Qui đỊnh số 1005/2008 ngàY 29/09/2008


Xây dựng danh sách các nước thứ ba không hợp tác



tải về 440.39 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích440.39 Kb.
#2638
1   2   3   4

Xây dựng danh sách các nước thứ ba không hợp tác
1. Hội đồng, dựa trên đủ ý kiến đa số về đề xuất của Uỷ ban, phải đưa ra quyết định danh sách các nước thứ ba không hợp tác.

2. Uỷ ban phải ngay lập tức thông báo cho nước thứ 3 liên quan rằng nước đó được xác định là nước thứ ba không hợp tác và thông báo cho nước đó các biện pháp áp dụng theo Điều 28, và yêu cầu nước đó điều chỉnh lại tình hình hiện tại và đề xuất các biện pháp đảm bảo các tàu đánh cá của nước mình tuân thủ các biện pháp quản lý và bảo tồn.

3. Theo quyết định tại Khoản 1 của Điều này, Uỷ ban phải ngay lập tức thông báo danh sách các nước thứ 3 không hợp tác cho các Quốc gia thành viên và yêu cầu các quốc gia đó đảm bảo các biện pháp nêu trong Điều 38 được thực hiện tức thời. Các quốc gia thành viên phải thông báo cho Uỷ ban về bất kỳ biện pháp nào mà các quốc gia này áp dụng để thực hiện yêu cầu này.
Điu 34

Ra khỏi danh sách các nước thứ ba không hợp tác
1. Hội đồng, dựa trên đủ ý kiến đa số về đề xuất của Uỷ ban, phải đưa nước thứ ba ra khỏi danh sách các nước không hợp tác nếu nước đó chứng minh là các vấn đề khiến nước mình bị liệt vào danh sách này đã được xử lý. Quyết định đưa nước thứ ba ra khỏi danh sách các nước không hợp tác phải cân nhắc liệu nước liên quan đó có thực hiện các biện pháp cụ thể đảm bảo tình hình được cải thiện lâu dài.

2. Theo quyết định đưa ra theo Khoản 1 của điều này, Ủy ban phải ngay lập tức thông báo cho các Quốc gia thành viên về việc bãi bỏ các biện pháp nêu trong Điều 38 về nước thứ ba liên quan.


Điều 35

Công bố danh sách các nước thứ ba không hợp tác
Ủy ban phải công bố danh sách các nước thứ ba không hợp tác trong Tạp chí chính thức của Liên minh Châu Âu và thực hiện bất kỳ biện pháp cần thiết nào để đảm bảo danh sách này được công bố kể cả trên trang mạng điện tử của Liên minh. Ủy ban phải thường xuyên cập nhật danh sách và thiết lập hệ thống tự động thông báo cho các Quốc gia thành viên, các tổ chức quản lý nghề cá khu vực và bất kỳ thành viên nào của xã hội dân sự nếu được yêu cầu. Ngoài ra, Ủy ban phải chuyển danh sách các nước thứ ba không hợp tác cho Tổ chức Nông Lương Thế Giới và các tổ chức quản lý nghề cá khu vực với mục đích tăng cường hợp tác giữa Cộng đồng và các tổ chức đó để phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ các hoạt động đánh bắt thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
Điều 36

Các biện pháp khẩn cấp
1. Nếu có bằng chứng cho thấy các biện pháp do một nước thứ ba thông qua làm suy yếu các biện pháp quản lý và bảo tổn do một tổ chức quản lý nghề cá khu vực thông qua, Ủy ban cần phải thông qua các biện pháp khẩn cấp theo nghĩa vụ quốc tế của Ủy ban và các biện pháp khẩn cấp này chỉ kéo dài không quá sáu tháng. Ủy ban có thể đưa ra quyết định mới để kéo dài các biện pháp khẩn cấp thêm không quá sáu tháng nữa.

2. Các biện pháp khẩn cấp đề cập tới trong khoản 1 có thể bao gồm:

(a) các tàu đánh bắt cá được phép đánh bắt và treo cờ của nước thứ 3 liên quan không được tiếp cận cảng của Quốc gia thành viên ngoại trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trong tình trạng nguy cấp theo Điều 4(2) để sử dụng các dịch vụ rất cần thiết để xử lý các sự cố đó;

(b) tàu đánh bắt cá treo cờ của Quốc gia thành viên không được phép thực hiện các hoạt động đánh bắt chung với các tàu đánh bắt treo cờ của nước thứ ba liên quan;



c) tàu đánh bắt cá treo cờ của Quốc gia thành viên không được khai thác thủy sản tại vùng biển thuộc quyền tài phán của nước thứ ba liên quan mà không phương hại tới các quy định trong hiệp định khai thác thủy sản song phương;

(d) không được cung cấp cá sống để nuôi cá trong vùng biển thuộc quyền tài phán của nước thứ ba liên quan;

(e) cá sống do tàu đánh cá treo cờ của nước thứ ba liên quan đánh bắt được không được sử dụng để nuôi cá tại vùng biển thuộc quyền tài phán của Quốc gia thành viên.

3. Các biện pháp khẩn cấp có hiệu lực ngay lập tức. Các biện pháp khẩn cấp phải được thông báo tới các Quốc gia thành viên và nước thứ ba liên quan và phải được công bố trên Tạp chí chính thức của Liên minh Châu Âu.

4. Các quốc gia thành viên liên quan có thể chuyển quyết định của Ủy ban nêu trong Khoản 1 tới Hội đồng trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày thông báo.

5. Hội đồng, dựa trên đủ ý kiến đa số, có thể đưa ra quyết định khác trong thời gian 1 tháng từ ngày nhận được quyết định của Ủy ban chuyển đến.


CHƯƠNG VII

CÁC BIỆN PHÁP LIÊN QUAN TỚI CÁC TÀU ĐÁNH CÁ VÀ QUỐC GIA THAM GIA ĐÁNH CÁ BẤT HỢP PHÁP, KHÔNG BÁO CÁO VÀ KHÔNG THEO QUY ĐỊNH

Điều 37

Hành động liên quan tới tàu đánh cá trong danh sách tàu thuyền bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định của Cộng đồng
Những biện pháp dưới đây cần được áp dụng cho các tàu đánh cá trong danh sách tàu bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (tàu đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định):

1. các Quốc gia thành viên tàu treo cờ không được gửi tới Ủy ban bất kỳ yêu cầu cho phép đánh bắt cá nào liên quan tới tàu thuyền đánh bắt cá bất hợp pháp, không theo quy định và không báo cáo;

2. giấy phép đánh bắt cá hiện hành hoặc bất kỳ giấy phép đánh bắt đặc biệt nào của Quốc gia thành viên liên quan tới tàu thuyền đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định phải bị bãi bỏ;

3. các tàu đánh cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định treo cờ của nước thứ ba không được phép đánh cá tại vùng nước của Cộng đồng và nghiêm cấm việc cấp phép cho những tàu này;

4. tàu đánh cá treo cờ của Quốc gia thành viên không được hỗ trợ, tham gia vào các hoạt động chế biến thủy sản hoặc tham gia vào việc chuyển hàng hoặc phối hợp đánh bắt dưới bất kỳ hình thức nào với tàu đánh cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định;
5. Tàu đánh cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định treo cờ của Quốc gia thành viên không được tiếp cận cảng nội địa và cảng của quốc gia khác trong Cộng đồng, ngoại trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trong tình trạng nguy cấp. Tàu đánh cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định treo cờ của nước thứ ba không được phép cập cảng của Quốc gia thành viên, ngoại trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trong tình trạng nguy cấp. Thay vào đó, Quốc gia thành viên có thể cho phép tàu đánh cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định cập cảng của Quốc gia đó với điều kiện phải để các sản phẩm đánh bắt được trên tàu và nếu phù hợp, tịch thu ngư cụ theo các biện pháp quản lý và bảo tồn do các tổ chức quản lý nghề cá khu vực thông qua. Các Quốc gia thành viên đồng thời phải tịch thu sản phẩm đánh bắt được và nếu phù hợp, cấm không cho để ngư cụ trên tàu đánh cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định được phép cập cảng vì lý do bất khả kháng hoặc trong tình trạng nguy cấp cũng theo các biện pháp đó;

6. Tàu đánh cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định treo cờ của nước thứ ba không được cung cấp nhu yếu phẩm, nhiên liệu hoặc các dịch vụ khác, ngoại trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trong tình trạng nguy cấp;

7. Tàu đánh cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định treo cờ của nước thứ ba không được phép thay đổi thủy thủy đoàn, ngoại trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trong tình trạng nguy cấp;

8. Quốc gia thành viên phải từ chối trao cờ của mình cho các tàu đánh cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định;

9. Nghiêm cấm nhập khẩu các sản phẩm thủy sản do các tàu đánh cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đánh bắt được, và theo đó không được chấp nhận hoặc phê chuẩn các chứng nhận khai thác kèm theo các sản phẩm đó;

10. Nghiêm cấm việc xuất và tái xuất các sản phẩm thủy sản từ các tàu đánh cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định để chế biến;

11. Tàu đánh cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định không có cá và thủy thủ đoàn trên tàu phải được phép cập cảng để loại bỏ, nhưng không phương hại tới bất kỳ cáo buộc và trừng phạt nào đối với tàu đó và bất kỳ thể nhân hoặc pháp nhân nào liên quan.
Điều 38

Hành động liên quan tới các nước thứ ba không hợp tác
Các biện pháp dưới đây phải được áp dụng với các nước thứ ba không hợp tác:

1. Nghiêm cấm nhập khẩu vào Cộng đồng các sản phẩm thủy sản do tàu đánh cá treo cờ của các nước đó đánh bắt được, và theo đó không chấp nhận các chứng chỉ đánh bắt kèm theo các sản phẩm đó. Trong trường hợp việc xác định nước thứ ba không hợp tác theo Điều 31 dựa trên lý do nước thứ ba đó thiếu các biện pháp hợp lý đối với các tàu thuyền đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định làm ảnh hưởng tới một loài hoặc giống loài nhất định, việc cấm nhập khẩu có thể chỉ áp dụng đối với giống hoặc loài đó;

2. Nghiêm cấm các hoạt động mua bán của các đối tượng kinh doanh trong Cồng đồng với tàu đánh cá treo cờ của các nước đó;

3. Nghiêm cấm tàu đánh cá treo cờ của Quốc gia thành viên treo sang cờ của các nước thứ ba đó;

4. Các Quốc gia thành viên không được phép ký hiệp ước trao quyền cho các nước thứ ba đó để tàu đánh cá của họ được treo cờ của quốc gia mình;

5. Nghiêm cấm xuất khẩu tàu đánh của Cộng đồng cho các nước đó;

6. Nghiêm cấm thỏa thuận thương mại tư nhân giữa kiều dân của một Quốc gia thành viên và các nước thứ ba đó cho phép tàu đánh cá treo cờ của Quốc gia thành viên được sử dụng các khả năng đánh bắt của các nước đó;

7. Nghiêm cấm các hoạt động đánh bắt phối hợp có sự tham gia của các tàu đánh cá treo cờ của Quốc gia thành viên với tàu đánh cá treo cờ của các nước đó;

8. Ủy ban phải kịch liệt lên án bất kỳ thỏa thuận khai thác thủy sản song phương hiện hành hoặc thoả thuận hợp tác về thuỷ sản nào với các nước đó, để làm cơ sở chấm dứt thỏa thuận trong trường hợp không tuân thủ các thỏa ước liên quan tới việc chống lại các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định;

9. Ủy ban không được đàm phán để ký thỏa thuận song phương về thuỷ sản hoặc thỏa thuận hợp tác về thuỷ sản với các nước đó.

CHƯƠNG VIII

KIỀU DÂN

Điều 39

Kiều dân hỗ trợ hoặc tham gia khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định
1. Kiều dân thuộc quyền tài phán của Quốc gia thành viên (kiều dân) không được hỗ trợ hoặc tham gia khai tác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, bao gồm tham gia trên tàu, vận hành hoặc là chủ hưởng lợi từ các tàu đánh cá có trong danh sách tàu đánh cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định của Cộng đồng.

2. Các Quốc gia thành viên phải cùng phối hợp với nhau và với các nước thứ ba và thực hiện tất cả các biện pháp có thể mà không phương hại tới trách nhiệm trước tiên của quốc gia tàu treo cờ, theo Luật của Cộng đồng và quốc gia đó, để xác định các kiều dân hỗ trợ hoặc tham gia đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.



3. Các Quốc gia thành viên phải có hành động phù hợp theo luật và quy định áp dụng cho kiều dân được xác định là hỗ trợ hoặc tham gia vào việc đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định mà không phương hại tới trách nhiệm trước tiên của Quốc gia treo cờ;

4. Mỗi Quốc gia thành viên phải thông báo cho Ủy ban tên của cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm điều phối việc thu thập và thẩm tra thông tin về các hoạt động của kiều dân được đề cập tới trong Chương này để báo cáo và phối hợp với Ủy ban.


Điều 40

Phòng ngừa và xử phạt
1. Các Quốc gia thành viên phải khuyến khích kiều dân thông báo bất cứ thông tin nào liên quan tới các lợi ích pháp lý, hoặc tài chính hoặc liên quan tới việc kiểm soát các tàu đánh cá treo cờ mà họ nắm giữ cho nước thứ ba và tên của các tàu đánh cá liên quan.

2. Kiều dân không được bán hoặc xuất khẩu bất kỳ tàu đánh cá nào cho các đối tượng tham gia vào việc vận hành, quản lý hoặc sở hữu các tàu đánh cá có trong danh sách tàu bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định của Cộng đồng.

3. Các Quốc gia thành viên không được cung cấp hỗ trợ công trong chương trình hỗ trợ quốc gia hoặc qua các quỹ của Cộng đồng cho các đối tượng tham gia vào việc vận hành, quản lý hoặc sở hữu các tàu đánh cá có trong danh sách tàu bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định của Cộng đồng mà không phương hại tới các quy định khác trong Luật của Cộng đồng về các quỹ công.

4. Các Quốc gia thành viên phải cố gắng thu thập thông tin về sự hiện diện của bất kỳ thỏa thuận nào giữa kiều dân và nước thứ ba cho phép các tàu đánh cá treo cờ của Quốc gia thành viên treo lại cờ của nước thứ ba đó. Họ phải thông báo cho Ủy ban về các thỏa thuận đó bằng cách nộp một danh sách các tàu đánh cá liên quan.


CHƯƠNG IX

CÁC BIỆN PHÁP THI HÀNH TỨC THÌ , CÁC HÌNH PHẠT



Điều 41

Phạm vi áp dụng
Chương này áp dụng cho:

1. những sai phạm nghiêm trọng xảy ra trong vùng lãnh thổ của các Quốc gia thành viên mà Hiệp ước này được áp dụng hoặc trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền hoặc quyền tài phán của các Quốc gia thành viên, ngoại trừ vùng nước tiếp giáp với các lãnh thổ và các nước được đề cập tới trong Phụ lục II của Hiệp ước này ( ?);



2. những vi phạm nghiêm trọng do các tàu đánh cá của Cộng đồng hoặc kiều dân của các Quốc gia thành viên phạm phải;

3. những vi phạm nghiêm trọng được phát hiện trong vùng lãnh thổ hoặc vùng nước được đề cập tới trong điểm 1 của Điều này nhưng xảy ra ngoài khơi hoặc thuộc quyền tài phán của nước thứ ba và đang bị xử phạt theo Điều 11 (4).


Điều 42

Vi phạm nghiêm trọng
1. Với mục đích của Quy định này, những sai phạm nghiêm trọng có nghĩa là:

(a) các hoạt động được coi là đánh cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định theo các tiêu chí đề ra trong Điều 3;

(b) thực hiện công việc kinh doanh liên quan trực tiếp tới việc đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định bao gồm trao đổi thương mại

về/hoặc nhập khẩu sản phẩm thủy sản;

(c) làm giả giấy tờ, chứng từ đề cập tới trong Quy định này hoặc sử dụng các giấy tờ, chứng từ giả hoặc không có hiệu lực.

2. Mức độ nghiêm trọng của sai phạm phải được một cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia thành viên quyết định có xét tới các tiều chí nếu trong Điều 3(2).


Điều 43

Các biện pháp thi hành tức thì
1. Khi một thể nhân bị nghi ngờ vi phạm hoặc bị bắt quả tang vi phạm nghiêm trọng hoặc một pháp nhân bị nghi ngờ chịu trách nhiệm đối với sai phạm đó, các Quốc gia thành viên phải ngay lập tức tiến hành điều tra và, theo luật của quốc gia và dựa vào mức độ nghiêm trọng của sai phạm, thực hiện các biện pháp thi hành ngay lập tức cụ thể là:

(a) ngừng ngay lập tức các hoạt động đánh bắt;

(b) đưa tàu đánh cá vào cảng;

(c) đưa phương tiện vận tải tới vị trí khác để kiểm tra;

(d) đặt kho chứa;

(e) thu giữ ngư cụ, sản phẩm đánh bắt được hoặc sản phẩm thủy sản;

(f) tạm thời thu hồi tàu đánh cá hoặc phương tiện vận tải liên quan;

g) thu hồi giấy phép đánh bắt.



2. Các biện pháp thi hành về bản chất phải nhằm phòng ngừa việc tái phạm các sai phạm nghiêm trọng và cho phép các cơ quan có thẩm quyền hoàn thành việc điều tra.
Điều 44

Xử phạt đối với các sai phạm nghiêm trọng
1. Các Quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng thể nhân vi phạm hoặc pháp nhân chịu trách nhiệm cho sai phạm nghiêm trọng bị xử phạt hành chính một cách hiệu quả, thích đáng và có tính chất răn đe.

2. Các Quốc gia thành viên phải áp dụng việc xử phạt ở mức tối đa tức là ít nhất gấp năm lần giá trị của sản phẩm thủy sản sai phạm nghiêm trọng thu được.

Trong trường hợp tái phạm một sai phạm nghiêm trọng trong thời gian năm năm, các Quốc gia thành viên phải áp dụng việc xử phạt ở mức tối đa tức là ít nhất gấp tám lần giá trị của sản phẩm thủy sản sai phạm nghiêm trọng thu được.

Khi áp dụng các biện pháp trừng phạt đó, các Quốc gia thành viên đồng thời phải xem xét mức độ tác hại đối với nguồn lợi thủy sản và môi trường biển liên quan.

3. Các Quốc gia thành viên có thể đồng thời hoặc thay vào đó áp dụng sử phạt hình sự một cách hiệu quả, đích đáng và mang tính chất răn đe.
Điều 45

Các biện pháp xử phạt kèm theo
Có thể tiến hành các biện pháp xử phạt khác kèm theo các biện pháp trong Chương này:

1. tịch thu tạm thời tàu đánh cá vi phạm;

2. thu hồi tạm thời tàu đánh cá vi phạm;

3. tịch thu sản phẩm thủy sản đánh bắt được và ngư cụ bị cấm;

4. tạm dừng hoặc thu hồi giấy phép đánh bắt cá;

5. giảm bớt hoặc thu hồi quyền đánh bắt cá;

6. tạm thời hoặc vĩnh viễn tước quyền được xin quyền đánh bắt mới;

7. cấm tạm thời hoặc vĩnh viễn tiếp cận tới hỗ trợ hoặc trợ cấp công;



  1. tạm dừng hoặc thu hồi quy chế đối tác kinh tế được phê duyệt được trao theo Điều 16(3).


Điều 46

Mức xử phạt chung và các biện pháp xử phạt kèm theo
Mức xử phạt chung và các biện pháp xử phạt kèm theo phải được tính toán sao cho chúng đảm bảo ngăn cấm các hoạt động tạo ra lợi ích kính tế từ các sai phạm nghiêm trọng đó mà không phương hại tới quyền hợp pháp thực hành một nghề. Để đạt mục đích này, đồng thời phải cân nhắc các biện pháp thi hành tức thì theo Điều 43.
Điều 47

Nghĩa vụ pháp lý của pháp nhân
1. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm pháp lý về các sai phạm nghiêm trọng khi những sai phạm nghiêm trọng đó do bất kỳ thể nhân nào gây ra phục vụ cho lợi ích của họ, được thực hiện đơn thân hoặc với tư cách là một phần của một bộ phận của pháp nhân và có vị trí quyết định trong nội bộ pháp nhân đó dựa vào:

(a) quyền đại diện của pháp nhân; hoặc

(b) được ủy quyền ra quyết định thay mặt cho pháp nhân; hoặc

(c) được ủy quyền kiểm soát trong nội bộ pháp nhân

2. Một pháp nhân có thể phải chịu trách nhiệm khi thể nhân đề cập tới trong khoản 1 không giám sát hoặc kiểm soát đầy đủ khiến cho một thể nhân dưới quyền của pháp nhân đó gây ra vi phạm nghiêm trọng phục vụ cho lợi ích của pháp nhân đó.

3. Nghĩa vụ pháp lý của một pháp nhân phải bao gồm khởi kiện thể nhân là thủ phạm, chủ mưu hoặc đồng phạm trong vi phạm nghiêm trọng liên quan.


CHƯƠNG X

THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH DO CÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGHỀ CÁ KHU VỰC THÔNG QUA LIÊN QUAN TỚI GIÁM SÁT TÀU ĐÁNH CÁ
Điều 48

Giám sát trên biển
1. Các quy định trong Chương này được áp dụng cho các hoạt động đánh bắt cá tuân theo các quy tắc về giám sát trên biển do các tổ chức quản lý nghề cá khu vực thông qua mà Cộng đồng có ràng buộc.

2. Trong trường hợp một cơ quan có thẩm quyền của một Quốc gia thành viên chịu trách nhiệm thanh tra trên biển phát hiện thấy một tàu đánh cá thực hiện các hoạt động có thể coi là đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, cơ quan này phải báo cáo về phát hiện đó. Báo cáo và kết quả điều tra trên tàu cá đó của Quốc gia thành viên phải được coi là bằng chứng sử dụng để xác định và tiến hành các cơ chế thi hành quy định này.

3. Trong trường hợp chủ tàu cá của Cộng đồng hoặc nước thứ ba phát hiện thấy một tàu cá thực hiện các hoạt động nêu trong khoản 2, chủ tàu đó có thể ghi chép lại càng nhiều thông tin càng tốt về phát hiện đó, ví dụ:

(a) tên và mô tả tàu đánh cá;

(b) tín hiệu của tàu đánh cá;

(c) số đăng ký và nếu có, số hiệu Lloyds IMO của tàu đánh cá;

(d) quốc gia tàu đánh cá treo cờ;

(e) vị trí (kinh độ, vĩ độ) vào thời điểm phát hiện đầu tiên;

(f) thời gian/ngày/giờ phối hợp quốc tế UTC khi phát hiện đầu tiên;

(g) ảnh chụp tàu đánh cá để minh chứng cho việc phát hiện;

(h) bất kỳ thông tin phù hợp nào về các hoạt động quan sát được của tàu các liên quan.

4. Báo cáo giám sát phải được gửi ngay tới cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia thành viên có cờ treo trên tàu đánh cá bị nghi vấn, cơ quan này sau đó phải chuyển chúng càng sớm càng tốt tới Ủy ban hoặc một cơ quan mà Ủy ban chỉ định. Ủy ban hoặc cơ quan được Ủy ban chỉ định phải ngay lập tức thông tin cho Quốc gia có cờ treo trên tàu cá bị phát hiện và nếu phù hợp, tới Thư ký điều hành của các tổ chức quản lý nghề cá khu vực liên quan để hành động theo các quy định của các tổ chức này.

5. Quốc gia thành viên nhận được báo cáo giám sát về các hoạt động của tàu đánh cá treo cờ nước mình từ cơ quan có thẩm quyền của bên ký kết thành lập tổ chức quản lý nghề cá khu vực phải thông báo về báo cáo và tất cả các thông tin liên quan càng sớm càng tốt cho Ủy ban hoặc cơ quan được Ủy ban ủy quyền, sau đó Ủy ban hoặc cơ quan đuợc Ủy ban ủy quyền phải chuyển những thông tin đó cho Thư ký điều hành của tổ chức quản lý nghề cá khu vực liên quan để tiến hành hành động tiếp theo tuân theo các biện pháp mà tổ chức này thông qua nếu phù hợp.



6. Điều này phải được áp dụng mà không phương hại tới các quy định của các tổ chức quản lý nghề cá khu vực mà Cộng đồng là một bên ký kết.
Điều 49

Nộp thông tin liên quan tới tàu đánh cá bị phát hiện có nghi vấn
1. Các Quốc gia thành viên có thông tin phù hợp về các tàu đánh cá bị phát hiện phải chuyển chúng ngay lập tức tới Ủy ban hoặc cơ quan được Ủy ban chi định theo mẫu được xác định phù hợp với quy trình đề cập tới trong Điều 54 (2).

2. Ủy ban hoặc cơ quan được Ủy ban ủy quyền đồng thời phải nghiên cứu một cách đầy đủ các thông tin được ghi chép lại về tàu đánh cá bị phát hiện được nộp bởi công dân, các tổ chức xã hội dân sự, bao gồm các tổ chức môi trường, cũng như đại diện của các nhóm lợi ích về thủy sản hoặc thương mại thủy sản nộp.


Điều 50

Điều tra các tàu đánh cá bị phát hiện, nghi vấn
1. Các Quốc gia thành viên phải càng sớm càng tốt khởi hành điều tra về các hoạt động của tàu đánh cá treo cờ nước mình bị phát hiện theo Điều 49.

2. Các Quốc gia thành viên phải thông báo, nếu có, bằng phương tiện điện tử, cho Ủy ban hoặc cơ quan do Ủy ban chỉ định các thông tin chi tiết về việc tiến hành điều tra và bất kỳ hành động nào đã và sẽ được thực hiện về các tàu đánh cá bị phát hiện treo cờ của nước mình càng sớm càng tốt và trong bất kỳ trường hợp nào trong thời gian hai tháng từ ngày thông báo về báo cáo theo Điều 48(4). Ủy ban hoặc cơ quan do Ủy ban chỉ định phải được gửi các báo cáo tiến độ điều tra các hoạt động của tàu đánh cá bị phát hiện theo định kỳ phù hợp. Báo cáo cuối cùng khi điều tra kết thúc phải được gửi cho Ủy ban hoặc cơ quan do Ủy ban chỉ định.

3. Các Quốc gia thành viên chứ không phải Quốc gia thành viên tàu treo cờ phải, khi phù hợp, kiểm chứng liệu các tàu đánh cá bị phát hiện nghi vấn được báo cáo có thực hiện các hoạt động tại vùng biển dưới quyền tài phán của họ hoặc liệu các sản phẩm thủy sản từ các tàu đó có được mang lên đất liền hoặc nhập khẩu vào lãnh thổ của họ không và phải điều tra hồ sơ của họ về việc tuân thủ các biện pháp quản lý và bảo tồn phù hợp. Các Quốc gia thành viên phải thông báo ngay lập tức cho Ủy bản hoặc cơ quan do Ủy ban ủy quyền và cho Quốc gia thành viên liên quan tàu treo cờ về kết quả thẩm tra và điều tra.

4. Ủy bản hoặc cơ quan do Ủy ban ủy quyền phải thông tin cho tất cả các Quốc gia thành viên về thông tin nhận được phù hợp với khoản 2 và 3.



5. Điều này phải được áp dụng mà không phương hại tới các quy định trong Chương V của Quy định số 2371/2002 (EC) và các quy định được thông qua bởi các tổ chức quản lý nghề cá khu vực mà Cộng đồng là một bên ký kết.
CHƯƠNG XI

HỖ TRỢ LẪN NHAU

Điều 51

Hỗ trợ lẫn nhau
1. Các cơ quan hành chính chịu trách nhiệm thực hiện Quy định này tại các Quốc gia thành viên phải phối hợp với nhau; với các cơ quan hành chính của nước thứ ba và với Ủy ban để đảm bảo Quy định này được tuân thủ.

2. Để đạt được mục đích của khoản 1, một hệ thống hỗ trợ lẫn nhau phải được thiết lập bao gồm một hệ thống thông tin tự động, hệ thống thông tin về đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định do Ủy ban hoặc cơ quan do Ủy ban chỉ định quản lý để hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc ngăn chặn, điều tra và truy tố việc đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

3. Các quy định cụ thể trong việc áp dụng Chương này phải được thông qua phù hợp với quy trình nêu trong Điều 54(2).
CHƯƠNG XII



tải về 440.39 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương