Sự tiếp nhận văn hóa phưƠng tây thông qua hoạT ĐỘNG


Việc tiếp biến văn hóa phương Tây thông qua hoạt động thương mại và truyền giáo đối với Việt Nam – Một số giải pháp chọn lọc tinh hoa văn hóa trong bối cảnh hiện nay



tải về 97.5 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2022
Kích97.5 Kb.
#53147
1   2   3   4   5   6
HOANG THI ANH DAO - LSVNH (1)

Việc tiếp biến văn hóa phương Tây thông qua hoạt động thương mại và truyền giáo đối với Việt Nam – Một số giải pháp chọn lọc tinh hoa văn hóa trong bối cảnh hiện nay

Tiếp biến văn hóa phương Tây thông qua hoạt động thương mại và truyền giáo
Tích cực, Việt Nam đã du nhập một tôn giáo mới là Thiên chúa giáo vào Việt Nam, đóng góp thêm vào việc đa dạng tôn giáo so với trước đây là Phật giáo, Nho giáo và tín ngưỡng bản địa.
Cùng với việc du nhập một tôn giáo mới, văn hóa phương Tây cũng du nhập vào Việt Nam thông qua hoạt động truyền giảng giáo lý, đào tạo giám mục bản địa, và cả hoạt động thương mại. Việc du nhập một phương thức sản xuất mới đã một phần làm biến chuyển phương thức sản xuất truyền thống “tự cung tự cấp” của xã hội Việt Nam ở những thế kỷ XVI – XIX.
Bằng cách này hay cách khác, chúng ta phải thừa nhận là một số giám mục được cử đến là những người tinh thông giáo lý, khoa học về địa lý, lịch sử, thiên văn..., ngôn ngữ và là những người khá gần gũi, nên thông qua đó, các giáo dân cũng được học một số khía cạnh tích cực từ các nhà truyền giáo.
Khoa học kỹ thuật của phương Tây được truyền vào Việt Nam một cách rõ nét ở đầu thế kỷ XIX, trong các công trình kiến trúc triều đình, dấu ấn kiến trúc văn hóa Pháp cũng đã để lại một cách đậm nét.
Đóng góp quan trọng của hoạt động truyền giáo thời kỳ này là việc hình thành chữ Quốc ngữ, việc hoàn thành cuốn từ điển Việt-Bồ-La là công lao to lớn của giáo sĩ Alexadre de Rhodes, và từ đó Việt Nam tiếp tục hoàn thành chữ Quốc ngữ của dân tộc ta hiện nay.
Tại thời điểm đó, truyền giáo còn giúp chúng ta nhận biết ngoài nền văn minh phương Đông, còn có văn minh phương Tây ở bên kia quả địa cầu cũng có nhiều thành tựu rực rỡ, mở màn cho quá trình giao lưu Đông – Tây trong những giai đoạn tiếp theo. Nối dài thành công của các cuộc phát kiến địa lý, trước phát kiến địa lý, mối liên hệ Đông – Tây lỏng lẻo, cũng có giao thương qua “con đường tơ lụa” hoặc một vài lần tiếp xúc mờ nhạt thì giờ đây trở nên chặt chẽ và rõ ràng hơn.
Cho đến ngày nay, kiến trúc của phương Tây trong xây dựng nhà cửa, các văn phòng chính phủ và các công trình như đường xá, cầu cống... chúng ta vẫn tiếp tục học hỏi phương Tây và ứng dụng trong việc xây dựng các công trình công cộng cho đến ngày hôm nay. Phải thừa nhận rằng những công trình kiến trúc của Pháp còn lại ở Việt Nam như (nhà thờ, văn phòng ủy ban, cầu cống, trường học...) là những công trình có sự hài hòa với thiên nhiên, kiên cố và phong cách kiến trúc đặc sắc.
Phương thức quản lý kinh doanh của các Công ty Đông Ấn là một phương thức kinh doanh có tổ chức bài bảng, trong khi tại thời điểm đó, thương mại Việt Nam chỉ mang tính tự nhiên, trao đổi hàng hóa chứ chưa hình thành những công ty, buôn bán chuyên môn hóa như hình thức của một công ty. Việc tiến hành buôn bán với các Công ty Đông Ấn, giúp chúng ta tiếp thu một phần phương thức làm việc đó, một số mặt hàng người phương Tây đến bán mà chúng ta chưa sản xuất được làm đa dạng khối lượng hàng hóa lúc bấy giờ, và ngày nay, phương thức sản xuất kinh doanh kinh doanh của các công ty phương Tây thể hiện sự rõ ràng, năng động và cách quản lý chặt chẽ, khoa học, mà trong bối cảnh mở cửa kinh tế thị trường, Việt Nam cần học hỏi để bắt kịp nhịp với thời đại.
Hạn chế, bên cạnh những mặt tích cực, một số mặt văn hóa chưa phù hợp với Việt Nam cũng được tiếp thu vào như lối sống phương Tây phóng khoáng tự do chỉ được tiếp xúc nửa vời, hình thành lối sống phương Tây giả tạo mà trước đây chúng ta gọi là phong trào “Âu hóa”.
Làng xã Việt Nam vốn là làng thôn, canh tác nông nghiệp, cùng chung mảnh ruộng và đình làng, nhưng khi tôn giáo mới du nhập vào thì tập quán sinh hoạt, văn hóa cũng có nhiều biến chuyển, mỗi nhóm người theo một niềm tin lý tưởng riêng, tính thống nhất của văn hóa bản địa không còn nữa, có những lúc dẫn đến thiếu đoàn kết và xung đột trong các cộng đồng tôn giáo.
Giai đoạn sau của quá trình truyền giáo (thế kỷ XIX), các thừa sai càng tỏ ra “cứng nhắc và “cứng rắn” trong cách ứng xử. Từ việc nhìn “tà đạo”, “dị đoan”, “mê hoặc”, “thuốc độc”, từ việc phân biệt giữa thừa sai Pháp với linh mục người Việt, giáo dân bình thường với đạo trưởng, bỏ đạo với chưa bỏ đạo... nên đã có những cuộc đụng độ vũ trang, mối liên hệ giữa truyền giáo và “chủ nghĩa thực dân” đã đẩy lên thành an ninh quốc gia bảo vệ độc lập và chủ quyền dân tộc. Bước ngoặt trong thái độ của người Công giáo, đẩy người theo đạo và sự lựa chọn sống còn, dẫn đến sự cách ly với cộng đồng, khó dung hòa, không thể “cùng tồn tại”. Công giáo là đồng minh của xâm lược, Công giáo là phương Tây, ấn tượng lịch sử đó “thật khó có thể xóa nhòa”, còn hệ lụy mãi sau này.1
Kiến nghị một số giái pháp chọn lọc tinh hoa văn hóa trong bối cảnh hiện nay
Trong bối cảnh giao lưu văn hóa đa chiều hiện nay, Việt Nam cần nhận định được những giá trị nào là tích cực và phù hợp với hoàn cảnh đất nước để tiếp nhận và ứng dụng, bởi lẽ, một số thành tựu văn minh của phương Tây trong khoa học, trong giáo dục... tuy được ứng dụng có hiệu quả ở các nước phương Tây nhưng khi tiếp nhận vào Việt Nam thì không phù hợp và hiệu quả như ở nước sở tại.
Việc tiếp nhận văn hóa không chỉ là sự tiếp nhận thụ động, một chiều mà Việt Nam nên tích cực chủ động tiếp biến văn hóa, quá trình tiếp biến cần diễn ra song phương, chủ động và có tính lựa chọn. Và việc tiếp nhận đó không chỉ là những điều mà người nước ngoài mang đến cho Việt Nam mà cần có sự thâm nhập vào thực tế của các nước, như trước đây thời cải cách Minh Trị (Nhật Bản), người Nhật đã cử người đi sang các nước phương Tây học tập, họ không rập khuôn máy móc mà lựa chọn ưu điểm của từng nước phương Tây để học hỏi.
Đối với tôn giáo, chúng ta nên tạo điều kiện cho tôn giáo phát triển dưới sự quản lý của Nhà nước, giúp đoàn kết các cộng đồng tôn giáo khác nhau.
Bên cạnh việc học hỏi, Việt Nam ngày càng phải ý thức hơn nữa trong việc đầu tư bảo tồn giá trị truyền thống, dù những bản sắc đó không mang giá trị kinh tế mà chỉ giá trị nhân văn, văn hóa. Giúp chúng ta hội nhập với bạn bè quốc tế và giữ những giá trị riêng có của mình.

tải về 97.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương