Skkn: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc ở Trường thcs hoatieu vn


Phương pháp dạy âm nhạc thường thức (ÂNTT )



tải về 274 Kb.
trang14/16
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích274 Kb.
#50711
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16
skkn-mot-so-bien-phap-giup-hoc-sinh-hoc-tot-mon-am-nhac-o-truong-thcs

2.4. Phương pháp dạy âm nhạc thường thức (ÂNTT ):

* Phối hợp các phương pháp trong tiết dạy
Sự phối hợp của các phương pháp trong tiết dạy là rất quan trọng. Chúng ta phải lựa chọn phương pháp phù hợp cho từng tiết học đồng thời phải biết sử dụng phối hợp các phương pháp đó như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Có thể chia phân môn Âm nhạc thường thức thành ba dạng bài như sau: Giới thiệu tác giả, tác phẩm; Giới thiệu một số nhạc cụ; Giới thiệu một số thể loại âm nhạc.
- Đối với bài giới thiệu về tác giả, tác phẩm:( sử dụng CNTT) loại bài này thì GV phải giới thiệu chân dung nhạc sĩ, tác phẩm âm nhạc của nhạc sĩ trong SGK và đặt các câu hỏi liên quan đến tác giả sau đó GV cần phải kể cho HS nghe những câu chuyện về tác giả, sự ra đời của tác phẩm tiếp đó cho HS trình bày các ca khúc của nhạc sĩ mà các em thuộc. GV hát trích đoạn một vài ca khúc tiêu biểu cho HS nghe và cuối cùng là cho các em nghe qua băng đĩa.
- Đối với bài giới thiệu một số nhạc cụ: Với dạng bài này GV nên sử dụng tranh ảnh của các loại nhạc cụ khác nhau, ngoài những thông tin trong SGK, GV nên tìm thêm những tư liệu nguồn gốc của các loại đàn và kể cho các em nghe. Ở những tiết học này GV nên sử dụng đàn Organ để các em phân biệt màu sắc, âm thanh của từng loại đàn. Đa số HS rất thích khi được nghe GV độc tấu một tác phẩm âm nhạc có các âm thanh của tiếng đàn vừa được giới thiệu. Bên cạnh đó GV cho HS nghe bản nhạc không lời để các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bản nhạc, về những âm thanh của các loại nhạc cụ.
- Đối với bài giới thiệu thể loại âm nhạc: GV nên hướng dẫn cho HS tìm hiểu về tính chất, nhịp điệu, âm điệu cũng như hình thức biểu diễn các tác phẩm của từng thể loại âm nhạc. GV nên hỏi thêm những tác phẩm khác không có trong SGK thuộc những thể loại nào và động viên HS trình bày các tác phẩm đó. GV có thể trình bày thêm một số tác phẩm của từng thể loại sau đó cho HS nghe các tác phẩm âm nhạc tiêu biểu qua băng đĩa và nhận xét xem tác phẩm đó thuộc thể loại nào.

- Để tiết học thêm sinh động giáo viên cần chuẩn bị trước ở nhà về tranh ảnh, vật dụng minh hoạ, đàn, một số bài hát nổi tiếng của các nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam hiên đại, hoặc các tác phẩm âm nhạc lớn của các danh nhân âm nhạc thế giới...Tìm đọc các loại sách nói về lich sử âm nhạc Việt Nam và của thế giới để làm tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy phân môn.

- Khi dạy giới thiệu về nhạc sĩ, giáo viên cần cho học sinh nghe các bài hát tiêu biểu hoặc gợi ý cho học sinh trả lời các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài học để tìm hiểu và biết thêm về tiểu sử cũng như thân thế sự nghiệp của các nhạc sĩ.

- Khi dạy về giới thiệu các nhạc cụ Phương Tây và nhạc cụ của dân tộc Việt Nam. Về ngoại hình của các loại nhạc cụ, tốt nhất là làm sao để học sinh thấy được nhạc cụ thật và tìm hiểu tính năng của nó. Nếu không có nhạc cụ thật thì cần có tranh ảnh phóng to và giáo viên mô phỏng âm sắc và tính năng của các nhạc cụ đó trên đàn phím điện tử để học sinh hiểu biết sâu hơn.

- Bổ sung thêm phần tích hợp kiến thức

Ví dụ : Lớp 6 Tiết 6 : Bài hát Làng tôi : Hình ảnh làng quê Việt Nam qua các cuộc kháng chiến

Lớp 7 Tiết 3 : Bài hát Nhạc rừng : ý nghĩa của bài hát Nhạc rừng và hình ảnh minh họa cho bài hát

Tiết 11: Bài hát Hành quân xa và hình ảnh minh họa


tải về 274 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương