Sự tiếp nhận văn hóa phưƠng tây thông qua hoạT ĐỘNG


Một vài nét về hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha và Pháp



tải về 97.5 Kb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2022
Kích97.5 Kb.
#53147
1   2   3   4   5   6
HOANG THI ANH DAO - LSVNH (1)

2. Một vài nét về hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha và Pháp
Về hoạt động thương mại, theo một số tài liệu, những cuộc gặp gỡ giữa người Việt và người phương Tây đã có ngay từ những năm đầu công nguyên, Việt Nam cũng được xem là nơi liên lạc thương mại giữa đế quốc Roma và Ấn Độ, vùng Trung Đông, Trung Quốc giữa phương Đông và phương Tây, nhưng đây chỉ là những bước “chập chững” đầu tiên của quá trình giao lưu thương mại. Đến thế kỷ XVI, những cuộc gặp gỡ về thương mại mới diễn ra thường xuyên.
Đầu thế kỷ XVI, tàu buôn người Bồ đã đến và thiết lập buôn bán với người Việt. Năm 1524, Duarte Coelho người Bồ được cử làm đại diện để thiết lập thương mại với người Việt.1 Đối với người Bồ, việc đến buôn bán ban đầu với Việt Nam là do một lần, khi tàu buôn người Bồ tiến vào Quảng Đông (Trung Quốc), giữa đường gặp bão nên tàu của Fernão Perez d’Andrade bị giạt vào bờ biển Việt Nam (lúc đó là Chiêm Thành), còn tàu của Duarte Coelho bị tách khỏi đoàn và giạt vào bờ biển Xiêm (Thái Lan). Sau đó năm, Duarte Coelho sang Việt Nam để thiết lập quan hệ thương mại với Việt Nam.
Năm 1535, Antonie de Faria cũng đã vào cửa Hàn, và đã để ý đến Hội An. Sau đó, khoảng năm 1540, thương nhân Bồ Đào Nha từ Macao hoặc Nam Dương đến Hội An vào tháng chạp hoặc tháng giêng bán, mua hàng như tơ, lụa, hồ tiêu, gỗ quý, qua tay các đại lý Hoa kiều hay Nhật kiều ở Hội An rồi quay thuyền về các căn cứ trên. Năm 1555, người Bồ lập trụ sở thương mại ở Áo Môn (Macao), liên lạc buôn bán lại càng tiến triển ở cửa Hàn (Đà Nẵng) và cửa Hội An. Nguyễn Hoàng từ khi vào trấn thủ đất Thuận Hóa, và sau khi chiếm cả trấn Quảng Nam, muốn thế lực mạnh để đương đầu với họ Trịnh, đã tìm cách lôi cuốn người Bồ đem đạn dược, khí giới vào bán cho mình.1 Trong quá trình giao thương với nước ta, Bồ Đào Nha không tiến hành lập thương điếm, tuy không để lại người buôn bán thường trực, nhưng họ rất muốn độc quyền buôn bán với nước ta. Năm 1584, đã có nhiều người Bồ Đào Nha sống ở Đàng Trong, việc buôn bán giữa người Bồ Đào Nha và Đàng Trong phụ thuộc vào quan hệ buôn bán giữa Macao và Nhật Bản. Về phía người Bồ, việc buôn bán với Đàng Trong trở nên quan trọng từ 1640, khi họ giảm bớt việc buôn bán với Nhật và hướng về Đông Nam Á. Về phía họ Nguyễn, việc buôn bán với họ Nguyễn chỉ có ý nghĩa thực sự khi xảy ra chiến tranh với họ Trịnh bởi vì đại bác là mặt hàng quan trọng nhất trong việc trao đổi với hai bên. Đại bác bằng đồng và thép được đúc tại Macao đã có sẵn thị trường là hai khách hàng lớn đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài. Hàng hóa người Bồ chở từ Đàng Trong là tơ vàng rất tốt và rẻ, một số trầm hương, kỳ nam, mặc dù rất hiếm và một số ít benzoin…tất cả là sản phẩm của địa phương và một lượng lớn là đồng người Nhật đem tới đây. Hội An là trung tâm tập trung và phân phối hàng hóa, Hội An xuất khẩu một số sản phẩm của địa phương đứng đầu là kỳ nam hương và vàng. Các thương nhân Bồ Đào Nha không đến Việt Nam theo đại diện cho công ty nào và không đến cư ngụ, mở thương điếm mà họ chỉ thông qua các trung gian để gom hàng hóa hoặc giao dịch. Họ mua nhiều hàng hóa rẻ ở Việt Nam và bán ở các nước châu Âu. Với tư cách là những người phương Tây đầu tiên đến Việt Nam, người Bồ Đào Nha đã cậy có một nền hàng hải khỏe vào bậc nhất và hung hăng đến chiếm đất để buôn bán. Sau khi thành lập trung tâm buôn bán ở Hội An, người Bồ Đào Nha đã phát triển buôn bán với Đàng Ngoài. Dưới thời vua Lê Anh Tông (1556 – 1573), từ khi lập thương điếm ở Macao, việc buôn bán của người Bồ diễn ra ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài và ngày càng tiến triển, thuyền của người Bồ Đào Nha thường cập bến ở cửa biển Thanh Hóa. Công việc mua bán của người Bồ có lúc đụng độ với người Hà Lan, người Bồ Đào Nha và người Hà Lan tiếp tục cạnh tranh và thường xuyên diễn ra xung đột nặng nề. Người Bồ Đào Nha luôn muốn độc quyền ở Đàng Trong, nhưng vào đầu thế kỷ XVII, người Bồ Đào Nha đã dần suy yếu nên hoạt động thương mại của Bồ Đào Nha ở Đại Việt cũng chấm dứt khi mà người Hà Lan thiết lập thương điếm của mình ở cả Hội An, Phố Hiến và Thăng Long-Kẻ Chợ của cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

tải về 97.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương