% axít tự do (H2SO4), làm cho môi trường đất chua. Trong các loại phân lân cũng còn chứa một lượng các kim loại nặng khác như As, Cd, Pb cũng là nguyên nhân làm tích luỹ các kim loại này trong đất.

Các phân hoá học khác hầu hết là các dạng muối (NH4SO4, KCL, K2SO4, KNO3…) của các axít, do đó khi bón vào đất làm cho đất chua.

-Phân hữu cơ

Thông thường phân hữu cơ gồm: phân chuồng, phân xanh, phân ủ. Thành phần của phân tuỳ thuộc vào nguồn chế biến. Nguồn phân hữu cơ gây ô nhiễm đất có thể do cách sử dụng, nguồn sử dụng để chế biến.

Phân chuồng nếu không được ủ đúng kỹ thuật, như nông dân sử dụng phân tươi (phân chuồng, phân bắc) ngâm ủ, nông dân sử dụng tưới trên cây trồng chứa rất nhiều các vi sinh (Coliform, E.coli, Clostridium perfingens, Streptococcus, Salmonella, Vibrio cho lera), ký sinh trùng (giun đũa) trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trên rau làm cho rau không an toàn, gây độc cho người sử dụng.

Các loại phân hữu cơ hiện nay, như phân chuồng (heo, gà,…) được nuôi từ thứ ăn tổng hợp không còn an toàn cho nông sản như trước, vì trong thành phần của nó có nhiều khoáng vi lượng (Cu, Zn, Fe, Mn, Co,…). Hàm lượng kim loại nặng chứa trong phân có thể là nguồn xâm nhập vào đất trồng và tồn lưu trong các loại nông sản phẩm, đặc biệt là các loại rau ăn lá.

Sử dụng nhiều phân hữu cơ trong điều kiện yếm khí, quá trình khử chiếm ưu thế, sẽ tạo ra nhiều axít hữu cơ làm đất chua, đồng thời tạo ra nhiều chất độc H2S, CH4, CO2.

3.2.2. Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật

Thuốc bảo vệ thực vật bao gồm: thuốc trừ sâu, bệnh (nấm, tuyến trùng…), thuốc diệt cỏ, chất kích thích sinh trưởng đều là các chất hoá học hữu cơ hay vô cơ. Rất cần thiết để diệt sâu, bệnh, cỏ dại bảo vệ cây trồng, Nhưng vì bản chất của các chất này là diệt sinh học nên ít nhiều đều ảnh hưởng đến môi trường đất.

Các hoá chất này gây ô nhiễm môi trường đất và hoạt tính của chúng sẽ là chất độc cho các động vật và con người. Nó có thể tồn tại lâu trong đất, xâm nhập vào thành phần cây, nhất là tích luỹ ở các bộ phận của cây, con người sử dụng các sản phẩm này sẽ gây ngộ độc.

Đặc tính của thuốc trừ sâu bệnh là tính bền trong môi trường sinh thái. Sau khi xâm nhập vào môi trường và tồn tại một thời gian dài trong các dạng cấu trúc sinh hoá khác nhau hoặc tạo các dạng hợp chất liên kết trong môi trường đất. Các hợp chất mới này thường có độc tính cao hơn bản thân nó. Ví dụ như DDT sau một thời gian sử dụng có tạo ra DDE, độc hơn DDT gấp 2-3 lần. Thuốc trừ sâu Aldrin tồn tại lâu dài trong đất bị phân thành Dieldrin, mà tính chất của nó độc nhiều lần so với Aldrin.

Các thuốc bảo vệ thực vật thường chứa nhiều kim loại nặng như: As, Pb, Hg. Một số loại thuốc bệnh như: CuSO4, Zineb, Macozeb… chứa các kim loại nặng như Zn, Cu, Mn sử dụng nhiều và lâu dài sẽ tồn lưu các kim loại trong đất.

Tác hại khác của thuốc trừ sâu bệnh là sự xâm nhập của nó vào môi trường đất làm cho cơ lý hoá tính đất giảm sút, mức độ gây hại tương tự như phân bón hoá học. Nhưng khả năng diệt khuẩn cao nên thuốc trừ sâu bệnh cũng đồng thời tiêu diệt nhiều vi sinh vật có ích làm các hoạt tính sinh học của đất bị giảm.



3.2.3. Ô nhiễm đất do dầu

Ô nhiễm đất do hydrocarbures từ nguồn dầu hoả. Thành phần cơ bản của dầu mỏ: Carbon 82 – 87%, hydro 11 – 14%,lưu huỳnh 0,1 – 0,5%, oxy và nitơ < vài phần nghìn.

Dầu và các sản phẩm của dầu khí đổ trên mặt đất sẽ làm cho đất bị ô nhiễm vì:

-Chỉ cần một lớp dầu bao phủ mặt đất, dù rất mỏng (0,2 – 0,5 mm) cũng ssủ làm cho đất “ngạt thở” vì thiếu không khí, quá trình trao đổ khí bị cắt đứt. Kết quả là các loài động, thực vật và vi sinh vật đều thiếu oxy, cuối cùng dẫn đến cái chết. Lớp dầu này cũng ngăn cản quá trình trao đổi năng lượng mặt trời của môi trường đất.

-Dầu là chất kỵ nứơc, khi thấm vào đất, dầu đẩy nước ra ngoài làm cho môi trường đất hầu như không còn nước và chiếm hết các khoảng không khí trong đất làm cho đất giảm thiểu oxy và nước, gây tổn thương cho hệ sinh thái.

-Khi xâm nhập vào đất, dầu làm thay đổi kết cấu và đặc tính lý hoá tính của đất, khiến các hạt keo đất trơ ra và không còn khả năng hấp thu, trao đổi nữa.

-Dầu thấm qua đất xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.

-Dầu là hợp chất hữu cơ cao phân tử có đặc tính diệt sinh vật.

Khắc phục ô nhiễm dầu trong đất có nhiều chác, nhưng có thể có các cách chủ yếu sau:


  1. Cày xới lên và xử lý tầng đất ô nhiễm để nó tiếp xúc với không khí cho bay hơi và vi sinh vật phân huỷ .

  2. Xử lý đất bằng hoá chất.

  3. Trồng cây ưa dầu, có khả năng chịu được nồng độ dầu.

  4. Bóc các lớp đất bị ô nhiễm đưa ra xử lý.

  5. Tạo cho đất có khả năng tự làm sạch, hoặc bằng tiếp xúc không khí hoặc vi sinh vật, hoặc rửa trôi, chuyển hoá.

3.3. Tính độc hại của kim loại nặng trong hệ thống đất

3.3.1. Tính độc hại của kim loại nặng

Nhiều kim tố kim loại nặng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của sinh vật và được biết như những nguyên tố vi lượng. Tyler cho rằng nhu cầu của các nguyên tố C,Zn,Fe và Mn vào khoảng 1 – 100 ppm trong chất khô của sinh vật. Ở lượng cao hơn thường gây độc hại. Khoảng cách từ đủ đến dư thừa các kim loại nặng là rất hẹp (Bowen, 1966).

Khả năng độc hại của các kim loại nặng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: hàm lượng của chúng, các con đường xâm nhập, dạng tồn tại và thời gian có thể gây hại. Trong môi trường cần phẩi xác định được mức độ gây hại đối ới cá thể hoặc các loại, hoặc đối với hệ sinh thái.

Cần phân biệt giữa độc hại môi trường và độc hại sinh thái.



  • Độc hại môi trường (Envirommental toxicology) là mứ độ độc hại của môi trường trong những phạm vi cụ thể như nhà ở hoặc nơi làm việc.

  • Độc hại sinh thái (Ecological toxicology) là nghiên cứu độc tố đối với sự biến động của các quần thể.

Có 2 loại ảnh hưởng độc hại:

  • Độc hại cấp tính là khi có một lượng lớn các chất độc hại trong một khoảng thời gian ngắn thường dẫn đến gây chết các sinh vật.

  • Độc hại lâu dài (mãn tính) khi hàm lượng các chất độc hại thấp nhưng tồn tại lâu dài. Chúng có thể làm chết sinh vật hoặc tổn thương ở các mức độ khác nhau.

Khả năng độc hại của các kim loại nặng đối với các sinh vật khác nhau (bảng 7.3)

Bảng 7.3. Tính độc hại của các kim loại nặng đối với sinh vật (Richardson và Nieboer, 1980).

Sinh vật

Tính độc hại

-Động vật nguyên sinh (Protozoa)

-Giun đốt (Annelida)

-Động vật có xương sống(Vertibrata)

-Vi khuẩn khoáng hoá nitơ

(N-minerlising bacteria)

-Tảo (Algae)

-Nấm (Fungi)

-Thực vật bậc cao (Higher plants)



Hg, Pb > Ag > Cu > Cd > Ni > Co > Mn > Zn

Hg > Cu > Zn > Pb > Cd

Ag > Hg > Cu > Pb > Cd > Zn > Ni > Cr

Ag > Hg > Cu > Cd > Fe > Cr > Mn > Zn,Ni >Sn

Hg > Cu > Cd > Fe > Cr > Zn > Ni > Co > Mn

Ag > Hg > Cu > Cd > Cr > Ni > Pb > Co > Zn

Hg > Pb > Cu > Cd > Cr > Ni > Zn

Sự ô nhiễm các kim loại nặng trong môi trường (đất, nước, sinh vật) có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua chuỗi thức ăn) đến sức khoẻ con người. Tuỳ theo từng chất mà có những tác động khác nhau đến các bộ phận cơ thể.



3.3.3. Ảnh hưởng của kim loại đối với sinh vật đất

Đối với đa số sinh vật đất, tính độc hại giảm dần theo thứ tự: Hg > Cd > Cu > Zn > Pb. Chang và Broadbent (1981) đã xây dựng ngưỡng độc hại của một số kim loại nặng đối với sinh vật đất dựa trên cơ sở giảm khả năgn hô hấp của các quần thể sinh vật đất đi 10%, được gọi là giá trị C10.



Bảng 7.4. Ngưỡng độc hại trong đất và lượng kim loại bón vào để đạt đến ngưỡng độc hại (C10) (chiết rút bằng diethylen triamine pentaacetic acid (DTPA) hoặc acid nitric (HNO3) (Williams và Winkins).


Kim loại

Lượng kim loại bón để đạt tới C10

C10 (nm/g)

ppm

nm/g

DTPA

HNO3

Cd

Cr

Cu



Zn

8,7

8,6


11,8

11,7


77,4

165,0


186,0

179,0


22,1

14,5


65,6

96,2


48,0

73,4


339,0

266,0


nm=10-9 mol
Dựa vào tính chất độc hại của kim loại nặng, Duxbury (1985) đã chia ra 3 nhóm:

  • Nhóm có độc tính cao: Hg

  • Nhóm có độc tính trung bình: Cd

  • Nhóm có độc tính thấp: Ci, Ni, Zn

Các kim loại nặng có thể gây độc hại và ảnh hưởng đến cả số lượng cá thể và cả đa dạng về thành phần loài của các vi sinh vật đất. Tuy nhiên ảnh hưởng của mỗi nguyên tố đối với các sinh vật không giống nhau.

  1. Sự tích cao của Cu chỉ giảm số lượng vi khuẩn, trong khi Cd làm giảm số lượng vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn, các loại giun tròn và dung đất (Bisessar, 1982). Sự tích luỹ cao của Pb/Zn sẽ lam giảm số lượng các loại chân đốt (Arthropods), đặc biệt là muối (mites) và nấm; làm tăng số lượng bọ bật đuôi (spring tails) và không có ảnh hưởng nhiều đối với vi khuẩn và xạ khuẩn (Willians et al., 1977), số lượng bọ bật đuôi tăng là do các loài mối bị tiêu diệt làm giảm kẻ thù của chúng.

  2. Các kim loại ở nồng độ thích hợp sẽ có tác dụng kích thích quá trình hô hấp của vi sinh vật và tăng cường lượng CO2 giải phóng ra. Tuy nhiên ở nồng độ cao của Pb, Zn, Cu, Cd, Ni sẽ giảm lượng CO2 giải phóng (Mathur et al., 1979).

  3. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự giảm đáng kể sinh khối vi sinh vật khi tăng hàm lượng các kim loại nặng độc hại. Ảnh hưởng này tăng khi đất có độ axít cao. Ở các đất bị ô nhiễm nặng bởi Cu làm giảm sinh khối vi sinh vật đất đến44% và 36% ở các đất hữu cơ à đất khoáng so với đất không bị ô nhiễm (Dumontet và Mathur, 1989).

  4. Các kim loại nặng trong đất cũng có ảnh hưởng đến quá trình khoáng hoá nitơ cũng như quá trình nitrat hoá. Thuỷ ngân làm giảm 73% tốc độ khoáng hóa nitơ ở đất axít và 32 – 35% ở các đất kiềm; Cu làm giảm khả năng khoáng hóa 82% ở các đất kiềm và 20% ở đất axít (Lrang và Tabatabai, 1 977).

  5. Ảnh hưởng của các kim loại nặng đến quá trình cố đinh nitơ sinh học còn chưa được nghiên cứu nhiều. Rother et al. 1982) đã cho thấy Cd, Pb, Xn có ảnh hưởng đến hoạt động của enzym nitrogenase trong quá trình cố định nitơ sinh học.

  6. Một số tác giả cho rằng kim loại nặng có ảnh hưởng trước hết đối với các thực vật bậc cao như gây bệnh đốm lá, làm giảm hoạt động của diệp lục tố (chlorophyll) và giảm các sản phẩm quang hợp.

Việc xây dựng ngưỡng độc hại đối với các kim loại nặng là rất khó khăn và tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng đất. Tuỳ theo từng nước mà công việc kiểm soát đánh giá đất ô nhiễm có khác nhau. Ở Anh. mức độ đánh giá các kim loại nặng được trình bày trong bảng 7.5.

Bảng 7.5. Mức độ ô nhiễm kim loại nặng ở Anh (µg/g (Kelly, 1979)

Kim loại

(tổng số)

Ô nhiễm

Nhẹ

Trung bình

Nặng

Rất nặng

Sn

Cd

Cr



Pb

Hg

Cu



Ni

Zn


30 – 50

1 – 3


100 – 200

500 – 1000

1 – 3

100 – 200



20 – 50

250 – 500



50 – 100

3 – 10


200 – 500

1000 – 2000

3 – 10

200 – 500



50 – 200

500 – 1000



100 – 500

10 – 50


500 – 2500

5000 – 10000

10 – 250

500 – 2500

200 – 1000


  1. – 5000

> 500

> 50


> 2500

> 10000


> 50

> 2500


> 1000

>5000

Ở Việt Nam cũng đã đưa ra dự thảo hàm lượng kim loại nặng trong đất và trên rau không được quá mức giới hạn cho phép (bảng 7.6.)

Bảng 7.6. Hàm lượng tối đa cho phép của một số kim loại nặng theo tiêu chuẩn của Bộ NN & PTNT


STT

Tên nguyên tố

Mức giới hạn (mg/kg)

Trong rau

Trong đất

1

2

3



4

5

6



7

Đồng (Cu)

Kẽm (Zn)


Nickel (Ni)

Cadmium (Cd)

Crôm (Cr)

Mangan (Mn)

Chì (Pb)


10

20

10



1

1,5


10

2


100

500


100

5 – 10


50

5000 – 9000

100


(Quy định tạm thời về sản xuất rau an toàn, 28/ 04/ 1988)

3.4. Quản lý ô nhiễm

Việc quản lý và xử lý các đất bị ô nhiễm là rất khó khăn. Có nhiều biện pháp được sử dụng như: cơ lý, nhiệt, kỹ thuật sinh học.



(1)Các phương pháp cơ lý

Được áp dụng nhằm làm giảm khả năng hòa tan và di chuyển các chất thải.



  • Sử dụng các chất gắn kết xi măng, với thạch cao, vật liệu silicat, nhựa epoxy, polyeste. Các chất này có vai trò gắn kết các chất thải thành từng khối bền vững được chôn vùi trong đất , tránh sự xói lở và di chuyển đi nơi khác.

  • Dùng phương pháp điện động học ( Electrokinetic): Dùng một dòng điện cường độ thấp, tác động trực tiếp qua cặp điện cực cắm xuống đất ở mỗi đầu của khôi đất bị ô nhiễm. Dòng điện sẽ gây nên điện thẩm thấu và lmf các ion di chuyển. Có thể thêm các chất hoạt động bề mặt để tăng tính tan của kim loại và giúp chúng dễ dàng di chuyển đến các điện cực.

  • Dùng kỹ thuật thuỷ tinh hoá (vitrication): Sử dụng dòng điện trực tiếp để làm nóng chảy đất và những vật liệu khác ở nhiệt độ rất cao (1600 – 20000C). Các chất hữu cơ bị nhiệt phân và bay hơi ở nhiệt độ cao. Hơi nước và khí của các chất hữu cơ bị cháy được hút lại khi nguội, những chất rắn đã bị nóng chảy sẽ hình thành thể thuỷ tinh, làm bất động hầu hết các chất vô cơ.

(2) Phương pháp hoá học

Sử dụng các chất hoá học để gia tăng phản ứng oxy hoá khử. Những tac nhân oxy hoá thường sử dụng là ozone, hydrogen peroxide, hypochlorine và chlorine dioxide. Tác nhân khử thường dùng là sulfate sắt, sodium bisulfite và sodium hydrosufite, biến đổi các chất ô nhiễm thành các chất ít ô nhiễm hơn.



(3)Biện pháp sinh học

- Sử dung vi sinh vật: Dùng vi sinh vật để phân hủy các chất ô nhiễm bằng cách cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và không khí cho chúng. Trong môi trường tự nhiên, có nhiều loài vi sinh vật có khả năng hấp thu các kim loại nặng (bảng 7.7.)



Bảng 7.7. Các vi sinh vật hấp thu kim loại nặng (Madhu Arora, 2000)




Vi sinh vật

Nguyên tố, %

Khả năng hấp thu

% trọng lượng khô

Vi khuẩn

S. viridochromogenes

Citrobacter sp

Zoogloea sp

Uranium

Chì, Pb


Cadmium, Cd

Uranium


Cobalt, Co

30

34 – 40


170

900


25

Tảo

Rhizobus arrhizus

Chlorella vulgaris

Chì, Pb

Thronium


Uranium

Vàng, Au


10

19

10



10

Nấm men

saccharomyces

Uranium

Thronium


10 – 15

12


  • Sử dụng thực vật : Có những loài thực vật đặc biệt vì chúng có thể hấp thu hay tồn tại được với nồng độ kim loại rất cao. Dựa vào đặc tính đó, người ta phát triển một phương pháp mới để giải quyết ô nhiễm đất, gọi là :Phetoremediation”, dùng thực vật để giải ô nhiễm.

Việc sử dụng các biện pháp khôi phục cải tạo nhờ thực vật, bao gồm cả việc sử dụng các chất phụ trợ có khả năng cố định kim loại, được xem như là một phương pháp khôi phục “mềm” hay “êm dịu” cho đất và cho thấy có nhiều tiềm năng. Trong số đó có 2 phương pháp:

  • Cố định kim loại tại chỗ bằng cách tái tạo thảm thực vật (Phytostabilization)

  • Tách, chiết kim loại nhờ các thực vật siêu tích lũy (Phytoextraction).

Đối với những vùng đất trọc bị ô nhiễm nặng, việc áp dụng các tác nhân tố định mạnh và sự tái tạo thảm thực vật ngay sau đó có thể là một phương pháp hữu hiệu và hợp lý và giá cả, đặc biệt đối với đất nông nghiệp. Sự cố định lâu dài và hiệu quả các kim loại sẽ góp phần làm giảm hoạt tính sinh học của các kim loại, tiếp theo thảm thực vật sẽ được phục hồi và ổn định đất.

Bảng 7.8. Chi phí các biện pháp xử lý ô nhiễm đất (Glass, 1999)

Biện pháp

Chi phí (USD/tấn)

Lấp đất

Hoá học


Thuỷ tinh hóa

Điện động học

Phytoextraction


100 – 500

100 – 500

75 – 425

20 – 200


5 – 40

Như vậy, để giải quyết ô nhiễm cho 1 tấn đất, phương pháp điện động học cần chi phí gấp 5 lần và phương pháp hóa học cần hơn 10 lần so với biện pháp sử dụng thực vật.

Ngoài ưu thế về chi phí, giải ô nhiễm bằng thực vật (Phytoremediation) còn có những ưu điểm:


  • Không tạo ra những sản phẩm phụ độc hại.

  • Cải tạo được vùng đất trứơc đây không có thực vật nào tồn tại, tạo cảnh quan sinh thái và quan trọng là ngăn chận được xói mòn và phát tán ô nhiễm do gió và nước.



CHƯƠNG VIII: ĐẤT VÀ CÁC KHÍ NHÀ KÍNH


  1. Hoá học khí quyển của carbon và các hợp chất nitơ

Tầng đối lưu (troposphere) là phần của khí quyển ở gần mặt đất nhất có độ cao đến khoảng 10 km ở các vùng cực, và 15 – 20 km ở vùng nhiệt đới. Tầng đối lưu có sự chuyển đổi đột ngột sang tầng bình lưu. Tầng bình lưu có độ cao lên đến 50 km.

Chất oxy hóa cơ bản ở tầng thấp của khí quyển là ozon (O3) và gốc hydroxyt (OH). Ozon được sinh ra trong tầnh đối lưu do sự oxy hóa gốc peroyl của NO:

NO + RO2 NO2 + RO*

NO2 + hv NO + O*

O* + O2 +M O3
Ở tầng bình lưu cấu trúc của ozon bị phá hủy và là nguồn vật liệu đầu tiên hình thành OH:
O3 + hv O2 + O*

O* + H2O 2OH


Những nguồn cung cấp OH* khác là do các chất hữu cơ bị phân hủy:
HCHO hv H* + CHO*

H* O2 +M HO2*

CHO* + O2 HO2* + CO
Các quá trình xảy ra tiếp theo là :
HO2* + HO2* H2O2 + O2

H2O2 + hv OH* + OH*

Hoặc HO2* + NO NO2 + OH*


    1. Mêtan (CH4) và carbon monoxít (CO)

Các hợp chất carbon ở vòng tuần hoàn carbon trong khí quyển bao gồm CO, CH4, CO2 và NMHC(hydrocacbon không phải mêtan).

Carbon monoxit (CO) không có tác động qua lại với cân bằng bức xạ của khí quyển vì nó nhanh chóng bị oxy hoá thành CO2. Do vậy CO chỉ có ý nghĩa làm tăng CO2 trong khí quyển.

Hầu hết CH4 có mặt trong tầng đối lưu sẽ bị oxy hóa thành CO. Tất cả các con đường của phản ứng này đều hình thành chất trung gian là formaldehyt HCHO. Nhưng các phản ứng tiếp theo là khác nhau phụ thuộc vào nồng độ NOx trong khí quyển.

Theo Bouwman (1990) các quá trình này xảy ra như sau:


CH4 + OH* CH3O + H2O

CH3* + O2 +M CH3O2* +M




  • Khi NO > 10ppt (ppt = 10-12 gam, 1 phần triệu tấn)



CH3O2* + NO CH3O + NO2

CH3O2* + O2 HCHO + HO2*

HO2* + NO OH* + NO2

2[NO2 +hv NO + O*]

2[O +O2 + M O3 +M]

CH4 +4O2 HCHO + 2O3 + H2O




  • Khi NO < 10ppt



CH3O2 + HO2* CH3O2H + O2

CH3O2H + hv CH3O* + OH*

CH3O* +O2 HCHO +HO2*

CH4 + O2 HCHO +H2O


Methylhydroperoxit (CH3O2H) bị oxy hoá chậm trong vòng 1 tuần. Nó có thể bị mất do nước mưa hoặc do bị hấp phụ bởi đất hay các phân tử rắn khác trong không khí (sol khí). Trong trường hợp này CH4 so thẻ bị mất 1 nhóm OH và 1 nhóm HO2. Ở điều kiện nghèo NO trong môi trường, vòng tuần hoàn phụ sau đây cũng góp phần làm mất OH* và HO2*:

CH3O+O2* + HO2* CH3O2H + O2

CH3O2H +OH* CH3O2* + H2O
Phản ứng oxy hoá tiếp theo của HCHO là như nhau trong các điều kiện khác nhau của NO:
HCHO + hv H* + HCO*

H* + O2 + M HO2*

HCHO + OH* H2O + HCO*

HCO* + O2 CO + HO2*


Chính vì vậy mà quá trình oxy hóa CH4 sẽ làm tăng lượng CO trong khí quyển. CO trong khí quyển tiếp tục bị oxy hóa thành CO2:
CO + OH* H* + CO2
Phụ thuộc vào lượng NO trong khí quyển mà có thể diễn ra các quá trình sau:


  • Khi NO > 10 ppt



H* + O2 + M HO2*

3[HO2* + NO NO2 + O*]

3[NO2* + hv NO + O*]

3[O* + O2 + M O3]


HCHO +6O2 CO2 + 3O3 + 2OH




  • Khi NO < 10 ppt

2[H* + O2 HO2*]

3[HO2* + O3 HO* +2O2]

HCHO + 3O2 CO2 + 3O2 +2OH

Trong điều kiện có đủ NO, mỗi phân tử CH4 bị oxy hóa sẽ sinh ra 3,7 phân tử O3 và 0,5 nhóm OH, khi thiếu NO quá trình oxy hóa 1 phần CH4 sẽ tiêu thụ 1,7 phân tử O3 và 3,5 nhóm OH (Crutzen và Graede, 1986). Như vậy quá trình oxy hóa CH4 sẽ làm ảnh hưởng đến nồng độ của CO và OH trong khí quyển. Khi lượng CH4 và CO tăng sẽ dẫn đến làm giảm lượng OH.

Phản ứng giữa CH4 với Cl cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong tầng đối lưu vì nó làm mất hoạt tính của Cl nguyên tử:


CH4 + Cl CH3 + HCl
Đối với các hợp chất hydratcacbon khác (RH), quá trình oxy hóa diễn ra tương tự như CH4.
RH + OH* R* + H2O

R* + O2 RO2*


Phụ thuộc vào lượng NO có trong khí quyển mà phản ứng tiếp theo xảy ra theo 2 con đường như sau:

RO2* + NO RO* + NO2 RO2* + R’OO ROOR’ + O2

RO* + O2 R1*CHO + HO2* ROOR’ + hv RO* + R’O*


    1. Các hợp chất nitơ

Các quá trình trong tầng đối lưu: như đã trình bày ở trên, NOx có vai trò rất quan trọng trong quá trình oxy hóa CH4 và CO. Các phản ứng của NO và NO2 là rất khác nhau và chúng đóng vai trò như các chất xúc tác quan trọng trong nhiều phản ứng quang hóa. Ở tầng đối lưu,NOx làm tăng cường qú trình hình thành O3, trong khi các tầng bình lưu thì nhưộc lại. Theo Bouwman (1990) các phản ứng biến đổi các hợp chất nitơ trong khí quyển xảy ra như sau:

Vào ban ngày, HNO3 được hình thành theo các phản ứng sau:

NO2 + OH* + M HNO3

Vào ban đêm sẽ có phản ứng:

NO2 + O3 NO3* + O2

NO3* + NO2 N2O5

N2O5 + H2O 2HNO3

Trong các phản ứng quang hóa nhiều hợp chất hydrocacbon ( không phải CH4) có khả năng hình thành các chất hữu cơ chứa nitơ (N). Trong đó peroxyacetylnitrat [CH3C(O)O2NO2] là nguồn quan trọng giải phóng ra Nox ở các vùng đô thị. Chúng tập trung nhiểu ở tầng giữa và cao trong tầng đối lưu (Levine et al. 1984):


CH3C(O)O2NO2 CH3O(O)O2* + NO2
Bản thân NH3 không có khả năng hấp thụ bức xạ nhiệt, nhưng nó có khả năng bị oxy hóa thành các oxit nitơ có khả năng hấp thu nhiệt. Trong khí quyển khoảng 10 – 20% NH3 bị oxy hóa bởi OH:

OH* +NH3 NH2 + H2O


NH2 có thể bị oxy hoá theo các con đường khác nhau:
NH2 + O2 NH2O2

Hoặc NH2 + NO Các sản phẩm (N2, N2O)

NH2 + NO2 Các sản phẩm (N2, N2O)

NH2 + O2 Các sản phẩm (NH*, HNO, NO)


NH3 cũng có khả năng phản ứng với khí HNO3 để hình thành dạng sol khí nitrat:
NH3 + HNOx NH4NOx


  • Các quá trình ở tầng bình lưu: Nguồn cung cấp Nox cho tầng bình lưu có thể là do quá trình phân hóa các chất N2O:

O3 + hv O* +O2

O* N2O 2NO3


NO3 làm tăng quá trình phá hủy tầng ozon theo các phản ứng sau:
O3 + hv O* + O2

O* + NO2 NO + O2

NO + O3 NO2 + O2

2O3 3O2


Ở độ cao dưới 40 km, O3 được hình thành nhờ quá trình liên kết phân tử O2 với O nguyên tử.
O2 + hv 2O*

2[O* + O2 + M O3]


3O2 2O3


Lượng O3 trong khí quyển tập trung chủ yếu ở độ cao 10 – 40 km. Dưới 25 km, NOx có tác dụng tăng cường quá trình hình thành O3 nhờ tác dụng của ánh sáng mặt trời.
HO2* + NO OH* + NO2

NO2 + hv NO + O*

O* + O2 + M O3

HO2* + O2 OH* + O3


Trong phạm vi độ cao 10 – 40 km, OH tham gia vào quá trình phân huỷ O3:
OH* + O3 HO2* + O2

HO2* O3 OH* + 2O2


2O3 3O2


Thông thường ở độ cao trên 25 km thì NOx làm giảm nồng độ O3, còn ở độ cao dứơi 25 km, NOx có tác dụng bảo vệ tầng ozon khỏi bị phá hủy.

2.Sự trao đổi các khí nhà kính giữa đất và khí quyển: CO2, CO, CH4, N2O, NO, NO2, NH3

2.2. Khí cacbonic (CO2)

CO2 là một loại khí nhà kính rất phổ biến. Hàm lượng trong khí quyển vào khoảng 345 ppm và tốc độ gia tăng hàng năm là 0,5%. Ước tính tổng lượng C trong sinh khối là 835 Gt (1 Gt = 1015 gam) (Whittaker và Likens, 1975), trong đó C trong khí quyển là 720 Gt, đại dương 38000 Gt, trong nhiên liệu hóa thạch là 6000 Gt (Goudriaan và Ketner, 1984).

Hàng năm các sinh vật trên cạn có khả năng tích luỹ được khoảng 60 Gt. Lượng CO2 giải phóng do đốt các nhiên liệu hoá thạch vào khoảng 5,3 Gt (Rotty, 1987) và do chặt phá rừng là 0,3 – 1,7 Gt (Detwiter và Hall, 1988). Ứơc tính đến 2050, lượng CO2 trong khí quyển sẽ la 440 – 660 ppm. Do hấp phụ của các đại lượng bị hạn chế nên hàm lượng CO2 trong khí quyển sẽ tăng hàng năm khoảng 0,5% hoặc 3,6 Gt cacbon.

Quá trình khóang hoá chất hữu cơ trong đất và giải phóng CO2 phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau, như hoạt đông của vi sinh vật đất, độ ẩm, cấu trúc và thành phần cơ giới đất, thành phần khóang hóa đất, không khí đất…

Các hoạt động trong sản xuất nông nghiệp, sử dụng đất cũng có tác động rất mạnh đến quá trình phân giải chất hữu cơ và giải phóng CO2 từ đất.

Trong nền nông nghiệp hiện đại, với cây trồng độc canh, sử dụng chủ yếu các loại phân khóang đã làm giảm đáng kể các chất hữu cơ của đất. Các đất rừng hoặc các hệ sinh thái tự nhiên khi chuyển sang đất nông nghiệp cũng làm tăng cường sự mất chất hữu cơ của đất.


Bảng 8.1. Lượng C mất do chuyển đổi sử dụng đất từ trạng thái hệ sinh thái tự nhiên sang sản xuất nông nghiệp ( nguồn Schesinger, 1986)


Trạng thái tự nhiên

Lượng mất C trung bình (%)

Khoảng dao động (%)

Rừng ôn đới

Đồng cỏ ôn đới

Rừng nhiệt đới

Savan nhiệt đới



34,0

28,6


21,0

46,0


3,0 – 56,5

2,5 – 47,5

1,7 – 69,2

Tốc độ phân hủy chất hữu cơ sẽ càng được xúc tiến mạnh trong quá trình sản xuất nông nh\ghiệp do sự gia tăng hoạt động của các vi sinh vật trong điều kiện thuận lợi về độ ẩm và nhiệt độ. Những nghiên cứu lâu dài ở Đan Mạch cho thấy hàm lượng cacbon của đất giảm đi 25% ở các đất chỉ sử dụng phân khoáng (N, P, K) (Dam Kofoed, 1982). Ở các đất có thành phần cơ giới nặng hàm lượng C giảm ít hơn (khoảng 15 – 25%).

Hàm lượng chất hữu cơ có thể giảm tới 50% sau khi đẩt đồng cỏ Chernozem (đất đen ôn đới) được chuyển sang đất nông nghiệp (Van Veen và Paul, 1981).

Các nghiên cứu chung về ảnh hưởng của quá trình canh tác đến hàm lượng chất hữu cơ trong đất fefalit Tây Phi (Bram, 1971) cho thấy chúng chỉ còn khoảng 40 – 60% hàm lượng chất hữu cơ chỉ còn 30% so với trong đất ban đầu.

Trong giai đoạn của cuộc cách mạng nông nghiệp trước đáy, những diện tích lớn rừng bị chuyển thành đất nông nghiệp đã làm giảm một lựơng CO2 rất lớn, ước tính có tới 537 Gt C (Buringh, 1984). Lượng CO2 giải phóng hàng năm được ước tính rất khác nhau tuỳ theo từng tác giả (bảng 8.2).

Các quá trình cải tạo các đầm lầy, các đất giàu chất hữu cơ cũng đóng góp đáng kể vào việc làm tăng lượng CO2 trong khí quyển.

Theo Armentano (1980) thì trên Trái Đất có khoảng 450x1010 m2 đất bùn với lượng tích luỹ trung bình C vào khỏang 300 kg/ha/năm. Ước tính tổng lượng C tích luỹ hàng năm là 0,135 Gt C.

Theo Armentano (1980) thì trên Trái Đất có khoảng 450x1010 m2 đất than bùn với lượng tích luỹ trung bình C vào khoảng 300kg/ha/năm. Ước tính tổng lượng C tích luỹ hang năm là 0.135 Gt C.

Duxbury (1979) ước tính có 7 – 35x1010 m2 đát ướt (wetlands) đã được cải tạo làm giải phóng một lượng C tưong ứng la 10 T C/ha/năm; hay 0,05 – 0,35 Gt C hằng năm. Quá trình tiêu nước ở các đất gley cũng làm giải phóng thêm một lượng C là 0,01 Gt C/năm.
Bảng 8.2. Ước tính lượng cacbon giải phóng từ đất trong những năm của thập kỷ 80 (1980s).


Tác giả

Lượng C giải phóng từ đất, Dt C/ năm

Bolin, 1977

Schesinger, 1977

Buringh, 1984

Bouwman, 1989

Detwilet and Hall, 1988


0,30

0,85


1,50 – 5,40

0,10 – 0,40

0,11 – 0,25


Armentano và Menges (1986) cho rằng các đất ướt ở vùng ôn đới chiếm khoảng 350x1010m2. Trong giai đoạn 1795 – 1980 đã có khoảng 8,2 x 1010 m2 được chuyển thành đất nông nghiệp 5.5 x 1010 m2 cho đồng cỏ và 9,4 x 1010 m2 cho đất rừng. Còn ở vùng nhiệt đới có khoảng 4% đất ướt đã được cải tạo trong giai đoạn trên. Hàm lượng C được giải phóng do các quá trình này vào khoảng 0,15 – 0,184 Gt C/năm.

Quá trình chặt phá rừng trên thế giới cũng đóng góp quan trọng vào việc phát thải các khí CO2, ước tính vào khoảng 0,3 – 1,7 Gt C/ năm, hầu hết lượng này là từ vùng nhiệt đới (Derwiter và Hall, 1988). Ngược lại quá trình trồng rừng lại có tác dụng hấp thu khí CO2 tới 6240 kg C/ha/năm (Sedjo, 1989).

2.2. Trao đổi cacbon monoxyt (CO)

Trên thực tế, CO không có ý nghĩa trực tiếp vào cân bằng bức xạ trong khí quyển mà chủ yếu nó có ảnh hưởng đến hàm lượng của khí nhà kính như: CH4, CH3Cl, CH3CCl3 và CHClF2. Ngoài ra CO cũng là nguồn quan trọng hình thành CO2 trong khí quyển.

Việc tăng hàm lượng CO trong tầng đối lưu sẽ làm giảm hàm lượng OH (Khalit và Rasmussens, 1984, 1985) và dẫn tới ảnh hưởng đến tầng ozon và làm tăng hàm lượng các chất khí như: CH4, hydratcacbon – Clo. Trong thời gian qua sự tích lũy CO trong khí quyển cũng tăng đáng kể , với tốc độ 0,6 – 1%/ năm (Bolle et al, 1986) đến 2 – 6% (Khalit và Rasmussens, 1984).

Nguồn sản sinh và nơi hấp thu CO trên thế giới được trình bày ở bảng 8.3


Bảng 8.3. Các nguồn sản sinh và hấp thu CO (Tg CO/năm)


Nguồn

Dao động

Trung bình

Tác giả

1.Nguồn sinh CO

- Thực vật

- Đất

- Đốt cháy sinh khối



- Đại dương

- Đốt nhiên liệu hóa thạch

- Oxy hoá NHMC* tự nhiên

- Oxy hóa NHMC nhân tạo

- Oxy hóa CH4

2.Nguồn hấp thu CO

- Oxy hóa CO thành CO2

- Tích lũy ở tầng binh lưu

- Oxy hóa bởi vi sinh vật đất



20 – 200

3 – 30


240 – 1660

20 – 80


400 – 1000

280 – 1200

0 – 180

400 – 1000



1600 – 4000

190 – 580

190 – 580


110

17

840



40

450


560

90

810



3170

170


450

Crutzen, 1983

Conrad và Seiler, 1985

Crutzen et al, 1979

Longgan et al, 1981

Longgan et al,1981

Longgan et al,1981

Longgan et al,1981

Longgan et al, 1981

Longgan et al,1981

Crutzen et al, 1983

Crutzen et al, 1983


*NHMC: hydratcacbon không chứa metan.
Hầu hết các đất đều có khả năng hấp thụ khí CO2, trong khi ở đát khô mới có khả năng sinh ra CO (Bartholomew và Alexander, 1981). Vì vậy qú trinh sản sinh CO trong đất chủ yếu xảy ra ở vùng khô hạnvà bán khô hạn. Quá trìng phóng thích CO là quá trình hoá học, ngược lại là quá trình oxy hóa CO trong đất lại là kết quả của các hoạt động của vi sinh vật.

Trên thực tế quá trình sản sinh CO2 và CO thường xảy ra đồng thời nên khó xác định riêng cho từng loại. Conrat và Seiler, 1985 đã nghiên cứu đất ở vùng khô hạn cận nhiệt đới cho thấy sự phụ thuộc chặt chẽ giữa lượng CO sinh ra với nhiệt độ bề mặt đất, còn mức độ tiêu thụ CO không phụ thuộc vào nhiệt độ bề mặt đất. Điều này chứng tỏ rằng CO được sinh ra chủ yếu ở tầng mặt trong khi CO được tiêu thụ chủ yếu ở tầng bên dưới với nhiệt độ thấp.

Ở vùng khí hậu ôn đới ẩm, quá trình sản sinh ra CO rất hạn chế, ngược lại quá trình tiêu thụ CO lại xảy ra mạnh mẽ hơn.

Ở vùng nhiệt đới ẩm vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Theo Seiler và Conrad, 1987 thì ở vùng nhiệt đới ẩm, khả năng tiêu thụ CO là lớn hơn là sản sinh CO. Quá trình sản sinh CO từ đất trên phạm vi toàn cầu ước tính vào khoảng 17 Tg/năm (3 30 Tg/năm là ở vùng nhiệt đới khô hạn). Lượng tiêu thụ CO vào khoảng 300 – 530 Tg/năm, trong đó 70 – 140 Tg/năm được oxy hóa ở vùng nhiệt đới ẩm.

Trên phạm vi toàn cầu, tổng lượng CO phát thải hàng năm là 2920 Tg (1270 – 5700 Tg CO/năm). Các nguồn có khả năng hấp thu CO là 3600 Tg/năm (1960 – 4750 Tg CO/năm).Trong đó chưa kể đến khả năng sinh ra CO của đại dương. Khả năng không cân bằng trong mô hình này cũng phần nào cho thấy sự thiếu chính xác của số liệu đưa ra.

2.3. Trao đổi khí metan (CH4)

Khí metan trong tầng khí quyển đã được biết đến từ những năm 1940. CH4 có khả năng hấp thu mạnh năng lượng của tia hồng ngoại. Hàm lượng CH4 trong khí quyển vào khoảng 1,7 ppm.V (ppm V = một phần triệu theo thể tích) ở Bắc bán cầu, và 1,6 ppm.V ở Nam bán cầu (Rasmussen và Khalil, 1986; Steele et al. 1987).

Trong thời gian qua lượng CH4 trong khí quyển ngày càng gia tăng. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 1978 – 1983, lượng CH4 tăng trung bình 18 ppb.V/năm (ppb.V: một phần tỷ theo thể tíc) hoặc 1,1% (Bolle et al, 1986).

Nguyên nhân làm tăng CH4 trong khí quyển là do các nguồn thải tăng trong khi nguồn hấp thu hoặc phân hủy CH4 lại có hạn (Khalil và Rusmussen, 19885). Lượng phát thải CH4 từ các nguồn khác được trình bày ở bảng 8.4. (Bouwman, 1990)


Bảng 8.4. Nguồn phát thải CH4


Nguồn

Lượng CH4 (1012 g CH4/năm)

Đồng lúa

Đất ướt


Bãi rác thải

Đại dương, mặt nước khác

Động vật nhai lại

Mối


Khai thác khí thiên nhiên

Khai thác than

Đốt sinh khối

Các nguồn khác

Cộng

Tổng nguồn phát thải



Tổng nguồn hấp

60 – 140

40 – 160


30 – 70

15 – 35


66 – 99

2 – 5


30 – 40

35

55 – 100



1 – 2

334 – 714

400 – 600

300 – 6500


Các quá trình phân giải chất hữu cơ trong điều kiện kỵ khí đều dẫn đến hình thành CO2 và CH4. Tỷ lệ giữa CO2 và CH4 phụ thuộc vào mức độ oxy hóa các chất hữu cơ ban đầu.



  • Quá trình giải phóng CH4 từ đất lúa:

Quá trình giải phóng CH4 từ đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Theo Sebacher et al.(1986) khi đất bị ngập nước trên 10 cm ít có tác động làm tăng quá trình giải phóng CH4. Còn khi mực nước dưới 10 cm thì quá trình giải phóng CH4, có tương quan thuận với độ sâu tầng đất ngập.

Trong phẩu diện đất ngập nước thường chia ra các tầng có mức độ khử khác nhau. Tầng mặt vẫn được xem là tầng oxy hóa, tiếp đến là tầng khử chứa nhiều Fe2+, Mn4+ và vẫn còn tồn tại NO3-. Tiếp theo là tầng khử SO42- và cuối cùng là tầng sản sinh khí CH4, đây cũng là tầng có điện thế oxy hóa khử thấp. Một phần CH4 được hình thành ở tầng sản sinh CH4 có thể bị phân hủy ngay ở tầng đất oxy hóa và thực tế chỉ có khoảng 23% được thoát vào khí quyển. Trong trừơng hợp không có cây lúa, khoảng 35% lượng khí này sẽ phát thải vào khí quyển (Holzapfel – Pschoru et al, 1986).

Metan được giải phóng vào khí quyển có thể theo 3 con đường sau:


  1. Sủi bọt: Là hiện tượng hình thành bọt khí từ các trầm tích, chiếm khoảng 49 – 64% (Barlett et al, 1988) đến 70% (Crill et al,1988) lượng CH4 phát thải từ đất.

  2. Khuếch tán: CH4 khuếch tán vào nước tới bề mặt nước và thoát vào khí quyển (Sebacher et al. 1983).

  3. Được vận chuyển thông qua cây trồng, đặc biệt là các phần cây sống trong nước, như lúa (de Bont et al, 1978; Seiler, 1978). Quá trình có ý nhĩa quan trọng ở đất lúa nước. Theo Seiler (1984), Holzappel Pschorn et al, (1986) thì có tới 95% tổng số CH4 được giải phóng tử đất vào khí quyển thông qua các mô khí của cây lúa. Sự thoát CH4 vào khí quyển thông qua việc hình thành các bong bóng khí chỉ có ý nghĩa lớn ở đất không cấy lúa. Khi lúa già (lúa chín) có khả năng giải phóng lượng CH4 nhiều gấp 20 lần khi cây lúa mới có 2 tuần tuổi.

Diện tích đất lúa nước trên thế giới ước tính là 144 x 10 6 ha, trong đó 95% tập trung ở vùng Đông Á (FAO, 1985), chiếm 9,5% diện tích đất trồng trọt trên toàn thế giới ( bảng 8.5). Đất lúa đã tăng nhanh chóng từ 86x106 ha lên 144x106 trong thời gian 50 năm (1935 – 1985), với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 1,05%. Riêng giai đoạn 1950 – 1980 tốc độ tăng đạt 1,23% mỗi năm. Tuy nhiên trong những năm gần đây diện tích đất lúa có chiều hướng giảm.
Bảng 8.5. Diện tích đất lúa trên thế giới giai đoạn 1935 – 1985 (107 m2)


Châu lục

1935

1950

1960

1970

1980

1985

Châu Phi

Châu Mỹ


Châu Á

Châu Âu


Châu Đại Dương

Liên Xô (cũ)



1850

1730


82000

220


10

148


2900

3340


87600

300


30

2880

4160


110940

350


40

100


3960

7169


122302

395


50

356


8494

9334


128393

366


123

637


5467

8036


129977

388


140

667

Tốc độ giải phóng CH4 từ đất lúa cũng khác nhau phụ thuộc vào thời vụ, khí hậu. Những nghiên cứu của Seilet et al.(1984) cho thấy trung bình có 12g CH4 được giải phóng trên 1 m2 trong suốt giai đoạn trồng lúa ở đất lúa Tây Ban Nha. Trong khi Holzappel Pschorn và Seiler (1986) nghiên cứu với đất lúa ở Itali cho lượng CH4 giải phóng cao hơn nhiều (27 – 81 mg CH4/m2).

Ở Châu Á, khoảng 50% diện tích trồng lúa là lúa nứơc với chế độ ngập nước lâu dài, 39% là ngập nước do mưa. Nhìn chung thời gian ngập nước chiếm 80% thời gian trong một vụ sản xuất. Ước tính quá trình sản xuất lúa đã phát thải vào khí quyển một lượng CH4 là 53 – 114 Tg/năm (1985), và 60 – 120 Tg CH4/năm (1989).



  • Quá trình giải phóng CH4 từ các đất ướt không trông lúa

Các loại đất ướt cũng là nguồn cung cấp không ngừng khí CH4 cho khí quyển. Hiện nay diện tích đất ướt trên thế giới cũng rất lớn và gồm nhiều loại khác nhau (bảng 8.6). Theo Matthews và Fung (1987) trên thế giới hiện có khoảng 1283 x 106 ha đất ướt không được trồng trọt, trong đó khoảng 35% phân bố ở vùng nhiệt đới.
Bảng 8.6. Diện tích các loại đất ướt trên thế giới (x1010 m2) (thưo FAO/UNESCO, 1771 – 1981; Matthews, 1983; FAO, 1983).


Loại đất

Vùng nhiệt đới

Vùng ôn đới

Tổng số

Đất đầm lầy

Đất than bùn khác (trừ đầm lầy)

Đất Gley

Đất đồng rêu (tundras)

Đất ướt khác (đất phù sa không trồng trọt)

Tổng


Đất phù sa có trồng trọt

Đất Gley (có trồng trọt)



120

25

104


102
351 (27%)

78

52



90

175


51

545


71
932 (73%)

47

93



210

200


155

545


173
1283 (100%)

125


145

Harriss et al (1982) cho rằng ở đất than bùn nước ngọt, trong điều kiện ngập nước sẽ giải phóng khoảng 0,001 – 0,02 g CH4/m2/ngày. Ngược lại ở đất đầm lầy khi khô hạn sẽ hấp phụ khoảng 0,001 – 0,005 g CH4/m2/ngày.


Lượng CH4 tích luỹ trong đất sẽ giảm khi có hàm lượng SO42- cao. Nguyên nhân do:

  • Sự cạnh tranh chất nền giữa vi khuẩn khủ SO42- và vi khuẩn sinh metan.

  • Ảnh hưởng kim hảm của sunphat và sunphit đối với quá trình metan.

  • Khả năng phụ thuộc giữa quá trình sinh metan vào các sản phẩm của vi khuẩn khử sunphat.

  • Metan có thể bị oxy hóa bởi vi khuẩn dinh dưỡng metan hiếu khí và kỵ khí.

Quá trình giải phóng CH4 trong môi trường nước ngọt là mạnh hơn nước mặn (Smith et al, 1982). Nguyên nhân do nước ngọt có hàm lượng SO42- thấp hơn.

Quá trình giải phóng CH4 có sự dao động rất lớn, không chỉ phụ thuộc vào lượng nước, nhiệt độ, các yếu tố khí hậu khác và mùa vụ. Harriss (1988) cho rằng, nhiệt độ khí quyển tăng ở Bắc bán cầu có thể làm tăng cường quá trình giải phóng CH4 do việc tăng quá trình sản xuất sinh khối thực vật và quá trình lên men.



  • Sự sản sinh CH4 do các động vật ăn cỏ

  1. Động vật nhai lại (trâu, bò): là nguồn phát thải CH4 quan trọng. Theo Crutzen et al(1986) thì có tới 7 Tg CH4 được sinh ra do động vật nhai lại là các gia súc, trong đó bò chiếm 74% (54 Tg), trâu 6 Tg và cừu 7 Tg. Phần còn lại là lạc đà, ngựa và các vật nuôi khác.

Ước tính trên toàn thế giới, lượng phế thải CH4 từ các động vật nhai lại vào khoảng 2 – 4 Tg CH4/năm. Từ con người sản sinh một lượng CH4 là 1 Tg.


  1. Mối: điều kiện sinh thái thích hợp nhất cho việc giải phóng CH4 thông qua hoạt động của mối là vùng nhiệt đới ẩm khi bị chặt phá hoặc đốt, và vùng đất trồng trọt ở vùng cận nhiệt đới. CH4 còn được sinh ra ở ruột nhiều loại côn trùng khác như loài gián ăn gỗ, loài cánh cứng…



  • Giải phóng CH4 từ việc đốt cháy sinh khối và bãi rác

Việc đốt cháy các sinh khối và các chất thải hữu cơ cũng là nguồn phát thải CH4 vao khí quyển. Crutzen et al(1979) đã ước đoán lượng CH4 sinh ra do đốt sinh khối trên toàn cầu vào khoảng 25 – 110 Tg CH4/năm. Nếu tính từ đốt các chất thải từ nông nghiệp thì tỷ lệ CH4/CO2 sẽ là 1 : 53.

Ở các bãi rác, CH4 được hình thành do qua trình phân huỷ kỵ khí các chất hữu cơ. Ước đoán lượng Ch4 sinh ra từ các bãi rác thải trên toàn thế giới là 30 – 70 Tg CH4 (Bingemer và Crutzen, 1987). Số liệu này được tính trên cơ sở phân huỷ sinh học khoảng 85 x 106 T C/năm ở các bãi rác trên thế giới. Trong đó có khoảng 20% từ các nước đang phát triển. Mức độ giải phóng CH4 được dựa trên tỷ lệ: 0,5 kg CH4 trên 1 kg C phân huỷ.



  • Quá trình oxy hóa CH4 ở các đất khô

Ở các đất khô,một số vi sinh vật có khả năng sử dụng CH4 như nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của chúng (vi khuẩn dinh dưỡng CH4), như các loài Nitrosomonas (Seiler và Conrad, 1987).

Theo nghiên cứu của Seiler (1984), các đất vùng khí hậu bán khô hạn, có khả năng tiêu huỷ 3 x 10-4 đến 24 x 10-4 g CH4/m2 giờ trong mùa khô với nhiệt độ 20 – 450C.



2.4.Trao đổi dinitro oxyt (N2O)

N2O là chất có khả năng hấp thụ bức xạ hồng ngoại nhưng nó lại kém hoạt động (khí trơ) trong tầng bình lưu. Trong tầng đối lưu nó bị phá huỷ bởi các nguyên tử oxy (O), và trong quá trình này nitơ oxyt (NO) được hình thành. Chất khí này sẽ phản ứng với O3 dẫn đến làm phá huỷ tầng ozon trong khí quyển. NO cũng tham gia trong quá trình oxy hóa CH4 và CO.

Trong vòng 100 năm qua N2O đã đóng góp 5% làm tăng nhiệt độ trái đất. Lượng N2O trong khí quyển hấp thụ trong tầng bình lưu là 10,5 Tg/năm.

Vì thời gian tồn tại của N2O trong khí quyển vào khoảng 100 – 200 năm nên có ảnh hưởng lâu dài đối với nhiệt độ Trái Đất. Quá trình giải phóng và oxy hoá các oxyt nitơ trong đất (N2O, NO, NO2) có sự tham gia tích cực của các vi sinh vật phản nitrat hóa (denitrification).



  • Quá trình phản nitrat sinh học

Quá trình phản nitrat là quá trình khử NO3- hoặc NO2- thành các dạng khí nitơ (N2 hoặc các nitơ oxyt chủ yếu do các vi khuẩn kỵ khí như Pseudomonas, Bacillus và Paracocus.

Các loài Thiobacillus denitrificans, Chromobacterium, Coryebaterium, Hyphomicrobium serratia có khả năng xúc tiến quá trình khử.

Quá trinh khử nitrat xảy ra trong điều kiện thiếu hụt oxy, đăc biệt ở các đất ngập nước. Ước tính có khoảng 10 – 30% lượng N bón bị mất dưới dạng khí do quá trình này gây nên. Có thể mô tả quá trình nitrat hóa như sau:

NO3- NO2- NO N2O N2 + H2O

Các khí NO và N2O có thể được giải phóng vào khí quyển trước khi bị khử tiếp tục đến N2. Tỷ lệ N2 : N2O trong khí sản sinh ra phụ thuộc vào các yếu tố môi trường như pH, độ ẩm đất, điện thế oxy hoá khử, nhiệt độ, nồng độ NO3- và hàm lượng C hữu cơ.

Các vi khuẩn cố định nitơ ở nốt sần cây họ đậu có khả năng thực hiện 2 chức năng khác nhau: cố định N và phản nitrat. Quá trình nitrat làm giảm lượng NO3-, NO2- và N2O, chúng là những chất kìm hãm quá trình cố định N2 từ khí quyển.



  • Quá trình nitrat hóa

Là quá trình oxy hóa sinh học NH4+ thành NO2- và NO3-. Các vi sinh vật Nitrosomonas,Nitrosocous, Nitrospira, Nitrosolobus thực hiện quá trìnhoxy hóa NH4+ đến NO2-, còn Nitrobacter oxy hóa NO2- thành NO3-.

Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các vi sinh vật chuyển hoá nitơ, Nitrobacter nhạy cảm với nhiệt độ hơn so với Nitrosomonas. Trong điều kiện khí hậu lạnh sẽ tích lũy NO2- nhiều ở trong đất.



  • Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ giải phóng N2O

Hàm lượng oxy và độ ẩm trong đất có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành N2O. Quá trình này sẽ bị hàn chế khi độ ẩm đất nhỏ hơn 2/3 độ trử ẩm toàn phần và xảy ra mạnh ở các đất ngập nước.

Khi đất được làm ướt, N2O được giải phóng nhanh hơn. Khi đất được làm khô đủ nhanh quá trình khử N2O thành N2 sẽ bị hạn chế và N2O được giải phóng vào khí quyển tăng.

Trong điều kiện đất thông thoáng có thể cả hai sinh vật nitrat hóa và phản nitrat hóa đều tham gia giải phóng N2O. Tuy nhiên quá trình nitrat hóa chiếm ưu thế ở tầng đất mặt, còn quá trình phản nitrat hóa chiếm ưu thế ở tầng đất sâu trong giai đoạn đất có độ ẩm cao. nhiệt độ đất ảnh hưởng đén quá trình giải phóng N2O từ đất. Nhiệt độ thích hợp cho quá trình phản nitrat hóa vào khoảng 25oC đến 60- 65 oC. Ở 2oC quá ttrình này xảy ra rất chậm. Đối với quá trình nitrat hóa thì nhiệt độ thích hợp nhất vào khoảng 30 – 35oC, dưới 5oC và trên 40oC quá trình này xảy ra chậm(Alexander, 1977).

Các tính chất đất như độ pH, thành phần các nguyên tố hóa học đất cũng có ảnh hưởng đến quá trình giải phóng N2O. Trong môi trường axít quá trình này bị hạn chế.

Tốc độ giải phóng N2O từ đất là rất khác nhau phụ thuộc vào loại đất , điều kiện khí hậu và cây trồng. Nhìn chung N2O được giải phóng từ rừng nhiệt đới ẩm lớn hơn so với vùng ôn đới( Keller et al, 1988).

Rừng ôn đới cũng có khả năng sinh ra nhiều N2O hơn so với đồng cỏ. Rừng rụng lá ôn đới giải phóng N2O nhiều hơn so với rừng cây lá kim (Keeney, 1984).



2.5. trao đổi nitơ oxyt (NO) và nitơ đioxyt (NO2)

NO và NO2 không có ý nghĩa hấp thụ năng lượng tia hồng ngoại, tuy nhiên nó tham gia trong nhiều phản ứng hóa học xảy ra trong khí quyển. Nó ảnh hưởng lớn đến việc tích lũy nhiều loại khí nhà kính khác. Nó làm tăng quá trình phá hủy tầng ôzon và oxi hóa CH4, CO. nguồn sản sinh của khí NOX là do đốt cháy nhiên liệu hóa thạch( 40%), đốt cháy sinh khối (25%), ngoài ra còn từ các uqá trình hoạt động của vi sinh vật, sấm sét…



Bảng 8.7. Nguồn phát thải khí NOx trông tầng đối lưu (Tg N/năm) (brouwman,1990)

Nguồn

Trung bình

Dao động

Đốt nhiên liệu hoá thạch

Đốt cháy sinh khối

Từ các quá trình trong đất

Sấm sét


Oxy hóa NH3 trong khí quyển

-Từ tầng bình lưu

-Từ các máy bay

Tổng số


21

5,1


8

8
0,5

0,25

50


14 – 28

3,6 – 6,7

4 – 16

2 – 20



25 - 90

Các quá trình giải phóng NO thường đồng thời giải phóng N2O. Cả quá trinh nitrat hoá và phản nitrat hóa đều sinh ra NO, nhưng quá trình nitrat hóa có ý nghĩa hơn. Tỷ lệ NO : NO2 sinh ra từ quá trình nitrat hóa vào khoảng 1 – 5, trong khi quá trình phản nitrat hóa là 0,01 (Lipschultz et al, 1981; Anderson và Livine, 1986).

Theo Lipschultz et al., (1981) thì lượng NO giải phóng khoảng 15 Tg N/năm, với tỷ lệ NO:NO2 =2:1. sự giải phóng NO góp phần đáng kể làm tăng hàm lượng NOx trong khí quyển.

2.6. Amoniac (NH3)

NH3 có khả năng hấp thu bức xạ hồng ngoại những vai trò của NH3 trong khí quyển không lớn vì nó có thời gian tồn tại ngắn. trong đất NH3 có ý nghĩa quan trọng làm axít hóa đất và gây ô nhiễm không khí.

Các nguồn phát thải NH3 vào khí quyển bao gồm các quá trình trong đất, chất thải từng động vật, sử dụng phân bón, đốt cháy nhiên liệu và sinh khối, và từ quá trình sản xuất phân Nitơ. Ước tính tổng lượng phát thải NH3 trên toàn cầu vào khoảng 117- 150 Tg N/năm.

Lượng NH3 phát thải vào không khí do quá trình sản suất phân bón nitơ là 29 x 1010 g N/năm, trung bình sản suất 1 tấn phân bón Nitơ sẽ sinh ra 4 kg N. Còn lượng NH3 phát thải do đốt than đá là 4 – 12 Tg N/năm, tương ứng 2 x 103 g N – NH3 trên một tấn than và lượng than tiêu thụ hàng năm là 3000 Tg (Svenson, 1970).

Lượng N – NH3 sinh ra từ quá trình bón phân khoáng nitơ ước tính đạt 3,7 Tg/năm (Crutzen, 1983). Trong khi lượng phát thải từ các động vật là 20 – 30 Tg N-NH3/năm.

Trong khí quyển lượng NH3 bị biến đổi rất lớn. Theo Crutzen (1983) ước tính có khoảng 10% lượng NH3 trong khí quyển (12 – 15 Tg N) sẽ tham gia phản ứng với OH để hình thành NO và NO2.





Giáo trình Tài nguyên đất và môi trường

Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 3.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương