Thư viện pháp luậT



tải về 1.43 Mb.
trang20/257
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích1.43 Mb.
#25564
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   257
Thông số

Nhẹ

Trung bình

Nặng

Nguy kịch

Khó thở

Khi đi bộ

Khi nói chuyện ăn khó

Khi nghỉ

Thở ngáp

Tư thế

Có thể nằm được

Thích ngồi hơn

Ngồi cúi người ra trước




Khả năng nói chuyện

Nói được cả câu

Chỉ nói được cụm từ

Chỉ nói được từng từ

Không nói được

Mức độ tỉnh táo

Có thể kích thích

Thường kích thích, vật vã

Kích thích, vật vã

Lơ mơ hoặc lú lẫn

Nhịp thở

Tăng

Tăng

Thường >30/phút

Chậm- rối loạn nhịp thở

Co kéo cơ hô hấp phụ và hõm trên xương ức

Thường không có

Thường có

Thường có

Chuyển động ngực - bụng nghịch thường

Khò khè

Trung bình, thường chỉ có lúc thở ra

To

Thường to

Không khò khè

Mạch/ phút

< 100

100-120

> 120

Nhịp chậm

Mạch nghịch thường (mạch đảo)

Không
< 10mmHg

Có thể có
10-25mmHg

Thường có
> 25 mmHg

Có thể không thấy do mệt cơ hô hấp

PEF sau thuốc dãn phế quản khởi đầu % dự đoán hoặc % tốt nhất

> 80%

60-80%

< 60% dự đoán hoặc tốt nhất
<100 lít/phút thiếu niên) hoặc đáp ứng kéo dài < 2 giờ




PaO2 (thở khí trời) và/hoặc PaCO2

Bình thường
<45mmHg

> 60mmHg

< 60mmHg

Có thể tím tái






Thường không cần

< 45mmHg

> 45mmHg; có thể suy hô hấp

SaO2 hoặc SpO2 % (thở khí trời)

> 95%

91-95%

< 90%




Tăng CO2 máu (giảm thông khí) xảy ra ở trẻ em nhanh hơn ở thiếu niên và người lớn

Phân loại dựa vào các thông số trên, nhưng không nhất thiết phải có tất cả, cần có sự nhận định tổng quát để có quyết định thích hợp.

PEF: lưu lượng đỉnh thở ra.

a) Đánh giá cơn HPQ là cơn nặng khi:

- Có từ 4 dấu hiệu nặng trở lên.

- Đáp ứng kém với điều trị bằng thuốc giãn phế quản khí dung.

b) Đánh giá cơn HPQ là nguy kịch:

Khi có một trong các dấu hiệu sau xuất hiện ở người bệnh có cơn HPQ nặng:

- Rối loạn ý thức.

- Tiếng rì rào phế nang và tiếng ran rít giảm hoặc không nghe thấy (phổi im lặng).

- Hô hấp ngực – bụng nghịch thường (kiệt sức cơ hô hấp).

- Tần số tim chậm, huyết áp tụt.

- Thở chậm, cơn ngừng thở.

5. XỬ TRÍ

5.1. Nguyên tắc xử trí

Xử trí cơn HPQ nặng đòi hỏi phải khẩn trương, tích cực, dùng thuốc đúng phương pháp (đúng liều lượng, đúng đường dùng).

Xử trí cơn HPQ nặng đòi hỏi phải phối hợp bộ ba oxy - thuốc giãn phế quản - corticoid.

a) Bảo đảm oxy máu

Cần cho người bệnh thở oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi (gọng kính oxy) hoặc mặt nạ oxy. Nếu người bệnh vẫn giảm oxy máu nặng mặc dù đã dùng oxy lưu lượng cao cần chỉ định thở máy.

b) Thuốc giãn phế quản

Thuốc được lựa chọn hàng đầu là thuốc cường 2 giao cảm tác dụng nhanh, đường dùng tại chỗ sẽ được lựa chọn đầu tiên (thường dùng khí dung, nếu không có điều kiện khí dung có thể dùng dạng xịt định liều). Thuốc ức chế phó giao cảm tác dụng nhanh cũng thường được dùng phối hợp với cường 2 giao cảm. Theophyllin chỉ được xem xét chỉ định ở một số người bệnh đáp ứng tốt với theophyllin và kém đáp ứng với cường 2 giao cảm. Adrenalin được chỉ định khi phải dùng các thuốc trên với liều cao mà không có tác dụng.

c) Corticoid

Corticoid đường toàn thân được dùng trong điều trị cơn hen phế quản nặng dưới dạng tiêm tĩnh mạch.

5.2. Xử trí ban đầu và vận chuyển cấp cứu

- Dùng ngay thuốc cường bêta-2 giao cảm khí dung 5 mg trong 20 phút, nhắc lại nếu không hiệu quả.

- Hoặc xịt thuốc cường bêta-2 giao cảm 2 - 4 phát, nhắc lại và tăng số lần phát xịt (đến 8 - 10 phát) nếu không hiệu quả.

- Dùng corticoid uống (prednisolon 5 mg x 6 - 8 viên) hoặc tiêm tĩnh mạch (methylprednisolon 40 mg).

- Chuyển ngay người bệnh đến bệnh viện. Trên đường vận chuyển: cho thở oxy 6 - 8 lít/phút, tiếp tục xịt thuốc thuốc cường bêta-2 giao cảm 10 - 15 phút/lần. Nên dùng buồng đệm khi xịt thuốc thuốc cường bêta-2 giao cảm.



tải về 1.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   257




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương