Suy niệm LỄ MÌnh máu thánh chúa kitô- b lời Chúa: Xh 24,3-8; Dt 9,11-15; Mc 14,12-16. 22-26 MỤc lụC


Đây là Mình Thầy, đây là Máu Thầy



tải về 347.76 Kb.
trang5/15
Chuyển đổi dữ liệu17.11.2017
Kích347.76 Kb.
#34396
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

9. Đây là Mình Thầy, đây là Máu Thầy


(Suy niệm của Noel Quesson)

Năm 1263, một linh mục người Đức cử hành Thánh Lễ ở nhà thờ kính Thánh Christiana. Lúc bẻ bánh, đột nhiên, linh mục thấy Mình Thánh không còn là hình bánh, mà đã biến thành Thịt và Máu thực. Những giọt máu loang ra thấm ướt tấm khăn Thánh trên bàn thờ. Linh mục vội gấp khăn lại, nhưng gấp tới đâu, máu thấm ra tới đó, máu thấm qua 25 lần vải. Vị linh mục vừa cảm động vừa sợ hãi đến mức không tiếp tục Thánh Lễ được.

Ngài tới yết kiến Đức Giáo Hoàng Urbanô và kể lại sự kiện ấy. Đức Giáo Hoàng sai một Giám Mục đến rước Mình Thánh cùng tấm khăn đẫm máu về Tòa Thánh đặt ở nhà thờ chánh tòa cho giáo dân thờ kính. Năm sau, (1264) vào ngày mồng 8 tháng 9, Người ra sắc dụ lập lễ kính Thánh Thể trong toàn Giáo Hội như chúng ta mừng kính hôm nay.

Đã có nhiều phép lạ về Thánh Thể. Chắc Chúa Giêsu muốn củng cố niềm tin của chúng ta vào bí tích này, cho chúng ta hiểu rõ ý định của Người khi lập phép Thánh Thể, đó thực là của nuôi linh hồn chúng ta, cần thiết cho linh hồn cũng như đồ ăn cần cho thân xác. Đó thực là Thịt và Máu của Chúa, dù mắt thường không nhận rõ thực tại này.

Trong Thánh Lễ, linh mục làm những cử chỉ Chúa đã làm trong bữa Tiệc ly, cũng đọc những lời Chúa đã đọc: “Các con làm việc này để nhớ đến Thầy”. Làm việc này là việc gì? Là cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng bẻ ra và phân phát cho mọi người.

Bí tích Thánh Thể là trung tâm đời sống Kitô hữu. Trước hết vì ở đây cử hành mầu nhiệm Cứu độ. Chúa Giêsu đã chết để cứu chuộc nhân loại. Người chết vì yêu thương chúng ta. Ngoài việc chết một lần trong lịch sử, Chúa còn dùng Thịt và Máu nuôi dưỡng ta, để biểu lộ Tình yêu của Chúa, để ta thông hiệp với sự sống vô biên của Chúa, của một vị Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta cho đến muôn đời. Những thực tại này được thể hiện trong bí tích Thánh Thể, trong Thánh Lễ. Sống cuộc sống thế trần chúng ta cốt đem sự sống tới cho loài người và bí tích Thánh Thể chính là suối nguồn sự sống. Chúng ta cần năng tiếp xúc với nguồn sống đó, chúng ta mới có sự sống để có thể chuyển thông sự sống ấy cho người khác.

Trong Thánh Lễ, chúng ta được đón nhận Lời Chúa và tiếp nhận Mình Chúa vào tâm hồn. Lời Chúa đã thành cụ thể đi vào tâm hồn ta khi ta tiếp nhận Mình Chúa. Chúa đã hiến mạng sống cho mọi người và trao ban chính mình cho chúng ta như là bánh sự sống, vì lẽ đó, tiệc Thánh Thể là nhiệm tích Mình và Máu Đức Kitô, nhiệm tích của sự hiện diện đích thực của Đức Kitô. Chính Thánh Linh đã làm cho Đức Kitô thực sự có mặt và hiến ban trong Bánh và Rượu (Conseil oecuménique năm 1974).

Tiệc Thánh Thể còn là cuộc họp mặt của các tín hữu. Muốn được Ơn Chúa, chúng ta phải hiệp nhất với nhau. Thánh Thể là dấu hiệu hiệp nhất rõ ràng và vững chắc: chỉ có một tấm bánh, một chén rượu chia ra cho mọi người. Trong chúng ta đều lưu hành một của ăn và một thức uống, đều có chung một nguồn sống. Từ Thánh Lễ đi ra, chúng ta ý thức mình là một phần chi thể, là Thịt Máu Đức Kitô, chúng ta mang Đức Kitô trong mình. Trong khi đó, người anh chị em bên cạnh ta cũng là phần chi thể Máu Thịt Đức Kitô như ta. Còn gì gần gũi hơn và thân thiết hơn thế.



Lạy Chúa, nhờ bí tích Thánh Thể, chúng con được hòa nhập vào sự sống Thánh thiện của Chúa. Nhờ hiến lễ Tạ Ơn, chúng con cũng được tôn vinh Thiên Chúa; nhờ Tiệc Thánh, chúng con được hiệp nhất với nhau trong Ngài. Chúng con xin cảm tạ Ngài.

10. Thánh Thể – Lm. Giuse Trần Việt Hùng


Trong một số nhà thờ, nơi gian cung thánh hay trước bàn thờ có chạm trổ hình con chim bồ nông mẹ đang truyền của ăn cho các chim con. Biểu tượng của chim bồ nông mẹ nuôi con có gốc tích trong truyền thuyết cổ xuất hiện trước thời Kitô giáo. Theo truyền thuyết, trong mùa đói khát, chim bồ nông mẹ đã lấy mỏ tự mổ vào ngực để dùng máu mình mà dưỡng nuôi các con. Có một truyền thuyết khác nói rằng chim bồ nông mẹ đã dùng máu mình để tái sinh các con đã chết, nhưng chính mẹ lại bị chết. Chúng ta dễ hiểu tại sao các Kitô hữu thời sơ khai đã dùng hình ảnh này để ám chỉ Chúa Giêsu. Chim bồ nông mẹ là biểu tượng Chúa Giêsu cứu độ đã hy sinh mạng sống để cứu chuộc chúng ta. Con người đã chết trong tội và được vui hưởng sự sống mới qua giá Máu Châu Báu của Chúa Kitô.

Bí tích Thánh Thể còn được gọi là Bí tích Tạ Ơn (Thanksgiving). Chúa Giêsu đã lập Bí tích này trong Bữa Tiệc Ly như là Giao Ước mới. Ngày xưa, ông Môisen đã dâng lễ toàn thiêu và hiến dâng Thiên Chúa của lễ đền tội. Dân Dothái đã giết những con bò tơ làm hy lễ giao hoà. Ông Môisen hướng dẫn Dân theo nghi thức hoà giải. Ông dâng của lễ và mời gọi dân chúng đồng lòng tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa: Ông lấy cuốn sách giao ước đọc cho dân nghe. Họ thưa: “Tất cả những gì Thiên Chúa đã phán, chúng tôi sẽ thi hành và tuân theo” (Xh 24,7). Ông lấy máu rảy trên dân để ký kết giao ước: “Đây là máu giao ước Thiên Chúa đã lập với anh em, dựa trên những lời này” (Xh 24,8).

Tác giả thư gửi tín hữu Do thái diễn tả về Chúa Giêsu: “Người đã vào cung thánh không phải với máu các con dê, con bò, nhưng với chính máu của mình, Người vào chỉ một lần thôi, và đã lãnh được ơn cứu chuộc vĩnh viễn cho chúng ta” (Dt 9,12). Ngày xưa người ta dùng máu dê và tro bò rảy trên kẻ ô uế còn thánh hoá được thân xác nên trong sạch, thì nay Chúa Kitô đã hiến tế chính máu mình để tẩy sạch tội lỗi chúng sinh. Trước khi dâng mình hiến tế trên thánh giá, Chúa Giêsu đã lập Bí tích Thánh Thể trong Bữa Tiệc Ly. Thánh Marcô đã ghi lại: Cũng đang bữa ăn, Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói: “Anh em hãy cầm lấy, đây là Mình Thầy” (Mc 14,22). Bánh và rượu là của ăn, của uống nuôi sống chúng ta hằng ngày. Hình ảnh tấm bánh được kết thành bởi muôn hạt miến và chén rượu được ép bởi muôn ngàn trái nho chín. Chúa dùng cả bánh và rượu để biến đổi nên Mình và Máu Thánh Chúa: Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. Người bảo các ông: “Đây là Máu Thầy, Máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người” (Mc 14,23-24).

Qua quyền năng của Chúa Thánh Thần và các linh mục lập lại lời truyền phép của Chúa Giêsu Kitô, Linh Mục thượng phẩm, bánh và rượu đã trở nên Mình Máu Chúa. Sau khi đọc lời truyền phép, linh mục chủ tế đã tuyên xưng: Đây là mầu nhiệm đức tin. Chúng ta tin thật Chúa Giêsu ngự trong Bí tích Thánh Thể. Sự biến đổi bản thể của bánh và rượu trở nên Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Lúc chúng ta lên rước lễ, trước khi trao Mình Thánh, linh mục nói: Mình Thánh Chúa Kitô, chúng ta thưa: Amen. Khi trao Máu Thánh, linh mục hay thừa tác viên nâng cao chén thánh và nói: Máu Thánh Chúa Kitô, chúng ta thưa: Amen. Bí tích Thánh Thể là trung tâm điểm của đời sống người Kitô hữu. Chúa Giêsu hiện diện thật trong Bí tích Thánh Thể. Tín hữu trong Giáo hội Công giáo tin nhận Chúa Giêsu hiện diện thật nơi Nhà Tạm và Mình Thánh là của ăn đàng cho những kẻ đau yếu bệnh hoạn hay trong cơn hấp hối.

Chúa Giêsu đã dưỡng nuôi chúng ta bằng Mình và Máu Thánh. Hình ảnh thứ hai rất thân thương và gần gũi là người mẹ nuôi con cũng bằng chính dòng sữa của mình. Các trẻ thơ đã được bú trực tiếp từ nguồn sống của người mẹ. Ở các nước chậm phát triển, các bà mẹ thường cho con bú từ 6 tháng tuổi cho tới 2 năm. Chúng ta biết nguồn sữa từ vú mẹ là loại sữa tốt nhất trong các loại sữa. Sữa được tiết ra từ dòng máu của mẹ. Sữa mẹ là nguồn sống và là nguồn tình yêu. Sữa có đủ các chất béo, ngọt, nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho bé phát triển. Có một điều lợi ích của việc cho con bú là trung bình 500 lượng calo, một ngày sẽ giúp người mẹ giảm cân sau khi sanh.

Chúa Giêsu đã nhiều lần hoá bánh ra nhiều để nuôi dân. Chúa cũng đã làm biến đổi sáu chum nước ra thành rượu tại tiệc cước Cana. Chúa biết những nhu cầu cần yếu của cuộc sống con người. Con người sống thì cần phải ăn phải uống và phải hít phải thở. Ăn uống làm tăng thêm chất bổ dưỡng để nuôi sống. Thật lạ lùng, khi chúng ta ăn bánh, uống rượu và bất cứ loại đồ ăn thức uống nào, khi đã nuốt vào bao tử trong vòng 30 phút, các cơ quan trong thân thể nhanh chóng biến đổi các thức ăn thành chất bổ dưỡng nuôi sống các cơ quan. Thức ăn trở thành máu, thành thịt và giúp làm sống động các cơ năng tuần hoàn trong thân thể. Đây là một chu kỳ nhiệm mầu mà Thượng Đế đã an bài.

Thức ăn bổ dưỡng sẽ giúp cho thân xác khoẻ mạnh và tinh thần minh mẫn. Bí tích Thánh Thể cũng đáp ứng những nhu cầu về linh hồn và thân xác. Chúng ta tin Chúa Giêsu hiện diện trong Bí tích Thánh Thể. Có nhiều nơi, các tín hữu có thói quen thay phiên nhau Chầu Mình Thánh Chúa suốt ngày đêm. Có những người quỳ lặng cầu nguyện trước Nhà Tạm hàng giờ để kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu Thánh Thể là nguồn suối ủi an và nơi nương tựa. Chính Chúa Giêsu đã phán: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28). Kết hợp với Chúa trong Bí tích Thánh Thể sẽ mang lại nguồn tươi mát và dịu êm. Giáo Hội mời gọi chúng ta năng kính viếng và lặng quỳ bên Thánh Thể Chúa. Chúng ta sẽ gặp gỡ một Chúa thật có trái tim biết cảm thông và yêu thương.

Bí tích Thánh Thể là Bí tích Tình Yêu mà Chúa Giêsu đã lập để tiếp tục lễ hy sinh trên Thánh giá và để ban Mình Máu Người hiện diện trong hình bánh rượu, làm của nuôi linh hồn. Bí tích Thánh Thể được cử hành trong thánh lễ. Thánh lễ dâng mỗi ngày cũng là một lễ như xưa trên cây Thánh Giá, vì cũng là một Chúa Kitô làm chủ tế và của lễ nhưng không còn đổ máu như xưa. Thánh lễ quý trọng vô giá. Thánh lễ giao hoà con người với Thiên Chúa. Thánh lễ liên kết mọi người hợp nhất với nhau. Thánh lễ là lời tạ ơn tuyệt vời. Thánh lễ mang lại ơn tha thứ và cứu độ. Mỗi khi cử hành thánh lễ, chúng ta tuyên xưng việc Chúa Giêsu chịu đau khổ, chịu chết và sống lại cùng mong đợi Chúa lại đến trong vinh quang.

Chúng ta hãy năng tham dự thánh lễ. Tham dự một cách sốt sáng và hiệp thông. Chúng ta không đi xem lễ hay dự lễ như khách bàng quan, nhưng hãy tham dự một cách tích cực. Hiệp lễ bằng cách cùng thưa kinh, dâng lời ca tiếng hát, hoà điệu trong mọi nghi thức cử hành và nhất là lắng nghe và áp dụng Lời Chúa trong cuộc sống. Có đôi trường hợp, chúng ta đi tham dự thánh lễ như để chu toàn bổn phận giữ ngày Chúa Nhật. Đi trễ về sớm. Không hiểu ngôn ngữ, nghe tai này ra tai kia. Để nuôi dưỡng đời sống nội tâm, chúng ta cần dành chút thời giờ riêng tâm sự với Chúa và sưởi ấm tâm hồn.

Lạy Chúa, con nhìn thấy Nhà Tạm nơi Chúa ẩn ngự, nhưng con chẳng muốn đến gần. Con tất bật lo lắng công việc và đi qua đi lại lo sửa soạn mọi thứ. Đèn chầu vẫn cháy sáng, nhưng lòng con đã ngụm tắt từ bao giờ. Xin Chúa giúp chúng con khơi lại ngọn lửa mến để sưởi ấm tâm hồn. Xin Chúa tha thứ những lần chúng con thờ ơ lãnh đạm và làm ngơ trước sự hiện diện của Chúa. Xin thương xót chúng con.


Каталог: sites -> default -> files -> Documents -> 201506
201506 -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin giáo xứ jeanne d’arc (NGÃ SÁU) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận 5
Documents -> Ban biên tập báo mẹ hiềN
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc (NGÃ SÁu chợ LỚN) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận 5
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> TẬp san hiệp sống tin mừng tháng 12. 2015 TƯ liệu học tập của hiệp hội thánh mẫu lưu hành nội bộ NỘi dung
Documents -> KÕt cÊu bª t ng Vµ bª t ng cèt thÐp L¾p ghÐp
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> Ban biên tập báo mẹ hiềN

tải về 347.76 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương