THÔng tin kh&cn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn mục lụC



tải về 439.53 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu10.12.2017
Kích439.53 Kb.
#35035
1   2

Lối ra nào cho rau an toàn?


Tổ hợp tác sản xuất rau an toàn gắn với tiêu thụ sản phẩm ấp Tân Hưng (xã Châu Hưng - Bình Đại) được thành lập năm 2010 có 10 thành viên, diện tích 3ha.

Với sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án Phát triển kinh doanh với người nghèo nông thôn (DBRP Bến Tre), các thành viên tổ hợp tác được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, được hỗ trợ một phần vật tư nông nghiệp, tham quan mô hình hợp tác ở Củ Chi - TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngoài ra, mỗi thành viên của Tổ còn được Hội Nông dân xã cho vay 5 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ nông dân để sản xuất. “Sau một năm trồng rau nhưng bà con chưa tuân thủ đúng quy chuẩn nên chúng tôi khuyến khích bà con tiếp tục sản xuất thêm một mùa vụ nữa theo đúng hướng dẫn kỹ thuật thì sẽ được chứng nhận đủ điều kiện rau an toàn. Khi chúng tôi trở lại chỉ còn 3 hộ đăng ký, mặc dù trước đó lãnh đạo xã Châu Hưng nói sẽ vận động ít nhất 30 hộ tham gia. Vì vậy, nguồn vốn xây dựng mô hình ở đây được chuyển sang Hưng Nhượng (Giồng Trôm). Tổ trồng rau ấp Hưng Bình trở thành tổ có rau an toàn được cấp giấy chứng nhận đầu tiên của tỉnh, vào năm 2012” - ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Bến Tre (QLCL NLS&TS) cho biết.

Vì sao mô hình trồng rau an toàn ở Châu Hưng xây dựng không thành? Theo ông Trần Minh Hoàng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Châu Hưng, nông dân mặn mà với cây ớt hơn, nhưng chủ yếu là đầu ra của rau chưa ổn định, giá cả cũng không cao hơn so với rau bình thường nên không thu hút được nông dân. Chúng tôi trở lại nhóm trồng rau ở Hưng Nhượng để tìm hiểu thêm. Ông Trần Văn Bon - Tổ trưởng Tổ trồng rau ấp Hưng Bình (Hưng Nhượng) cho biết, tổ hiện có 13 hộ tham gia trên diện tích 8,9ha và được một thương lái kinh doanh rau ở Chợ đầu mối Phường 8, TP. Bến Tre bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Dù giá bán rau an toàn lại không cao hơn rau trồng bình thường nhưng vẫn được các nông hộ ấp Hưng Hòa Tây mở rộng thêm 3,2ha. Bởi theo nông dân ở đây trồng theo tiêu chuẩn an toàn giảm phân, thuốc, cách chăm sóc hợp lý giảm chi phí đầu tư nên dù bán bằng giá rau trồng bình thường, nông dân vẫn có lãi cao hơn.

Bây giờ tìm khắp các chợ trên địa bàn tỉnh Bến Tre, ngoài siêu thị Co.op Mart thì không có nơi nào có quầy bán rau an toàn. Trước đây, khu vực chợ Bến Tre có một quầy bán rau an toàn trên đường Hùng Vương. Tuy nhiên, năm 2009, khi Chi cục QLCL NLS&TS Bến Tre được thành lập, đơn vị đã đến kiểm tra quầy rau này và phát hiện các sản phẩm rau ở đây không có bất kỳ giấy tờ gì chứng nhận đạt chuẩn an toàn. Ông Dũng nói, mặc dù lúc đó quầy này lấy rau từ vùng trồng rau ở xã Sơn Đông (TP. Bến Tre) nhưng thực tế vùng trồng này chưa được chứng nhận đủ điều kiện rau an toàn. Quầy rau giải tán và kể từ đó không có quầy hàng nào để chuyên bán rau an toàn ở các chợ, kể cả rau màu trồng ở Hưng Nhượng cũng được bán lẫn lộn với các loại rau khác.

Xây dựng vùng trồng rau an toàn, tiến tới mở rộng trên tất cả diện tích trồng màu là hướng đi của tỉnh, đồng thời cũng là yêu cầu bắt buộc của Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg, về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Nhưng với tình hình hiện tại, giải quyết đầu ra cho rau an toàn chính là vấn đề cốt lõi. Để thực hiện điều này, mới đây, UBND tỉnh đã đồng ý cho Chi cục QLCL NLS&TS phối hợp với ông Nguyễn Minh Tâm (Sơn Đông) xây dựng nhà xưởng sơ chế rau an toàn. Từ nguồn vốn nông thôn mới, Dự án DBRP và sự tham gia của chủ cơ sở, nhà máy sơ chế và cung cấp rau an toàn đầu tiên của tỉnh dự kiến ra đời vào cuối năm nay, với tổng kinh phí đầu tư gần 200 triệu đồng. Đây được xem là lối mở quan trọng cho hướng sản xuất rau an toàn trên diện rộng của tỉnh. Hiện tại, ngoài vùng trồng rau ở Hưng Nhượng được chứng nhận an toàn, Chi cục đang xây dựng mô hình rau an toàn với tổng diện tích hơn 50ha. Từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới, Chi cục đã xây dựng ở Phú Long và Long Hòa (Bình Đại) mỗi xã có 10ha, Hữu Định (Châu Thành) 11ha, Phú Nhuận (TP. Bến Tre) 15ha, Tân Thủy (Ba Tri) 6ha và nguồn vốn Dự án DBRP có thêm 3ha ở Tân Thanh (Giồng Trôm). Ông Nguyễn Văn Dũng cho biết: “Nếu nông dân xử lý kỹ thuật, chăm sóc đúng hướng dẫn thì đến cuối năm nay các mô hình này sẽ được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Chúng tôi đang ráo riết hỗ trợ đơn vị hợp tác xây dựng nhà xưởng để rau an toàn đến sớm với người tiêu dùng”.

Sau khi xây dựng vùng rau an toàn ổn định với số lượng tương đối, Chi cục sẽ quản lý chặt hơn nguồn rau đầu vào ở các chợ cũng như các bếp ăn tập thể. Có như vậy, ý thức đảm bảo tiêu chí an toàn sẽ trở thành thói quen của người sản xuất và người tiêu dùng.



(Nguồn: baodongkhoi.com.vn)


Phòng trừ sâu đục thân hại mía


Sâu đục thân là một trong những loại sâu phổ biến và gây nhiều thiệt hại cho các vùng trồng mía.

Thời gian qua, do mưa nhiều, nhiệt độ cao, các vùng nguyên liệu mía tập trung tại huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, đã xuất hiện sâu đục thân gây hại, nhiều nơi ở mức độ cao. Chúng tôi xin giới thiệu đặc điểm của sâu đục thân và cách phòng trừ như sau:

Nước ta hiện nay có 70 loài sâu đục thân hại mía khác nhau, trong đó có 5 loài quan trọng nhất là: sâu đục thân mình vàng, sâu đục thân mình hồng (thường gọi là bướm cú mèo), sâu đục thân mình trắng, sâu đục thân 4 vạch, sâu đục thân 5 vạch.

Nhưng phổ biến ở Thới Bình, Cà Mau là sâu đục thân mình hồng. Đây là loại sâu thường xuyên gây hại và làm ảnh hưởng không nhỏ đến phẩm chất cũng như năng suất mía của huyện.



1. Đặc điểm sinh học

Sâu đục thân mình hồng (thường gọi là bướm cú mèo).

Trong năm sâu phát sinh 5-6 đợt với vòng đời: trứng 5-6 ngày, sâu non 20-30 ngày, nhộng 8-10 ngày, trưởng thành 5-6 ngày. Con trưởng thành là loài bướm có kích thước nhỏ, hình dạng giống con cú mèo. Mỗi con cái đẻ ra khoảng 300 trứng.

Sâu non nở ra phá hại mía ở mầm là chính. Khi mới nở, chúng tập trung và gặm bên trong lá, khi 2-3 tuổi thì phân tán, từ bẹ lá đục vào ngọn và phá hại điểm sinh trưởng làm nõn mía bị héo và chết khô.



2. Biện pháp phòng trừ

Biện pháp canh tác: Nên sử dụng những hom giống khoẻ, đạt tiêu chuẩn, không có mầm mống sâu bệnh. Diệt trừ cây ký chủ, cỏ dại, vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch; sử dụng giống ít mẫn cảm với sâu hại như: DLM 24, R 570, My 55-14, K 84-200, ROC 16, VN 84-4137, VN 85-1427, VN 85-1859… Bón phân cân đối N-P-K

Biện pháp thủ công: Khi mía khoảng 2-3 tháng tuổi, lúc này đã có sâu đục thân, cần phải thường xuyên kiểm tra trên các bụi mía để tiêu diệt. Cây mía nào có dấu hiệu sâu chích thì phải đốn cả cây và tiêu diệt hết ổ để không bị lây lan.

Nếu không xử lý kịp thời các ổ sâu, sau khi nở nó sẽ lây lan ra từ 60-100 cây khác lân cận. Nhất là vào thời điểm sau khi đánh lá chân đến khi mía khoảng 5 tháng tuổi do mía rất non nên sâu rất nhạy. Nếu bị ngay thời điểm này mà không tiêu diệt thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng từ 10-20% năng suất.

Biện pháp sinh học: Sử dụng côn trùng như kiến, ong ký sinh lên trứng sâu đục thân để giảm tỷ lệ xâm nhiễm; bảo vệ thiên địch trên rẫy mía, tạo cân bằng sinh học có lợi cho cây.

Biện pháp hoá học: Trong phòng trị sâu đục thân trên cây mía không có loại thuốc đặc hiệu và có tác dụng lâu dài. Thường sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Diazinon với tên thương mại như Basudin 5G, 10G, rải lúc đặt hom với lượng 30 kg/ha.

- Sử dụng thuốc trừ sâu: Dùng các loại thuốc trừ sâu dạng hạt như Basudin 10G, Diazinon 10H, Diaphos 10C, Gà nòi 4C, Vicab 4H, Padan 4H… với lượng 20-30 kg/ha, rải vào rãnh mía, lấp đất mỏng rồi đặt hom giống hoặc rải vào luống sát gốc mía rồi vun.

Khi sâu non phát sinh, dùng một trong các loại thuốc sau pha với nước để phun phòng trừ 2-3 lần từ khi mía bắt đầu mọc mầm tới khi có 4-5 lóng với chu kỳ 15-20 ngày/lần: Padan 95SP, Supracide 40ND với lượng 0,8 kg/(lít)/ha hoặc Sumithion 50EC lượng 1-1,5 lít/ha.

Theo kinh nghiệm của bà con trồng mía ở Trí Lực (Thới Bình), sau khi thu hoạch xong tiến hành dọn vệ sinh đồng ruộng, cày rạch hàng 2 bên gốc mía, kết hợp trộn phân hữu cơ với thuốc trừ sâu dạng hạt bón sát gốc và lấp đất trở lại cho hiệu quả phòng ngừa sâu đục thân trong 4-5 tháng đầu rất tốt.

Các tháng tiếp theo cần theo dõi diễn biến phát sinh, phát triển của sâu để phun thuốc kịp thời ngay từ đầu, đặc biệt là diệt trưởng thành, trứng và sâu non mới nở sẽ cho hiệu quả cao.



Chú ý:

- Phải tuân theo nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng thuốc BVTV.

- Không trộn các loại thuốc trừ sâu với phân hoá học khi bón thúc sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc./.

(Nguồn: baocamau.com.vn)




Mô hình liên kết sản xuất

lúa ở Châu Hưng đạt hiệu quả cao


Vụ lúa Hè - Thu 2013 vừa qua, xã Châu Hưng (Bình Đại) có 207 nông hộ sản xuất theo mô hình liên kết với diện tích 70ha, đạt hiệu quả cao (năng suất bình quân đạt từ 5 tấn/ha trở lên). Nông dân rất phấn khởi và đang nhân rộng mô hình này.

Toàn xã Châu Hưng có trên 1.200ha đất tự nhiên; trong đó, có khoảng 300ha đất trồng lúa, 342ha đất dừa, 160ha đất nhãn. Tháng 5-2013, Hội Nông dân xã phối hợp với các ngành chức năng huyện tổ chức tập huấn cho nông dân thực hiện Mô hình Cánh đồng mẫu liên kết sản xuất lúa (Mô hình), có 207 nông hộ tham gia. Theo đó, Công ty Cổ phần Nông dược HAI và Công ty Phân bón hóa sinh (2 công ty đều có trụ sở đặt tại TP. Hồ Chí Minh) cung cấp nông dược, phân bón cho nông dân, theo hình thức bán giá gốc, giảm 10% và cho nông dân trả chậm (thanh toán tiền sau khi thu hoạch lúa); Công ty Lương thực Bến Tre thu mua lúa (theo giá ưu tiên); Chi cục Bảo vệ thực vật Bến Tre (hỗ trợ kỹ thuật). Vụ này, nông dân trong xã sản xuất chủ yếu là giống lúa OC 10, người đạt năng suất cao nhất khoảng 6 tấn/ha. Tuy nhiên, do giá lúa xuống thấp nên nông dân thu lãi không cao.

Ông Trần Minh Hoàng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Châu Hưng cho biết: Sau vụ lúa Hè - Thu, nhiều nông hộ đã nhận thức được lợi ích, hiệu quả của Mô hình, nên đã hăng hái tham dự các cuộc họp, các buổi tập huấn do huyện phối hợp với các ngành tổ chức tại xã. Vụ lúa Thu - Đông, xã Châu Hưng đã phát triển diện tích Mô hình lên 150ha, với 392 nông hộ tham gia. Ông Út Châm (ấp Hưng Thạnh) là người mới tham gia Mô hình vụ Thu - Đông bày tỏ: Được sự tuyên truyền, vận động của Hội Nông dân xã và qua kết quả đạt được của những người đã thực hiện Mô hình, tôi thấy được lợi ích của Mô hình và sẵn sàng tham gia…

Cũng theo ông Trần Minh Hoàng, Mô hình đang phát triển tốt. Sắp tới, Châu Hưng sẽ thực hiện Mô hình đối với cây nhãn, nhằm giúp nhà nông có nhiều lợi ích hơn.



(Nguồn:baodongkhoi.com.vn)


Ứng dụng công nghệ

sinh học trong sản xuất lúa


Trong sản xuất lúa việc sử dụng thuốc hóa học để bảo vệ mùa màng, gia tăng năng suất đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu. Tuy nhiên do tình trạng hiện nay các chất hóa học đã được sử dụng quá nhiều trên đồng ruộng, đã làm mất cân bằng sinh thái, khiến cho việc sản xuất lúa thiếu tính bền vững.

Nhằm giảm thiểu những tác hại từ việc lạm dụng thuốc hóa học, nhiều biện pháp đã được nghiên cứu và ứng dụng ở ĐBSCL như quản lý dịch hại tổng hợp, phòng trừ sinh học… đã mang lại hiệu quả cao, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Việc ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất lúa là một hướng đi đúng đắn và cần thiết để tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp bền vững.

Hiện nay năng suất lúa ở ĐBSCL đã gia tăng rất nhiều so với trước. Song, cùng với thành tựu đó, hoạt động sản xuất lúa trong khu vực cũng đã bộc lộ nhiều nhược điểm nguy hiểm, mà chủ yếu là việc sử dụng phân thuốc hóa học không hợp lý. Chính tình trạng lạm dụng các loại hóa chất đã làm cho các vi sinh vật trong đất bị tiêu diệt, khiến đất đai ngày càng cằn cỗi, nguồn nước bị ô nhiễm. Khả năng chống chịu bệnh tật của cây trồng suy giảm rất nhiều.

Bên cạnh, việc sử dụng quá nhiều hóa chất trong sản xuất lúa không chỉ làm mất độ an toàn đối với lúa gạo, mà còn phá vỡ sự cân bằng sinh học trên đồng ruộng. Thực trạng này đã đưa đến hậu quả là, canh tác lúa ngày càng phụ thuộc vào các loại phân thuốc hóa học; vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa làm gia tăng chi phí đầu tư.

Để khắc phục tình trạng này các nhà chuyên môn đã nghiên cứu và ứng dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật theo hướng sinh học vào sản xuất.

Trong đó, trước hết phải kể đến là việc nghiên cứu lai tạo ra những giống lúa mới. Nhờ ứng dụng những thành tựu của công nghệ sinh học như kỹ thuật nuôi cấy tế bào, kỹ thuật đột biến, phương pháp lai tạo hiện đại đã rút ngắn được thời gian và chọn tạo ra được nhiều giống lúa vừa cho năng suất cao, phẩm chất tốt, lại vừa có khả năng chống chịu với những diễn biến bất lợi của thời tiết và dịch hại.

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong chẩn đoán, phòng trừ dịch hại cũng đã có nhiều thành tựu quan trọng. Nhờ công nghệ hiện đại, những loại bệnh do virut gây ra trên lúa đã được xác định nhanh chóng. Bằng công nghệ sinh học, các nhà khoa học còn nghiên cứu, sản xuất ra nhiều sản phẩm phòng trừ dịch hại đạt hiệu quả thuyết phục, như quy trình sản xuất nấm xanh Ô-mê-ta phòng trừ sâu rầy, sử dụng chất kích kháng để phòng ngừa bệnh đạo ôn, sử dụng nấm đối kháng để phòng trừ bệnh lúa von, hay sản xuất chủng nấm Tricodecma để phân hủy rơm rạ…

Trong đó, nổi bật nhất là quy trình sử dụng nấm xanh để phòng trừ rầy nâu và nhiều đối tượng sâu hại khác trong ruộng lúa. Nấm xanh là một loại thiên dịch có tác dụng ký sinh để tiêu diệt sâu rầy, nhất là hạn chế sự bộc phát mật số rầy nâu vào giai đoạn cuối vụ. Bởi nấm xanh không tiêu diệt thiên địch, đồng thời những bào tử nấm được sinh ra từ những con sâu rầy bị nhiễm có thể lây lan sang những lứa rầy tiếp theo. Do đó chúng không có điều kiện bùng phát mật số. Đây là một lợi thế mà các loại thuốc hóa học phòng trừ sâu rầy không thể có được.

Nhờ sử dụng công nghệ sinh học, các nhà khoa học ở Viện lúa ĐBSCL đã nghiên cứu quy trình nhân nuôi nấm xanh và chuyển giao cho nông dân sử dụng. Với những kết quả thực tế đã đạt được, thành tựu khoa học kỹ thuật này được đánh giá là một biện pháp tốt, giúp bà con nông dân quản lý rầy nâu, sâu cuốn lá và nhiều đối tượng côn trùng khác trên cây lúa một cách rất hữu hiệu, nhất là trong giai đoạn trổ chín.

Cùng với những giải pháp về công tác giống, sản xuất các chế phẩm trừ sâu bệnh sinh học, nhiều năm qua ở ĐBSCL còn thực hiện nhiều quy trình canh tác lúa theo hướng thâm canh tổng hợp như chương trình IPM, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, xuống giống đồng loạt né rầy, công nghệ sinh thái …. Với trọng tâm là chú trọng các biện pháp phòng trừ dịch hại theo hướng sinh học, các loại thuốc hóa học chỉ được sử dụng hỗ trợ khi thật cần thiết.

Điền hình là chương trình 3 giảm -3 tăng và 1 phải 5 giảm đã được ngành nông nghiệp công nhận là một tiến bộ khoa học kỹ thuật, đang được ngành chức năng và các nhà khoa học khyến cáo áp dụng rộng rãi, nhằm giúp bà con nông dân giảm thiểu những yếu tố có nguy cơ làm cho dịch hại bùng phát trên đồng ruộng. Trong đó có những yêu cầu chính là phải sử dụng giống có chất lượng tốt, cấp xác nhận; gieo sạ với mật độ vừa phải – bằng phương pháp kéo hàng, hoặc sạ thưa. Ngoài ra trong quá trình canh tác còn phải giảm lượng phân đạm, giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng nước tưới trên đồng ruộng… nhờ đó mà bà con tiết giảm được chi phí sản xuất mà vẫn đảm bảo được năng suất lúa, và nâng cao thu nhập cho gia đình.

Đặc biệt, những năm gần đây các nhà khoa học còn đưa ra chương trình sản xuất lúa bằng công nghệ sinh thái. Mục tiêu là tạo và duy trì sự đa dạng về cây trồng và quần thể sinh vật có ích trên đồng ruộng, hình thành một hệ sinh thái ruộng lúa cân bằng ở mức cao. Nếu làm được điều này thì những rủi ro do bộc phát rầy nâu, cũng như bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá sẽ giảm đi nhiều. Đồng thời nó còn có thể giúp quản lý tốt nhiều đối tượng côn trùng gây hại khác trên cây lúa.

Về biện pháp thực hiện, chương trình này về cơ bản vẫn áp dụng những kỹ thuật canh tác tiên tiến, như xuống giống né rầy, canh tác lúa theo quy trình “1 phải, 5 giảm” … Nhưng có điểm mới là kèm theo việc trồng các loại hoa trên bờ ruộng trước khi xuống giống. Mục đích của việc làm này là duy trì, bảo tồn và thu hút nguồn thiên địch đến ruộng lúa. Qua ghi nhận thực tế tại các thửa ruộng khảo nghiệm cho thấy sự hiện diện của các loài thiên địch gia tăng nhiều hơn, sâu hại hầu như không có và rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đã được kiểm soát tốt. Hiện nay, chương trình công nghệ sinh thái – trồng hoa trên bờ ruộng để thu hút thiên địch đã được nhân rộng khắp các tỉnh ĐBSCL.

Vấn đề quyết định của việc phòng trừ dịch hại theo hướng sinh học vẫn là việc phát huy vai trò của hệ thiên địch trên đồng ruộng. Điển hình tại xã Hiếu Nhơn – huyện Vũng Liêm, ngành nông nghiệp đã phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện sản xuất lúa theo chương trình công nghệ sinh thái và sử dụng nấm xanh trên đồng ruộng. Từ nền tảng cơ bản của kỹ thuật canh tác “1 phải 5 giảm”, kết hợp với trồng hoa để thu hút thiên địch, nên ngay từ đầu đã xây dựng được ruộng lúa khỏe. Khi lúa 20 ngày tuổi ruộng lúa bắt đầu có một số đối tượng dịch hại xuất hiện với mật số thấp, thì nông dân tiến hành phun nấm xanh để phòng trừ. Từ hệ thiên địch tự nhiên xuất hiện trên bờ ruộng có trồng hoa, cộng với thiên địch nhân nuôi là nấm xanh, đã giúp kiểm soát rất tốt các đối tượng dịch hại, nhất là rầy nâu và sâu cuốn lá. Do vậy trong suốt quá trình sinh trưởng của cây lúa bà con nông dân nơi đây chưa phải sử dụng thuốc hóa học để trừ sâu rầy lần nào.

Với những hiệu quả thiết thực mà công nghệ sinh học đã tạo được trong sản xuất lúa thời gian qua cho phép khẳng định….đây là một hướng đi đúng đắn và cần thiết nếu muốn xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp bền vững.

Vấn đề còn lại hiện nay là làm sao để người nông dân dễ dàng tiếp cận và ứng dụng rộng rãi, với hiệu quả cao những biện pháp kỹ thuật này vào sản xuất. Còn về lâu dài, Nhà nước cũng cần có những chính sách đầu tư thích đáng cho việc phát triển công nghệ sinh học, để ngày càng có nhiều thành tựu được ứng dụng rộng rãi vào hoạt động sản xuất lúa.

Tuy nhiên ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp nói chung, và canh tác lúa nói riêng là công việc mang tính lâu dài, không chỉ có sự tham gia tích cực của các nhà chuyên môn, các cơ quan chức năng, mà còn cần phải có sự ủng hộ nhiệt tình của bà con nông dân.

(Nguồn: nongnghiep.vinhlong.gov.vn)



Chuẩn bị vụ lúa trên nền đất nuôi tôm


Theo lịch thời vụ, thời gian thả nuôi tôm quảng canh mô hình tôm lúa đã kết thúc, ngành nông nghiệp Kiên Giang khuyến cáo nông dân cần xả bỏ nước mặn, tận dụng nguồn nước mưa để rửa mặn cho đất, chuẩn bị gieo sạ lại vụ lúa để SX bền vững.

Không chạy theo con tôm

Mô hình tôm - lúa (1 vụ tôm, 1 vụ lúa) được các nhà khoa học đánh giá là bền vững đối với vùng ven biển, đặc biệt là thích ứng với biến đổi khí hậu. Thực tế qua hơn 10 năm chuyển đổi từ độc canh cay lúa sang mô hình tôm lúa, đời sống kinh tế người dân các huyện vùng U Minh Thượng (Kiên Giang) đã được nâng lên rõ rệt.

Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang cho biết, vụ tôm nước lợ 2013, toàn vùng U Minh Thượng thả nuôi được 78.615 ha, sản lượng thu hoạch đạt 15.750 tấn, địa phương có diện tích thả nuôi nhiều là huyện An Minh gần 41.000 ha, Vĩnh Thuận trên 20.000 ha…

Năm nay, người nuôi tôm gặp không ít khó khăn do thời tiết diễn biến phức tạp, những cơn mưa lớn trái mùa thường xảy ra, kết hợp với nắng nóng kéo dài làm cho môi trường nuôi biến động mạnh, gây thiệt hại nhiều diện tích nuôi tôm trong vùng. Tuy nhiên, khi môi trường ổn định trở lại, nông dân khắc phục thả nuôi tiếp, nhiều hộ vẫn đạt năng suất cao.




Sau vụ tôm, nông dân cần xã bỏ nước mặn, tận dụng nước mưa.

Ông Nguyễn Việt Triều ở xã Thuận Yên, U Minh Thượng so sánh: “Gia đình tui có 5 ha đất, trước đây làm lúa năm nào lãi cao nhất cũng chỉ hơn 20 triệu đồng/ha. Hơn 10 năm nay, tui chuyển qua làm mô hình tôm lúa, vụ tôm trung bình thu hoạch được 200 kg/ha, trừ chi phí còn lãi gần 20 triệu đồng. sau đó trồng lại vụ lúa, lãi khoảng 15 triệu đồng/ha. Như vậy, mô hình tôm lúa lãi gần gấp đôi so với trước”.

Tương tự, hộ ông Huỳnh Văn Hòa ở ấp Thuồng Luồng, xã Thuận Hòa, An Minh, có 3 ha đất làm theo mô hình tôm lúa, mỗi năm thu nhập từ 170 - 180 triệu đồng. Ông Hòa cho biết: “Nuôi tôm cũng có năm bị dịch bệnh xảy ra nhưng chưa bao giờ bị mất trắng, vụ tôm nào tệ lắm thì cũng lời 5 - 10 triệu đồng/ha. So với những năm lúa mất giá, lãi không thua kém”.

Tuy nhiên, chính vì con tôm mang lại lợi nhuận cao nên nông dân thường thả nuôi nối tiếp nhiều vụ/năm, không tuân thủ lịch thời vụ. Việc làm này đã mang đến hệ lụy là đất bị nhiễm mặn, không thể trồng lúa được. Hiện nay, một số vùng ven biển thuộc xã Vân Khánh (An Minh) đã bị nhiễm mặn không thể trồng lúa được.

Các nhà khoa học khuyến cáo, nông dân không nên chạy theo con tôm mà phải tuân thủ lịch thời vụ. Sau vụ tôm cần phải tập trung rửa mặn triệt để, cấy lại vụ lúa. Cây lúa sẽ hấp thụ các chất hữu cơ tồn dư từ vụ tôm, có tác dụng làm sạch môi trường. Ngược lại, sau vụ lúa, gốc rạ còn lại sẽ là nguồn dinh dưỡng cho các sinh vật phù du phát triển, tạo thức ăn cho tôm.

Thiết kế lại đồng ruộng

Để mô hình tôm lúa bền vững, các nhà khoa học khuyến cao nông dân nên dành ra 30% diện tích để làm đường mương nước quanh ruộng, ao lắng để xử lý nước trước khi thả nuôi tôm. Tuy nhiên phần lớn nông dân chưa thực hiện tốt điều này dẫn đến tôm nuôi dễ bị dịch bệnh.

ThS. Nguyễn Thành Công, Phân viện phó Phân viện Nghiên cứu thủy sản Minh Hải (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II) cho biết: “Để đưa ra mô hình chuẩn cho nông dân thực hiện, Phân viện đang triển khai dự án “nghiên cứu nâng cao năng suất và hiệu quả mô hình luân canh tôm lúa vùng bán đảo Cà Mau” ở 3 tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Theo đó sẽ bắt đầu từ việc thiết kế lại đồng ruộng sao cho thật hợp lý”.

Bên cạnh 30% diện tích đường mương xung quanh, dự án còn tiến hành đào ao ở nơi cấp nước vào vuông. Ao này được thiết kế giống như ao nuôi tôm công nghiệp, có tác dụng lắng nước và là nơi vèo tôm giống trước khi ra ruộng nuôi. Tôm giống khi mua về sẽ được thả nuôi vào ao vèo khoảng 1 tháng, sau đó mới thả ra ruộng nuôi. Nhờ đó, giảm được tỷ lệ hao hụt.

Ngoài ra, người nuôi cũng có thể giữ lại một số tôm trong ao để nuôi theo hình thức bán công nghiệp nhằm tăng năng suất tôm. Vào mùa lúa, chiếc ao này có tác dụng giữ nước ngọt phòng trường hợp hạn mặn vào cuối vụ.

Ông Nguyễn Hữu Hoa, Trưởng phòng NN-PTNT An Biên cho biết, hiệu quả bước đầu từ những hộ tham gia dự án này cho thấy, năng suất tôm tăng lên đáng kể, có những hộ đạt 500 - 600 kg/ha. Tôm giống được vèo trước trong ao nên khi thả ra môi trường nuôi ít bị rủi ro.



Còn về vụ lúa, nếu có gặp nắng hạn vào cuối vụ thì cũng có nguồn nước dự phòng từ ao chứa để tưới lên, giảm nguy cơ bị chín háp do thiếu nước. Sau khi thành công, ngành nông nghiệp sẽ khuyến cáo nông dân nhân rộng mô hình này.

(Nguồn: nongnghiep.vn)


Nuôi tôm lãi cao nhờ giống tốt

và áp dụng khoa học kỹ thuật


Thạnh Phú hiện có 1.326ha tôm nước lợ, trong đó tôm thẻ chân trắng khoảng 1.000ha, còn lại là diện tích nuôi tôm sú. Nhiều nông dân nuôi tôm đã thu lãi cao từ vài trăm triệu đồng trở lên.



Thu hoạch tôm sú ở xã An Điền (Thạnh Phú)

Ông Phan Văn Bình - Trưởng Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phòng NN&PTNT) huyện cho biết: Năm 2013, diện tích nuôi tôm thẻ của huyện phát triển nhanh, sau khi thu hoạch, nhiều nông dân đã thu lãi cao. Ngoài yếu tố thuận lợi về thời tiết và tôm bán được giá thì người nuôi còn biết áp dụng đúng khoa học kỹ thuật. Nhiều nông dân sau khi thu hoạch vụ tôm đầu năm đã tiếp tục nuôi vụ thứ hai và đều có lãi cao; đặc biệt là trường hợp của ông Đặng Văn Na, nuôi tôm tại xã An Nhơn trên diện tích 2.000m2 mặt nước, sau khi thu hoạch 2 vụ tôm ông lãi được trên 500 triệu đồng. Hiện tại, còn nhiều nông dân đang tiếp tục thu hoạch vụ mùa thứ hai trong năm. Nếu tính bình quân, mỗi héc-ta mặt nước nuôi tôm, nông dân thu lãi được 600 - 700 triệu đồng. Nhằm phòng ngừa dịch bệnh xảy ra trên tôm nuôi, ngay từ đầu năm 2013, Phòng NN&PTNT Thạnh Phú đã phối hợp với ngành chức năng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, kết hợp kiểm tra việc nông dân nhập tôm giống, ngăn chặn tôm chưa được ngành chức năng kiểm dịch.

Hiện tại, nông dân Thạnh Phú cũng thu lợi nhuận khá cao từ nuôi tôm càng xanh nước ngọt (khoảng 400ha mặt nước), chủ yếu tập trung ở xã Mỹ An và Thới Thạnh. Mô hình nuôi tôm càng xanh, do Trường Đại học Cần Thơ đầu tư, được thử nghiệm đầu tiên tại xã Thới Thạnh (tháng 7-2012) trên diện tích 3,2ha (nuôi xen trong mương vườn dừa), cho 7 hộ dân. Mỗi hộ được hỗ trợ 18.000 con giống, 30kg thức ăn, 900 ngàn đồng tiền xử lý ao nuôi và kỹ thuật. Qua 6 tháng, khi thu hoạch, các hộ đều có lãi (khoảng 15 triệu đồng/hộ). Riêng ông Nguyễn Văn Đoàn, nuôi trên diện tích 9.700m2 mặt nước mương dừa, thu lãi trên 60 triệu đồng. Sau đó, mô hình này được nhân rộng tại Thới Thạnh và các xã khác trong huyện. Hiện tại, xã Mỹ An đang được cấp trên đầu tư hỗ trợ mô hình nuôi tôm càng xanh dưới hình thức tổ liên kết, trên diện tích 2ha mặt nước (kinh phí khoảng 240 triệu đồng), tôm nuôi đang phát triển tốt.

Theo ông Phan Văn Bình - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện, lợi nhuận từ nuôi tôm càng xanh không cao bằng nuôi tôm nước lợ nhưng chi phí đầu tư ít hơn, rủi ro cũng ít hơn. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao, người nuôi tôm phải chú trọng khâu chọn con tôm giống và cần liên hệ chặt chẽ với cán bộ kỹ thuật để được hướng dẫn.



(Nguồn: baodongkhoi.com.vn)


Các giải pháp “cứu” nghề nuôi cá tra


Toàn tỉnh có 4 cơ sở sản xuất giống từ nguồn cá tra đã qua chọn lọc của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II. Đến nay, có 3 cơ sở sản xuất giống đã cho đẻ.

Tỷ lệ sống đến khi đạt kích cỡ cá hướng cao hơn, độ nhanh nhạy hoạt động của cá con và tốc độ tăng trưởng tốt hơn từ nguồn cá tra bố mẹ khác. Đồng thời, các cơ sở sản xuất giống cũng áp dụng kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP (2 cơ sở), nhằm kiểm soát quy trình sản xuất giống, đảm bảo chất lượng cá giống, thuận lợi trong việc tiêu thụ và truy xuất nguồn gốc cá.

Giá bán cá giống dao động ở mức từ 340 - 1.100 đồng/con (đối với cá có kích cỡ 1,5-2cm).

Nuôi thương phẩm và tiêu thụ cá tra

Tính đến cuối tháng 8-2013, diện tích thả giống đạt 618ha, tổng lượng giống thả 268,3 triệu con (số lượng giống sản xuất trong tỉnh là: 36,9 triệu con và giống nhập từ các tỉnh là: 231,4 triệu con). Mật độ thả dao động từ 40 - 50 con/m2. Tổng diện tích thu hoạch 573,6 ha, năng suất bình quân 199 tấn/ha/tổng diện tích nuôi; sản lượng thu hoạch 114.280 tấn. Nhìn chung, tình hình nuôi cá tra gặp rất nhiều khó khăn do giá bán cá tra thương phẩm giảm, đa số người nuôi đều bị lỗ nặng. Tuy nhiên, do phần lớn diện tích cá nuôi thương phẩm trên địa bàn tỉnh tập trung các doanh nghiệp (chiếm khoảng 95% tổng diện tích nuôi) nên hầu hết các cơ sở nuôi khi thu hoạch xong, tiếp tục cải tạo ao và thả giống mới đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ các nhà máy chế biến xuất khẩu. Từ đầu năm đến nay, giá thành cá tra nguyên liệu dao động ở mức từ 18.000-22.700 đồng/kg. Cụ thể như quí I, giá thành sản xuất dao động từ 23.000-24.500 đồng/kg. Gía bán cá tra nguyên liệu dao động từ 20.000-22.500 đồng (giảm 1.000-2.000 đồng/kg so với các tháng cuối năm 2012), như vậy người nuôi lỗ 2.000-3.000 đồng/kg. Từ cuối quí II đến nay, trừ mọi khoản chi phí, người nuôi lỗ 4.000-5.000 đồng/kg. Nhìn chung, giá cá tra nguyên liệu từ đầu năm đến nay dao động ở mức thấp nên đa số người nuôi đều bị lỗ và gây khó khăn cho người nuôi, doanh nghiệp.

Nhằm giúp người nuôi tiêu thụ sản phầm, ngành nông nghiệp thực hiện vận động xây dựng lại chuỗi liên kết sản xuất cá tra giữa người nuôi và các doanh nghiệp chế biến. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp (20 doanh nghiệp) có vùng nuôi cá tra khá lớn với tổng diện tích là 665,5ha, chiếm 95% diện tích nuôi cá tra trong tỉnh và có nhà máy chế biến như: Công ty CP XK Vạn Đức; Công ty CP Vĩnh Hoàn; Công ty CPXNK TS CADOVIMEX II; Công ty XNK TS Bến Tre; Công ty Hải Hương; Công ty CP THS An Phú và Công ty CBTP Thương mại Ngọc Hà,... Còn lại, diện tích nuôi của các hộ nhỏ lẻ chỉ 34,5ha, chiếm 5% diện tích nuôi nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc liên kết với nhà máy tiêu thụ nguyên liệu.

Quản lý chất lượng giống, thức ăn, thuốc, chế phẩm sinh học, môi trường, chất lượng sản phẩm cá tra

Năm 2011 và 2012, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp nhận đàn cá tra bố mẹ đã được cải tạo di truyền từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II để thay thế. nhân rộng đàn cá bố mẹ trước đây nhằm tạo ra nguồn giống tốt, đảm bảo chất lượng cung ứng cho nghề nuôi cá tra trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Thực hiện kiểm tra và tổ chức lấy mẫu thức ăn, thuốc, chế phẩm sinh học định kỳ và đột xuất để kiểm tra chất lượng sản phẩm phục vụ tốt cho nghề nuôi của tỉnh. Tiến hành thu mẫu đối với các ao nuôi cá tra đã đạt gần kích cỡ thu hoạch để kiểm tra về dư lượng chất độc hại nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm. Vận động tuyên truyền các cơ sở nuôi cá tra thâm canh đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y thủy sản, tổ chức kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y thủy sản. Tạo điều kiện cho các cơ sở nuôi cá tra áp dụng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP, GlobalGAP, ASC,... ), nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y thủy sản, góp phần bảo vệ môi trường.

Để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp chế biến và người nuôi cá tra thâm canh trong việc đầu tư phát triển sản xuất, trong 8 tháng đầu năm 2013, các ngân hàng trên địa bàn cho 48 doanh nghiệp và các cơ sở nuôi cá tra vay vốn, trong đó có 17 doanh nghiệp và 31 hộ gia đình. Tổng doanh số cho vay vốn chế biến xuất khẩu cá tra 241 tỷ đồng, nuôi cá tra 29 tỷ đồng. Tổng số dư nợ hiện tại cho vay chế biến cá tra xuất khẩu 112 tỷ đồng, nuôi cá tra 75 tỷ đồng. Ngoài ra, các ngân hàng cũng đã tiến hành rà soát đánh giá, thực hiện gia hạn nợ cho khách hàng 6,3 tỷ đồng.

Các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất và tiêu thụ cá tra

Các ngân hàng đang thực hiện tháo gỡ khó khăn về điều kiện vay vốn và thủ tục giải ngân; tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở nuôi cá tra tiếp cận được nguồn vốn vay phát triển sản xuất. Vận động các cơ sở sản xuất và kinh doanh cá tra tham gia Hiệp hội Cá tra Việt Nam. Ngành đã đề xuất đến UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan và địa phương cùng phối hợp thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn như: thực hiện công tác tuyên truyền và hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân có nuôi cá tra được biết và chủ động áp dụng theo đúng các quy định của Nhà nước về Quy hoạch chi tiết nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh; các kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường; quản lý đất đai và sử dụng đất đúng mục đích trong nuôi trồng thủy sản; các quy định về điều kiện cơ sở, vùng nuôi cá tra thâm canh đảm bảo an toàn thực phẩm; áp dụng quy phạm thực hành Nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP, GlobalGAP, ASC. Có văn bản gửi các doanh nghiệp, cơ sở nuôi cá tra thâm canh thực hiện nghiêm các nội dung như địa điểm xây dựng cơ sở nuôi cá tra thâm canh phải nằm trong vùng quy hoạch chi tiết nuôi cá da trơn. Thả giống nuôi cá tra thâm canh với mật độ thích hợp từ 30 - 40 con/m2 và ổn định diện tích nuôi; cơ sở nuôi cá tra thương phẩm đảm bảo các điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ NN&PTNT; sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, hóa chất nằm trong danh mục được phép lưu hành theo quy định của Bộ NN&PTNT; áp dụng các Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP, Global GAP, ASC. Đến cuối tháng 12-2014, các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải đạt chứng nhận Quy phạm nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP. Các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm hàng năm phải đăng ký diện tích nuôi, sản lượng cá nuôi và thời gian nuôi với Sở NN&PTNT.

Tuy nhiên, đa số các cơ sở sản xuất giống cá tra mới đi vào hoạt động nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, chất lượng giống chưa đảm bảo. Nguồn giống sản xuất trong tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu của người nuôi về số lượng, phần lớn được mua từ các tỉnh lân cận, chất lượng chưa ổn định do chưa kiểm soát được chất lượng cá bố mẹ và quá trình ương dưỡng cá tra giống khi nhập về nuôi tỷ lệ sống thấp và cá chậm lớn, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Lượng cá bố mẹ từ nguồn cá tra đã qua chọn lọc của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng đủ về số lượng, gây khó khăn cho việc nhân rộng, thay thế các đàn cá bố mẹ khác trong thời gian ngắn. Năm 2013, tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh có ảnh hưởng đến nuôi cá tra thâm canh, tỷ lệ hao hụt khá cao, từ 10 - 15% tại thời điểm độ mặn tăng cao.

(Nguồn: baodongkhoi.com.vn)



Hiệu quả mô hình nuôi xen canh tôm - cua


Mô hình nuôi xen canh cua biển trong vùng tôm lúa đã được nông dân các huyện vùng U Minh Thượng (Kiên Giang) thực hiện nhiều năm qua mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Năm 2013, huyện An Minh có kế hoạch thả nuôi 35.000 ha cua, chủ yếu là nuôi xen canh trong vùng tôm lúa. Theo báo cáo của Phòng NN-PTNT huyện, đến nay nông dân đã thả nuôi được 35.976 ha, trong đó diện tích thả nuôi xen trong vùng tôm lúa là 33.918 ha. Diện tích đã thu hoạch được 27.433 ha, năng suất đạt 170 kg/ha, sản lượng 4.727 tấn.

Hiện nay, nông dân đang tiếp tục thu hoạch diện tích còn lại và thả nuôi nối vụ trên các tiểu vùng để kịp thu hoạch vào dịp cuối năm. Ngoài ra, nông dân còn nuôi cua ở những vùng chuyên nuôi trồng thủy sản và nuôi dưới tán rừng phòng hộ với diện tích khoảng 2.000 ha. Lượng cua thu hoạch cả năm 2013 của huyện ước đạt trên 8.000 tấn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Ông Nguyễn Văn Tấn, một nông dân thực hiện mô hình xen canh tôm cua ở xã Thuận Hòa, An Minh cho biết: “Nuôi cua xen canh với tôm không tốn kém thêm nhiều chi phí, chủ yếu là tiền mua cua giống, không tốn tiền thức ăn. Sau khi thả tôm nuôi một thời gian là có thể thả xen cua giống vào vuông, theo dõi chăm sóc đến cuối vụ là có cua thu hoạch. Mỗi ha cho thu hoạch khoảng 150 - 200 kg cua, giá bán cua thịt trung bình 120.000 đồng/kg, cua gạch son 200.000 đồng/kg. Riêng vào những dịp lễ tết, giá cua thường tăng gấp đôi. Nhờ đó, giúp nông dân tăng thêm thu nhập khoảng 20 triệu đồng/ha so với chỉ nuôi tôm”.

Tại huyện An Biên, nông dân cũng thực hiện mô hình nuôi xen canh tôm cua khá thành công. Ông Phan Công Rô, Phó trưởng Phòng NN-PTNT An Biên cho biết, vụ tôm lúa 2013 toàn huyện thả nuôi được 9.454 ha, trong đó có 6.731 ha nuôi xen tôm cua. Đến nay, nông dân đã thu hoạch dứt điểm, năng suất tôm bình quân đạt 221 kg/ha, sản lượng 2.087 tấn, cua đạt 86,5 kg/ha, sản lượng 583 tấn. Hiện người dân đang tiến hành cải tạo ruộng xổ mặn, rửa phèn chuẩn bị xuống giống vụ lúa 2013-2014.

Theo ông Rô, nhờ mô hình nuôi xen canh tôm cua đã giúp nông dân tăng thêm thu nhập trong cùng diện tích canh tác, trong khi chi phí đầu tư tăng thêm rất ít. Chính vì vậy, những năm qua nhiều nông dân trong huyện đã mạnh dạn đầu tư áp dụng mô hình này, mở rộng diện tích thả nuôi.



(Nguồn: nongnghiep.vn)



Dịch bệnh ở nhuyễn thể

nuôi tại Việt Nam năm 2013


Những tháng đầu năm 2013, các đối tượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ (gồm Nghêu/ngao, Tu hài) nuôi tại Việt Nam đã bị nhiễm bệnh, lây lan và phát triển thành dịch tại nhiều địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hoá, Khánh Hoà và một số tỉnh nuôi trồng thuỷ sản trọng điểm tại ĐBSCL (Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu). Dịch bệnh đã tiếp tục kéo dài đến khoảng giữa năm 2013.

Để phòng tránh dịch bệnh và giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh - gây chết hàng loạt nhuyễn thể nuôi, ngay từ những ngày đầu bùng phát dịch bệnh, Bộ NN&PTNT đã tích cực giám sát, chỉ đạo mọi hoạt động của các đơn vị chức năng. Cụ thể là: Yêu cầu Sở NN&PTNT các tỉnh/thành tăng cường kiểm tra giám sát, cử cán bộ bám sát địa bàn những vùng nuôi trọng điểm, chỉ đạo nuôi theo đúng lịch mùa vụ, theo dõi tiến độ thả giống, tình hình dịch bệnh; khi phát hiện bệnh, khoanh vùng dập dịch kịp thời, không để dịch bệnh lây lan. Ngoài ra, theo dõi sát sao công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết đề phòng; quản lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, thức ăn, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường, các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản; tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về mua bán và sử dụng thức ăn, hóa chất cấm, chế phẩm sinh học không có trong danh mục được phép lưu hành, con giống không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch, những trường hợp xả mầm bệnh chưa được xử lý ra môi trường xung quanh. Cùng với các hoạt động của Bộ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản 1 cũng đã triển khai một số đề tài khoa học, trong đó có đề tài: "Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm góp phần ổn định nghề nuôi Nghêu thương phẩm ở Việt Nam"; "Nghiên cứu dịch bệnh gây chết hàng loạt ở Tu hài (Lutraria philippinarum, Reeve, 1854) nuôi tại Việt Nam".

Về dịch bệnh ở Nghêu nuôi, theo báo cáo của một số tỉnh trọng điểm vùng ĐBSCL, quý 1/2013, Nghêu nuôi có hiện tượng chết trên diện rộng. Nguyên nhân chủ yếu do nắng nóng kéo dài, Nghêu chết do nhiệt độ và độ mặn tăng cao, mật độ thả nuôi dày. Bộ NN&PTNT đã khuyến cáo người dân tuyệt đối không thả Nghêu giống vào thời điểm thời tiết không thuận lợi (từ tháng 1-3 âm lịch và thời điểm giao mùa). Mật độ thả duy trì trong khoảng 180-200 con/m2, cỡ giống 400-600 con/kg. Khi Nghêu đạt kích cỡ thương phẩm, phải khẩn trương thu hoạch để tránh thiệt hại có thể xảy ra. Trong quá trình nuôi Nghêu, chủ động san thưa, không để mật độ nuôi quá dày. Nếu phát hiện Nghêu chết, lập tức thu gom xác Nghêu để tránh lây lan sang các cá thể Nghêu còn sống, đồng thời có biện pháp khai thông các vùng đọng nước, không để hiện tượng đọng nước cục bộ. Khi có dịch bệnh, chuyển Nghêu đến bãi triều thấp, chuyển vào ao đất. Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm 2013, hiện tượng Nghêu chết đã liên tục xảy ra tại Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hoá và một số tỉnh ĐBSCL (Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu), tập trung ở vùng cao triều, xảy ra ở mọi kích cỡ (nhưng chủ yếu là cỡ 50-90 con/kg), tỷ lệ chết 20-80% (nhiều nhất là 50-60%).

Yếu tố môi trường (gồm nhiệt độ, độ mặn, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nước, trong bùn và các loài tảo có khả năng sinh độc tố hoặc gây hiện tượng nở hoa, thuỷ triều đỏ) được xác định là các tác nhân gây ảnh hưởng đến Nghêu nuôi. Nắng gay gắt, nhiệt độ và độ mặn cao kéo dài trong nhiều ngày đã khiến các chỉ số COD, NH4 và H2S đều vượt ngưỡng cho phép; chất rắn lơ lửng cũng cao hơn mức giới hạn (thậm chí có nơi cao gâp 5-6 lần mức cho phép, khiến nước rất đục). Tuy nhiên, trong các yếu tố trên, tảo độc đã được loại ra khỏi danh sách tác nhân gây chết Nghêu nuôi (do tảo xuất hiện với mật độ thấp). Thí nghiệm cảm nhiễm với độ mặn cho thấy: Độ mặn có ảnh hưởng mạnh đến tình trạng sinh trưởng, phát triển ở Nghêu nuôi. Tác nhân ký sinh trùng, nấm có cường độ nhiễm và tần suất xuất hiện thấp, nên cũng được loại bỏ liên quan đến hiện tượng Nghêu chết. Không phát hiện thấy mầm bệnh vi rút, chỉ phát hiện một số loài vi khuẩn; song, chưa có kết luận cuối cùng về vi khuẩn gây chết Nghêu nuôi.

Đối với Tu hài, trong 6 tháng đầu năm, tại vùng nuôi Tu hài trọng điểm ở các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh và Khánh Hoà đã xảy ra hiện tượng Tu hài nuôi chết hàng loạt. Tu hài chết có biểu hiện bất thường (vòi sưng, bong tróc), vi khuẩn và vi rút được xác định là có liên quan đến hiện tượng Tu hài bị chết và nguồn gốc/xuất xứ của giống Tu hài cũng có liên quan đến dịch bệnh. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thu mẫu, phân tích yếu tố môi trường. Kết quả cho thấy: Yếu tố môi trường nằm trong ngưỡng cho phép, ngoại trừ yếu tố độ mặn và độ pH cao; Sau khi phân lập một số loài tảo có khả năng sinh độc tố (gây hiện tượng thuỷ triều đỏ), nhóm nghiên cứu nhận thấy: mật độ của tảo độc rất thấp.

Về tác nhân gây Tu hài nuôi chết hàng loạt, phát hiện Tu hài bệnh bị nhiễm một số loài vi khuẩn với tỷ lệ 50-100%. Tu hài chết nhưng không có hiện tượng sưng vòi. Kiểm tra kỹ thì thấy mô mang, mô gan và mô cơ vòi của Tu hài bị hoại tử. Trong các nghiên cứu tiếp theo với vi rút trong vòi của Tu hài bệnh, kết quả sơ bộ cho thấy vi khuẩn là tác nhân thứ cấp, gây hoại tử nhanh mô mang, mô gan và mô cơ vòi, tác nhân chính gây chết hàng loạt Tu hài nuôi là vi rút.

Để đi đến kết luận cuối cùng, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu, thử nghiệm nhằm xác định tác nhân, nguyên nhân gây chết hàng loạt nhuyễn thể nuôi; tiếp đến, lập danh mục và chủng giống các tác nhân gây bệnh; từ đó, đề xuất giải pháp tổng hợp, góp phần phát triển nghề nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ hiệu quả, bền vững. Theo kế hoạch, trong năm 2013 này, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản 1 sẽ tập trung nghiên cứu nguyên nhân/tác nhân gây Tu hài nuôi chết hàng loạt; tiếp tục thu mẫu Tu hài bệnh, gây nhiễm vi khuẩn trong các điều kiện môi trường khác nhau, gây nhiễm cho Tu hài khoẻ bằng dịch lọc (ở phần vòi) của Tu hài có biểu hiện sưng vòi. Tuy nhiên, việc thu mẫu sẽ vẫn gặp nhiều khó khăn, do còn rất ít hộ nuôi đối tượng này, hơn nữa, nếu đang nuôi thì số lượng Tu hài chết nhiều, có khả năng không thu đủ mẫu…

Sau những nỗ lực nghiên cứu, thí nghiệm, nhóm các nhà nghiên cứu khoa học đã khẳng định: hiện tượng Tu hài chết có liên quan đến mầm bệnh và diễn biến bệnh có xu hướng lây lan (phát triển thành dịch), tác nhân chính gây chết hàng loạt Tu hài nuôi là vi rút. Trong khi đó, Nghêu chết do thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiệt độ và độ mặn tăng cao (thời điểm Nghêu chết, nhiệt độ môi trường là 40 độ C, độ mặn 33-37 phần ngàn), chất lượng môi trường kém, chất rắn lơ lửng nhiều, mật độ thả nuôi dày.

Được sự chỉ đạo kịp thời của các cấp trong việc phòng tránh dịch bệnh, giảm thiểu thiệt hại của nghề nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nghề nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ nói riêng, tới nay, Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được tình hình dịch bệnh, triển khai hiệu quả vụ nuôi năm 2013.

(Nguồn: vietlinh.com.vn)



Định Thủy xây dựng Tổ nuôi gà thả vườn

Từ khi Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) triển khai trên địa bàn tỉnh, một số địa phương tổ chức nhiều hình thức sản xuất như thành lập tổ hợp tác sản xuất lúa, mía, ca cao, tổ nấm rơm, ong mật nhằm hoàn thiện tiêu chí 13.

Tổ nuôi gà thả vườn của nông dân Định Thủy (Mỏ Cày Nam) được thành lập từ hai năm qua và đã mang lại hiệu quả kinh tế.

Hiện, đàn gà xã Định Thủy có trên 2.300 con, tập trung ở ấp Định Nghĩa, Định Hùng và Thanh Phước. Đàn gà được phát triển dưới hình thức tổ chăn nuôi, với trên 60 hộ tham gia. Tổ nuôi gà thả vườn Định Thủy được thành lập khi xã triển khai thực hiện xây dựng xã NTM vào năm 2011. Gà được nuôi chuyên canh liên tục, chia khu vực theo từng tháng tuổi của gà.

Hiện đàn gà của Tổ phát triển tốt, mỗi tháng các hộ chăn nuôi đều có một đàn xuất chuồng. Điển hình như ông Trịnh Văn Thiết ở Thanh Phước và ông Phan Thế Hào ấp Định Nghĩa đã trên 6 năm gắn bó với nghề nuôi gà. Mỗi tháng, hộ ông Hào có trên 1 tấn gà thịt xuất chuồng, thu lãi khoảng 30 triệu đồng. Ông Hào cho hay, người chăn nuôi phải nắm bắt khoa học kỹ thuật và những giai đoạn phát triển các loại bệnh có thể nhiễm bệnh của gà để áp dụng vào thực tế.

Gà là con vật dễ nuôi nhưng khả năng nhiễm bệnh rất cao. Do đó, người chăn nuôi tìm hiểu và nắm vững kỹ thuật mới mong đạt hiệu quả. Được hỏi về kỹ thuật chăn nuôi, ông Hào chia sẻ, ngoài việc chăm sóc, thức ăn đầy đủ, nước, thuốc tiêm ngừa định kỳ, cần quan sát các biểu hiện trên cơ thể gà. Đặc biệt, nhiệt độ gà trong tháng tuổi đầu tiên là quan trọng. Lúc còn nhỏ, gà cần được sưởi ấm bằng bóng đèn, theo dõi tăng giảm nhiệt độ thích hợp thời tiết và thân nhiệt của gà.

Ngoài những kinh nghiệm trong chăn nuôi, ông Hào và các thành viên Tổ chăn nuôi gà xã Định Thủy còn lồng ghép với các tổ tư vấn và tổ thú y trong xã để đảm bảo chất lượng đàn gà từ khi nhập cho đến lúc xuất chuồng. Tổ chăn nuôi gà thả vườn thường xuyên tham gia hội thảo do các đại lý thức ăn và Hội Nông dân xã tổ chức. Đồng thời, các tổ viên tổ chức thăm chuồng và trao đổi, tìm hiểu, phân tích các dấu hiệu bất thường trên gà để kịp thời chữa trị khi gà nhiễm bệnh. Qua đó, các hộ chăn nuôi có điều kiện bổ sung kiến thức phục vụ có hiệu quả trong chăn nuôi.

Mặc dù vốn thức ăn cho gà đầu tư cao nhưng với giá gà tại chuồng là 82.000đ/kg, thì người chăn nuôi có lãi. Hiệu quả từ con gà đã góp phần tăng thu nhập, phát triển đời sống hộ chăn nuôi. Qua đó, giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 9,53% (năm 2012) xuống còn 7,3% (năm 2013).

Ông Bùi Văn Phú - Chủ tịch Hội Nông dân xã Định Thủy cho biết, điều kiện kinh tế vườn của địa phương thích hợp để phát triển mô hình gà thả vườn. Hướng tới, xã phối hợp với các công ty, doanh nghiệp tìm đầu ra, cung cấp nguồn thức ăn, vận động kinh phí từ các dự án hỗ trợ người dân về chi phí đầu tư con giống, sẽ nhân rộng đàn gà ra toàn xã. Riêng Hội Nông dân xã tiếp tục vận động hội viên tham gia Tổ sản xuất chăn nuôi để có sự phối hợp, quản lý chặt chẽ, mang lại hiệu quả cho người chăn nuôi.



(Nguồn:baodongkhoi.com.vn)

An Hiệp phát triển nghề nuôi dê


An Hiệp (Ba Tri) phát triển kinh tế chủ yếu là trồng lúa và chăn nuôi. Con bò được người dân địa phương tập trung chăn nuôi góp phần phát triển kinh tế gia đình. Cùng với bò, con dê cũng không kém phần quan trọng trong phát triển kinh tế hộ, nhiều gia đình đã khá lên từ nghề nuôi dê.

Hiện, xã có trên 150 hộ nuôi, với tổng đàn trên 1.100 con. Dê được nuôi với hình thức nhốt kết hợp chăn thả. Hộ dân nuôi rải rác, chủ yếu dê cỏ (dê sẻ) và dê bách thảo. Đây là loại dê thích nghi với thời tiết nóng, biến đổi khí hậu. Dê nuôi trọng lượng trưởng thành: dê cái từ 30-45kg, dê đực 45-70kg, sơ sinh 1,7- 2,8kg, 6 tháng tuổi đạt 17-24kg. Tuổi phối giống lần đầu 7-8 tháng; đẻ 1-3 con/ lứa và 1,5-1,7 lứa/năm. Dê thường mắc các loại bệnh thông thường như thương hàn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, v.v.. . Vì vậy để phòng bệnh cho dê, người nuôi cần làm chuồng có sàn cao cách mặt đất từ 1-1,5m để nhốt, khe hở sàn chuồng rộng 1cm, xung quanh phía trên sàn chuồng có thể rào bằng cây hoặc lưới B40.

Anh Trần Thanh Lên, ở ấp Giồng Nhựt hiện nuôi gần 20 con dê cho biết, trước đây anh mua 1 con dê giống về nuôi (cuối năm 2002) để bán, nhưng lúc đó giá dê rất thấp, anh cố gắng nhân đàn dê giống và dê thịt. Những năm gần đây, nhờ giá dê tăng, gia đình anh bán dê thịt, dê giống thu từ 30-40 triệu đồng/năm.

Hiện, giá dê thịt dao động từ 110.000 - 120.000 đồng/kg, cao hơn gấp ba lần so với những năm 2002-2003 và tăng xấp xỉ 1,5 lần so với năm 2010, giúp cho người nuôi thu lãi cao. Vốn đầu tư con giống ban đầu không nhiều, các hộ nuôi có thu nhập thấp đều có thể chăn nuôi được. Thêm vào đó là sự cần cù, tận dụng thời gian nhàn rỗi, người nuôi tìm kiếm những lá cây, cây tạp làm thức ăn cho dê, góp phần tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.



Nói về vấn đề này, ông Trần Văn Thông - phụ trách Hội Nông dân xã An Hiệp, cho rằng dê là con vật nuôi ngắn ngày, đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Thời gian gần đây, các hộ dân ở xã An Hiệp đã chú ý đến nuôi dê. Hướng tới, Hội Nông dân xã sẽ thành lập các tổ hợp tác nuôi dê của từng ấp, phối hợp tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi dê; vận động các hộ dân chăn nuôi mạnh dạn lai tạo, chuyển đổi con giống nhằm cải thiện đàn dê có chất lượng. Hộ nghèo được hỗ trợ vốn đầu tư nuôi dê là cơ hội để góp phần thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

(Nguồn: baodongkhoi.com.vn)



THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG KHCN

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh xét duyệt danh mục đề tài, dự án năm 2013-2014


Ngày 28/8/2013, Hội đồng KH&CN cấp tỉnh đã tổ chức họp Hội đồng KH&CN xác định danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án sản xuất thử nghiệm tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013-2014. Ông Trương Văn Nghĩa - P.Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp, cùng đại diện các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố trong tỉnh.


Quan cảnh buổi họp
Tại buổi làm việc, đại biểu được thông qua kết quả hoạt động của Hội đồng KH&CN tỉnh năm 2012 và phương hướng hoạt động năm 2013. Theo đó, năm 2012, hoạt động nghiên cứu, triển khai các đề tài, dự án có nhiều tiến bộ, trên cơ sở bám sát mục tiêu kinh tế-xã hội của tỉnh và nhu cầu của đời sống xã hội. Nhiều đề tài, dự án đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn như các dự án về thay đổi cơ cấu mùa vụ, sử dụng giống có năng suất, cung cấp nước sạch,… Bên cạnh đó, hoạt động KH&CN năm 2012 còn nhiều hạn chế như: chưa bắt kịp nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà, hoạt động KH&CN cấp cơ sở chưa được chú trọng và thiếu chủ động, thủ tục hành chính về hỗ trợ doanh nghiệp, chuyển giao ứng dụng công nghệ còn khá phức tạp,…

Từ những kết quả trên, năm 2013 này, Hội đồng KH&CN đã đưa ra xét duyệt danh mục gồm 25 đề tài, dự án. Các đề tài, dự án này thuộc 6 lĩnh vực, được tuyển chọn trên cơ sở 178 đề tài, dự án của các sở, ngành, địa phương đăng ký. Sau đó, Hội đồng KH&CN chuyên ngành đã tuyển chọn lại còn 25 đề tài, dự án. Kết quả xét duyệt, có 07/25 đề tài, dự án được chọn thực hiện trong giai đoạn 2013-2014. Đây là những đề tài, dự án thật sự có tính bức xúc, tính khả thi cũng như khả năng ứng dụng vào thực tiễn được các thành viên hội đồng đánh giá cao và có khả năng triển khai thực hiện trong thời gian tới.



(Nguồn: dost-bentre.gov.vn)


Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bến Tre kiểm tra và nghiệm thu các mô hình thuộc đề tài “Đề xuất các giải pháp chủ yếu xây dựng nông thôn mới theo bộ tiêu chí của tỉnh trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2012-2014”


Sáng ngày 15/8/2013, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bến Tre - đơn vị chủ trì đề tài đã đến xã Sơn Định, huyện Chợ Lách kiểm tra tiến độ thực hiện và nghiệm thu các mô hình của đề tài: “Đề xuất các giải pháp chủ yếu xây dựng nông thôn mới theo bộ tiêu chí của tỉnh trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2012-2014”.

Đoàn đã đến các hộ gia đình để kiểm tra tiến độ thực hiện và tiến hành nghiệm thu các mô hình gồm: 10 mô hình xử lý rác hộ gia đình; 03 mô hình xử lý nước hộ gia đình và 01 mô hình trồng nấm linh chi ở xã Sơn Định.

Tại đây, đoàn được nghe đại diện các hộ gia đình báo cáo về kết quả thực hiện các mô hình. Theo các nông hộ cho biết việc đầu tư cho Sơn Định thực hiện các mô hình nói trên bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực như: Mô hình xử lý nước hộ gia đình đã góp phần giúp cho gia đình có nguồn nước sữ dụng hợp vệ sinh và đảm bảo sức khỏe do đã được xử lý lắng lọc theo quy trình khoa học kỹ thuật; Mô hình xử lý rác thải giúp cho hộ gia đình đảm bảo vệ sinh môi trường và tận dụng nguồn rác thải làm phân, bón cho cây xanh tốt. Hai mô hình này góp phần thực hiện tiêu chí số 17, tiêu chí môi trường xây dựng nông thôn mới của xã. Riêng mô hình trồng nấm linh chi bước đầu mang lại hiệu quả cao giúp nông dân tăng thêm nguồn thu nhập và cải thiện đời sống ….

Qua đó, nông dân mong muốn hướng tới có thêm nhiều mô hình được đầu tư giúp địa phương phát triển kinh tế và tuyên truyền vận động nhân rộng các mô hình này trên địa bàn xã.



Được biết, Sơn Định là một trong 3 xã điểm ở tỉnh Bến Tre được chọn để thực hiện đề tài này. Bên cạnh đó, cơ quan thực hiện và chủ nhiệm đề tài đang tiến hành xây dựng chuyên đề hệ thống các giải pháp xây dựng nông thôn mới xã Sơn Định nhằm hỗ trợ cho Sơn Định xây dựng thành công xã nông thôn mới trong thời gian tới.

(Nguồn: dost-bentre.gov.vn)


Bến Tre đang triển khai 42 mô hình sản xuất nông nghiệp thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới năm 2013


Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới năm 2013, tỉnh Bến Tre được Trung ương giao vốn xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp 7 tỷ đồng.


Buổi triển khai xây dựng mô hình tại xã Tân Thiềng, huyện Chợ Lách

Ban chỉ đạo tỉnh đã có kế hoạch phân bổ trên 9 huyện, thành phố; trong đó huyện Châu Thành 4, Thành phố Bến Tre 6, Giồng Trôm 6, Ba Tri 3, Bình Đại 7, Chợ Lách 4, Mỏ Cày Nam 3, Mỏ Cày Bắc 4, Thạnh Phú 5 gồm 42 mô hình trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất nấm, hoa kiểng, nuôi tôm càng xanh.

Chương trình còn hỗ trợ thêm cho các t hợp tác về giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu, vaccine trong chăn nuôi, máy móc cơ giới hóa, thiết bị, dụng cụ trong sản xuất theo đặc thù của từng mô hình.

Đến nay, các xã đang tập trung triển khai xây dựng các tổ hợp tác theo hướng dẫn tại Nghị định 151/NĐ-CP của Chính phủ đến tận nông dân để các tổ viên thảo luận thông qua ký bản hợp đồng sản xuất dưới hình thức tập thể. Các ngành chuyên môn hỗ trợ việc tập huấn kỹ thuật, định hướng sản xuất, liên kết, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, tạo tiền đề nhân rộng các mô hình hợp tác hóa, đáp ứng đạt tiêu chí số 13 trong xây dựng nông thôn mới.



(Nguồn: bentre.gov.vn)


Hội thảo sản xuất và tiêu thụ rau an toàn


Trong khuôn khổ của dự án DBRP tỉnh Bến Tre do tổ chức IFAD tài trợ, ngày 30/8/2013, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre tổ chức buổi hội thảo liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. Đến dự có hơn 100 đại biểu của các cơ quan tỉnh, tổ hợp tác, nông dân từ các huyện và sự tham gia của các doanh nghiệp từ thành phố Hồ Chí Minh, các nhà trẻ, trường mẫu giáo, doanh nghiệp có bếp ăn tại thành phố Bến Tre.



Quan cảnh buổi hội thảo

Buổi hội thảo đã triển khai một số điều liên quan của Luật An toàn thực phẩm, Thông tư 59/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với rau, quả trong sản xuất do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc theo quy trình kỹ thuật sản xuất rau, quả an toàn được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hoặc theo các quy định liên quan đến đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Các ý kiến thảo luận nhắc lại việc sản xuất rau không an toàn là trồng rau trên đất bị ô nhiễm như: gần nơi chứa thuốc độc, bãi rác; gần chuồng trại chăn nuôi; sử dụng nước thải từ bệnh viện, nghĩa địa, khu công nghiệp; nước thải từ khu dân cư, lò giết mổ, chuồng trại chăn nuôi, cầu tiêu ao cá; bón phân chuồng chưa được phân hủy, bón thừa đạm, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không theo nguyên tắc “4 đúng”, không cách ly đúng quy định.

Nếu trồng nơi không an toàn như vậy sẽ dễ bị dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng nitrat (NO3), dư lượng một số kim loại nặng như Cu, Pb, Hg, Cd, As; nhiễm nhiều vi sinh vật gây bệnh như E.coli, Samonella dẫn đến một số bệnh nan y, bệnh cấp tính và ký sinh trùng đường ruột như giun, sán gây nguy hiểm đến sức khoẻ con người.



Buổi hội thảo có nhiều ý kiến chia sẻ, kinh nghiệm trong việc tổ chức cung cấp, tiêu thụ, giá cả, duy trì, phát triển mô hình tổ hợp tác sản xuất rau an toàn một số nơi trong tỉnh.

(Nguồn: bentre.gov.vn)



Số: 184 (9/2013)

Каталог: upload -> anphamthongtin -> thongtinkhcnpvptntm -> 2013
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
2013 -> THÔng tin kh&cn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn mục lụC

tải về 439.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương