Tự Do Ngôn Luận Bán Nguyệt San



tải về 0.87 Mb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích0.87 Mb.
#38470
1   2

THAM NHŨNG HƠN 450 TRIỆU MỸ KIM XIN MIỄN TỘI ĐỂ ĐƯỢC TIẾP TỤC “CỐNG HIẾN”


Cali Today News 01-12-2016

Chuyện tưởng như đùa nhưng lại có thật ở Hà Tĩnh. Ông Nguyễn Văn Bổng, cựu Chủ tịch thị xã Kỳ Anh, người được cho là “anh hùng” giải phóng mặt bằng, cưỡng chế đất đai của người dân để giao cho Tập đoàn Formosa làm trụ sở, sau khi tham nhũng hơn 450 triệu Mỹ kim, đến lúc ra tòa lại xin miễn tội để được tiếp tục “cống hiến”.

Ngày 30-11, Tòa án tỉnh Hà Tĩnh đem ông Nguyễn Văn Bổng và đồng bọn ra để xét xử. Khi được cho phép nói lời cuối cùng, ông Bổng xin tòa cho miễn tội để được tiếp tục “cống hiến” cho quê hương, đất nước. Ông Nguyễn Văn Bổng bị đề nghị từ 12-20 năm tù vì tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng”.

Theo cáo trạng, ông Nguyễn Văn Bổng cùng 7 nghi can khác đã tìm cách phù phép để biến gần 90ha đất thuộc diện bồi thường biến thành đất tranh chấp để hưởng tiền chênh lệch theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Số tiền mà ông cùng đồng bọn kiếm được lên đến hơn 450 triệu Mỹ kim.

Ông Nguyễn Văn Bổng, người từng là Chủ tịch thị xã Kỳ Anh, người rất hăng hái trong việc cưỡng chế đất đai, ép buộc hàng chục ngàn người dân đang sinh sống trên vùng đất của mình phải chuyển sang nơi khác để bàn giao đất cho Tập đoàn Formosa. Theo lời người dân kể, ngay cả khi lái xe xúc không dám đào mộ nên bỏ chạy, ông Bổng liền nhảy lên xe để đào phăng ngôi mộ của người dân. Không chỉ mộ, mà ngay cả đình đền, nhà thờ ông cũng sẵn sàng phá nốt.

Hai người có công trong việc để Tập đoàn Formosa bành trước mạnh mẽ như hiện nay đó là ông Võ Kim Cự, cựu Bí thư kiêm Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh, còn người kia là ông Nguyễn Văn Bổng. Nếu ông Bổng đang rơi vào vòng lao lý thì ông Võ Kim Cự đang bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng CSVN truy xét trách nhiệm.

Vào ngày 20-10-2015, khi ông Nguyễn Văn Bổng bị khởi tố, công an đến khám xét nhà và bắt ông đi, hàng trăm người dân ở thị xã Kỳ Anh đã có mặt để reo hò vui mừng. Người dân còn hồ hởi hô lớn: “Bắn lão Bổng đi. Bắn lão Bổng đi”. Đoạn clip ghi lại cảnh ông Bổng bị công an dẫn đi còn lưu truyền trên mạng.

Với quyền lực và được sự hậu thuẫn của chính quyền CSVN, ông Bổng đã cưỡng bức hơn 10,000 nhân khẩu, 2,200 hộ dân, phá bỏ 36 nhà thờ và đập bỏ 16,000 ngôi mộ tại 5 xã thuộc địa bàn thị xã Hà Tĩnh để bàn giao hơn 3,000ha đất và mặt nước cho Tập đoàn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa làm trụ sở và nhà máy. Những tội ác của ông Bổng không sao kể hết.

Sự căm ghét của người dân dành cho ông Bổng không sao kể hết. Đến nỗi, người dân viết trên giấy những câu chửi ông Bổng, rồi dắt chó đi qua lại nhà ông. Vợ ông đi ra đường, ra chợ bị người dân mắng nhiếc, chửi rủa. Bà vợ sợ quá phải bịt kín mặt. Nhưng khi bị phát hiện, người dân lột khẩu trang và chửi bà trước bàng dân thiên hạ. Bà sợ quá không dám đi ra đường.

Chưa hết, người dân còn viết bậy trên tường nhà ông những dòng chữ để bày tỏ sự phẫn nộ. Họ còn kéo nhau đến trước nhà ông để la ó.

Để làm được việc bàn giao đất cho Formosa, ông Bổng huy động cả giáo viên, công chức đến tận từng hộ gia đình, người dân làm công tác vận động, thuyết phục họ phải giao đất cho dự án. Từ những việc làm mềm mỏng, cho đến chỉ thị cho công an, mật vụ đánh đập những gia đình nào không chịu di dời, nhận tiền đền bù. Theo người dân cho biết, cứ trung bình mỗi gia đình phải gặp đoàn vận động, thuyết phục di dời từ 25-30 lần. Có những người bị gặp đến những 90 lần. Nhiều đến độ phụ huynh học sinh thấy thầy cô giáo đến là bỏ trốn hoặc từ chối không muốn gặp.

Với những việc làm của mình, cho dù ông Bổng có cầu xin được miễn tội nhưng Viện kiểm sát đề nghị phải xử lý nghiêm khắc để làm gương. dân Hà Tĩnh, nhất là với những người đã bị ông Bổng cưỡng chế đất đai, tước mất vùng đất canh tác, hiện nay đang trông chờ bản án thích đáng dành cho ông này.



Nguoi Quan Sat

QUAN THAM “ĂN” ĐẤT BỊ XỬ 12 NĂM TÙ


RFA 2016-12-02

Chiều nay 2/12, ông Nguyễn Văn Bổng nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh đã bị Tòa án tỉnh này kết án 12 năm tù về tội cố ý làm trái quy định Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.

Đây là vụ án liên quan đến hoạt động giải tỏa đất đai cho dự án nhà máy thép Formosa và Cảng nước sâu Sơn Dương trong những năm 2008-2009. Bị cáo Nguyễn Văn Bổng và các cán bộ đồng lõa bị cáo buộc biến hóa đất công, hoặc đất tranh chấp thành đất nông nghiệp, để được hưởng đền bù 100%.

Phiên tòa xét xử quan tham Nguyễn Văn Bổng đã kéo dài 4 ngày, kể cả ngày sau cùng dành cho công tác nghị án. Ngoài bị can Bổng, Tòa án cũng kết án một số cán bộ khác. Trong đó ông Phạm Huy Tường, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Kỳ Anh, kiêm phó Chủ tịch Họi đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Kỳ Anh lãnh án 11 năm tù.

Ngoài ra còn có một số bị cáo là cán bộ lãnh đạo chính quyền đảng ủy địa phương bị án tù từ 3 năm tới 10 năm vì liên can tới việc làm sai trái của nguyên Chủ tịch huyện Kỳ Anh Nguyễn Văn Bổng. Tất cả các bị cáo còn phải bồi thường 10,4 tỷ đồng cho nhà nước.




NGƯỜI DÂN XÃ THẠCH HẠ PHẪN NỘ VÌ KHÔNG ĐƯỢC ĐỀN BÙ THẢM HỌA MÔI TRƯỜNG


CTV Danlambao 09-11-16

Xã Thạch Hạ thuộc huyện Thạch Hà, Tp Hà Tĩnh, có dân số 1572 hộ dân với hơn 6574 nhân khẩu, trong đó hơn 60% là người theo đạo Công giáo. Đây là một trong những xã bị thiệt hại nặng nề sau thảm họa môi trường biển do Formosa cũng như lũ lụt do các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh xả lũ gây ra.

Thời gian gần đây, người dân xã Thạch Hạ đã nhiều lần đến UBND Tp Hà Tĩnh để yêu cầu được tiếp xúc lãnh đạo TP với nguyện vọng được bồi thường thiệt hại do hậu quả “nhân tai” gây ra.

Xin được nhắc lại vụ việc ngày 25-10-2016, khoảng gần 100 người đã kéo lên UBND Tp Hà Tĩnh để nộp đơn khiếu kiện về việc không được bồi thường thiệt hại do Formosa gây ra trong vụ thảm họa môi trường biển tại bốn tỉnh miền Trung. Tuy nhiên họ đã bị ngăn cản ngay tại cổng UBND Tp. Trước sự kiên quyết của người dân nơi đây, lãnh đạo Tp Hà Tĩnh đã buộc phải cử cán bộ đứng ra hứa hẹn sẽ tổ chức buổi họp để giải trình vụ việc với người dân xã Thạch Hạ.

Lời hứa của cán bộ nhà sản có tin được không?

Sau lời hứa từ một cán bộ của nhà cầm quyền cộng sản Hà Tĩnh, người dân đã mòn mỏi chờ đợi nhưng mãi không thấy lời hứa được thực hiện. Đến ngày 07-11-2016, hơn 50 người dân xã Thạch Hạ một lần nữa lại phải kéo đến UBND Tp Hà Tĩnh để chất vấn nhà cầm quyền về việc tại sao họ không được bồi thường thiệt hại do Formosa gây ra. Một lần nữa người dân vẫn không được vào trong UBND Tp để tiếp xúc cán bộ mà phải đứng dưới cơn mưa phía bên ngoài cổng hơn một tiếng đồng hồ, để rồi sau đó cũng chỉ nhận được lời hứa từ ông Trần Quốc Đạt -chánh văn phòng kinh tế tỉnh- sẽ sớm có cuộc họp vì hiện nay cán bộ tỉnh đang bạn công tác.

Đến hẹn lại lên, chiều ngày 08-11-2016, hơn 100 người dân xã Thạch Hạ đến UBND Tp để làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh. Một điểm khá bất ngờ ngoài việc đòi bồi thường thiệt hại do Formosa gây ra, một số hộ dân nuôi cá trong lồng bè tại xã Thạch Hạ đã yêu cầu bồi thường thiệt hại do các nhà máy thủy điện trong địa bàn tỉnh Hà Tĩnh xả lũ gây ra trong các ngày 15 và 16-10 vừa qua. Được biết xã Thạch Hạ có nhiều hộ dân nuôi cá lồng bè, cá nuôi chủ yếu là cá mú, cá hồng mỹ, cá chẽm... Sau đợt xả lũ vừa qua, Hà Tĩnh đã ngập chìm trong lũ suốt nhiều ngày, cá nuôi từ các lồng bè của nhiều hộ dân cũng bị “lũ thủy điện” cuốn trôi khiến thiệt hại ước tính lên đến vài trăm triệu mỗi hộ nuôi cá. Chính vì thế, các hộ nuôi cá này đã yêu cầu được bồi thường thiệt hại. Có lẽ điều này đã làm cho nhà cầm quyền Hà Tĩnh lúng túng trong cách xử lý vụ việc.

Trước áp lực bởi người dân liên tục kéo lên UBND TP đòi bồi thường thiệt hại do Formosa, cộng thêm “điểm bất ngờ” khi người dân đòi bồi thường do “lũ thủy điện” gây ra. Nhà cầm quyền đã buộc phải tổ chức buổi họp tiếp xúc đối thoại với người dân xã Thạch Hạ vào ngày 09-11-2016.

Khoảng 9 giờ sáng ngày 09-11-2016 đã diễn ra cuộc đối thoại giữa UBND Tp Hà Tĩnh và người dân xã Thạch Hạ. Trong buổi tiếp xúc, phó chủ tịch Tp Hà Tĩnh cho rằng “người dân xã Thạch Hạ không đưa ra được số liệu, dữ liệu chứng minh thiệt hại do Formosa gây ra, vì thế bà con không phải là “đối tượng” được hưởng đền bù hay hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp theo quyết định 1880/QĐ TTg. Còn về thiệt hại do lũ gây ra, khiến cá nuôi trong lồng bè bị cuốn trôi, tỉnh chưa nhận được báo cáo. Tuy nhiên tất cả vụ việc trên, tỉnh sẽ xem xét, rà soát và đánh giá tình hình, sau đó sẽ thông tin đến bà con”.

Theo quyết định 1880/QĐ TTg do ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ngày 29-09-2016, trong đó bốn tỉnh miền Trung được bồi thường thiệt hại do Formosa gây ra là các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Đến nay một số huyện xã tại bốn tỉnh thành này đã nhận được một phần hỗ trợ hoặc đền bù thiệt hại. Tuy nhiên người dân xã Thạch Hạ lại không nằm trong diện được hỗ trợ hay đền bù thiệt hại dù đây là một xã thuộc thành phố Hà Tĩnh và cũng là xã bị thiệt hại nặng do thảm họa môi trường gây ra.

Sau buổi đối thoại, người dân Thạch Hạ đã rất phẫn nộ vì cách làm việc vô trách nhiệm của nhà cầm quyền Hà Tĩnh, bởi sau nhiều lần hứa hẹn, nay họ lại tiếp tục phải chờ đợi cái gọi là “đánh giá, rà soát tình hình” từ phía cơ quan chức năng của nhà cầm quyền. Cuộc sống người dân xã Thạch Hạ đã khốn đốn vì thảm họa môi trường, nay thêm “nhân tai” và “lũ thủy điện” đã làm cho nhiều hộ dân rơi vào cảnh nợ nần và lầm than. Họ đòi được bồi thường thiệt hại là một chuyện chính đáng, nhưng dưới sự cai trị của chế độ cộng sản, đòi hỏi của họ lại được cho là không thỏa đáng. Được biết một số xã lân cận như xã Thạch Sơn, Thạch Long… đã được nhận đền bù thiệt hại do thảm họa môi trường. Vậy tại sao người dân xã Thạch Hạ không nằm trong diện được bồi thường? Một vài ý kiến cho rằng nhà cầm quyền đã phân biệt đối xử trong chuyện đền bù do Formosa gây ra, hơn nữa xã Thạch Hạ lại là một xã có hơn 60% dân số là người Công giáo. Vì lẽ nào đó nhà cầm quyền không muốn những người Công giáo được hưởng quyền lợi bình đẳng trong một xã hội do cộng sản cầm quyền. Còn nhớ nhà cầm quyền Hà Tĩnh đã từng bác đơn khởi kiện của người giáo dân xứ Phú Yên vào tháng trước, nay lại tỏ ra đối xử bất bình đẳng trong việc đề bù thiệt hại do Formosa gây ra với người dân xã Thạch Hạ bởi chăng họ là người Công giáo.

Người Công giáo không có chủ trương hoạt động chính trị cũng như luôn chọn giải pháp ôn hòa để xử lý những sự cố hay biến cố xảy ra trong cuộc sống của họ. Nhưng nếu lấy cớ đó để áp đặt và bức hại người Công giáo thì cộng sản sẽ vấp phải sai lầm nghiêm trọng. Bởi lẽ cộng sản hiểu hơn ai hết trong thời điểm hiện tại, tập thể người Công giáo tại là một đối trọng có thể làm nên cuộc thay đổi thể chế tại Việt Nam. Nếu cộng sản không tin, hãy cứ ức hiếp, hãy cứ đàn áp người Công giáo và hãy chờ xem họ sẽ làm gì.



danlambaovn.blogspot.com

HƠN 2.000 NGƯ DÂN BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI FORMOSA BỒI THƯỜNG KHÔNG CÔNG BẰNG


RFA, 07-12-2016

Khoảng hơn 2.000 ngư dân xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã biểu tình tại nhà văn hóa thôn Xuân Hòa của xã này vào sáng ngày hôm nay để phản đối quyết định đền bù thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng do thảm họa môi trường mà họ cho là không công bằng. Số người biểu tình này cũng là giáo dân xứ Xuân Hòa, hạt Hướng Phương, giáo phận Vinh.

Linh mục Phêrô Mai Xuân Ái, quản xứ Xuân Hòa trên địa bàn xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết nguyên nhân giáo dân biểu tình:

Dân bức xúc ở chỗ Nhà nước chưa đền bù cho dân; nhưng cô giáo ở các trường đòi nợ học sinh bắt phải đóng học phí, bảo hiểm y tế trong khi không tổ chức khám theo quyền lợi của các em.

Một lý do nữa thì người đáng đền bù lại không đền bù, còn người đáng hỗ trợ lại kêu lên… Dân không tán đồng cách làm của họ (cơ quan chức năng) nên họ quyết tâm xuống đường để đòi lại công lý.

Linh mục Phêrô Mai Xuân Ái cũng cho biết số lượng tham gia, địa điểm biểu tình và phía chức năng làm việc với người dân:



Trẻ có, già có. Tất cả trẻ em đều nghỉ học để tham gia. Số lượng chừng trên 2 ngàn người. Tổng số giáo dân của xứ chừng 3 ngàn rưỡi, trừ đi những người ở nhà và những người đi lao động ở phương xa. Họ đến tại nvăn hóa thôn. Họ sợ giáo dân đi ra đường nên họ xin đến đó để gặp. Cơ quan chức năng có chủ tịch huyện, cán bộ huyện, công an, bộ đội; chủ tịch xã cũng có ra. Khi tập trung được dân ở đó rồi họ cũng chỉ hứa như vậy thôi.

Theo ghi nhận thì nhiều người dân biểu tình mang những biểu ngữ phản đối như ‘hủy hoại môi trường là tội ác’, ‘yêu cầu Formosa bồi thường thỏa đáng’, ‘Formosa cút khỏi VN’.

Hồi tháng 6 vừa qua, công ty Formosa có vốn đầu tư Đài Loan, đóng tại tỉnh Hà Tĩnh đã đứng ra nhận trách nhiệm xả hóa chất độc hại ra biển khiến hải sản chết hằng loạt, hủy hoại môi trường biển dọc ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và TT-Huế ở miền Trung VN. Đồng thời cam kết với chính phủ Hà Nội đền bù 500 triệu đôla.

Hôm 29 tháng 9, chính phủ đã ra quyết định bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Nguồn kinh phí được lấy từ khoản tiền 500 triệu đôla mà Formosa trả cho Việt Nam.



HÀNG NGÀN NGƯỜI DÂN XÃ KỲ HÀ, KỲ VÂN, KỲ TÂN BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI FORMOSA


GNsP (12-12-2016)

Hàng ngàn người dân vùng biển thuộc xã Kỳ Hà, Kỳ Vân và Kỳ Tân, tỉnh Hà Tĩnh quy tụ ngay đoạn đường đi vào Thị xã Kỳ Anh, quốc lộ 1A, biểu tình phản đối Formosa cút khỏi VN và yêu cầu nhà cầm quyền bồi thường thỏa đáng cho bà con ngư dân.

Lý do chính bà con ngư dân xuống đường biểu tình bởi vì nhà cầm quyền đang làm ngơ trước sự mất mát cả cơ nghiệp của người dân và dân tộc Việt Nam, các gia đình lâm vào cảnh nghèo túng, trẻ em thất học…

Linh mục Phaolô Lê Xuân Lộc, DCCT, phụ trách trang Tin Mừng Cho Người Nghèo, đang có mặt tại hiện trường cho biết: “Người dân biểu tình tại quốc lộ 1, giao thông bị ùn tắc, di chuyển chậm. Nhà cầm quyền huy động nhiều xe biển số xanh, cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động có vũ khí chuyên dụng, an ninh mặc thường phục… đe dọa bà con.”

Nhiều băng rôn biểu ngữ được bà con mang theo với nội dung: “Khởi tố Formosa”, “Formosa là thảm họa của đất nước”, “Tôi cần biển, cần tôm, cần cá, không cần sắt thép”…

Một người dân nói: “Con tôi học đại học, học tiểu học, bây giờ không đi biển thì lấy gì mà ăn đây.” Người khác tiếp lời: “Nhà nước lo cho dân được ấm no, hạnh phúc thì quan mới được ấm no, hạnh phúc”.

Người phụ nữ lớn tuổi phẫn nộ: “Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc trả lại biển sạch cho chúng tôi, để chúng tôi có việc làm, bây giờ biết làm gì mà sống. Chính quyền hứa là sẽ bồi thường cho chúng tôi, nhưng đến tháng 12 rồi vẫn chưa nhận được gì. Chúng tôi ở Kỳ Hà. Bây giờ chúng tôi chỉ biết ngồi ở nhà, chứ biết làm nghề gì đây khi nghề chính của chúng tôi là đi biển. Chúng tôi ở ngay biển mà không nhận được đồng nào, không bồi thường cho chúng tôi thì chúng tôi xuống đường biểu tình.”

Quốc lộ 1A bị ùn tắc, nhiều xe tải đã dừng lại và hưởng ứng cuộc xuống đường của bà con ngư dân.

Giới chức địa phương phát loa, yêu cầu bà con quay về ủy ban xã để họp. Các cán bộ đã vu khống bà con cản trở người thi hành công vụ và làm hư hại tài sản, trong khi bà con biểu tình một cách ôn hòa.

Một nguồn thông tin đáng tin cậy cho Pv.GNsP biết, ông Hà, Chủ tịch xã Kỳ Anh có mặt tại hiện trường, can thiệp và yêu cầu bà con giải tán, nhưng không thành, nên ông đã kêu cứu đến Lm Hoàng Biên Cương, Quản hạt Kỳ Anh, ra can thiệp.

An ninh mặc thường phục bám sát sao nhóm phóng viên GNsP tại hiện trường.

Phóng viên GNsP tại Hà Tĩnh

HÀ TĨNH: HƠN 1000 NGƯ DÂN GIÁO XỨ THU CHỈ YÊU CẦU ĐÒI BỒI THƯỜNG


GNsP (12.12.2016)

Hơn 1000 bà con ngư dân và là giáo dân giáo họ Làng Khe, thuộc giáo xứ Thu Chỉ đã lên Ủy ban Nhân dân xã Thạch Trị, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu đòi bồi thường sau sự cố môi trường biển do “nhân tai” Formosa gây ra, vào lúc 8 giờ sáng nay, ngày 12-12-2016.

Dẫn đầu đoàn ngư dân và là người đại diện pháp lý cho bà con là Linh mục Phêrô Trần Phúc Cai, Quản xứ giáo xứ Thu Chỉ, thuộc giáo phận Vinh.

Vào lúc 8 giờ 30: Linh mục Phêrô Trần Phúc Cai cùng với một số người dân vào hội trường của UBND xã Thạch Trị để đối chất với nhà cầm quyền địa phương.



Người dân giáo họ Làng Khe thuộc giáo xứ Thu Chỉ, xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà, Là những người dân sinh sống và mưu sinh tại vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự cố hủy hoại môi trường do Fomosa gây ra. Từ nhiều tháng nay người dân nơi đây đã trực tiếp chịu nhiều thiệt hại về phương diện vật chất lẫn tinh thần.

Tại buổi đối chất, bà con ngư dân nói rằng, sau khi xảy ra vụ thảm họa cho đến nay đã hơn 5 tháng mà tiền đền bù vẫn chưa đến tay các hộ gia đình. Bà con ngư dân yêu cầu, giới chức địa phương minh bạch các khoản đền bù, quan tâm đến cuộc sống nghèo của người dân. Vấn đề đáng nói ở đây là việc tiến hành chi trả bồi thường cho ngư dân lại diễn ra quá phức tạp, gây nhiều khó khăn, thậm chí làm suy giảm quyền lợi của ngư dân, chính điều này đã dẫn tới sự phẫn nộ cho bà con ngư dân.

Theo phản ảnh của bà con ngư dân cho biết, giới chức địa phương đã tự ý điều chỉnh việc kê khai đền bù của bà con mà không được sự đồng ý của bà con. Điều này nói lên nhiều mặt trái trong tiến trình tiến hành bồi thường cho bà con ngư dân.

Được biết, tổng kê thiệt hại của ngư dân giáo họ Làng Khe ước tính lên đến 41.219.100.000 VNĐ (Bốn mươi mốt tỷ hai trăm mười chín triệu một trăm ngàn đồng).




Bắt đầu từ ngày 13-9-2016, khởi từ cuộc họp thứ 3 hàng tuần của Ban tuyên giáo, toàn bộ báo chí lề đảng đã nhận lệnh tự bịt mồm tất cả mọi thông tin liên quan đến dự án thép Cà Ná Ninh Thuận sau khi dư luận từ lề dân đến lề đảng liên tục vạch trần các sai trái của dự án này.

Điều này cho thấy thủ phạm và những kẻ có thẩm quyền đứng đằng sau việc bật đèn xanh dự án và bật đèn đỏ báo chí này không phải là Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh mà phải là Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu chính phủ và Nguyễn Phú Trọng đảng trưởng Ba Đình.

Kẻ đứng đằng sau nhưng trực tiếp nhúng tay vào dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận do Lưu Phước Vũ - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần tập đoàn Hoa Sen (HSG) đứng ra kiếm tiền là Nguyễn Xuân Phúc.

Trong hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2016 vào ngày 27/8 tại Ninh Thuận, đích thân Nguyễn Xuân Phúc đến tham dự và chỉ đạo hội nghị và công khai "hoan nghênh cam kết của Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen Lê Phước Vũ khi đầu tư vào Ninh Thuận là nếu để xảy ra vi phạm môi trường thì sẽ đóng cửa nhà máy, nộp toàn bộ tài sản cho Nhà nước." (1)

Sau đó, với sự chống lưng của Nguyễn Xuân Phúc, ngày 6-9-2016 Lưu Phước Vũ -Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần tập đoàn Hoa Sen (HSG) đã vênh vang khẳng định trước các cổ đông rằng “cuối năm 2017 sẽ có thép bán và mặc dù chưa được cấp giấy phép chính thức đi vào hoạt động, lại xác nhận “Chúng tôi đang yêu cầu tỉnh Ninh Thuận khẩn trương đền bù, giải tỏa mặt bằng” (2)

Trước những chống đối của dư luận về hiểm họa môi trường, nhất là sau thảm họa Formosa, Nguyễn Xuân Phúc đã ra lệnh - vừa để mị dân nhằm trấn an, vừa mở đường cho những hứa hẹn hão huyền cho Lưu Phước Vũ: “Không được xả nước thải ra biển, phải sử dụng công nghệ mới và cá phải bơi được trong nước thải...

Tuy nhiên, tất cả đều không trấn an được dư luận và do đó Tuyên giáo đảng đã ra lệnh cho báo chí lề đảng phải ngưng đăng tải mọi thông tin, bình luận liên quan đến dự án thép của tập đoàn Tôn Hoa Sen.

Sau hơn 3 tháng chờ dư luận lắng đọng, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Xuân Phúc và chắc chắn là được sự đồng thuận của Nguyễn Phú Trọng và Bộ chính trị, Bộ Công thương lại công bố văn bản ngày 4-11 theo chiêu trò bình mới rượu cũ, đưa ra một "dự thảo điều chỉnh quy hoạch hệ thống sản xuất thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035". Bình mới của dự thảo này vẫn toàn là rượu cũ: dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen-Cà Ná do Lưu Phước Vũ và tập đoàn Tôn Hoa Sen làm chủ đầu tư.

Trong bản dự thảo mới này của Bộ Công thương, mặc dù dự án thép Cà Ná vẫn chưa được cấp giấy phép chính thức, ngay cả bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ phận công nghệ liên quan khác chưa nhận được hồ sơ chính thức nào liên quan đến dự án thép Cà Ná, nhưng dự thảo của Bộ Công thương vẫn có quy hoạch cho Khu liên hợp thép Hoa Sen với tiến trình hoạt động 5 giai đoạn từ năm 2015 (tức là từ năm ngoái!) đến năm 2035, với tổng công suất thiết kế 32 triệu tấn gang, sắt xốp và phôi thép là các vật liệu đã dư thừa trong ngành thép hiện nay.

Điều cần lưu ý là đứng đằng sau dự án này là CISDI - Tập đoàn Công nghệ Luyện thép của Tàu cộng, là đơn vị tư vấn thiết kế cho họ tại Cà Ná. CISDI cũng chính là công ty tư vấn thiết kế cho nhà máy Formosa Hà Tĩnh.

Mà cái gì có Tàu cộng đứng sau thì nhất định phải có thái thú Nguyễn Phú Trọng. Chính vì thế mới có lệnh từ tuyên giáo đảng ra lệnh bịt mồm báo chí "tuyên truyền, nói xấu" Tôn Hoa Sen.

Để bạn đọc nắm rõ về âm mưu tàn phá môi trường Việt Nam để làm giàu và phục vụ Bắc Kinh của Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Phú Trọng và tập đoàn tay sai bán nước Ba Đình, Dân Làm Báo đăng tải lại một số những bài viết liên quan đến đề tài này tại đây để bạn đọc làm tài liệu tham khảo.



danlambaovn.blogspot.com

(1) http://congan.com.vn/tin-chinh /chinh-tri-thoi-su/thu-tuong-nguye n-xuan-phuc-tranh-tinh-trang-noi-truoc-quen-sau-voi-doanh-nghiep-nguoi-dan_25098.html

2) http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/2016 0907/du-an-khu-luyen-thep-ca-na-du-luan-nem-da-do-do-ky/116709 1.html
Bất chấp những phản đối, can gián, khuyến cáo, nhà cầm quyền VN vẫn đưa dự án thép đặt tại khu vực Cà Ná, tỉnh Ninh Thuận “vào quy hoạch” dù cái gương khổng lồ Formosa còn đang trước mặt.

Các báo tại Việt Nam cho hay Bộ Công thương vừa công bố “dự thảo quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch hệ thống sản xuất thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, trong đó có dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen-Cà Ná do tập đoàn Hoa Sen làm chủ đầu tư tại tỉnh Ninh Thuận.”

Biện minh cho quy hoạch thép sản xuất tại Cà Ná nhưng không thấy trình bày dựa trên cơ sở nào, Bộ Công thương nói “đến năm 2020, cả nước sẽ thiếu hụt khoảng 15 triệu tấn thép thô. Năm 2025, thiếu hụt sẽ vượt mức 20 triệu tấn, nhập siêu ngành thép sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Vì thế, bản quy hoạch này đặt mục tiêu năm 2020 trong nước sản xuất 8 triệu tấn, năm 2025 đạt 15 triệu tấn và năm 2035 đạt 35 triệu tấn gang và sắt xốp. Riêng sản xuất phôi thép trong 5 năm tới đạt 18 triệu tấn; cán mốc 27 triệu sau 10 năm và 52 triệu tấn trong 20 năm nữa.”

Sau khi tin tức về tập đoàn sản xuất tôn Hoa Sen của ông Lê Phước Vũ loan báo rùm beng về đầu tư dự án sản xuất thép tại Cà Ná, ngày 30-08-2016, theo báo Dân Trí, GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Ðầu tư Nước ngoài (VAFIE) cho rằng: “Một số ngành công nghiệp gang thép cần rất thận trọng và nếu được không nên phát triển thêm bất kỳ dự án thép nào nữa vì chúng ta có thể là nước đi sau, rõ ràng có thể tránh được những vết xe đổ của các nước đi trước.”

Lời ông Mại được báo Dân Trí thuật lại cho hay, hiện gang thép trên thế giới rất nhiều và không khó mua, do đó, VN có thể đi vào công nghiệp hiện đại như hợp kim cao cấp, vật liệu nano sau đó bán ra thị trường thế giới và mua thép. Ông cũng cho rằng, cần tập trung sức vào công nghiệp tương đối hiện đại đi cùng thế giới, bỏ qua những ngành công nghiệp cổ điển. Chẳng hạn, đầu tư công nghệ hiện đại sản xuất hợp kim cao cấp, nhập khẩu công nghệ ở những nước tiên tiến, nước G7 với giá trị bằng 5-7 lần so với sản xuất thép.

Theo ông Mại, Việt Nam không nên đi vào vết xe đổ của các quốc gia khác, như tại Trung Quốc hiện đang dư thừa khối lượng thép khổng lồ và 3 năm vừa qua Trung Quốc đã bắt đầu bỏ các nhà máy gang thép công suất dưới 2 triệu tấn vì những nhà máy như vậy không có lợi cho kinh tế, môi trường.

Sau khi thấy nhiều người phản đối, nêu ra những cái hại của việc rước thêm một thứ Formosa khác đến Cà Ná, theo facebooker Lê Nguyễn Hương Trà, ngày 13-09- 2016, Ban Tuyên giáo Trung ương của đảng CSVN gửi một công văn chỉ đạo đến tất cả các báo một số vụ việc. Ðiện thư đến từ ông Phạm Văn Linh, phó trưởng Ban Tuyên giáo TW gồm có 7 điểm chính trong đó có việc “dừng phản biện, đưa tin về dự án thép của Tôn Hoa Sen.”

Ra lệnh cấm đưa tin, viết bài hay đe dọa những người làm việc thông tin tuyên truyền vẫn có thường xuyên. Hệ thống thông tin tuyên truyền của chế độ tuy không có chế độ kiểm duyệt từ trước nhưng bị theo dõi để xử phạt mỗi khi đi trệch ra ngoài khuôn khổ.

Từ khi tập đoàn Hoa Sen loan báo đã được nhà cầm quyền tỉnh Ninh Thuận đã chấp thuận cho họ đầu tư xây dựng một nhà máy luyện thép ở khu vực Cà Ná và họ đã “chạy” được vào “quy hoạch” của Bộ Công thương mà trước đó vài ngày bản “quy hoạch” không có đề cập.

Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch tập đoàn Hoa Sen họp báo với những lời lẽ rất “đại ngôn” về dự án quy mô hơn $10 tỷ, xây dựng làm nhiều giai đoạn, đi từ ban đầu 6 triệu tấn từ năm 2017 rồi sẽ lên 16 triệu tấn.

Dư luận phản ảnh qua phần lớn các báo mạng lớn tại Việt Nam những hoài nghi về một dự án quy mô như thế trong lúc chế độ này vẫn còn đang lúng túng trong việc đối phó với thảm họa môi trường mà công ty thép Formosa gây ra tại miền Trung VN.

Nhiều chuyên gia kinh tế, kỹ nghệ tại VN ngạc nhiên thấy “lòi ra” một dự án được thông qua ở địa phương và “quy hoạch ở trung ương tại một tỉnh xưa nay vốn đất đai cằn cỗi vì thiếu nước, hiện đang điêu đứng vì hạn hán mà hàng ngàn con cừu chết vì thiếu nước và thiếu cỏ ăn. Ngay ở giai đoạn đầu, nhà máy thép của ông Vũ cần đến 33,000 mét khối nước sạch mỗi ngày.

Dù vậy, ông Lê Phước Vũ khoe và được nhà cầm quyền Ninh Thuận xác nhận là nhà máy thép Cà Ná nếu được xây dựng sẽ có đủ nước. Nhiều người hỏi lấy nước ở đâu khi người dân tỉnh này còn thiếu nước uống, chưa nói đến tắm giặt. Ông Vũ khi được đặt vấn đề này thì nói lọc từ nước biển, một cách nói không ai tin.

Người ta điều tra thấy ông Lê Phước Vũ sử dụng nhà tư vấn là CISDI Group là công ty con của Tập đoàn Xây lắp Luyện kim Trung Quốc (MCC) trụ sở ở Trùng Khánh –mà cũng là nhà thầu chính xây dựng hai lò đứng ở Vũng Áng cho tổ hợp Formosa Hà Tĩnh. CISDI còn là nhà thầu chính xây dựng dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO) hiện đang “đắp chiếu” vì bị họ bỏ ngang.

Ngay sau khi thông tin dự án thép Cà Ná của Hoa Sen được công bố, một số trang mạng xã hội xì ra rằng vào giữa năm 2015, Hoa Sen Group cử một đoàn cán bộ đến Ninh Thuận khảo sát địa điểm để thiết kế xây dựng tổ hợp thép Hoa Sen Cà Ná. Ðoàn này do ông Nguyễn Văn Quý, khi ấy là phó tổng giám đốc Hoa Sen Group phụ trách. Thành phần có 6 người quốc tịch Trung Quốc, đến từ CISDI Group. Thông tin vừa kể bị ông Vũ phủ nhận.

Trong khi hàng triệu tấn thép sản xuất trong nước dư thừa và các nhà máy cũng chỉ sản xuất cầm chừng, chưa hết công suất, bị thép Trung Quốc chèn ép điêu đứng thì ông Lê Phước Vũ vẫn tuyên bố “ngu gì không làm thép.” Lý do là công ty của ông được hưởng những ưu dãi chưa từng có.

Trên trang thông tin điện tử Bizlive, người ta thấy đặt ra câu hỏi: “Hoa Sen sẽ lấy đâu ra tiền để thực hiện dự án có quy mô vốn lên tới $10 tỷ này?” Một chuyên viên cho rằng Hoa Sen còn công nợ nhiều, khó lòng đào ra vốn. Tại sao Bộ Công thương “vội vã” đưa dự án thép Cà Ná vào “quy hoạch” dù vài ngày trước không có? Có phải ông chủ tôn Hoa Sen “chạy quy hoạch” không?

Theo một chuyên viên ngành thép được Bizlive thuật lại ý kiến, hiện VN chưa sản xuất được thép cuộn cán nóng nhưng khi Formosa Hà Tĩnh đi vào hoạt động, hoàn thiện dự kiến sẽ có sản lượng thép hơn 20 triệu tấn.

Bộ Công thương mới đây “cũng đã bổ sung dự án thép Nghi Sơn-Thanh Hóa vào quy hoạch với công suất 7 triệu tấn/năm tổng mức đầu tư lên đến $4.3 tỷ, thời gian thực hiện từ 2015 đến năm 2017.”

“Như vậy, tính đến 2030 VN có khoảng 50 triệu tấn thép mỗi năm trong khi theo tính toán, nhu cầu thép của VN đến năm 2030 cũng chưa tới mức 40 triệu tấn/ năm,” vị chuyên gia đưa ra tính toán.

Một số trang mạng còn xì tin cho biết Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen Lê Phước Vũ là anh em “cọc chèo” với Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh. Có phải nhờ vậy mà dự án được ưu đãi?

Thấy bị dư luận “ném đá” tới tấp, Ban Tuyên giáo TW của đảng CSVN vội vã ra lệnh bịt miệng báo chí lại. Ðây là một lệnh lạt bình thường của chế độ mỗi khi không đối phó nổi một vấn đề gì, bèn ra lệnh cấm đưa tin hay “phản biện.”

Rõ ràng có “lợi ích nhóm” thấp thoáng đằng sau chuyện “quy hoạch” thép ở Cà Ná và bóng dáng Trung Quốc đằng sau dự án của Hoa Sen nhưng ông Trần Tuấn Anh vẫn chối ở Quốc hội hôm 15-11-2016 là “không có lợi ích nhóm.”

(TN)


Ông Lê Phước Vũ

Nếu như câu chuyện về anh Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng cùng gia đình nổ súng để bảo vệ quyền lợi chính đáng về đất đai của anh là câu chuyện nổi cộm về đất đai năm 2012, ở phía Bắc Việt Nam, thì câu chuyện ông Đặng Văn Hiến nổ súng ở Đắc Nông làm chết ba người và 13 người bị thương trong tháng 10 năm 2016 lại là câu chuyện nổi cộm về tiếng kêu đau của người dân thấp cổ bé miệng’ kêu trời không thấu, đã phải mang cả sự uất hận, nỗi sợ hãi và sự liều lĩnh để chiến đấu bảo vệ cho quyền lợi chính đáng của mình ở phía Nam. Câu chyện lại một lần nữa chạm đến đất. Có thể nói rằng hiện tại, đất như một bài ca buồn của người nông dân Việt Nam.


Người dân Việt Nam có quyền sở hữu đất hay không?


Một nhà nghiên cứu, hiện sống tại thành phố Sài Gòn, không muốn nêu tên, phân tích: “Cái vấn đề luật đất đai tại Việt Nam nó chưa bao giờ gọi là luật đất đai được. Tại vì khi nói về pháp luật thì phải có các yếu tố về quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt, nhưng Việt Nam thì không có mấy cái quyền ấy, thậm chí các ổng qui định chỉ có lợi cho mấy ổng mà làm cho dân thêm đau đầu. Nói về chuyện đất đai thì người dân Việt Nam bao giờ cũng chịu thiệt và luôn có cơ hội đau đầu. Các ông luôn tạo cơ hội cho nhân dân đau đầu trên chính mảnh đất của mình”.

Theo nhà nghiên cứu này, hiện tại người dân Việt Nam không có quyền sở hữu đất cho dù người dân phải bỏ ra một lượng tiền rất lớn để mua mảnh đất. Giả sử như hai mảnh đất cùng diện tích, một mảnh tại thành phố New York của nước Mỹ sẽ rẻ hơn rất nhiều so với mảnh đất tại thành phố Sài Gòn, Việt Nam. Trong khi đó, mảnh đất tại thành phố New York, khi trả đủ tiền, người dân sẽ có quyền sở hữu. Ngược lại, khi đã trả xong số tiền rất cao, người dân Việt Nam vẫn không được quyền sở hữu đất đai mà chỉ có quyền sử dụng lâu dài.

Trong khi đó, quyền sử dụng lâu dài chỉ là một phần ba của quyền sở hữu. Nghĩa là quyền sở hữu có ba thuộc tính căn bản gồm chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Nhưng người dân Việt Nam cho dù có bỏ ra hàng tấn tiền đi nữa thì cũng chỉ có quyền sử dụng lâu dài chứ không có quyền chiếm dụng và định đoạt. Bởi thuộc tính chiếm dụng thuộc về nhà nước được đánh tráo bằng khái niệm “sở hữu toàn dân”, quyền định đoạt thuộc về đảng Cộng sản dưới lớp vỏ chủ trương lớn. Trong chủ trương lớn đó có các định hướng về phúc lợi xã hội, công trình công cộng… Và chính cái vỏ chủ trương lớn cùng với các loại công trình công cộng, do nhà nước quản lý đó đã trở thành thứ ngoa từ để người ta dễ dàng lấy đất của nhân dân với chiêu bài công trình phúc lợi xã hội.

Đất của nông dân Văn Giang, Hưng Yên, nông dân Hà Tĩnh, Nông dân Cồn Dầu, Đà Nẵng, nông dân Núi Pháo, Thái Nguyên và hàng ngàn địa điểm khác đã bị nhà nước dùng cái bẫy “công trình phúc lợi xã hội” để gài người dân giao nộp cho nhà nước một cách không thỏa đáng vào chỗ bế tắc, dẫn đến tình trạng dân oan càng ngày càng nhiều. Trong khi đó, các công trình mang danh nghĩa nước, phúc lợi xã hội này thực chất là miếng mồi béo bở của các nhóm lợi ích.

Sở dĩ có chuyện đau lòng như vậy bởi vì luật Việt Nam không có quyền sở hữu đất cho người dân. Người dân chỉ được phép bỏ tiền ra mua hoặc tự khai hoang từ đời này qua đời khác để rồi khi thấy có lợi, các nhóm lợi ích sẽ mượn danh nghĩa “công trình phúc lợi xã hội” để đẩy người dân ra khỏi mảnh đất họ đã sống lâu đời bằng cái giá đền bù rẻ mạt. Bởi người nông dân không có quyền chiếm dụng nên các nhóm lợi ích ngang nhiên mượn đao nhà nước để chiếm dụng và người dân cũng không có quyền định đoạt trên mảnh đất lâu đời của mình, nên cho dù thực giá của nó vài tỉ đồng nhưng các nhà đầu tư có thể áp giá chưa bằng 30% thực giá. Chính điều này tạo ra nhiều khuất tất và oan uổng.

Câu chuyện đấu tranh, sẵn sàng nổ súng để bảo vệ đất của ông Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng và gần đây là ông Đặng Văn Hiến ở Đắc Nông chỉ là một trong hàng triệu xung năng oan ức bùng nổ. Theo nhà nghiên cứu này, chuyện đất đai tại Việt Nam là một bài ca buồn được hát bởi một ca sĩ chuyên hát nhép nhưng khán giả phải tốn quá nhiều tiền để mua vé.


Người nông dân chịu thiệt thòi và bế tắc


Một tiểu thương không muốn nêu tên, nạn nhân của cưỡng bức lấy mặt bằng chợ Vĩnh Tân, Đồng Nai, chia sẻ:“Giờ nó rào hết chung quanh, nó cô lập hết, nó xuống, nó không đọc lệnh gì hết, nó rinh cái bảng Khu Vực Đang Thi Công, Vô Phận Sự Miễn Vào, xong rồi nó đọc loa yêu cầu bà con tránh ra để nó đập phá. Sau đó nó tiến hành phá sạch khu chợ, đồ đạc của mình trong đó nó rinh vứt ra ngoài. Hiện tại mọi người ở đây đã mất trắng

Chị này cho biết thêm là hiện nay, hầu như bà con tiểu thương chợ Vĩnh Tân đã hoàn toàn tuyệt vọng bởi lực lượng công an, quân đội, dân phòng và xã hội đen đã bố ráp, đã phá bỏ khu chợ của bà con. Mặc dù bà con tiểu thương dùng lý lẽ, đệ đơn thưa kiện đã nhiều lần, thậm chí kiện ra tới trung ương nhưng vẫn không có đơn vị nào giải quyết. Bà con kiện vì đất khu chợ thực tế không phải là đất công mà là đất tư được hoán đổi trước đây.

Trước đây, ủy ban nhân dân xã xây dựng trụ sở, không có mặt bằng lý tưởng nên đã thương lượng với các gia đình ở đây để đổi thổ cư. Và các khu thổ cư trước đây của bà con tiểu thương được dùng để xây dựng trụ sở ủy ban xã bây giờ. Diện tích chợ chính là diện tích hoán đổi từ thổ cư sang trụ sở giữa ủy ban xã với các tiểu thương. Khi có diện tích mới, thấy thuận tiện, bà con đã tự thiết kế thành một khu chợ nhỏ và hoạt động đến bây giờ.

Đùng một cái, nhà cầm quyền huyện Vĩnh Cửu xây dựng chợ mới và bắt bà con phải giải tỏa khu chợ cũ theo diện đất công. Trong khi đó, giấy tờ chủ quyền đất của một số gia đình vẫn chưa được cấp suốt nhiều năm nay. Đây là cái cớ để nhà cầm quyền xã và huyện lật lọng, nói ngược và đẩy người dân vào thế không lối thoát.

Chị này giải thích thêm rằng sở dĩ đời sống người dân càng ngày càng đau khổ và bất mãn bởi vấn đề đất đai, chỗ ở luôn là câu chuyện đau lòng. Nhà nước không những thiếu sòng phẳng với dân mà các chính sách của họ càng cho thấy ý đồ gian lận về chủ quyền đất đai đối với nhân dân. Với danh nghĩa đất của toàn dân, do nhà nước quản lý và mặc dù dân phải bỏ ra khoản tiền mua đất đắt gấp rưỡi giá cùng diện tích tại các nước khu vực, thậm chí tại Mỹ. Nhưng đổi lại, người mua đất chỉ có quyền sử dụng đất, chỉ có 1/3 quyền sở hữu thay vì có đầy đủ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Và để có sổ đỏ sử dụng đất, người mua cũng tốn nhiều khoản chi phí vô lý, nhiêu khê.

Chị này chia sẻ thêm rằng hiện tại, câu chuyện đất đai tại VN đã đến giai đoạn hoại thư. Nó không những hoại thư về mặt diện tích, lợi ích nhóm xâm hại quyền lợi của người nông dân mà nó đã hoại thư ở cấp độ tinh thần, tư tưởng và đạo đức xã hội. Với chị, nhắc về chuyện đất đai tại VN, người nông dân chỉ có một trong hai đường để chọn, hoặc là chịu thiệt thòi, hoặc là đấu tranh cho đến cùng để cái đích có thể là ngồi tù, oan khiên chồng chất oan khiên. Thực sự, vấn đề đất đai tại VN là một bài ca buồn đối với người nông dân! 


Phiên toà xử phúc thẩm bà Cấn Thị Thêu, người kiên quyết đấu tranh chống thu hồi đất bất công và đòi công lý ở Việt Nam, diễn ra ngày 30 tháng 11 với kết quả y án 20 tháng tù giam. Đây là phiên toà mà truyền thông xã hội gọi là ‘dân oan giữ đất’, còn toà án VN thì gọi là ‘bị cáo gây rối loạn trật tự công cộng’ theo luật Hình sự Việt Nam.

Lý do gì mà những bị cáo dân oan ấy chấp nhận đánh đổi tự do để giành lại? Lý do gì mà những người con của họ, là những thanh niên trẻ đã chọn hai chữ “dấn thân” để tiếp bước dù có phải chịu tù đày?

Những người trong cuộc nói gì?

Xuất phát từ tình cảm tình làng xóm, cũng như cảm thấy là cái trách nhiệm, với sức trai trẻ thì có sức nào thì cũng mong muốn đóng góp làm cái việc có ích cho xã hội.

Đó là lời của Trịnh Bá Phương, con trai của người tù dân oan Cấn Thị Thêu vừa bị kêu y án sơ thẩm 20 tháng tù giam ngày 30 thang 11 vừa qua.


Từ sợ ‘công an’


Cuộc đấu tranh của bà cùng người dân Dương Nội không những không dừng lại từ ngày bà bị bắt giữ vào năm 2014 vì chống lại nhà cầm quyền cưỡng chế đất, mà ngược lại, ngôi làng Dương Nội ở ngoại thành thủ đô Hà Nội đã trở thành 1 trong những câu chuyện tiêu biểu cho cuộc đấu tranh chống cường quyền.

Đặc biệt, là hai người con của bà, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư từ những cậu bé tự nhận là ‘sợ công an’ nay đã trở thành người lên tiếng cho hơn 300 hộ gia đình người dân Dương Nội sau khi bà Cấn Thị Thêu bị bắt lần đầu vào năm 2014.



Em vẫn còn nhớ cảm giác ngày nhỏ, em thấy công an đến nhà rất đông. Có lúc họ đậu xe ở hai đầu đường rất xa, đến để gây áp lực cho mẹ em. Anh em tụi em khi ấy còn nhỏ vẫn còn sợ công an lắm.”

Theo lời Bá Phương kể lại, từ lúc nhỏ, ba anh em của họ đã được bố mẹ hướng theo con đường ăn học. Bá Tư tốt nghiệp trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh chuyên về võ thuật Vovinam. Người em gái học Cao đẳng Điện lực. Riêng Bá Phương thì tự nhận mình thích hợp với việc kinh doanh, buôn bán.


Thành người tranh đấu


Từ những thanh niên với ước mơ và những đam mê hữu ích, khi nhìn thấy những bất công diễn ra với gia đình, thôn làng của mình, họ đã không thể ngồi yên. Trịnh Bá Tư cho biết ngày 25-4-2014 là một bước ngoặc trong cuộc đời của anh.

Ngày 25 tháng 4 là một bước ngoặc đối với em và gia đình em. Trong ngày 25-4-2014 họ đã sử dụng lượng công an, dân phòng, côn đồ bắt giữ người dân Dương Nội, đặc biệt là họ đánh đập mẹ em. Sau đó họ bỏ tù mẹ em. Rồi lại tiếp tục đánh đập gia đình em gồm anh trai em, em rể em và cả em nữa.

Với suy nghĩ của em thì em không thể nào chấp nhận để cho họ tự do đánh đập và bỏ tù người thân và bản thân em nữa. Em sẽ kiên quyết đấu tranh chống lại những sai trái, bất công của chế độ công sản này đến cùng.”

Trịnh Bá Phương thì tự nhận rằng ba anh em họ đã có rất nhiều thay đổi từ ngày bố mẹ đi tù. Khi tìm hiểu về con đường mà bố mẹ của họ đã chọn, về những người dân mà bố mẹ của họ đã đứng lên để bảo vệ, anh em của họ đã nhìn rõ hơn, thấu hiểu sâu hơn cuộc sống của người dân trong làng Dương Nội: “Sau khi bố mẹ em bị bắt thì em thấy trách nhiệm của người con thì không muốn để cho sự hy sinh của bố mẹ em, con đường của bố mẹ em bị dang dở, nên anh em chúng em cùng đứng lên để nối tiếp con đường của bố mẹ em. Mặc dù bố mẹ ở trong tù, thì anh em bọn em ở bên ngoài cố gắng làm tất cả để cho những sự hy sinh của bố mẹ không vô ích.”



“Cá nhân em thì có suy nghĩ là những người dân oan như người dân ở Dương Nội rất khổ cực. Cuộc sống của họ vô cùng khó khăn, lâm vào cảnh bi đát do sự tàn bạo của nhà cầm quyền gây cho người dân, đã cướp bóc hết nguồn sống của người dân cũng như cướp đi cả tương lai của con em người dân Dương Nội.

Nếu phía Bắc có anh em họ Trịnh thì miền Nam có em Nguyễn Mai Trung Tuấn ở thị trấn Thạnh Hoá, huyện Thạnh Hoá, Long An cũng đồng cảnh ngộ. Ngày 24-11-2015, khi những thanh niên cùng lứa tuổi mới lớn đang trong tâm trạng háo hức đón chờ năm mới, thì Nguyễn Mai Trung Tuấn chỉ có một ước mơ đơn giản:“Con muốn được trở về nhà để tiếp tục đi chăn vịt, lấy tiền nuôi em ăn học.

Nguyễn Mai Trung Tuấn, mới 15 tuổi đã phải chịu bản án 4 năm 6 tháng tù giam vì tội “cố ý gây thương tích”. Cậu bé, ở cái tuổi ‘ăn chưa no, lo chưa tới’ bị cho là phạm tội trước toà vì có hành vi ‘chống lại đoàn cưỡng chế’, để bảo vệ quyền tài sản hợp pháp của gia đình khi bị cưỡng chế.

Cô em gái 8 tuổi của “tội phạm bất đắc dĩ” Ng. Mai Trung Tuấn là Thảo Ly trả lời những người quan tâm đến vụ án của anh mình rằng: “Mình không có tội, mình không được nhận tội, bởi vì việc làm đó là bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho gia đình mình, chứ mình không làm cái gì sai cả. Nếu tòa vẫn kết tội anh hai thì em nghĩ đó là họ (Tòa án) ép, họ xử không đúng luật.”


‘Sống cho có ý nghĩa’


Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, hay anh em Nguyễn Mai Trung Tuấn hoàn toàn có quyền im lặng trước hành vi của nhà cầm quyền, nghĩa là chấp nhận sự bồi thường đổi lấy mảnh đất của họ để có cuộc sống yên bình. Nếu như thế, Trịnh Bá Tư có thể sẽ trở thành một võ sư Vovinam tài ba? Trịnh Bá Phương có thể là một nhà kinh doanh như anh mong muốn? Hay cậu bé Nguyễn Mai Trung Tuấn sẽ tiếp tục những tháng ngày bình yên bên đàn vịt của mình?

Tất cả sẽ không khó khăn như cuộc sống hiện tại mà Trịnh Bá Phương kể lại cho chúng tôi: “Từ năm 2014, sau khi ba mẹ ở tù thì ba anh em của em làm các công việc đồng áng, trồng các loại cây ăn quả và bán thêm 1 số loại cua đồng để kiếm thêm thu nhập tự mưu sinh cuộc sống và cũng là lo tiếp tế cho ba mẹ đang ở trong chốn lao tù.

Và bà Cấn Thị Thêu cũng không phải lau những giọt nước mắt khi nghe luật sư biện hộ nhắc đến con trai của mình: “Luật sư Ngô Tuấn có vào gặp mẹ em cùng với luật sư Lê Luân, có nói về tương lai của anh em bọn em như vậy… mẹ em đã gạt những giọt nước mắt, mẹ em rất thấu hiểu là ba anh em tụi em gặp rất nhiều trở ngại về tương lai. Tuy nhiên đó là cảm xúc của 1 người mẹ. Quan điểm của mẹ em đã xác định là cuộc đấu tranh này không phải là đấu tranh với 1 hệ thống cường quyền cướp bóc, nó như 1 tổ chức mafia, nó có thể ám sát, thủ tiêu. Nó có thể gây cho mẹ em những sự khắc nghiệt nhất, cho cả những người con. Nhưng mẹ em chấp nhận. Từ nhỏ mẹ em luôn dạy cho anh em tụi em là sống ở đời cho có ý nghĩa. Và nếu như phải chết thì phải chọn cái chết có ý nghĩa nhất.

Những lời chia sẽ của người trong cuộc cho thấy rằng, có phải nếu những câu chuyện buồn về đất vẫn còn diễn ra ở Việt Nam thì sẽ có thêm nhiều Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, hay Nguyễn Mai Trung Tuấn? Những người đấu tranh không phải chỉ riêng cho giá trị của mảnh đất thân yêu của họ, mà vì cho sự công lý có vẻ vẫn còn rất xa vời.


BÀ CẤN THỊ THÊU BỊ CHUYỂN TRẠI


RFA, 2016-12-13

Bà Cấn Thị Thêu, nữ tù nhân lương tâm được biết đến về sự kiên quyết trong hoạt động giữ đất tại làng Dương Nội, Hà Đông- Hà Nội và lên tiếng đấu tranh cho công bằng xã hội, sau khi bị tòa phúc phẩm giữ nguyên mức án 20 tháng tù vừa bị chuyển đến trại giam Gia Trung ở tỉnh Gia Lai ở Tây Nguyên. Con trai bà Thêu hôm nay cho Đài Á Châu Tự Do biết về tin này như sau:



Hôm 11 tháng 12, sau khi đáp xuống sân bay Pleiku thì mẹ tôi có điện về và thông báo rằng trại giam Hỏa Lò và an ninh đã áp giải mẹ tôi đến sân bay Pleiku và tiếp tục chuyển đến trại giam Gia Trung ở Gia Lai cách Pleiku 50 cây số.

Việc chuyển trại xa như thế này gia đình tôi rất vất vả. Hiện tại tôi vừa đáp xuống sân bay Pleiku và đang tìm chỗ nào đấy nghỉ qua đêm ở đây để sáng mai lại bắt xe đò đến trại giam khoảng 50 cây số. Tôi được biết có một vài anh chị cô bác ở Sài Gòn sáng mai cũng sẽ đến trại giam động viên gia đình và mẹ tôi mặc dù mọi người đều biết là chỉ có mình tôi duy nhất được phép vào thăm mẹ tôi mà thôi.

Cuối tháng 11 vừa qua, tòa phúc thẩm Hà Nội y án mức 20 tháng tù mà tòa sơ thẩm tuyên cho bà Thêu hồi tháng 9 với cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng’. Trước đó bà từng bị bắt vào tháng tư năm 2014, sau đó bị tuyên án 15 tháng tù với cáo buộc’ chống người thi hành công vụ’.

Sáng nay, các bậc phụ huynh của hơn 400 học sinh trường tiểu học Cồn Sẻ đã cho các em nghỉ học và biểu tình trước cổng trường, để phản đối tình trạng lạm thu và phẩm chất giáo dục của nhà trường kém suốt nhiều năm nay.

Nhiều băng rôn biểu ngữ viết trên giấy A4 được các em học sinh cầm và biểu tình trước cổng trường vào sáng ngày 05-12-2016 như: “25 năm quá đủ cho một ngôi trường. 25 năm quá đủ cho một két sắt”; “Yêu cầu Giáo dục và Đào tạo thị xã Ba Đồn thanh tra–thanh trừng sự gian dối của ông Nguyễn Minh Khai”…

Các bậc phụ huynh có con em học tại trường tiểu học này cho rằng, nhiều khoản chi phí như tu bổ cơ sở vật chất của trường, điện, nước, tiền trang trí lớp học, khoản thu ủng hộ bão lụt… được đóng hàng năm, nhưng các vật dụng trong lớp học và cơ sở vật chất của trường đã xuống cấp một cách trầm trọng nhiều năm nay, không được nhà trường quan tâm một cách thỏa đáng. Điều này khiến các bậc phụ huynh tình nghi nhà trường có dấu hiệu bòn rút tiền của cha mẹ học sinh –là những người dân nghèo– để trục lợi cá nhân.

Nhiều bậc phụ huynh phản ánh: phòng học của trường không đủ ánh sáng; quạt trần quá cũ và lâu năm không thể sử dụng vì có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng cả thầy lẫn trò; nhiều phòng học không có quạt; nhà vệ sinh xuống cấp…

Điều đáng lưu ý, nhiều em học sinh đã học xong lớp 5 tại trường này nhưng vẫn chưa biết đọc, biết viết. Sự việc này đã được báo chí lề đảng phản ánh. Tuy nhiên, ngay sau đó, cũng trong hệ thống tuyên truyền của nhà cầm quyền là VTC, Dân Trí lại loan tin rằng “thông tin không chính xác về vụ học sinh không biết đọc, biết viết vẫn phải lên lớp” tại thị xã Ba Đồn, Quảng Bình.

Tình trạng nghỉ học của hơn 400 em học sinh có thể tiếp tục kéo dài nếu như Bộ Giáo dục không thực tâm điều tra, xác minh, làm rõ.



NGUYÊN NHÂN HƠN 400 HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC CỒN SẺ NGHỈ HỌC

GNsP (06.12.2016)

Hơn 400 học sinh trường tiểu học Cồn Sẻ thuộc thị xã Ba Đồn, tỉnh Q.Bình tiếp tục nghỉ học bước sang ngày thứ hai vào hôm 06-12-2016.

Các bậc phụ huynh kiên quyết không cho con em đến trường nếu như Ủy ban Nhân dân thị xã Ba Đồn, Phòng Nội vụ thị xã Ba Đồn và Phòng Giáo dục thị xã Ba Đồn không giải quyết thỏa đáng những khiếu nại của phụ huynh.

Nhiều khoản thu khg cần thiết

Các khiếu nại đã được phụ huynh gửi đơn đến các cấp có thẩm quyền trước niên khóa 2016-2017, vào ngày 25-07-2016. Nội dung chính nhằm phản ánh tiến trình giáo dục của nhà trường không có phẩm chất, cũng như cần làm rõ và minh bạch các khoản thu –nhà trường yêu cầu học sinh đóng– được phụ huynh đánh giá là lạm thu suốt nhiều năm nay. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, các khiếu nại vẫn chưa được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Mỗi năm, mỗi em học sinh đóng chi phí học phí hơn 1 triệu đồng, trong đó có nhiều khoản thu được phụ huynh cho là không cần thiết, bao gồm: tiền điện và tiền nước 50.000 VNĐ/1 em; giấy thi 30.000 VNĐ/1 em; ủng hộ bão lụt 30.000 VNĐ/1 em; khuyến học của xã 10.000 VNĐ/1 em; quỹ phụ huynh 80.000 VNĐ/1 em; trang trí lớp học 50.000 VNĐ/1 em…

Một phụ huynh tên Hiệp có con em theo học tại trường tiểu học Cồn Sẻ phản ánh: “Có những khoản nó nằm ngoài luồng, không có trong quy định để nhà trường thu thêm như đóng tiền ngày 20 tháng 11, đóng tiền tết trung thu hằng năm, mỗi em 30 ngàn nhưng mỗi em chỉ nhận được ít bánh ít kẹo. Tôi nghĩ rằng ngày tết trung thu nếu như nhà trường có kinh phí thì tổ chức, hoặc các cơ quan đoàn thể nào cho quà các em thì tổ chức, còn ở đây lại thu tiền của học sinh để tổ chức cho học sinh.”



Cơ sở trường tiểu học Cồn Sẻ xuống cấp

Các bậc phụ huynh cũng cho biết, cơ sở vật chất của trường xuống cấp một cách trầm trọng nhiều năm nay, gây nguy hại đến tính mạng và sức khỏe của các em học sinh, nhưng không được nhà trường quan tâm. Ông Hiệp cho hay:



“Cơ sở vật chất càng ngày càng xuống cấp. Khu vệ sinh của các em không được đầu tư, rất bẩn thỉu và chưa có nơi nào bẩn như ở trường tiểu học Cồn Sẻ. Cửa làm bằng kính, bị vỡ nhưng không sửa chữa, trong khi đó ban giám hiệu nhà trường thu tiền hàng năm. Phòng ốc thiếu ánh sáng, hệ thống làm mát. Trang thiết bị của trường, học sinh đều phải đóng tiền nhưng không đáp ứng được nhu cầu của các em.”

Một phụ huynh khác tên Kính cho biết thêm: “Nhất là vào mùa hè chẳng có quạt, có nước uống cho các em hằng ngày. Thầy hiệu trưởng, ông Nguyễn Minh Khai đã làm tại trường Cồn Sẻ hơn 25 năm nay, nhưng không có gì vượt trội so với các trường khác mà chất lượng giáo dục ngày càng sa sút. Nhiều em học không biết chữ nào, nhưng các thầy cô vẫn cho lên lớp nên chúng tôi không vừa lòng.”



Lên lớp theo “quy trình”

Ông Lưu có con em theo học tại trường tiểu học Cồn Sẻ tiếp lời: “Vào năm 2015, các bậc phụ huynh phải chung tiền mua quạt mới gắn vào phòng học cho các em học sinh, mua hai cái quạt mới. Những em học sinh ở đây học tại trường tiểu học Cồn Sẻ có học lực khá và giỏi nhưng khi lên cấp hai học trong xã thì lại là học sinh yếu và kém. Trình độ giáo dục của thầy cô ở trường này không đảm bảo chất lượng so với các trường khác.”

Nhiều học sinh theo học tại trường tiểu học Cồn Sẻ đã học xong lớp 5 nhưng vẫn chưa biết đọc, biết viết thông thạo như một em học sinh lớp 1 bình thường. Khi cha mẹ phát hiện ra trình độ học vấn thực của con em, họ đã đề nghị thầy hiệu trưởng cho các em ở lại học lớp 1 nhưng thầy cương quyết không cho và tự ý phê duyệt cho các em lên lớp theo đúng “quy trình”.

Giáo viên thiếu đức hạnh

Nhiều phụ huynh còn phản ánh rằng một vài thầy đã đứng trên bục giảng trong tình trạng say khướt, thậm chí có thầy đã bị đưa ra tòa vì mải mê cờ bạc và ăn cắp đồ của người dân. Ông Hiệp cho biết: “Nhiều thầy cô không đủ phẩm chất giảng dạy cho các em. Cách đây 3 năm, 2013, có một thầy giáo mê cờ bạc, ăn cắp đồ của người dân ở đây… nhưng trường vẫn bao che cho thầy ấy và vẫn cho thầy ấy dạy ở trường. Sau một thời gian phụ huynh học sinh làm đơn khiếu nại nhiều lần thì thầy được đưa đi chỗ khác, nhưng cũng lại rơi vào cờ bạc, trộm cắp nên bị ở tù. Có thầy giáo uống rượu, say xỉn và ngủ ngay trên bàn học của giáo viên…”

Đa số các bậc phụ huynh nơi đây mong rằng Phòng Giáo dục Ba Đồn hãy thuyên chuyển ông Ng. Minh Khai đã làm hiệu trưởng ở trường tiểu học Cồn Sẻ suốt 25 năm nay, thay đổi phương pháp giáo dục, tu bổ lại trường học để các em học sinh có thể tiến thân trong con đường học vấn.

Ông Hiệp mong muốn: “Một đất nước muốn đi lên thì người đứng đầu phải vì dân vì nước. Một gia đình muốn phát triển tốt, con cái ngoan hiền thì người làm cha làm mẹ phải gương mẫu. Học sinh của trường Cồn Sẻ muốn phát triển tốt thì phải có một người lãnh đạo và ban giám hiệu nhà trường tốt. Nếu như sự giám sát của ban giám hiệu nhà trường đối với giáo viên lỏng lẻo thì chất lượng giảng dạy của thầy cô sẽ xuống cấp.”

Như GNsP đã loan tin, hơn 400 em học sinh thuộc trường tiểu học Cồn Sẻ đồng loạt nghỉ học bắt đầu từ ngày hôm qua, ngày 05-12-2016. Và các em đã cầm băng rôn biểu ngữ ngay trước cổng trường. Ngay sau đó, thầy cô đi đến từng nhà em học sinh khuyên răn và mong các em quay trở lại trường học.

Tuy nhiên, các em chỉ được đến trường khi các khiếu nại của các phụ huynh được giải quyết một cách thỏa đáng. Ông Kính nói: “Trong thời gian các cháu nghỉ học, chúng tôi sẽ thuê giáo viên về dạy thêm cho các cháu. Nếu họ không trả lời với chúng tôi thì dân chúng tôi sẽ biểu tình trong những ngày tới.”

Người dân thuộc thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp từ vụ thảm họa ô nhiễm môi trường biển do nhân tai Formosa xả thải và cũng chịu nhiều ảnh hưởng lũ lụt do đập thủy điện gây ra.

Với những “tai nạn” liên tiếp xẩy ra trong ngành giáo dục gần đây, từ việc các cô giáo đi “phục vụ” các quan ở nhà hàng đến ông bộ trưởng nói “ngọng”, đã đến lúc phải xem lại “tính chất” của nền giáo dục được qui định tại khoản 1 Điều 3 Luật Giáo dục: “Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác–Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng”!
Formosa Hà Tĩnh.

Tôn Hoa Sen Cà Ná. Cùng hợp sức giết cá. Ngư dân hết ra khơi. Để Đông Hải biển trời. Rơi vào tay Tàu cộng !!!
Sáng nay, người dân Hà Tĩnh và Nghệ An đã đồng loạt chặn xe đường qua cầu Bến Thủy để phản đối việc Trạm thu phí này đã lạm dụng việc thu phí, ép buộc oan uổng người dân biết bao năm nay. Hàng loạt xe ôtô và người dân đã chặn đường qua trạm này, căng băng rôn khẩu hiệu phản đối việc lạm thu và sự bất hợp lý đổ xuống đầu họ bao nhiêu năm nay. Nhiều xe cộ đã đồng loạt dừng trước Trạm và căng băng rôn kêu cứu tới các cơ quan chức năng.

Đông đảo người dân đã ủng hộ việc này và cho biết từ nay sẽ tiếp tục phản đối cho đến khi những yêu cầu của họ được đáp ứng. Nhà cầm quyền tiếp tục sử dụng con bài: giải tán, hứa hẹn giải quyết và đe dọa "sẽ xử lý kẻi gây mất trật tự giao thông".



Vì đâu nên nỗi

Dự án BOT do Tổng công ty Công trình giao thông 4 (Cienco 4) làm chủ đầu tư, gồm: Tuyến tránh TP Vinh; dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ (QL) 1A đoạn nam cầu Bến Thủy đến đường tránh TP Hà Tĩnh. Tuy nhiên, những người dân không hề sử dụng những đoạn đường này vẫn cứ phải nộp tiền đều đều mỗi lượt qua cầu.

Những người dân ở Nghi Xuân, làm việc ở Thành phố Vinh hoặc người dân TP Vinh đi Nghi Xuân, chỉ đi qua cầu Bến Thủy đều phải bị móc túi đều đề hàng ngày. Mức thu phí của trạm này thuộc một trong những mức cao nhất của các Trạm ở Miền Bắc, với mức thu hiện nay là 45.000 đồng/lượt xe 4 chỗ. Một người dân làm việc ở Vinh, nhà ở Nghi Xuân, chỉ qua bên kia cầu Bến Thủy đi làm hàng ngày mỗi tháng mất 4.680.000 đồng tiền khi qua trạm này.

Điều này gây nhức nhối cho bao người dân ở đây và thể hiện rõ ràng sự chèn ép dân từ phía nhà đầu tư được sự hợp sức của nhà cầm quyền. Dù báo chí đã nhiều lần chỉ ra sự bất cập này, dân đã nhiều lần phản ứng bằng đơn từ, kiến nghị... nhưng tất cả đều bị bỏ ngoài tai.

Và chuyện phải đến đã đến, sáng nay 3-12-2016, người dân đã không thể im lặng, họ đồng loạt phản ứng.

Việc những công ty, cá nhân... các nhóm lợi ích núp dưới bóng danh nghĩa nhà nước để vơ vét của người dân trái lẽ thường, trái luật pháp và ép buộc người dân đến mức kiệt cùng là một thảm họa xã hội đã và đang xảy ra khắp nơi.

Gần đây, các dự án giao thông BOT đã lạm dụng điều này. Những thành phố lớn như Hà Nội, các dự án BOT đã bao vây mọi đường vào, ngõ ra của thành phố. Bất cứ người dân nào ra khỏi thành phố đều bị móc túi. Thậm chí cả những con đường được đầu tư bằng tiền ngân sách nhà nước, tức là tiền thuế của người dân. Đoạn đường Bắc Thăng LongNội Bài là một ví dụ, Trạm thu phí mấy chục năm nay vẫn cứ nghiễm nhiên tồn tại dù người dân đã kêu tham thấu cả trời xanh. Một số đường cũ được đầu tư bằng vốn ngân sách, nay các tập đoàn tư nhân, của những nhóm lợi ích chỉ cần đầu tư ít tiền sửa sang lại, rải lại mặt bằng và... thu phí. Đoạn đường Pháp Vân - Cầu Giẽ đã và đang là một ví dụ điển hình.

Khắp nơi từ Nam ra Bắc, các trạm thu phí bất chấp những quy định, luật lệ cũng như những điều mà lẽ thường người dân ai cũng biết: Không ai phải trả tiền cho những dịch vụ mà họ không hề sử dụng.

Một điều mà nhà nước không bao giờ nói đến, người dân ai cũng biết nhưng cứ chấp nhận như một nạn cướp bóc không thể thay đổi, đó là Phí giao thông. Ai cũng biết rằng: phí giao thông đường bộ, đường thủy đã được nhà nước tận dụng bằng mọi cơ hội mà người dân không thể thoát.

Phí giao thông được đưa vào xăng dầu bán cho người dân, dù đã có nhiều nhà phân tích rằng như vậy không hợp lý, bởi có những người sử dụng xăng dầu cho máy móc hoạt động mà không hề tham gia giao thông. Nhưng điều đó không được quan tâm. Phí giao thông bị chặn bắt mua ngay khi đăng kiểm xe ôtô, dù lưu thông hay không trên đường, thì đến mỗi kỳ đăng kiểm, xe ôtô vẫn cứ phải mua phí đường bộ.

Phí giao thông lại được thu từng chặng trên mỗi đoạn đường đi mà nhà nước đã giao cho các dự án BOT... Mà những dự án này số tiền đầu tư ra sao, thu nhập thế nào từ đồng tiền người dân... tất cả chỉ có những nhà đầu tư và những người quản lý của họ biết. Thậm chí còn cãi nhau loạn xà ngầu về số liệu vì lẽ ra thu 5 năm thì được thu 10 năm...

Tất cả vào đầu người dân chịu, những người dân đã không còn cách nào khác là cứ tiếp tục bị lột bằng những chiêu trò này. Nhưng, con giun xéo lắm cũng quằn. Rồi sẽ đến ngày không thể quằn hơn nữa.



Và chuyện gì đến sẽ phải đến.




S 257 Trang

Каталог: tdnl

tải về 0.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương