See discussions, stats, and author profiles for this publication at



tải về 1.04 Mb.
Chế độ xem pdf
trang12/15
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2023
Kích1.04 Mb.
#55194
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15
BaivietTCNhanlucHVCBTPHCM5-2021

thụ hưởng” được bổ sung vào nguyên tắc ấy 
thành “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm 
tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, “trong 
mọi công việc của Đảng và Nhà nước phải 
luôn quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm 
túc quan điểm: “dân là gốc”
(27)
, hay phương 
châm “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, 
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - 
xã hội làm nòng cốt để nhân dân làm chủ”
(28)

dân chủ (xã hội chủ nghĩa) không chỉ là khát 
vọng mà còn là mục tiêu phấn đấu cao cả của 
dân tộc “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công 
bằng, văn minh”. Tất cả luận cứ trên đều cho 
thấy sự thống nhất, đồng bộ về chủ trương, 
chính sách của Đảng và Nhà nước về phát 
huy cao độ dân chủ xã hội chủ nghĩa trong sự 
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều này 
một lần nữa bác bỏ những luận điệu xuyên tạc 
của các thế lực thù địch cho rằng thành tựu 
đổi mới của Việt Nam không đi kèm dân chủ.
Về nhân quyền, Chỉ thị số 12-CT/TW của 
Ban Bí thư ngày 12/7/1992 về vấn đề quyền 
con người và quan điểm, chủ trương của Đảng 
ta đều khẳng định: Quyền con người là giá 
trị chung của nhân loại. Đó là thành quả đấu 
tranh lâu dài của nhân dân lao động và các 
dân tộc trên thế giới chống lại mọi áp bức, 
bóc lột và giải phóng con người; chỉ có dưới 
tiền đề độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thì 
quyền con người mới có điều kiện được đảm 
bảo rộng rãi, đầy đủ và trọn vẹn nhất
(29)
, hay 
(27)
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021). Văn kiện Đại hội đại biểu 
toàn quốc lần thứ XIII (tập 1, trang 96). Hà Nội: Nhà xuất bản 
Chính trị quốc gia Sự thật.
(28)
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021). Văn kiện Đại hội đại biểu 
toàn quốc lần thứ XIII (tập 1, trang 173). Hà Nội: Nhà xuất bản 
Chính trị quốc gia Sự thật.
(29)
Vũ Văn Hiền (2020). Một số luận cứ phản bác các quan 
điểm sai trái, thù địch, chống phá Đại hội XIII của Đảng (tập 1, 
Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 11/3/2011 
của Thủ tướng Chính phủ về ban hành kế 
hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 44-CT/
TW ngày 20/7/2010 của Ban Bí thư về công 
tác nhân quyền trong tình hình mới. Cương 
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá 
độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển 
năm 2011) và các văn kiện Đại hội XI, XII, 
XIII của Đảng đều nhất quán nhấn mạnh đến 
quyền con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp 
pháp của con người, tôn trọng và thực hiện 
các điều ước quốc tế về quyền con người mà 
Việt Nam ký kết. 
Đáng chú ý, Hiến pháp năm 2013 lần đầu 
tiên đã dành trọn Chương II (chỉ sau Chương 
I bàn về chế độ chính trị) để hiến định“Quyền 
con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của 
công dân” với 36 điều. Từ năm 2017, Thủ 
tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 
1309/QĐ-TTg ngày 05/9/2017 về phê duyệt 
Đề án “Đưa nội dung quyền con người vào 
chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục 
quốc dân”. Đặc biệt, Văn kiện Đại hội XIII 
lần đầu tiên đề cập nhiều và nhấn mạnh đến 
đến yếu tố “hạnh phúc”, “ấm no” của nhân 
dân, đến nâng cao “phúc lợi xã hội” cho người 
dân bên cạnh việc đảm bảo cơ bản “an sinh 
xã hội”,… như là mục tiêu phấn đấu và trách 
nhiệm cao cả của Đảng và hệ thống chính trị 
đối với Nhân dân và đất nước. Bên cạnh đó, 
việc đảm bảo nhân quyền của Việt Nam cũng 
được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá 
cao như trở thành thành viên chính thức (14 
thành viên) Hội đồng Nhân quyền Liên hợp 
quốc, nhiệm kỳ 2014 - 2016 với 184/193 quốc 
trang 42-43). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.


THS. NGuyễN Hữu HOàNG, TS. TRầN VăN HuấN 
- PHảN BÁC MỘT SỐ...
32
gia thành viên Liên hợp quốc ủng hộ, tuyên 
bố tham gia ứng cử vào vị trí thành viên của 
Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023 - 2025; 
năm 2019, Việt Nam đã gia nhập Công ước 
số 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế về áp 
dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và 
thương lượng tập thể, tham gia Cam kết Tự 
nguyện Toàn cầu về quyền trẻ em và Tuyên 
bố Trường học An toàn,... Liên hợp quốc xác 
nhận Việt Nam là quốc gia đứng thứ 02 khối 
châu Á - Thái Bình Dương và thứ 09/135 
quốc gia về tỉ lệ phụ nữ làm việc trong Chính 
phủ, là nước đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên 
thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền 
trẻ em, tham gia ký kết, gia nhập hầu hết các 
công ước quốc tế về quyền con người. Đặc 
biệt, trong việc thực hiện quyền con người 
theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) 
của Liên hợp quốc, Việt Nam đã bảo vệ thành 
công báo cáo của mình tại cả hai chu kỳ (I và 
II) năm 2009 và 2014, chu kỳ III năm 2019 
đồng thời tiếp thu các ý kiến đóng góp xây 
dựng của các nước khác, cũng như tích cực 
đóng góp ý kiến cho các quốc gia khác về tình 
hình thực hiện quyền con người tại các chu kỳ 
này… 
Không thể phủ nhận rằng, trong quá trình 
quản lý xã hội, nước ta còn những khiếm 
khuyết, hạn chế trong đảm bảo quyền dân 
chủ, ở địa phương này địa phương kia vẫn 
còn hiện tượng lợi ích của người dân chưa 
được tôn trọng, đảm bảo, việc triển khai chính 
sách đảm bảo quyền con người chưa theo 
kịp yêu cầu xã hội… Tuy nhiên, thành quả 
trong chống dịch COVID-19, đảm bảo sức 
khỏe cho nhân dân gần đây và nỗ lực trong 
thực hiện dân chủ, nhân quyền suốt thời gian 
qua được cộng đồng quốc tế ghi nhận là minh 
chứng sống động để bác bỏ luận điệu sai trái, 
xuyên tạc, phiến diện, cực đoan về tình hình 
nhân quyền của Việt Nam.

tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương