Thực trạng logistics việt nam trưỚc và trong đẠi dịch covid-19



tải về 0.6 Mb.
Chế độ xem pdf
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu16.05.2022
Kích0.6 Mb.
#51947
1   2   3   4   5
THỰC-TRẠNG-LOGISTICS-VIỆT-NAM-TRƯỚC-VÀ-TRONG-ĐẠI-DỊCH-COVID-19
39 Đỗ Thùy Trang 20051180
2. Vai trò của Logistics 
Trong việc hoạt động kinh tế quốc tế, Logistics là công cụ liên kết các hoạt động 
trong chuỗi giá trị toàn cầu, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. 
Logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường kinh doanh quốc tế. Hệ thống logistics 
có tác dụng như một chiếc cầu nối đưa hàng hóa đến các thị trường mới theo đúng yêu 
cầu về thời gian và địa điểm đặt ra. Nhờ đó, các nhà sản xuất kinh doanh có thể chiếm 
lĩnh thị trường cho sản phẩm của mình, đồng thời thị trường kinh doanh quốc tế cũng 
được mở rộng và phát triển. Mặt khác, các giao dịch quốc tế cần phải sử dụng nhiều loại 
giấy tờ, chứng thực rườm rà, làm tiêu tốn chi phí. Do đó, sự phát triển của Logistics sẽ 
tạo ra cuộc cách mạng về vận tải và dịch vụ, đồng thời chi phí, giấy tờ tài liệu trong quá 
trình luân chuyển hàng hóa cũng được giảm thiểu, các quốc gia sẽ xích lại gần nhau hơn 
trong hoạt động sản xuất và lưu thông. (Diễm, 2021) 
Đối với nền kinh tế quốc dân, Logistics là một thành tố quan trọng đóng góp vào 
GDP, nó tác động tới việc mất giá đồng tiền, mức lãi ngân hàng, năng suất lao động, giá 
năng lượng và các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Hiện nay, ở các nước phát triển như 
Nhật, Mỹ, chi phí Logistics chiếm 10-13% GDP; đối với những nước đang phát triển thì 
khoảng 15% - 20% GDP, Việt Nam là 25% GDP, với nước kém phát triển tỷ lệ này có 
thể lên đến hơn 30% GDP (Malco, 2015) . Có thể thấy chi phí logistics chiếm một khoản 
không nhỏ đối với nền kinh tế, nó tác động tới và chịu tác động bởi các hoạt động kinh 
tế khác. Một khi Logistics được phát triển sẽ làm giảm chi phí, đảm bảo về thời gian và 
chất lượng cho các hoạt động kinh tế khác. 
Còn đối với doanh nghiệp, dịch vụ Logistics giúp giải quyết hiệu quả các yếu tố 
đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp bằng cách tối ưu hóa việc vận chuyển nguyên vật 



liệu, hàng hóa dịch vụ ...; nâng cao hiệu quả quản lý, giảm chi phí trong quá trình sản 
xuất và phân phối hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời tạo 
lợi thế về thời gian địa điểm việc phân phối tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện thị trường 
tiêu thụ và nguồn cung ngày càng cách xa về mặt địa lý với xu hướng toàn cầu hóa hiện 
nay. Ngoài ra, dịch vụ Logistics còn giúp doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa và cung 
cấp dịch vụ cho khách hàng một cách hiệu quả và nhanh chóng. Việc xây dựng các giải 
pháp tối ưu về lưu trữ, vận chuyển, thu mua… và phát triển hệ thống thông tin hiện đại 
sẽ là điều kiện tốt để đưa hàng hóa đến khách hàng với thời gian ngắn nhất. Cuối cùng, 
việc phát triển hệ thống Logistics hiệu quả tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các công ty sản 
xuất và kinh doanh bằng cách bán hàng hóa với chi phí thấp hơn, danh tiếng của công 
ty cũng được củng cố thông qua việc cung cấp dịch vụ tốt hơn và toàn diện hơn cho 
khách hàng. 

tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương