Thành viên nhóm: Trần Thị Thu Hà 08147050



tải về 19.85 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích19.85 Kb.
#28156
NẤM TRÀM

Thành viên nhóm:

Trần Thị Thu Hà - 08147050

Nguyễn Thị Ngọc Lâm - 08147108





Nguồn:http://www.google.com.vn/search?hl=vi&client=firefox-a&rls=org.mozilla%3Aen-US%3Aofficial&channel=s&q=n%E1%BA%A5m+tr%C3%A0m&aq=f&aqi=g2&aql=&oq=&gs_rfai=

Việt Nam là nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, do có địa hình phức tạp lại trải dài từ 80-230030’ Vĩ độ Bắc nên có nhiều kiểu rừng khác nhau tạo nên sự đa dạng và phong phú hệ động thực vật nơi đây. Hiện nay, khi nói đến tài nguyên rừng người ta không chỉ nghĩ đến gỗ mà còn những giá trị to lớn của lâm sản ngoài gỗ. Nó giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho các cộng đồng dân cư và các hộ dân sống gần rừng, góp phần bảo đảm an toàn lương thực, chăm sóc sức khỏe, nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ đời sống, duy trì tính phong phú của hệ sinh thái rừng.

Qua bài giảng “Lâm sản ngoài gỗ” thầy chúng em đã tìm hiểu một loại lâm sản ngoài gỗ – nấm tràm tại khu rừng Tràm dưới chân núi Lệ Đệ thuộc thôn Mỹ Trung, xã Mỹ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Nấm Tràm được coi là một loại lâm sản ngoài gỗ vì:

+ Nấm tràm là vật liệu sinh học khác gỗ

+ Được khai thác từ rừng tự nhiên, mọc dưới những cánh rừng tràm ở chân núi Lệ Đệ.

+ Nó có ích cho con người cụ thể đây là món ăn giàu dinh dưỡng không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày ở khu vực này. Ngoài ra nó còn góp phần tăng thêm thu nhập cho cho người dân .

(Căn cứ theo WWF_1989)

Nấm tràm chỉ có ở rừng tràm và mọc theo mùa. Hằng năm, cứ vào cuối thu, sau những cơn mưa, đất trời dịu mát, nấm tràm mọc chi chít như thảm. Theo người dân sống ở vùng đồi núi, nấm tràm là chất tinh túy từ đất, từ cát và những thảm lá tràm trong rừng được cây hấp thụ, chắt lọc và “dâng hiến” cho con người.

Với vị ngọt thanh tao, thân giòn, nấm tràm có thể chế biến thành nhiều món ăn từ chay đến mặn. Do vậy nó được mệnh danh là là thứ thực phẩm vừa là “rau sạch”, vừa là “thịt sạch”.

Nấm tràm nấu cháo đậu xanh. Cách nấu rất đơn giản, chỉ cần bắc nồi nước dùng, ninh cho nhừ xương rồi vớt sạch bọt, sau đó cho nấm đã ngâm và rửa sạch vào nồi nước dùng, để khoảng 5 phút cho nấm chín, nêm muối,bột ngọt,tiêu,hành cho vừa ăn, rắc thêm một ít hành ngò đã cắt nhỏ vào là được. Món này ăn rất mát, có tác dụng tẩm bổ cơ thể.

Với vị đắng thanh, nấm tràm xào với tép bạc, thịt ba rọi, tôm mực đều là những món hấp dẫn.

Nấm tràm sau khi hái về, gọt bỏ lớp vỏ dính đất dưới chân, rửa sạch, luộc chin rồi ngâm nước lạnh để dành ăn. Có thể phơi khô để dành lâu hơn. Nấm phơi khô ăn dai lại béo, ít đắng nên rất ngon. Nấm tràm khô thường được dùng để nấu món canh hầm xương. Nấm tràm khô xào lòng heo: lòng heo mua về, xát muối rồi rửa sạch, thái nhỏ vừa ăn, ướp muối, bột ngọt, tiêu hành, nấm khô xào riêng, khi xào nhớ cho thêm ít nước lã vào vì nấm khô không ra nhiều nước như nấm tươi. Nấm vừa chín cho lòng heo vào, xào cho chín đều và thấm gia vị là được.



Có lẽ món ăn dân giả mà quen thuộc, mang đậm hương vị quê hương đối với người dân vùng này là canh nấm tràm. Chỉ cần một ít nấm, một ít rau lang, rau muống, một ít ruốc và đặc biệt không thể thiếu lá lốt, lá tương, thế là có thể làm nên một nồi canh nấm tràm ngon tuyệt.

Nguồn:http://www.dulichaz.com/thong-tin-du-lich/am-thuc-bon-phuong/2041-canh-nam-tram-.html

Khi những món ăn từ rau quả và thực phẩm có nguy cơ nhiễm độc thì nấm tràm được xem là món ăn thuần khiết không gây độc hại và giá trị dinh dưỡng rất cao.

Không chỉ là món ăn ngon, tất cả các loài nấm ăn được nói chung và nấm tràm nói riêng còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lão hóa, giảm độc và bảo vệ gan, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch…

Cây nấm tràm phát triển trong những khu rừng tràm và nghề hái nấm tràm cũng hình thành từ đấy. Như một thói quen, nối tiếp từ bao đời nay, sau một hai cơn mưa đầu mùa, những người sống bằng nghề hái nấm đã bắt đầu chuẩn bị thu hoạch nấm tràm. Ngoài những hộ dân chuyên hái nấm tràm thì các em nhỏ sau nhưng buổi nghĩ học thường vào rừng tràm hái nấm, có ngày được 10 kg, mỗi kg bán từ 7.000-10.000/kg. Mùa nấm tràm ở các chợ trong huyện đều có bán nấm tràm, một số được mang sang các huyện lân cận và thành phố Đồng Hới để bán. Nấm nếu bán tươi không hết người dân có thể phơi khô để bán, vì thế mà ở đây quanh năm vẫn có sự hiên diện của món ăn này.

Ở các nhà hàng, quán ăn cũng đã có sự xuất hiện của món ăn này. Không chỉ vì giá trị dinh dưỡng của món ăn, mà còn vì sự hấp dẫn lôi cuốn khi đươc thưởng thức, vị đắng khi lần đầu chạm lưỡi, khi vào bụng thì người ăn lại có cảm giác ngọt mát, vị thơm thanh tao. Có lẽ vì thế mà không ai xa quê lai không nhớ đến món ăn này nếu đã có lần ăn qua và thật sự nghiện nếu ăn nhiều lần.

Nhu cầu thưởng thức của người dân thành phố tăng cao, một số nhà hàng đã chế biến thực đơn vô cùng phong phú món ăn nấm tràm như: nấm cháo, nấu canh gà, nấm tràm xào mực, tôm, cá…Vì thế mà nghề hái nấm đã góp phần cải thiện đời sống của người dân ở thôn Mỹ Trạch nói riêng.

Ngày nay, đi hái nấm tràm đã trở thành những buổi dã ngoại cuối tuần vui vẻ, rất tốt cho sức khỏe và tinh thần của mọi người.



Nấm tràm hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu nhiều về giá trị y học, nhóm chúng em chỉ đề cập khái quát đến giá trị dinh dưỡng và thương mại của nó.

Cây nấm tràm gắn bó với người dân xã Mỹ Trung là thế, nó như là món ăn dinh dưỡng lẫn tinh thần, vị đắng mà ngọt mát như người dân nơi mảnh đất miền Trung khô cằn này, rất nỗi nghèo mà đậm tình cảm.

tải về 19.85 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương