Suy niệm LỄ MÌnh máu thánh chúa kitô- b lời Chúa: Xh 24,3-8; Dt 9,11-15; Mc 14,12-16. 22-26 MỤc lụC



tải về 347.76 Kb.
trang4/15
Chuyển đổi dữ liệu17.11.2017
Kích347.76 Kb.
#34396
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

7. Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô


(Suy niệm của Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm)

Chúa Nhật thứ hai sau lễ Hiện Xuống, Giáo Hội mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Đây là lễ rất quan trọng, vì nó diễn tả sự hiểu biết và niềm tin của Kitô hữu vào Đức Giêsu Kitô.



I. Bí tích Thánh Thể là một sáng kiến tuyệt vời

Khi Thiên Chúa đưa dân Do Thái ra khỏi Aicập, dân đã phải đi trong hoang địa bốn mươi năm trường. Giữa chốn hoang vu như vậy và không canh tác, làm sao dân có lương thực để ăn? Thiên Chúa đã cho Manna từ trời rơi xuống để nuôi dân. Đây là một điều rất lạ lùng trong lịch sử loài người. Dân Do Thái đã tưởng rằng Môsê là người đã cho dân Manna, nhưng Đức Giêsu đã đính chính: “Thật, tôi bảo thật các ông, không phải ông Môsê đã cho các ông ăn bánh bởi trời đâu, mà chính là Cha tôi đã cho các ông ăn bánh bởi trời…” (Ga. 6, 32).

Trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ, cũng là bữa tiệc Đức Giêsu và các môn đệ làm theo truyền thống Do Thái tưởng niêm lễ Vượt Qua, Đức Giêsu cầm lấy bánh và nói: “Anh em hãy cầm lấy mà ăn, này là mình thầy, sẽ bị trao nộp vì anh em;” cũng tương tự vậy, Ngài cầm lấy chén rượu, dâng lời tạ ơn và nói: “Anh em hãy cầm lấy mà uống, này là chén máu thầy, máu giao ước mới, giao ước vĩnh cửu, sẽ đổ ra vì anh em” (Mc. 14, 23-24).

Bí tích Thánh Thể là sáng kiến tuyệt vời của Đức Giêsu. Bí tích Thánh Thể là biểu tượng tình yêu của Đức Giêsu cho con người, cho thấy Đức Giêsu đã tự nguyện chấp nhận cái chết, điều mà hôm sau như thể Đức Giêsu không thể nào trốn thoát được. Đức Giêsu như tấm bánh được bẻ ra nuôi sống nhiều người. Đức Giêsu là lương thực, là sự sống cho con người. “Ai không ăn bánh này, sẽ không có sự sống nơi mình” (Ga.6, 53).



II. Bí tích Thánh Thể hàm chứa một mặc khải sâu xa

“Làm sao một người lại có thể lấy máu thịt mình nuôi sống chúng ta?” (Ga. 6,52). Người ta dùng cơm bánh để sống chứ không ai ăn thịt uống máu người khác để sống. Quả thực lời nói của Đức Giêsu thật “khó nghe” đối với không chỉ con người đương thời nhưng cả với con người của mọi thời đại. Đứng trước người phát biểu lời này, người ta sẽ nghĩ, hoặc đây là một người điên, hoặc đây là một người rất đặc biệt.

Đứng trước lời nói “sống sượng” của Đức Giêsu, một số đông dân chúng đã bỏ không đi theo Đức Giêsu nữa. Cả một số môn đệ xưa nay đi theo Ngài, cũng bỏ Ngài: “Lời chi mà sống sượng thế, ai nghe cho nổi” (Ga. 6,60). Đức Giêsu cũng nhận ra điều đó; Ngài hỏi nhóm mười hai: “còn các anh, các anh có muốn bỏ đi không?” (Ga. 6,67); và Phêrô đã có một câu trả lời rất đặc biệt: “bỏ Thầy thì chúng con biết theo ai, Thầy có lời ban sự sống đời đời” (Ga. 6,68). Thật sự, không thể ngờ rằng Phêrô có câu trả lời rất đặc biệt như vậy. Không có ơn từ trên, Phêrô không thể có câu trả lời như vậy. Không có ơn từ trên, người ta không thể tin bí tích Thánh Thể được.

Làm sao một người lại có thể là lương thực nuôi sống người khác? Nếu không phải là người bị khùng điên, thì hẳn phải là một người rất đặc biệt. Người này phải có một nguồn gốc thần linh. Những người chấp nhận lời nói này của Đức Giêsu, phải là người được ơn như Phêrô và các môn đệ, nhận ra nguồn gốc siêu vượt của Đức Giêsu. Nếu chỉ là phàm nhân, thì không thể lấy thịt máu mình nuôi sống người khác. Đức Giêsu là người thuộc về Thiên Chúa hoàn toàn. Đức Giêsu là người thật và là Thiên Chúa thật. Đức Giêsu là Thiên Chúa nhập thể.



III. Bí tích Thánh Thể quy tụ và phát triển Giáo Hội Chúa Kitô

Ngày xưa người Do Thái đã có thói quen tụ họp nhau vào ngày sabbát để nghe đọc Lời Chúa. Chính thánh Phaolô cũng dùng những dịp người Do Thái gặp nhau này để rao giảng Đức Giêsu phục sinh cho người Do Thái. Với niềm tin vào Đức Giêsu phục sinh, Kitô hữu tụ họp nhau để lắng nghe Lời Chúa và cử hành nghi thức bẻ bánh: “Ngài cầm lấy bánh, bẻ ra, trao cho các môn đệ mà phán…” (Mc.14, 22). Kitô hữu không chỉ tụ họp nhau để lắng nghe Lời Chúa, mà còn để ăn thịt và uống máu Chúa, để có sự sống đời đời.

Ngày xưa khi nghệ thuật in ấn chưa phổ biến, việc tụ họp nhau để nghe Lời Chúa và được nghe giải thích Lời Chúa là chuyện cần thiết. Ngày nay, với phương tiện hiện đại người ta có thể có sách Lời Chúa để đọc hằng ngày, được nghe diễn giải Lời Chúa bất cứ lúc nào người đó muốn, nên nếu chỉ để nghe Lời Chúa, thì người ta không cần đến với nhau nữa. Tuy nhiên, Kitô hữu vẫn tiếp tục tụ họp nhau, không chỉ để nghe Lời Chúa nhưng còn để tham dự nghi thức bẻ bánh, để tham dự bí tích Thánh Thể.

Hiểu như trên, người ta nhận ra nét đặc biệt của giáo huấn về bí tích tư tế thừa tác nơi Hội Thánh Công Giáo. Bí tích Thánh Thể qua thừa tác viên tư tế mang tính xây dựng Giáo Hội Chúa Kitô. Không phải tất cả mọi người đều có thể cử hành bí tích Thánh Thể. Bí tích Thánh Thể không chỉ là dấu chỉ mình máu thánh Đức Giêsu Kitô, nhưng là biểu tượng, là dấu chỉ thực, vừa là dấu chỉ vừa là thực tại, là chính mình máu Đức Kitô. Chức vụ tư tế phổ quát, tư tế vương giả của mọi Kitô hữu, giúp Kitô hữu tham dự thánh lễ và rước Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Niềm tin vào bí tích Thánh Thể diễn tả sự hiểu biết sâu xa của Kitô hữu về chính Đức Giêsu, đồng thời củng cố nuôi dưỡng Hội Thánh. Đức Giêsu không chỉ là con người, nhưng còn là Thiên Chúa nhập thể. Chính Thiên Chúa xây dựng và củng cố Hội Thánh của Ngài qua bí tích Thánh Thể. Đức Giêsu Kitô củng cố và nuôi dưỡng Hội Thánh Chúa mỗi ngày.



Câu hỏi gợi ý chia sẻ

1. Bạn có bị khủng hoảng niềm tin vào bí tích Thánh Thể bao giờ chưa? Nếu được xin chia sẻ.

2. Bí tích Thánh Thể có giúp bạn sống đức tin Kitô hữu không?

3. Đức Giêsu Kitô hiện diện nơi cung lòng bạn và hiện diện nơi bí tích Thánh Thể khác nhau như thế nào? Xin giải thích theo sự hiểu biết của bạn.


8. Mầu nhiệm tình yêu.


(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)

Lúc đó tôi biết thế nào tôi cũng chết, nhưng tôi muốn con tôi được sống”. Đó là lời của bà Suzanna sau khi được cứu trong trận động đất ở Armêni vào tháng 12/1987. Trong số hàng ngàn người bị vùi lấp dưới đống gạch, có hai mẹ con bà Suzanna may mắn còn sống sót. Cô con gái bốn tuổi đòi uống nước. Tìm đâu ra nước khi hai mẹ con không có lối ra? Tình mẫu tử đã gợi lên cho bà một ý nghĩa táo bạo, đó là rạch ngón tay mình chảy máu để cho con mút. Đứa bé đã đỡ khát nhờ máu người mẹ. Nó đã sống cho đến khi cả hai mẹ con được cứu.

Câu truyện trên giúp chúng ta hiểu phần nào bí tích Thánh Thể. Chúa Giêsu đã chết để chúng ta được sống. Ngài chấp nhận chịu đổ máu qua cái chết thập giá và Ngài lấy Thịt Máu Ngài làm lương thực nuôi sống chúng ta.

Chính trong bối cảnh lễ Vượt Qua của người Do Thái, Chúa Giêsu đã thiết lập bí tích Thánh Thể, bí tích của Giao Ước mới: Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra, trao cho các môn đệ, đó là cử chỉ thuộc nghi thức bữa tiệc Vượt Qua (x.Xh 12,26-27). Nhưng lời mời gọi: “Các con hãy cầm lấy mà ăn, này là Mình Thầy”, Chúa Giêsu đã biến đổi ý nghĩa của cử chỉ thuộc lễ Vượt Qua cũ, và làm cho nó trở thành cử chỉ của riêng Ngài. Cả lời Chúa phán trên chén rượu cũng vậy: “Này là chén Máu Thầy, Máu Giao Ước mới sẽ đổ ra cho nhiều người được tha tội”. Lời này đã gợi lại Giao Ước Sinai, nhưng ở đây giao ước không còn được niêm ấn bởi máu chiên bò, mà là máu của chính Con Một Thiên Chúa, máu có hiệu lực thanh tẩy tội lỗi (Bđ. 2)

Hơn nữa, nếu trong lễ Vượt Qua, người ta cùng ăn thịt con chiên chịu sát tế, thì cử chỉ Chúa Giêsu bẻ bánh, trao cho, ám chỉ thân xác Chúa bị xâu xé, hiến cho người khác, và lời nói: “Máu Giao Ước mới sẽ đổ ra cho nhiều người…” lại càng làm nổi bật ý nghĩa hy tế của lễ Vượt Qua mới, tức là Bàn Tiệc Thánh Thể. Nói cách khác, dưới hình thức bánh rượu, Chúa Giêsu đã thể hiện trước, đã cảm nếm trước cuộc vượt qua của chính Ngài, tức là cuộc khổ nạn và Phục Sinh sẽ xảy ra hôm sau. Ngài biến cái chết thành hy lễ cứu độ đem là sự sống, thành quà tặng và lương thực siêu nhiên cho tất cả những ai tin vào Ngài. Nhờ đó, các môn đệ Chúa Giêsu khi ăn bữa tiệc này, đã được dự phần vào Giao Ước mới, được hiệp thông với Ngài trong biến cố chết và sống lại, được cùng với Ngài đi từ cõi chết vào cõi sống muôn đời. Và cũng từ đó, qua muôn thế hệ, mỗi lần cử hành Thánh Thể, một mặt Giáo Hội tái diễn và hiện tại hoá cuộc hiến tế của Chúa Giêsu để nhớ đến Ngài; mặt khác, Giáo Hội lại hướng về tương lai, hướng tới ngày Chúa đến trong vinh quang để đưa chúng ta vào dự bàn tiệc Nước Trời, bàn tiệc viên mãn đã được khơi mào từ Bàn Tiệc Thánh Thể hôm nay.

Theo lời Chúa truyền dạy: “Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (1Cr 11,24b), mỗi ngày và đặc biệt trong ngày Chúa Nhật, Giáo Hội cử hành Thánh Thể để nhắc con cái mình nhớ đến tình yêu của Đấng đã hiến mạng sống vì nhân loại, Đấng ấy vẫn đang hiện diện để trao ban cho nhân loại bánh sự sống là chính Mình Máu Ngài. Vì thế, khi tham dự Thánh Lễ, tôi không hiện diện như khán giả xem một vở kịch, cũng không phải chỉ nhớ đến một kỷ niệm trong quá khứ không liên hệ gì đến cuộc sống thực tế, nhưng là hiệp thông sự sống với Chúa Kitô, là chia sẻ hy tế thập giá của Ngài và cùng với Ngài tôi hiến dâng thân mình làm lễ tế sống động đẹp lòng Thiên Chúa (x. Rm 12,1). Do đó, khi tham dự Thánh Lễ, tôi không lập đi lập lại những cử chỉ, những động tác theo thói quen, nhưng tôi hiến dâng cho Chúa niềm vui nỗi buồn, những lo âu và hy vọng, những tâm tư thao thức của tôi. Nói chung là tất cả những gì đan dệt nên cuộc sông đời thường đều có thể trở thành hy lễ dâng lên Thiên Chúa, những hy lễ như dấu chỉ tình yêu của tôi nhằm đáp trả Đấng đã yêu thương đến nỗi hiến ban chính Con Một yêu dấu cho tôi.

Mặt khác, Thánh Thể không chỉ tạo mối tương quan ân tình giữa Chúa và cá nhân tôi, nhưng còn mờ rộng, bao trùm mọi người. Thật vậy, bí tích Thánh Thể đã được Chúa Giêsu thiết lập trong bầu khí thân tình của một bữa ăn từ giã. Tấm bánh Chúa Giêsu đã cầm và phân chia cho các môn đệ chính là bánh của bữa ăn hằng ngày nơi Ngài sống. Chén rượu cũng vậy, và bánh ấy, rượu ấy, đã được biến đổi thành Mình Máu Ngài. Do đó mầu nhiệm Thánh Thể còn là mầu nhiệm chia sẻ, chia sẻ để mọi người cùng ăn cùng uống trong tình huynh đệ, và chính việc chia sẻ này đã được Chúa Giêsu dùng như dấu chỉ các môn đệ làm để nhớ đến Ngài: Hai môn đệ đi Emmau đã nhân ra Đấng Phục Sinh và chính lúc Ngài “cầm lấy bánh chúc tụng, đoạn bẻ ra trao cho hai ông…” (Lc 24,30-31).

Ý thức chia sẻ đòi buộc mỗi người chúng ta không được đóng khung nhưng buổi cử hành Thánh Thể bên trong nhà thờ, nhưng phải sống mầu nhiệm Thánh Thể, mầu nhiẹm yêu thương ngay trong cuộc đời mỗi ngày. Chúng ta cũng không thể cử hành Thánh Thể một cách trung thực, nếu chúng ta sống dững dưng ích kỷ, bưng tai bịt mắt trước nhưng anh em đói khát khốn cùng, đòi khát cơm bánh vật chất, nhất là đói khát công lý và tình thương.

Giờ đây, chúng ta sắp cùng nhau chia sẻ Bàn Tiệc Thánh Thể, chia sẻ Mình Máu Chúa Kitô, Đấng đã hiến cả cuộc đời mình nên của lễ tình yêu. Xin Chúa giúp chúng ta, một khi đã hiệp thông với Ngài, thì cũng biết thông hiệp với anh em bằng cuộc sống yêu thương phục vụ, Có như thế, Bàn Tiệc Thánh Thể sẽ trở nên điểm hẹn diệu kỳ, nơi đây chúng ta được nối kết với Chúa Kitô, thông chia cùng một sự sống với Ngài. Nơi đây, chúng ta nối kết với mọi người anh em, để cùng nhau xây dựng một thế giới công bằng, yêu thương, đang lúc chờ đợi Bàn Tiệc hạnh phúc vĩnh cửu trong vinh quang Nước Trời.


Каталог: sites -> default -> files -> Documents -> 201506
201506 -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin giáo xứ jeanne d’arc (NGÃ SÁU) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận 5
Documents -> Ban biên tập báo mẹ hiềN
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc (NGÃ SÁu chợ LỚN) : 116a hùng Vương, Phường 9, Quận 5
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> TẬp san hiệp sống tin mừng tháng 12. 2015 TƯ liệu học tập của hiệp hội thánh mẫu lưu hành nội bộ NỘi dung
Documents -> KÕt cÊu bª t ng Vµ bª t ng cèt thÐp L¾p ghÐp
Documents -> TỔng giáo phận thành phố HỐ chí minh bản tin họ ĐẠo jeanne d’arc
Documents -> Ban biên tập báo mẹ hiềN

tải về 347.76 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương