Thực trạng logistics việt nam trưỚc và trong đẠi dịch covid-19


II. Thực trạng ngành Logistics Việt Nam trước khi xuất hiện đại



tải về 0.6 Mb.
Chế độ xem pdf
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu16.05.2022
Kích0.6 Mb.
#51947
1   2   3   4   5
THỰC-TRẠNG-LOGISTICS-VIỆT-NAM-TRƯỚC-VÀ-TRONG-ĐẠI-DỊCH-COVID-19
39 Đỗ Thùy Trang 20051180
II. Thực trạng ngành Logistics Việt Nam trước khi xuất hiện đại 
dịch covid-19 (trước năm 2020) 
Với quy mô 20-22 tỷ USD/năm, chiếm 20,9% GDP của cả nước, theo một số 
thống kê, hiện nay cả nước có hơn 1000 doanh nghiệp đang cung ứng dịch vụ logistics
cùng với số lượng lao động lên đến khoảng 1,5 triệu, những năm gần đây, ngành dịch 
vụ Logistics đang đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế 
ở Việt Nam.
Sau nhiều năm Việt Nam gia nhập WTO, thị trường dịch vụ Logistics Việt Nam 
có sự chuyển biến tích cực với số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong ngành phát 
triển nhanh và có tốc độ tăng trưởng cao. Nếu nhìn vào tốc độ phát triển thương mại 
nước ta, cũng là mục tiêu phát triển của ngành dịch vụ Logistics, sẽ thấy kim ngạch xuất 
nhập khẩu đã tăng lên 1,86 lần, thị trường bán lẻ trong nước tăng bình quân tăng 20-
25%/năm và kết quả, ngành dịch vụ Logistics cũng tăng tương ứng 20-25%/năm (BBT, 
2016). 
Tuy vậy, ngành Logistics Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức 
và hạn chế: 



Về lao động: Thị trường lao động ngành Logistics Việt Nam khá dồi dào, nhưng đó lại 
là đối với các doanh nghiệp Nhà nước đang được cổ phần hoá, thực tế ở các doanh 
nghiệp vừa và nhỏ, nguồn nhân lực chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu của ngành, 
tỷ lệ nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về Logistics còn chiếm khá thấp, chỉ từ 5-7% 
(BBT, 2016) 
Về doanh nghiệp: Hiện nay, các doanh nghiệp lớn đang chiếm lĩnh thị trường nhiều, 
doanh nghiệp nhỏ chưa có chỗ đứng trên thị trường. Bên cạnh đó, theo thống kê cho 
thấy các công ty Logistics Việt Nam mới chỉ hoạt động trong phạm vi nội địa hay một 
vài nước trong khu vực, và chủ yếu làm đại lý hoặc đảm nhận từng công đoạn cho các 
doanh nghiệp Logistics quốc tế, thua thiệt ngay trên “sân nhà” đối với lĩnh vực được coi 
là ngành dịch vụ “cơ sở hạ tầng” của nền kinh tế Quốc gia. 
Về cơ sở hạ tầng: Cơ sở vật chất chưa được trang bị những công cụ, phương tiện tốt nhất 
để vận chuyển hàng hóa. Hàng hóa vẫn thường bị ùn tắc rất nhiều và vẫn chưa có cách 
để xử lý ổn thỏa và triệt để nhất. 
Về chi phí dịch vụ: Mức chi phí dịch vụ rất cao đang là vấn đề cần được cải thiện với 
ngành Logistics Việt Nam 
Đồng thời, đi cùng với những thách thức là cơ hội phát triển của ngành Logistics 
Việt Nam. Hiện nay, ngành Logistics Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận được thị trường 
logistics rộng lớn hơn với những ưu đãi thương mại để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, dịch 
vụ; Bên cạnh đó, địa hình nước ta rất phù hợp để phát huy lợi thế địa lý - chính trị trong 
phát triển cơ sở hạ tầng logistics như phát triển cảng nước sâu, sân bay quốc tế, hệ thống 
đường sắt xuyên Á, các trung tâm Logistics; việc hội nhập logistics quốc tế cũng tạo cơ 
hội cho Việt Nam phát triển quan hệ đối tác, thị trường xuất khẩu được mở rộng, góp 
phần cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng... 

tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương