Thực trạng và đặc điểm tái sinh tự nhiên


Tái sinh keo tai tượng ở Phú Thọ và Phúc Yên



tải về 0.86 Mb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.86 Mb.
#31394
1   2   3   4   5
4.2. Tái sinh keo tai tượng ở Phú Thọ và Phúc Yên:

ở khu vực này đã nghiên cứu tại 4 điểm thuộc 2 tỉnh 4 huyện 4 xã, cụ thể như sau:

- Phú Thọ:

+ Huyện Phù Ninh, xã Phú Lộc ở sườn và đỉnh đất rất xấu, độ dốc 10- 150, tầng đất dầy 20 - 30cm, bí chặt, tỷ lệ đá lẫn 50- 60%. ở chân lô đất tương đối tốt hơn, độ dầy tầng đất 40 - 60cm, độ dốc 50.

+ Huyện Tam Nông: Đất xấu

+ Huyện Đoan Hùng: Đất tương đối tốt

- Vĩnh Phúc, thị xã Phúc Yên: Đất xấu, độ dầy tầng đất 35 - 40cm

Trên địa bàn chỉ trồng keo tai tượng, nhìn chung điều kiện đất đai ở vùng này xấu hơn nhiều so với Hoà Bình.



4.2.1. Về phân bố số ô theo số cây trong ô 1m2 , rừng 3-6 tháng tuổi ở Tam Nông, có kết quả như sau:


Số cây trong ô

0

10

20

30



Số ô

5

11

9

9

33

- Phân bố ô tập trung nhiều vào cấp cây 10, 20, 30 cây/ ô

- Số cây lớn nhất trong ô là 30 cây

- Trong 33 ô có 3 ô không có cây, chiếm 9% tổng số ô. Điều này chứng tỏ trong điều kiện đất xấu có thể có những ô trống, không có cây.

- Ô có 10 cây chiếm 11 ô (lớn nhất) bằng 30% tổng số ô.

- Số cây bình quân trên 1m2 đạt 14,7 cây/ô, tương ứng 147.000cây/ha, trong đó đặc biệt không có cây loại A, cây loại B chiếm 45% tương ứng 66.300 cây/ha, cây loại C chiếm tỷ lệ lớn: 55% tương ứng 81.000 cây/ha. Điều này gây khó khăn cho việc lựa chọn cây trong quá trình nuôi dưỡng.
- Tình trạng này cũng xuất hiện ở xã Phú Lộc, huyện Phù Ninh. Trong 2 ô đo đếm, 1 ô có 22 cây, không có cây loại A, chỉ có 1 cây loại B và 21 cây loại C; 1 ô khác có 30 cây cũng không có cây loại A, chỉ có 5 cây loại B và 25 cây loại C. Tính chung cho cả 2 ô, cây loại B chỉ chiếm 11%, cây loại C 89%.

4.2.2. Biến đổi các nhân tố điều tra theo tuổi và điều kiện hoàn cảnh:

Số liệu đo đếm được tổng hợp theo bảng 13 dưới đây cho thấy


Bảng 13:

Địa điểm

Vị trí

Độ dầy tầng đất (cm)

Độ đá lẫn %

Tuổi

N

H (m)

Do (cm)

Tỷ lệ phần trăm theo phẩm chất cây

A

B

C

Tam Nông










3-6 tháng tuổi

147.300

0,36

0,6

0

45

55

Phù Ninh

Đỉnh

20 – 30

50 - 60

2 năm

55.000

0,30

0,3

0

5

95

Sườn

20 – 40

50 - 60

2 năm

125.000

0,30

0,2

0

17

83

Chân

40-60




2 năm

65.000

0,30

2,9

58

35

7

Phúc yên




35 – 40




2 năm

56.000

1,00

1,1

42

32

28

Đoan hùng













18.000

4,50

4,3

44

39

17


1. Về số cây tái sinh:

Mặc dù trong điều kiện đất xấu, số cây tái sinh cũng rất xung mãn. Trong giai đoạn đầu có thể đạt 147.000 cây/ha và ở 2 tuổi vẫn còn 56.000 - 125.000 cây/ha, nhưng đặc biệt không có cây loại A như đã nói ở trên, thậm chí tỷ lệ cây loại B còn thấp hơn loại C.

ở nơi đất tốt số cây thấp, nguyên nhân là do cây ở đây lớn hơn nên có sự cạnh tranh không gian dinh dưỡng và trong điều kiện này, tỷ lệ cây phẩm chất A tăng rõ rệt. Cụ thể ở chân đồi (điểm Phù Ninh) tỷ lệ cây A, B, C là 58 - 35 - 7%, còn ở Đoan Hùng là 44 - 39 và 17%.

2. Về sinh trưởng, chiều cao và đường kính gốc:

- Có sự khác biệt rõ nét về sinh trưởng, chiều cao và đường kính giữa chân, sườn và đỉnh, liên quan mật thiết với độ dầy tầng đất và độ đá lẫn. ở Phù Ninh trong trường hợp đất xấu ở đỉnh và sườn dốc, độ dầy tầng đất mỏng, độ đá lẫn cao, sinh trưởng chiều cao ở 2 năm tuổi chỉ đạt 0,3m, bằng 1/10 so với sinh trưởng chiều cao ở chân dốc, có lớp đất bồi tụ, sâu, ít đá lẫn.

- ở Phúc Yên tầng đất sâu hơn, độ đá lẫn ít hơn, cây sinh trưởng tốt hơn ở đỉnh và ở sườn đồi của Phù Ninh, nhưng sinh trưởng chiều cao cũng chỉ bằng 1/3 so với cây mọc ở chân đồi ở Phù Ninh.

- ở Đoan Hùng do điều kiện đất tốt, sinh trưởng chiều cao và đường kính hơn hẳn. Chiều cao đạt tới 4,5m ở 2 tuổi, bình quân tăng trưởng chiều cao đạt 2,2m/năm.



4.2.3. Về khả năng lựa chọn cây ưu trội:

Qua 5 ô đo đếm ở Đoan Hùng, ghi ở bảng 14 cho thấy khả năng lựa chọn cây ưu trội là rất lớn. Cây ưu trội lớn hơn cây bình quân trong ô ít nhất là 0,9m và lớn hơn cây bình quân của lô là 1m. Cây ưu trội cao hơn cây bình quân trong ô nhiều nhất là 2,8m và lớn hơn cây bình quân của lô là 3,6m.

Bảng 14: Rừng KTT 2tuổi

Ô

H bình quân (m)

H max (m)

Độ vượt so với cây bình quân trong ô (%)

Độ vượt so với cây bình quân trong lô (%)

Phẩm chất của cây ưu thế

1

4,5

7,2

59

60

A

2

7,2

8,1

13

80

A

3

4,6

5,5

20

22

A

4

5,4

7,4

37

64

A

5

4,5

7,3

62

62

A

X bình quân

4,5

7,1




58%

A

Độ vượt của cây ưu trội so với cây bình quân trong ô thấp nhất là 13%, cao nhất là 62%, độ vượt của cây ưu trội so với cây bình quân trong lô thấp nhất là 22%, cao nhất là 80%.

Chiều cao bình quân của cây ưu trội đạt 7,1m, có độ vượt 58% so với cây bình quân của lô. Cũng có nghĩa là chỉ qua tuyển chọn có thể tạo cho lâm phần có tăng trưởng chiều cao cao hơn là 58%.

Tăng trưởng bình quân của cây ưu trội đạt 3,5m/ năm, so với rừng keo tai tượng trồng bằng cây con không thua kém. Nếu được tuyển chọn và chăm sóc tốt hơn và sớm hơn thì chiều cao và tăng trưởng của những cây này còn đạt cao hơn.

Các cây ưu trội về sinh trưởng đều có phẩm chất loại A.

Từ phân tích trên cho thấy khả năng lựa chọn cây ưu trội có sinh trưởng cao và phẩm chất tốt là rất lớn.
4.3. Tái sinh keo tai tượng ở Quảng Ninh:

Tại Quảng Ninh đã tiến hành đo đếm ở 2 điểm thuộc 2 huyện Uông Bí và Hoành Bồ. Đây là vùng có điều kiện đất trung bình so với hai vùng- Phú THọ được coi là xấu (không kể Đoan Hùng) và Hoà Bình được coi là tốt hơn.

Một số nơi ở đây đã chú ý đến các biện pháp tác động kỹ thuật để thúc đẩy tái sinh và chăm sóc rừng. Cụ thể sau khai thác đã tiến hành phát dọn cây bụi, cành ngọn và đốt. Sau khi cây mọc 4 tháng, tiến hành chăm sóc lần 1, phát ngọn cây mạ, duy trì mật độ 2500cây/ ha, xới đất, vun gốc, bón thúc bằng phân super lân (100g/ 1 cây), trồng dặm nơi trống, bảo vệ chống trâu bò phá hoại. Sau 6 tháng chăm sóc lần 2: chặt bỏ cây chồi từ gốc mẹ khai thác, phát dọn mầm chồi từ cây con tái sinh đã chặt bỏ trong lần chăm sóc trước, xới đất, vun gốc, bón phân và bảo vệ giống như lần 1.

4.3.1. Về biến đổi các nhân tố điều tra theo tuổi:

Số liệu đo đếm được tổng hợp theo bảng 15

Bảng 15:

Địa điểm

Độ dầy tầng đất (cm)

Tuổi

N (cây/ha)

H

(m)


Do

(cm)


Tỷ lệ phần trăm theo phẩm chất cây

A

B

C

Hoành Bồ

40 - 50

2 tháng




0,1

0,2










6 tháng




0,3

0,3

67

33

0

10 tháng




0,9

1,1

70

30

0

Uông Bí- Lán Tháp

60 - 80

2 tháng

350.000

0,05




73

27

0

60 - 70

1 năm




1,3

2,0

53

44

3

60 - 70

3 năm




4,6

5,0

66

30

4

Qua số liệu ở bảng trên cho thấy:

- ở giai đoạn đoạn đầu, số cây tái sinh đạt khoảng 350.000 cây/ha, tương đương với số cây ở nơi đất trung bình và đất tốt ở các vùng khác.

- Chiều cao và đường kính gốc được đo đếm ở các giai đoạn 2 tháng, 6 tháng, 10 tháng, 1 năm và 3 năm.

- Sinh trưởng chiều cao được biểu thị qua hình 5. ở 3 năm tuổi, chiều cao có thể đạt 4,6m, tăng trưởng chiều cao bình quân 1,5m/ năm, tương đương với chân đồi ở Phù Ninh, cao hơn đất xấu của Phú Thọ và kém hơn nơi đất tốt của Phú Thọ và Hoà Bình.



Hình 5 Sinh trưởng chiều cao KTT-Quảng Ninh


- Tỷ lệ cây loại A tương đối cao: 67 - 73% ở giai đoạn đầu và 53 - 66% ở giai đoạn sau.

- ở một số lô có keo tái sinh hạt xen lẫn có tăng trưởng chiều cao lớn hơn 10%.



4.3.2. Về khả năng lựa chọn cây ưu trội:

Cây ưu trội đo đếm trong các ô tiêu chuẩn thống kê theo bảng 16:

Bảng 16: Thống kê cây ưu trội tại Uông Bí:

1 năm


Ô

H bình quân (m)

H max (m)

Độ vượt so với cây bình quân trong ô (%)

Độ vượt so với cây bình quân trong lô (%)

Phẩm chất của cây ưu thế

1

1,3

1,7

31

42




2

1,1

1,6

45

33




3

1,2

1,5

25

25




X bình quân

1,2

1,6




33




3 năm

Ô

H bình quân (m)

H max (m)

Độ vượt so với cây bình quân trong ô (%)

Độ vượt so với cây bình quân trong lô (%)

Phẩm chất của cây ưu thế

1

4,4

5,8

32

29




2

4,4

5,5

25

22




3

4,8

6,3

31

40




X bình quân

4,5

5,9




31




Qua số liệu trên cho thấy, ở tuổi 1 và tuổi 3 cây ưu trội có độ vượt về chiều cao so với cây bình quân trong ô ít nhất là 25%, cao nhất là 45%. Cây ưu trội có độ vượt về chiều cao so với cây bình quân trong lô ít nhất là 22% và cao nhất là 42%. Chiều cao bình quân của cây ưu trội có độ vượt so với cây bình quân trong lô là 31 - 33%.

- Cây ưu trội đều có phẩm chất loại A.

Những phân tích trên cho thấy khả năng chọn lựa cây ưu trội là rất lớn và chỉ qua việc lựa chọn có thể tạo cho lâm phần có tăng trưởng cao hơn 30%. Nếu những cây ưu trội này được chăm sóc nuôi dưỡng ngay từ đầu thì tăng trưởng còn có thể cao hơn nữa.

- Cây ưu trội ở tuổi 3 có thể đạt chiều cao 5,9m, tương ứng tăng trưởng chiều cao bình quân /năm là 2m. Tăng trưởng này không thua kém các lâm phần trồng bằng cây con.



4.4. Nhận xét chung và đề xuất:

4.4.1. Nhận xét chung:

- Tái sinh tự nhiên của 2 loài KLT và KTT có tiềm năng rất lớn. ở giai đoạn đầu số cây con tái sinh có thể đạt 300.000 - 400.000 cây/ha. Số lượng cây con/ha tuỳ thuộc vào điều kiện địa hình, đất đai. Nơi đất bằng số cây con nhiều hơn do số lượng hạt được tích tụ nhiều hơn nơi đất dốc. Nơi đất tốt nhiều hơn nơi đất xấu.

- Số cây con giảm mạnh trong một, hai, ba năm đầu, nhưng vẫn còn rất nhiều. ở tuổi 4 còn khoảng 15.000 - 20.000c/ ha.

- Phân bố số ô theo số cây là phân bố một đỉnh, số ô thường tập trung vào cấp 30c/ô.

- ở nơi đất tốt hầu như không ô nào không có cây, nơi đất xấu có ô không có cây, nghĩa là có những khoảng trống cần phải tra dặm.

- Nơi đất tốt tỷ lệ cây có phẩm chất A rất cao và có mặt ở tất cả các ô tiêu chuẩn. Nơi đất xấu có nhiều ô không có cây loại A, thậm chí toàn bộ các ô không có cây loại A.

- Sinh trưởng chiều cao và đường kính của cây tái sinh phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện đất đai, đặc biệt vào độ dầy tầng đất và độ đá lẫn. Có thể lấy độ sâu tầng đất 30cm và độ đá lẫn 40% là giới hạn tái sinh tự nhiên thích hợp của keo. Cho nên có sự sai khác rất lớn về tăng trưởng của keo ở các vị trí chân đồi, sườn đồi và đỉnh đồi.

- Những nơi đất tốt sinh trưởng của keo là rất khả quan, có nơi đạt bình quân 1,5 - 2,0m/năm về chiều cao và hơn hẳn những nơi đất xấu, có thể gấp đến 10 lần và không thua kém cây trồng bằng bầu hoặc gieo hạt thẳng bằng máy bay. Ví dụ ở Đại Lải Vĩnh Phúc , keo lá tràm trồng bầu 3 tuổi cao 3,2m; ở Chi Lăng - Lạng Sơn và Lục Ngạn - Bắc Giang trồng gieo hạt thẳng bằng máybay 3 tuổi cao 1,68m - 1,92m.

- Cây ưu trội có độ vượt về chiều cao rất lớn so với cây bình quân trong ô con, cũng như so với cây bình quân trong lô. Chiều cao bình quân cây ưu trội cũng có độ vượt rất lớn so với chiều cao cây bình quân của ô tiêu chuẩn. ở tuổi nhỏ, độ vượt cao hơn nhiều so với tuổi lớn.

- Chỉ qua tuyển chọn cây ưu trội (chưa kể sớm giảm thiểu sự cạnh tranh và tăng cường khả năng chăm sóc) có thể tăng tăng trưởng và chiều cao của cây con ở giai đoạn đầu lên tối thiểu là 28%, tối đa có thể lên tới 57%.

- Cây ưu trội đều có phẩm chất A.

4.4.2. Đề xuất:

- Chỉ nên áp dụng biện pháp tái sinh tự nhiên sau khai thác đối với rừng keo trồng ở nơi đất tốt, có độ sâu từ 40cm trở lên, độ đá lẫn dưới 40%, đất tương đối tơi xốp.

- ở những nơi đất nông, bí chặt, độ đá lẫn nhiều muốn áp dụng biện pháp này thì sau khi khai thác có thể cuốc hố dồn hạt và thảm khô vào hố rồi đốt hoặc tiến hành cầy ngầm, tạo độ xốp cho đất.

- Nên tiến hành tuyển chọn cây ưu trội ngay từ giai đoạn đầu vì ở giai đoạn này cây có độ vượt về sinh trưởng rất lớn, mặt khác sớm đưa cây vào chăm sóc, nuôi dưỡng, tránh sự cạnh tranh giữa các cây.



V. Kết luận và kiến nghị:

5.1. Kết luận:

1. Phạm vi khảo sát thực địa: thuộc 4 tỉnh Hoà Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, trên 7 huyện ở các độ cao tuyệt đối 60 - 250m và đai vĩ độ: 21-220B.

- Điều tra hiện trường: 17 điểm

- Điều tra tỉ mỉ: 30 ô lớn (1ha) với 430 ô con (1x1 và 2x2m)

2. Đối tượng điều tra: Keo tai tượng và keo lá tràm trồng rừng sản xuất kết hợp phòng hộ hoặc chuyên sản xuất, chủ yếu của dự án PAM, 10 - 20 tuổi, thuần loài, đã chặt trắng từ 1 - 4 năm đã để tái sinh tự nhiên phần lớn là không tác động, số ít trồng lại bằng thông, keo lai, bạch đàn urô hoặc luồng.

3. Tiềm lực tái sinh:

- Mật độ trên 300.000 cây/ha ở giai đoạn 1 tuổi, còn lại 10.000-20.000 câu/ha ở giai đoạn 3-4 tuổi, tuỳ thuộc vào mùa chặt và địa hình đất đai.

- Tổ thành chủ yếu là cây rừng cũ có lẫn ít keo khác (keo tai tượng, keo la tràm và cả keo lai) do vốn lẫn ít cây mẹ tại chỗ hoặc ở lân cận gieo giống.

- Cây tái sinh 3 -4 tuổi đã có hoa quả và nhiều thế hệ chứng tỏ khả năng lưu giữ hạt giống trong đất và khả năng nẩy mầm của các loại keo này rất tốt.



4. Biện pháp tác động:

- Phần lớn hầu như chưa có tác động gì hoặc chỉ có tác động một cách ngẫu nhiên, tự phát, thậm chí gần như chưa có ai quan tâm để ý tới.

- Chủ yếu là chặt trắng không đốt để tự nhiên, những nơi trồng lại có đốt toàn diện hoặc đốt cục bộ và phát bỏ khi chăm sóc cây trồng mới.

- Một vài nơi có chặt tỉa cây nhỏ hoặc bứng tỉa chỗ dày trồng dặm vào chỗ cây tái sinh thưa thớt để điều tiết mật độ.



5. Đặc điểm tái sinh:

- Tái sinh tự nhiên keo lá tràm và keo tai tượng ở giai đoạn đầu có thể đạt 30-40 vạn cây/ha và nhìn chung keo tai tượng có số lượng lớn hơn nhưng qua giai đoạn sau chỉ keo lá tàm có số lượng cây tái sinh nhiều hơn.

- Số lượng cây tái sinh ở nơi đất tốt và bằng cũng nhiều hơn ở nơi đất xấu dốc mạnh và mặc dù số lượng cây con giảm mạnh trong 1-2-3 năm đầu, nhưng đến năm thứ 4 cũng còn được khoảng 1,5 - 2 vạn cây/ha.

- Phân bố số cây tái sinh theo số ô nói chung là đều, phần lớn có 30 cây/ô, trừ nơi đất xấu có một số ít ô không có cây nên cần được điều tiết tra dặm bổ sung.

- Những nơi đất tốt sinh trưởng chiều cao và đường kính cây tái sinh hơn hẳn nơi đất xấu có thể gấp 10 lần và không thua kém cây trồng bằng bầu, có nơi bình quân đạt1,5m - 2,0m/ năm về chiều cao.

- Điều kiện đất đai có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của keo tái sinh, có thể lấy độ sâu tầng đất dày trên 30cm và độ đá lẫn thấp dưới 40% là giới hạn tái sinh tự nhiên thích hợp của keo, đó cũng là điều kiện cần để tái sinh thành công cần được chú ý.

- Nơi đất tốt tỷ lệ cây tái sinh có phẩm chất tốt (loại A) rất cao và có mặt ở hầu hết các ô, nơi đất xấu ngược lại nhiều ô hoặc thậm chí tất cả các ô đều không có cây phẩm chất A cho nên cần chú ý xúc tiến tái sinh tự nhiên, chăm sóc, nuôi dưỡng cây tái sinh cẩn thận trên đất này.

- Cây ưu trội có độ vượt về chiều cao rất lớn so với cây bình quân trong ô con cũng như so với cây bình quân trong ô tiêu chuẩn (trong lô), ở tuổi nhỏ độ vượt đó cao hơn nhiều so với tuổi lớn do vậy cần tuyển chọn cây ưu trội ngay từ ở giai đoạn đầu.



6. Vấn đề còn lại:

- Chưa có khảo sát ở vùng cao hơn (độ cao, vĩ độ, độ dốc) và điều tra phân tích đất đai và lập địa đầy đủ hơn.

- Chưa có khảo sát các mô hình keo trồng làm cây trung hạn được áp dụng khá phổ biến trong chương trình 327 (93-98) đến nay rừng cũng đã được 8-10 tuổi.

- Chưa có những điều tra tỉ mỉ những nơi có kinh nghiệm và biện pháp tác động cụ thể, thúc đẩy xúc tiến và nuôi dưỡng lớp cây keo tái sinh tự nhiên đã có kết quả thực sự.



5.2. Kiến nghị:

1. Xúc tiến, nuôi dưỡng và lợi dụng các thế hệ cây tái sih tự nhiên của các rừng trồng, keo tai tượng và keo lá tràm cần được coi là một giải pháp lâm sinh quan trọng trong việc xây dựng và phát triển rừng phòng hộ và cả rừng sản xuất cho ở các vùng sinh thái phù hợp với 2 loài cây đó.

2. Cần có sự tiếp tục hỗ trợ của dự án RENFODA kết hợp Cục Lâm nghiệp, Vụ Khoa học công nghệ và Chất lượng sản phẩm, dự án 661 cho thực hiện một đề tài hoặc dự án nhỏ: Nghiên cứu và xây dựng tiêu chuẩn ngành về: Quy phạm kỹ thuật tái sinh tự nhiên rừng keo phục vụ mục đích phòng hộ và sản xuất.

3. Việc nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn ngành nói trên, cần tập trung vào các hoạt động sau :

- Mở rộng khảo sát thực địa tại một số vùng. kể cả phía Bắc và phía Nam

- Mở rộng khảo sát thực địa các mô hình trồng rừng phòng hộ có keo của dự án 327, đặc biệt chú trọng vùng cao (đai cao, đai dốc, đai vĩ độ) và điều kiện đất đai.

- Đi sâu điều tra tổng kết các kinh nghiệm, các mô hình có tác động kỹ thuật kể cả thành công và thất bại.


Каталог: wp-content -> uploads -> sites
sites -> KÕt qu¶ ®Ò tµi "nghiªn cøu trång rõng Tr¸m tr¾ng
sites -> LỊch công tác tuầN 05-tháng 9 (Từ ngày 28/9 đến ngày 2/10/2015)
sites -> KẾt quả nghiên cứu tính chất cơ, VẬt lý VÀ giải phẫu của một số loài gỗ thông dụng ở việt nam làm cơ SỞ cho chế biếN, BẢo quản và SỬ DỤNG
sites -> Dear Parents
sites -> “Thực hiện Hiến pháp và pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”
sites -> Ngày 16 tháng 11 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 73/2010/QĐ-ttg ban hành Quy chế đầu tư xây dựng công trình lâm sinh
sites -> Bài Trò chơi cùng nhau qua cầu
sites -> TS. Hoàng Sỹ Kim Ban biên tập ts. Nguyễn Ngọc Hiếu ts. Nguyễn Việt Hùng Ths. Nguyễn Thúy Anh Ths. Trần Thị Thoa
sites -> BỘ TÀi chính số: 54/2014/tt-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 0.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương