Skkn: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc ở Trường thcs hoatieu vn


Hướng dẫn học sinh biểu diễn bài hát



tải về 274 Kb.
trang11/16
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích274 Kb.
#50711
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16
skkn-mot-so-bien-phap-giup-hoc-sinh-hoc-tot-mon-am-nhac-o-truong-thcs

Hướng dẫn học sinh biểu diễn bài hát.

Thông thường mỗi bài hát giáo viên đều hướng dẫn học sinh hát kết hợp vận động giúp cho các em tự nhiên khi hát. Tuy nhiên, ở một số bài GV có thể dạy HS một vài động tác tay hoặc múa đơn giản, phù hợp để các em có thêm những lựa chọn khi biểu diễn bài hát.

*Ví dụ 1:

Với bài hát Đi cấy, GV hướng dẫn một số động tác múa đèn của Thanh Hóa hoặc bài hát Vui bước trên đường xa GV hướng dẫn một vài động tác nhẹ nhàng uyển chuyển… Như vậy những điều đó sẽ không chỉ giúp cho cách trình bày bài hát thêm sinh động mà các em còn được tìm hiểu về những điệu múa mang tính chất đặc trưng vùng miền hay các động tác vui nhộn của tân nhạc rất cuốn hút và đặc sắc.

Thông qua những tiết học như vậy HS sẽ có những áp dụng sáng tạo trong những lần hội diễn văn nghệ trong nhà trường, các hoạt động ngoại khoá, biết cách dàn dựng và sử dụng những động tác múa phù hợp với thể loại bài hát…

Khi học GV đưa ra yêu cầu HS tự chọn nhóm 4 - 5 HS và biểu diễn bài hát có động tác phụ hoạ. GV không nên áp đặt các em vào từng nhóm, để các em tự chọn sẽ làm HS phấn khởi, vui thích khi được làm việc trong nhóm phù hợp về sở thích, về âm vực, chất giọng…

- HS sẽ tự chọn nhóm có giọng hát thích hợp về âm vực để trình bày bài hát.

- HS tự chọn cách trình bày bài: Các em có thể trình bày bài một hoặc hai lần, có mở đầu có kết thúc, mỗi câu hát sẽ do em nào đảm nhiệm hay cả nhóm cùng hát. Bài hát gồm mấy đoạn, tính chất như thế nào? (GV có thể gợi ý trước). Ngoài ra, HS có thể chọn để sử dụng các cách hát như lĩnh xướng, hoà giọng, đối đáp…làm thế nào để phù hợp với nội dung cũng như cấu trúc bài hát. Như vậy hình thức trình bày bài hát của mỗi nhóm sẽ rất đa dạng, phong phú, giàu tính sáng tạo.

- HS tự chọn động tác phụ hoạ cho bài hát: HS có thể nghĩ ra động tác phù hợp với nội dung bài hát và tập trình bày cho đều, đẹp (hát kết hợp vận động hoặc múa, hát kết hợp một vài động tác diễn xuất).

- Tuy nhiên để sự sáng tạo đạt hiệu quả cao, GV cần tạo điều kiện về thời gian cho HS chuẩn bị. Thông thường GV thông báo trước một tuần để HS chọn nhóm và tập cách trình bày, biểu diễn bài hát. (Không thể vừa luyện tập vùa thể hiện trong 1 tiết học)



Chơi trò chơi: Sau khi học sinh hát đúng giai điệu của bài hát GV hướng dẫn học sinh chơi trò chơi: Giáo viên làm kí hiệu tay theo các chữ cái A, U, I. Khi GV đưa tay theo kí hiệu, học sinh hát giai điệu chỉ với các chữ cái theo đúng kí hiệu GV hướng dẫn trước lớp.

*Ví dụ 1:

Bài hát: Vui bước trên đường xa

Câu 1, GV đưa tay kí hiệu chữ A, HS hát "A" theo giai điệu của câu 1. “À à, à à a à á a”

Câu 2, Gv đưa tay kí hiệu chữ U, HS hát "U" theo giai điệu của câu 2.

U ú u u ù ụ ù u u ù u”

GV tiếp tục thay đổi các kí hiệu khác cho đến hết bài hát.

Trò chơi này giúp các em thay đổi không khí học tập, đồng thời để kiểm tra việc ghi nhớ giai điệu của HS .

- Trò chơi "Ai nhanh tai hơn”

Ví dụ sau khi học xong bài hát giáo viên sử dụng đàn đánh giai điệu một tiết nhạc bất kì cho học sinh nghe và hát lời ca câu nhạc đó. Trò chơi này giúp HS mau thuộc lời ca, phát triển tai nghe

Việc kết hợp tổ chức một trò chơi trong giờ học hát vừa giúp học sinh nắm kiến thức chắc hơn, sâu hơn, nhanh hơn, vừa tạo ra không khí sôi nổi cho HS, tạo hứng thú cho HS học môn Âm nhạc cũng như học các môn học khá


tải về 274 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương