Thực hiện hướng dẫn tại Công văn số 3940/btp-vp ngày 27/10/2015 của Bộ Tư pháp về việc báo cáo công tác tư pháp năm 2015, giai đoạn 2011-2015


Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật



tải về 311.02 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích311.02 Kb.
#16269
1   2   3

5. Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật:

5.1 Kết quả đạt được:

a. Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính:

Để tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, UBND Thành phố đã ban hành 07 văn bản chỉ đạo triển khai, tổ chức 142 hội nghị tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng chuyên sâu kiến thức về xử lý vi phạm hành chính cho trên 18.146 lượt người là cán bộ, công chức, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và nhân dân trên địa bàn Thành phố; đã phát gần 200.000 cuốn tài liệu, văn bản về xử lý vi phạm hành chính, 25 phóng sự chuyên đề, 125 tin về kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và nhiều bài viết liên quan đến xử lý vi phạm hành chính đăng tải trên trang tuyên truyền phổ biến pháp luật của Thành phố. Vì vậy, công tác xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn Thành phố có nhiều chuyển biến tích cực góp phần nâng cao nhận thức, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân Thủ đô.

Trong năm 2015, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Tư pháp kiểm tra 220 hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính tại Sở Xây dựng, Tài nguyên - Môi trường, Công an Thành phố và các quận, huyện: Đống Đa, Hoài Đức, Hoàn Kiếm, Ba Vì, Thanh Trì. Qua kiểm tra cho thấy công tác xử lý vi phạm hành chính đã được lãnh đạo các đơn vị quan tâm, chú trọng, chỉ đạo triển khai kịp thời việc tuyên tuyền, phổ biến pháp luật, tập huấn các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và thực hiện nghiêm túc các quy định về xử phạt vi phạm hành chính…Tuy nhiên, một số hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính khi áp dụng mức phạt chưa đúng quy định về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, một số quận chưa áp dụng mức xử phạt theo Nghị quyết 07/2013/NQ-HĐND ngày 12/7/2013 của HĐND Thành phố trong lĩnh vực xây dựng; việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân chấp hành quyết định xử phạt vẫn chưa kịp thời...

Công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn Thành phố từng bước đi vào nề nếp, công tác quản lý nhà nước của các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã về xử lý vi phạm hành chính ngày càng được phát huy, các hành vi vi phạm về cơ bản đã được phát hiện và xử lý kịp thời đúng hành vi, đúng thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật.

b. Công tác theo dõi thi hành pháp luật:

Thực hiện Kế hoạch trọng tâm về theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2015, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Tư pháp tham gia đoàn kiểm tra, khảo sát liên ngành của Thành phố kiểm tra việc thi hành pháp luật về cấp giấy phép xây dựng, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Công an Thành phố và tại các quận, huyện sau: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Thanh Trì, Hoài Đức, Ba Vì; kiểm tra việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo được kiểm tra tại Sở Công thương, Sở Giao thông, UBND quận, huyện: Mê Linh, Hoàng Mai; tiến hành điều tra, khảo sát thi hành pháp luật về cấp giấy phép xây dựng và bảo vệ môi trường tại Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận Hoàn Kiếm và UBND huyện Thanh Trì. Kết thúc kiểm tra, UBND Thành phố đã kịp thời ra thông báo kết luận kiểm tra gửi các đơn vị, trong đó chỉ rõ những vấn đề cần tiếp tục có các giải pháp khắc phục.

Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được UBND Thành phố chú trọng. Cụ thể, đã giao Sở Tư pháp chủ trì, phối họp với Văn phòng UBND Thành phố, Sở Công thương, Công an Thành phố tổ chức 02 buổi Tọa đàm; đồng thời tiến hành phỏng vấn với đối tượng là cán bộ, công chức thuộc các ngành, các cấp trên địa bàn trực tiếp tham gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả và cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.

Thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành và triển khai Luật Thủ đô, UBND Thành phố đã giao Sở Tư pháp đã tham gia Đoàn kiểm tra, khảo sát liên ngành đã tiến hành kiểm tra về tình hình triển khai thi hành Nghị quyết số 07/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 và Nghị quyết số 08/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 của HĐND Thành phố Hà Nội tại Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an Thành phố, UBND quận Đống Đa, Hoàn Kiếm... tổ chức khảo sát về chính sách khuyến khích đầu tư, huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí và bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn Thủ đô; chính sách quản lý đất đai; chính sách phát triển và quản lý nhà ở; chính sách ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác; áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải tại các cơ quan, đơn vị: Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải.

Bên cạnh đó, UBND Thành phố đã hoàn thành các báo cáo gửi Bộ Tư pháp theo đúng tiến độ, chất lượng như: Báo cáo sơ kết 03 năm thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP; Báo cáo sơ kết 02 năm thi hành Luật Thủ đồ; Báo cáo về thực trạng xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước của làng, thôn, khu dân cư trên địa bàn Thành phố.

Có thể nói, thông qua việc xác định lĩnh vực trọng tâm theo dõi thi hành pháp luật hàng năm, giúp UBND Thành phố nắm bắt và đánh giá đúng thực trạng tình hình thi hành pháp luật của các cơ quan, đơn vị để kịp thời chấn chỉnh những sai sót, hạn chế trong thi hành và đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn, tháo gỡ những nội dung còn vướng mắc, bất cập.

5.2. Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân:

a. Hạn chế, yếu kém:

- Việc triển khai công tác theo dõi thi hành pháp luật ở một số đơn vị còn lúng túng trong cách thức thực hiện việc theo dõi, hiệu quả chưa cao.,

- Việc kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế lảm công tác quản lý về xử lý vi phạm hành chính gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác thống kê, theo dõi tình hình xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo phương thức thủ công.

b. Nguyên nhân:

- Một số sở, ngành, quận, huyện chưa quan tâm chỉ đạo sát sao công tác theo dõi thi hành pháp luật và xử lý vi phạm hành chính;

- Quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính là nhiệm vụ mới, phức tạp, phạm vi rộng trong khi mọi nguồn lực và điều kiện bảo đảm cho việc triển khai công tác này còn gặp nhiều khó khăn, nhất là về biên chế.

- Công tác phối hợp giữa các cơ quan trong công tác quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính, nhất là trong xử lý những vướng mắc phát sinh còn nhiều bất cập.



6. Quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, báo chí:

6.1. Kết quả đạt được:

a. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Thành phố:

Việc triển khai Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, các Chương trình, Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành được UBND Thành phố quan tâm, chú trọng, bám sát nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đạt được những kết quả như sau:

- Việc triển khai thực hiện Ngày pháp luật: Thực hiện Kế hoạch số 174/KH-UBND ngày 08/9/2015 của UBND Thành phố về tổ chức thực hiện “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tập trung tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về vị trí, vai trò, nội dung, tinh thần của Hiến pháp cũng như các văn bản pháp luật mới được ban hành; phối hợp với Bộ Tư pháp, Đài phát thành và truyền hình Hà Nội tổ chức mít tinh, phát sóng trực tiếp kỷ niệm ngày pháp luật Việt Nam gắn với tổng kết cuộc thi viết tìm hiểu Hiến pháp.

- Tổ chức, hoạt động, hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật: Đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp tục được rà soát, củng cố, kiện toàn, giáo dục pháp luật được nâng lên. Đến nay, đội ngũ Báo cáo viên pháp luật Thành phố: 129 người; cấp huyện: 847 người; cấp xã, phường, thị trấn: 8.957 người đều được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật. Hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật được đổi mới, hiệu quả hơn, góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Thành phố. Cụ thể: Trang thông tin điện tử pbgdpl.hanoi.gov.vn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố với nhiều chuyên mục độc đáo, là một hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật mới; công tác tập huấn kỹ năng và kiến thức pháp luật đối với hòa giải viên được tăng cường đã góp phần nâng cao tỷ lệ hòa giải thành, giảm thiểu khiếu nại của người dân, thậm chí không phải thực hiện cưỡng chế giải phóng mặt bằng, như quận Cầu Giấy, Tây Hồ, Hoàng Mai, huyện Thanh Trì, Mỹ Đức...

- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù được UBND Thành phố quan tâm, đẩy mạnh. Đối với các đối tượng là người dân vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số được tuyên truyền về chính sách người đang định cư; Chương trình 135; hỗ trợ hộ nghèo, khẩu nghèo; tổ chức 05 cuộc tuyên truyền lưu động về Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống các tệ nạn xã hội; về quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc, chính sách dân tộc trong Hiến pháp năm 2013 cho đối tượng là Bí thư chi bộ, trưởng thôn, Trưởng ban Mặt trận Tổ quốc và người có uy tín trong cộng đồng dân cư với trên 500 người tham dự.

- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, UBND Thành phố chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã hướng dẫn các cơ sở giáo dục đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường với nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phong phú như: Tổ chức thực hiện “Ngày pháp luật” với các nội dung về an toàn giao thông; giáo dục bảo vệ môi trường; phòng, chống ma tuý, HIV/AIDS; chỉ đạo nhân rộng mô hình truyền thông đến tất cả các nhà trường trung học cơ sở, Tiểu học các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố; tích cực hưởng ứng “Thập kỷ hành động vì an toàn giao thông đường bộ 2011-2020” bằng việc ký kết Chương trình hành động Liên ngành về tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông giữa Ban an toàn giao thông, Công an Thành phố, Thành Đoàn Hà Nội.

- Triển khai thi hành chính sách xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Nhằm thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật, Thành phố Hà Nội đã mở rộng, đa dạng hóa các chù thể tham gia vào công tác phổ biến giáo dục pháp luật, với các mô hình thực hiện xã hội hóa như: “Nhóm nòng cốt ở cộng đồng dân cư” của Mặt trận Tổ quốc, “Tổ phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý” ở cấp xã của Hội Luật gia thành phố và “Câu lạc bộ pháp luật” của Hội Liên hiệp phụ nữ. Các mô hình này đã, đang phát huy vai trò tích cực trong tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật mới ban hành cho thành viên, hội viên và nhân dân trên địa bàn Thành phố. Việc xã hội hóa đội ngũ những người làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được đẩy mạnh. Năm 2015, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật của các tổ chức Hội, đoàn thể đã không ngừng tăng với 132 báo cáo viên pháp luật và 1.070 tuyên truyền viên pháp luật đã tổ chức tham gia trên 50 Hội nghị với gần 12.000 người nghe, góp phần quan trọng vào kết quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn Thành phố. Công tác xã hội hóa về tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý được chú trọng. Các tổ chức Hội, đoàn thể đã tích cực tham gia trợ giúp pháp lý lưu động cho các đối tượng là nhân dân; học sinh; giáo viên, phạm nhân về các lĩnh vực pháp luật. Các chi nhánh Trung tâm tự vấn pháp luật đã tư vấn miễn phí cho gia đình chính sách, người nghèo và trẻ em được triển khai thực hiện.

- Trong năm 2015, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố đã tổ chức kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở tại Báo Kinh tế và Đô thị, Liên Đoàn Lao động Thành phố, Thành đoàn Hà Nội, Công an Thành phố và 8 đơn vị: Thạch Thất, Thường Tín, Hoài Đức, Ba Vì, Mê Linh, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai. Qua kiểm tra cho thấy: về cơ bản các đơn vị đã tích cực chủ động triển khai nhiều mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả.

b. Việc triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành:

Việc kiện toàn các tổ hòa giải, hòa giải viên và tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật và nghiệp vụ, kỹ năng hòạ giải cho hòa giải viên được quan tâm triển khai thực hiện. Trong năm 2015, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Tư pháp tổ chức 23 Hội nghị tập huấn cho 6.900 người nhằm nâng cao kiến thức, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ này.

c. Kết quả triển khai Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ:

Đến nay, UBND Thành phố đã phê duyệt 6.826 hương ước, quy ước và bước đầu triển khai có hiệu quả các làng, thôn, khu dân cư đã tiến hành triển khai. Thông qua Hội nghị, các làng, thôn, khu dân cư đã tổ chức thông báo, niêm yết công khai , trên bảng tin của làng, thôn, khu dân cư, một số nơi còn in và phát đến từng hộ dân về thực hiện dân chủ ở cơ sở, chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, Chương trình xây dựng nông thôn mới....Một số nơi còn chủ động lồng ghép quy chế dân chủ vào xây dựng quy ước, hương ước về nếp sống văn hóa, được nhân dân đồng tình ủng hộ như: Không tảo hôn, xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu cũng như quy định việc sống đoàn kết, hòa thuận, tương thân, tương ái giữa các dòng họ.

Trong năm 2015, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở trên địa bàn Thành phố được triển khai đồng bộ, có sự tiến bộ về chất lượng và hiệu quả hoạt động.

- Hoạt động quản lý Báo Pháp luật & xã hội: Báo Pháp luật & xã hội tiếp tục bám sát việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành Tư pháp, của Thành phố; góp phần thông tin tuyên truyền kịp thời các đợt sinh hoạt chính trị của Thành phố và cả nước, đóng góp tích cực, hiệu quả trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng văn bản pháp luật, phòng chống tham nhũng...được dư luận ghi nhận và đánh giá tốt.

6.2. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân:

a. Những hạn chế, yếu kém:

- Việc triển khai thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và các Chương trình, Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật ở một đơn vị chưa triệt để; cơ chế phối hợp, lồng ghép các nguồn lực, hoạt động , giáo dục pháp luật để tránh trùng lặp chưa được chú trọng đúng mức; nguồn lực bảo đảm cho công tác chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ và mục tiêu đề ra.

- Một số sở, ngành, UBND cấp huyện triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn mang tính hình thức, nội dung còn dàn trải, chưa đúng trọng tâm, trọng điểm.

- Cách thức triển khai công tác chậm được đổi mới, thiếu linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả chưa cao nên chưa tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật.

- Việc triển khai Luật hoà giải ở cơ sở chưa đồng đều, một số quận, huyện có tỷ lệ hòa giải thành chưa cao.

b. Nguyên nhân:

- Công tác phối hợp giữa các cơ quan với chính quyền các cấp chưa chặt chẽ, thiếu kịp thời; hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật ở một số quận, huyện còn chưa hiệu quả. Công tác quản lý nhà nước chưa được chú trọng đúng mức, chậm đổi mới.

- Đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở còn nhiều hạn chế, thiếu về số lượng, hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, một số chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và đòi hỏi của xã hội. Nguồn kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm cho công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở ở một số địa phương còn khó khăn.

7. Công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp

7.1. Kết quả đạt được:

a. Lĩnh vực hộ tịch, chứng thực:

Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch của Thành phố đã đi vào nề nếp và đạt kết quả tốt. Công tác đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài được giải quyết tốt tại Sở Tư pháp với nhiều chuyển biến tích cực, hiệu quả; thời gian giải quyết các thủ tục hành chính được đảm bảo, 100% hồ sơ được tiếp nhận và trả kết quả tại bộ phận một cửa không có trường hợp quá hạn. Trong năm 2015, đã giải quyết 2.717 hồ sơ trong lĩnh vực hộ tịch có yếu tố nước ngoài (Đăng ký kết hôn: 394 hồ sơ; Khai sinh: 306 hồ sơ; xin con nuôi: 50 hồ sơ; đăng ký nhận cha, mẹ con: 58 hồ sơ; Ghi chú hộ tịch có yếu tố nước ngoài: 220 hồ sơ; Cải chính hộ tịch: 112 hồ sơ; cấp bản chính khai sinh và sao lục hộ tịch: 1.535 hồ sơ; xác nhận có quốc tịch Việt Nam: 20 hồ sơ; Khai tử: 22 hồ sơ).

Để triển khai thi hành Luật Hộ tịch, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Tư pháp tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể tình hình đội ngũ cán bộ công chức Tư pháp các cấp; đồng thời tổ chức Hội nghị Tập huấn cho hơn 1.500 các cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch tại UBND cấp huyện và UBND cấp xã tham dự. Đồng thời, đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về triển khai Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch.

Công tác thanh tra, kiểm tra về đăng ký và quản lý hộ tịch được quan tâm thực hiện. Trong năm 2015, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Tư pháp đã tiến hành kiểm tra công tác quản lý hộ tịch, công tác chứng thực và tình hình thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg tại một số đơn vị. Qua công tác kiểm tra phát hiện - những sai sót, đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong đăng ký và quản lý hộ tịch, chứng thực.

b. Công tác lý lịch tư pháp:

Công tác lý lịch tư pháp từng bước đi vào nề nếp. Trong năm 2015, Sở Tư pháp đã cấp 29.997 phiếu lý lịch tư pháp cho công dân. Đối với các trường hợp công dân Việt Nam, số Phiếu lý lịch tư pháp cấp sớm và đúng thời hạn quy định chiếm tỷ lệ 99% ( số phiếu cấp sớm hơn thời hạn quy định chiếm 25% , cấp đúng hạn chiếm tỷ lệ 74% . số phiếu quá hạn chiếm xấp xỉ 1% là do Công an Thành phố không có kết quả xử lý sau khi xác minh nên phải phối hợp xác minh tại Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố và Tòa án nhân dân Thành phố. Bên cạnh đó, việc cập nhật thông tin lý lịch tư pháp vào cơ sở dữ liệu điện tử được đẩy mạnh, tính đến 31/10/2015 đã nghiệm thu 18.000 mã LLTP. Đã chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với Công an Thành phố, các ngành Tư pháp xây dựng quy chế phối hợp trong công tác lý lịch tư pháp.

Thực hiện Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 08/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến”, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với Bưu điện Thành phố tổ chức Lễ ký thỏa thuận hợp tác phối hợp thực hiện dịch vụ chuyển phát hồ sơ, kết quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp đang từng bước được triển khai thực hiện trên địa bàn Thành phố.



7.2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân: 

a. Hạn chế, yếu kém:

- Việc giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch, chứng thực ở một số ít đơn vị còn để xảy ra sai sót, không đúng thẩm quyền;

- Việc triển khai Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch và Chỉ thị số 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng bản sao có chứng thực ở một số Sở, ngành, quận, huyện đạt hiệu quả chưa cao;

- Số lượng thông tin lý lịch tư pháp chưa được xử lý, cập nhật vào cơ sở dữ liệu còn tồn đọng khá lớn;

b. Nguyên nhân:

- Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác đăng ký, quản lý hộ tịch;

- Công tác hướng dẫn nghiệp vụ cho cơ sở trong một số trường hợp còn chưa kịp thời. Công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm còn chưa được chú trọng, hiệu quả chưa cao.

- Chưa có quy chế phối hợp giữa các ngành có liên quan như: Công an, Giáo dục đào tạo, Nội vụ trong quản lý thông tin, hồ sơ cá nhân; trong việc tháo gỡ những khó khăn vướng mắc và giải quyết các trường hợp hồ sơ cá nhân công dân không thống nhất các đặc điểm nhân thân.

- Năng lực chuyên môn, chất lượng của một số cán bộ Tư pháp hộ tịch còn yếu, phong cách làm việc thiếu chuyên nghiệp, dẫn đến việc triển khai nhiệm vụ không đồng đều trên toàn thành phố; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực này chưa được thực hiện đồng bộ.



8. Quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý:

8.1. Kết quả đạt được:

a. Trong lĩnh vực công chứng:

Hệ thống thông tin ngăn chặn trong lĩnh vực công chứng được tổ chức thực hiện có hiệu quả, 104/104 tổ chức hành nghề công chứng đã lập trên 1,8 triệu thông tin về giao dịch, hợp đồng góp phần quan trọng cho hoạt động hành nghề của công chứng viên được đảm bảo an toàn, đúng quy định của pháp luật. Trong năm 2015, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên & Môi trường, UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, thống kê, lập Danh sách các trường hợp bị mất phôi Giây chứng nhận, các trường hợp mất Giấy chứng nhận xin cấp lại để cập nhật vào hệ thống ngăn chặn; thu hồi Đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng Sóc Sơn và chuyển giao hồ sơ công chứng của Văn phòng công chứng Sóc Sơn về Phòng Công chứng số 5 thành phố Hà Nội. Việc triển khai thi hành Luật Công chứng 2014, Nghị định số 29/2015/NĐ-CP của Chính phủ đã được thực hiện theo đúng kế hoạch, UNBD Thành phố đã chỉ đạo Sở Tư pháp xây dựng Đề án về việc thực hiện lộ trình chuyển đổi các phòng công chứng của Thành phố với sự tham gia góp ý của các sở, ngành Thành phố. Đến nay, Đề án cơ bản đã hoàn thiện và đang được xem xét, ký ban hành.

Công tác kiểm tra, thanh tra, được tiến hành thường xuyên theo định kỳ và đột xuất; đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng công chứng viên, văn phòng công chứng cố tình vi phạm quy định pháp luật.

b. Về hoạt động giám định:

UBND Thành phố đã giao Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ngành tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” và sơ kết 03 năm triển khai thi hành Luật Giám định tư pháp trên địa bàn Thành phố nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này; xây dựng dự thảo Nghị quyết của HĐND Thành phố về chế độ hỗ trợ cho các Giám định viên.

c. Lĩnh vực bán đấu giá tài sản:

UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Tư pháp tiến hành kiểm tra tổ chức, hoạt động của 13 doanh nghiệp hoạt động bán đấu giá tài sản trên địa bàn Thành phố. Năm 2015, Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản Thành phố đã ký 158 hợp đồng bán đấu giá tài sản; thực hiện 263 cuộc bán đấu giá thành với tổng số tiền bán đấu giá 2.739.754.150 đồng, nộp ngân sách nhà nước theo quy định 279.605.415 đồng.

d. Công tác quản lý hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật:

Trong năm 2015, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho 66 tổ chức; Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động cho 36 tổ chức; Ghi địa chỉ văn phòng giao dịch cho 28 tổ chức và thông báo chấm dứt hoạt động cho 12 tổ chức. Bên cạnh đó, còn Tổ chức Hội nghị triển khai Thông tư số 02/2015/TT-BTP của Bộ Tư pháp về quy định một số mẫu giấy tờ về luật sư và hành nghề luật sư cho đội ngũ Luật sư. Nhìn chung các tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn Thành phố về cơ bản chấp hành đúng các quy định của pháp luật về luật sư và các quy định của pháp luật khác có liên quan. Chất lượng hoạt động của các tổ chức hành nghề đang dần từng bước được nâng lên, vai trò của luật sư trong xã hội ngày càng được đề cao trong việc bảo vệ công lý, góp phần tích cực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đẩy mạnh cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa.

Trong năm 2015, 29 Trung tâm tư vấn pháp luật tư vấn với các tư vấn viên giàu kinh nghiệm, có đạo đức nghề nghiệp đã giải quyết được 10.284 vụ việc; tư vấn 10.941 Lượt người thu 1,557 tỷ đồng phần nào đã khẳng định được vai trò của công tác quản lý hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật.

e). Công tác trợ giúp pháp lý:

Công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý tiếp tục được đẩy mạnh, nhất là thực hiện nhiệm vụ trọng tâm trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực tố tụng, nhiều vụ việc thực hiện có chất lượng, đạt kết quả tốt. Trong năm 2015, Trung tâm trợ giúp pháp lý đã thực hiện 277 vụ việc tại các cơ quan tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý; tổ chức 12 đợt tập huấn cho Trợ giúp viên pháp lý, chuyên viên và Cộng tác viên của Trung tâm về các lĩnh vực; tổ chức 268 đợt trợ giúp pháp lý lưu động; tư vấn tại Trung tâm và các chi nhánh với sự tham gia của 24.967 người. Ngoài ra, hình thức Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý cũng được quan tâm tạo điều kiện cho người được trợ giúp pháp lý ở địa phương tham gia sinh hoạt, trao đổi vướng mắc pháp luật có hiệu quả hơn trước.

Nhìn chung, hoạt động trợ giúp pháp lý theo yêu cầu của Luật Trợ giúp pháp lý ngày càng đi vào chiều sâu, chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý được chú trọng, công tác trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng bước đầu đã được triển khai thực hiện có hiệu quả.




tải về 311.02 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương