Thứ 2 ngày 11 tháng 10 năm 2021



tải về 263.82 Kb.
trang34/34
Chuyển đổi dữ liệu25.04.2022
Kích263.82 Kb.
#51750
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   34
TUẦN 4

Đạo đức

CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình. Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.

- Lồng ghép nội dung GD Đ.Đ Bác Hồ qua câu chuyện kể : Ai chẳng có lần lỡ tay

2. Kĩ năng: Ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình

3. Hình thành và phất triển các năng lực.
4. Hình thành và phát triển các phẩm chất:

- Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đỗ lỗi cho người khác.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC



Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động:

- Cho HS tổ chức chia sẻ theo câu hỏi:

+ Vì sao chúng ta cần sống có trách nhiệm về việc làm của mình?

+ Bạn đã làm gì để thực hiện nếp sống có trách nhiệm về việc làm của mình?

- Giới thiệu bài học.

- HS chia sẻ câu hỏi


2. HĐ thực hành:

*Mục tiêu: Nhận thấy được tấm lòng bao dung, độ lượng của Bác Hồ .

Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình. Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.

HĐ1:

- Giáo viên đọc đoạn truyện “Ai chẳng có lần lỡ tay

+ Cho học sinh làm trên bảng phụ:

Hãy sắp xếp các nội dung dưới đây theo diễn biến câu chuyện bằng cách đánh số từ 1 đến 4 vào ô * trước mỗi nội dung đó:

* Đồng chí Lâm rụng rời tay chân, mặt tái mét, run như lên cơn sốt.

* Khi chuyển món quà quý này lên máy bay,đồng chí Lâm đã làm gãy một cành lớn.

* Bác Hồ vỗ vai đồng chí nhẹ nhàng nói: “Ai chẳng có lần lỡ tay

* Đồng chí Lâm lắp bắp mãi không thưa được câu gì với Bác.

+ Món quà quý được nhắc dến trong câu chuyện là gì?

+ Món quà đó được dùng để làm gì? Vì sao món quà đó lại quý?

HĐ 2:


- Giáo viên chia lớp làm 6 nhóm, thảo luận :

+ Nhận xét về thái độ cử chỉ của Đồng chí Lâm khi làm gãy cành san hô

+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?

HĐ 3: Xử lí tình huống (Bài tập 3)



* Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống.

* Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm xử lí một tình huống trong bài tập 3.

- Cả lớp trao đổi bổ sung.

- GV nhận xét chốt lại ý đúng.

HĐ 4: Tự liên hệ bản thân.



* Mục tiêu: Mỗi HS có thể tự liên hệ, kể một việc làm của mình và tự rút ra bài học.

* Cách tiến hành:

- Gợi ý để mỗi hs nhớ lại một việc làm chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm:

+ Chuyện xảy ra thế nào và lúc đó em đã làm gì?

+ Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào?
- Yêu cầu một số HS trình bày trước lớp.

- Sau mỗi phần trình bày của HS, GV gợi ý để HS tự rút ra bài học

- GV kết luận:



+ Khi giải quyết công việc hay xử lý tình huống một cách có trách nhiệm, chúng ta thấy vui, thanh thản và ngược lại.

+ Người có trách nhiệm là người trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận nhằm mục đích tốt đẹp; khi làm hỏng việc hoặc có lỗi họ dám nhận trách nhiệm.


- HS lắng nghe

- HS lên bảng làm
Các bạn trong lớp chỉnh sửa, bổ sung


- Nhận xét

- HS trả lời cá nhân

- Hoạt động nhóm 6

- HS thảo luận theo nhóm

- HS thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.

- HS nhớ lại và và kể về việc làm của mình.

- HS trao đổi với bạn bên cạnh về việc làm của mình.

- Vài HS nêu lại.

3. HĐ ứng dụng:

- Thực hiện mình là người có trách nhiệm.

- HS nghe và thực hiện

Điều chỉnh - Bổ sung:

..................................................................................................................................................................................................................................................................



tải về 263.82 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   34




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương