Thủ Đoạn Chính Trị



tải về 1.12 Mb.
Chế độ xem pdf
trang14/17
Chuyển đổi dữ liệu01.12.2022
Kích1.12 Mb.
#53885
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17
thuvienpdf.comthu-doan-chinh-tri
LSGHCG Chuong01, LSGHCG Chuong04
Đặc tính của vận động quần chúng
Khi dân chúng đã chín mùi để có thể biến thành một phong trào thì quần
chúng đó sẽ ào theo bất cứ phong trào nào lãnh đạo một cách có hiệu lực.
Tại Đức đám thanh niên cuồng tín gia nhập hoặc phong trào Quốc xã hoặc
phong trào Cộng sản. Năm 1945, Nhật đầu hàng, nếu vận động quốc gia đủ
khả năng và có quyết tâm lãnh đạo thì cách mạng tháng Tám không phải là
của Cộng sản Việt Minh.
Còn một hiện tượng khác cần chú ý lúc tình trạng đang cơn sôi động và
đấu tranh giữa nhiều khuynh hướng chưa ngã ngũ thì một người dù đã theo
Cộng sản rồi vẫn có thể cuồng tín trở lại với Quốc xã. Cuộc nổi dậy của
Phật giáo cũng vậy, có rất nhiều người Công giáo ủng hộ phong trào Phật
giáo rất say sưa. Đại úy Rohm thường nói ông ta có thể trong vài tuần lễ
chuyển hóa một đảng viên Cộng sản cuồng tín nhất thành ra một chiến sỹ
Quốc xã nhiệt thành nhất. Ngược lại Karl Radek cũng hy vọng ở các đảng
viên sơ mi nâu của Quốc xã như những đảng viên Cộng sản tốt tương lai.
Như vậy ta khả dĩ nhận ra những quy luật về phong trào quần chúng như
sau:
1-- Vận động quần chúng thường cạnh tranh bởi những khuynh hướng
chính trị khác nhau, trong cạnh tranh đó bên này được người thì bên kia
mất người.
2-- Những người tham gia vận động này có thể đổi màu sắc để tham gia
vận động khác mà vẫn không kém phần cuồng tín.
3-- Vận động quần chúng có thể thay hình đổi dạng từ vận động tôn giáo


thành vận động cách mạng xã hội hay vận động yêu nước, hay từ vận động
cách mạng xã hội thành vận động quốc gia quá khích, hay từ vận động
quốc gia quá khích thành vận động tôn giáo. Bởi lẽ phong trào quần chúng
thường pha lẫn nhiều tính chất khác biệt rất ít khi thuần một tính chất duy
nhất. Trường chinh xuất quốc của người Hébreus Ai cập là một cuộc nổi
loạn của nô lệ, đồng thời là một vận động tôn giáo và phong trào quốc gia.
Những chiến sỹ Nhật bản hồi Đệ nhị Thế chiến đa số có cuồng tín tôn giáo
thần đạo. Cách mạng Pháp là một vận động tôn giáo mới, tôn giáo tự do
bình đẳng, những buổi mít tinh dân chủ là giáo đường, những người chết
trong ngục Bastille là các thánh tử đạo. Đồng thời cách mạng Pháp cũng là
phong trào quốc gia, khắp nơi người ta treo biểu ngữ: Người Công giáo
Pháp sống và chết cho tổ quốc. Vận động canh cải tôn giáo ở Đức thời
Luther liền một lúc cũng là một vận động nông dân và sự trỗi dậy của ý
thức quốc gia. Cách mạng vô sản Nga, cách mạng Quốc xã Đức đầy rẫy
nhiệt tình tôn giáo, cờ búa liềm, dấu chữ vạn được thay thế cho cây thập
tự.
Vận động quần chúng tại các nước Á châu là phong trào yêu nước,
nhưng đồng thời cũng là những vận động cách mạng xã hội.
Tâm lý mong thay đổi
Sở dĩ người ta gia nhập vận động cách mạng là vì người ta muốn thay
đổi những điều kiện sinh họat hiện thời. Không muốn trật tự cũ bởi trật tự
cũ đặt địa vị của họ quá lép vế. Không muốn số phận bị áp bức của một
dân nước lạc hậu. Không chấp nhận giá trị tinh thần cũ vì nó đang bóp chết
tự do của con người. Vận động cách mạng là công cụ tốt cho ước vọng đổi
thay.
Đạo Ki tô là cơn gió văn minh thổi vào những bộ lạc man rợ ở Âu châu.
Hồi giáo là tổ chức thời đại hóa đời sống lạc hậu của các bộ lạc du mục để
thống nhất các bộ lạc này thành quốc gia.
Về tâm lý ước vọng đổi thay có điểm đáng chú ý là mặc dầu mỗi người
đều có những mục tiêu rất thực hành nhưng nó chỉ trở thành phong trào


rộng lớn khi nào những mục tiêu thực hành đó đuợc tôn giáo hóa nghĩa là
làm cho chúng huyền bí thiêng liêng siêu việt. Vua Pierre la Grand của
nước Nga mang văn minh Tây phương về Nga để thay đổi Nga vào văn
minh kỹ nghệ, ông thất bại. Trái lại Lénine thành công. Lý do Lénine đã
khuấy động được nhiệt tình dân chúng Nga bằng thứ tôn giáo mới: Cộng
sản chủ nghĩa.
Tính chất thiêng liêng của lòng yêu nước đã đem Mustapha Kemal lực
lượng vĩ đại hoàn thành cách mạng quốc gia và đẩy mạnh công cuộc tối tân
hóa nước Thổ nhĩ kỳ thủ cựu.
Theo Eric Hoffer chính vì Anh Mỹ không nắm được bí quyết "tôn giáo
hóa" những mục tiêu thực tế, nên thường bị chội tay khỏi nhiều phong trào
tại các nước Á châu. Chủ nghĩa dân chủ, triết lý thực hành (pragmatisme)
không có khả năng đốt cháy lên lòng cuồng tín của hàng bao nhiêu triệu
người trên những xứ sở phương Đông.
Tại sao phải tôn giáo hóa, phải làm cuộc đổi thay mang một ý nghĩa
thiêng liêng thì mới gây được phong trào quần chúng?
Ngàn xưa cổ học chính trị Đông phương đã đề cập đến:

tải về 1.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương