Sainte Livrade: một khoảng trời Việt Nam cuối cùng trên xứ Pháp


- Trả lời phỏng vấn bất đắc dĩ



tải về 396.97 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích396.97 Kb.
#38232
1   2   3
4 - Trả lời phỏng vấn bất đắc dĩ

Trại tỵ nạn Sainte Livrade có tên gọi là CAFI (Centre d’Accueil des Français d’Indochine). Hiên nay, Thị xã và Toà Hành Chánh Vùng (Région) muốn thành lập một nơi để tưởng niệm. Cô Chủ nhiệm chương trình đang phỏng vấn và hỏi ý kiến những người Việt Nam (cậu Marcel, người viết và lão Trần) xem phải làm cái gì để “ khỏi quên ”. Một Nhà tưởng niệm?, một bia đá?, một trang lịch sử đau khổ, gần 2000 người với 740 con trẻ rời miền Bắc vào Nam, rồi sau một tháng tàu tới bến Marseille để đến Sainte Livrade trong cái giá lạnh của năm 1956. Bà Joséphine Le Crenn năm nay 87 tuổi thuật lại những ngày đầu mới tới: “6 đứa con, người chồng đi lấy vợ khác. Tôi ở lại căn nhà xinh xắn ở Hà nội. Làm sao để sống đây? Tối đêm đầu tiên, mẹ và sáu đứa con ôm nhau nằm trên ba chiếc sắt quân đội gom lại đề sưởi ấm nhau, và để bớt sợ”. Ngày nay bà Joséphine Le Crenn đã quy y, và trước đó bà chịu trách nhiệm cái Chùa của trại CAFI.

 5 - Cụ Le Jeune, còn gọi là ông già nuôi mèo

Chúng tôi ghé thăm Cụ Emile Lejeune, 89 tuổi. Với một giọng lai lai miền Trung, giọng Thanh Hóa. Mặc dù Emile tự giới thiệu mình là người Nghệ An. Con một vị thẩm phán người Pháp và một cô công chúa Nhà Nguyễn. Cụ Emile theo vai vế là ngang hàng với hàng Ưng, hàng chú của Bửu, hàng ông của Vĩnh. Như vậy là hàng ông của Đức Quốc trưởng Bảo Đại. Tuổi trẻ đẹp trai, đầu chải láng mướt, từng nổi tiếng với biệt danh “Tino Rossi de Hanoi”, Emile Lejeune vào quân đội Pháp năm 18 tuổi, bị tù và thoát nạn bị chém đầu ngày 9/03/45 khi Nhựt đảo chánh Pháp, nhờ vượt ngục. Bị tù 6 năm ở trại 113 của Việt Minh. Trong những năm chiến tranh Đông dương cứ bốn tù binh bị Việt minh bắt chỉ có 1 người sống sót. Cụ Emile hiện sống cùng bà vợ thứ người Sa Đéc. Bà Cụ nhớ thời niên thiếu và nhờ Cụ mà tôi biết rõ là tướng Chanson và Thủ hiến Thái lập Thành bị ám sát tại Sadéc, chứ không phải tại Cai Lậy như tôi thường nhớ lầm. Nay xin đính chánh và mong bà con sửa dùm. Cụ Emile Lejeune hiện nay có thú tiêu khiển là nuôi mèo. Tất cả mèo ở trại CAFI đều được Cụ săn sóc, vì lúc xưa khi bị Nhựt bỏ tù nhờ một con mèo đã chỉ đường cho Cụ vượt ngục.

Một tấm bảng bằng đá kỷ niệm chiến tranh Đông Dương. Lễ Quốc Khánh 14 /07 vừa qua cũng có những bó bông, bình nhang khói tưởng niệm. Nhưng có lẽ vì quá giận nhà nước, dân trại lột nhãn “ tam tài ” đem để phía sau bia đá.



 

 6 - Bia tưởng niệm chiến sĩ trân vong Đông Dương sau ngày lễ 14/7



Một nhà thờ, một ngôi Chùa. Sanh hoạt tôn giáo vẫn được người Việt Nam lạc lõng nơi quê người tiếp tục gìn giữ. Thuở xưa, những năm chúng tôi còn là sanh viên vẫn đến Sainte Livrade thưởng thức lễ lên đồng rất Bắc, người viết đã biết không khí lên đồng như lên đồng kiểu Huế khác lắm!!!

À quên, thoạt đầu những nhà xí, cầu tiêu đề ở ngoài. Phải đi ra khỏi nhà mới đi vệ sanh được.

Đây là một cái nhìn sơ sài để giới thiệu với các bạn đọc Việt Nam gốc tỵ nạn cộng sản những người tỵ nạn lớp đầu tiên trên đất Pháp. Lịch sử Việt Nam với những trang sử oai hùng, với những trang sử buồn tủi, chúng ta có bổn phận phải biết. Người Việt Nam, ngày nay qua bao thăng trầm, bao tủi nhục, có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Pháp nợ ta, Mỹ nợ ta… Họ đến quê hương ta, nhân danh khai hóa hoặc đồng minh chết sống có nhau, rồi họ ra đi, họ gieo tình yêu, họ gieo ơn oán… Những người con Việt Nam, những giọng nói Việt Nam còn đó. Chúng tôi nghe lại những giọng Bắc trong sáng, không một chút ngọng, lẫn lộn nờ lờ, hay nói nhanh như chim... Thế mới biết chúng ta bị mất mát nhiều với người Cộng sản. Vậy giọng Bắc ở Sainte Livrade đúng giọng Bắc, hay giọng Bắc của người “Hà Lội” ngày nay đúng?

Chúc quý vị một ngày vui



Phan Văn Song, Nguyễn Thanh Vân và Nguyễn văn Trần (ba lãng tử bụi đời nhân những ngày Hè nắng nóng)

 

LTS. Từ tuần tới, mời Quí bạn đọc theo dõi trên mục Thư Paris hằng tuần của Việt Luận ký sựMột mảnh Hồ Tây trên đất Phápcủa Nguyễn thị Cỏ May viết về Trại định cư Sainte Livrade của những người Việt nam tị nạn công sản năm 1956.

 

***Photos (trong bài từ trên xuống):

 1 - Trại định cư Ste Livrade

 2 - Tiệm tạp hóa và quán ăn. Bà cụ chủ quán sáng lập, cô con dâu và cháu nội

 3 - Bà Cụ Joséphine Le Crenn còn giử răng đen

 4 - Trả lời phỏng vấn bất đắc dĩ

 5 - Cụ Le Jeune, còn gọi là ông già nuôi mèo



 6 - Bia tưởng niệm chiến sĩ trân vong Đông Dương sau ngày lễ 14/7
Каталог: yahoo site admin -> assets -> docs
docs -> Hai Chiến Dịch TruyềnThông Của Đế Quốc Đại Hán
docs -> Con Tem 44 xu “Brothers Always”
docs -> Cách đó không xa, viên sĩ quan phụ tá của tướng Grant, thống lãnh quân đội miển Bắc, bước vào phòng riêng của tướng Grant để đánh thức ông dậy. Người sĩ quan hầu cận vội mang đến tướng Grant một tách cà phê nóng hổi
docs -> Hồi tưởng của một sinh viên trường Luật Sài gòn khóa 1958 ls đoàn Thanh Liêm
docs -> Xây dựng Xã hội từng mảnh một Bài 3 – George Soros và công cuộc Xây dựng Xã hội Mở Toàn cầu
docs -> Nữ danh ca Joan Baez và Những người đã ủng hộ csvn đã thức tỉnh & không còn là bạn của csvn
docs -> Duong Nhu Nguyen Thay lời tựa: “Tôi yêu lắm cái linh hồn
docs -> Tham khảo tại các Thư Viện ở Mỹ
docs -> Trong tương lai nó còn quý hơn cả vàng
docs -> S: Smile (Cười) T: Talk (Nói) R: Raise (Đưa (tay) lên)

tải về 396.97 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương