Phát minh mới nhất của người Nhật về bí quyết phòng ngừa và tự chữa bệnh nan y hiệu nghiệm thần kỳ Nguyên tác Nhật ngữ Lập Thạch Hòa


Chương Hai - Những Thành Kiến Sai Lầm Của Y Học Hiện Ðại



tải về 0.98 Mb.
trang9/34
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích0.98 Mb.
#12260
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   34

Chương Hai - Những Thành Kiến Sai Lầm Của Y Học Hiện Ðại




1.- Trị liệu là gì?

Theo định nghĩa y học, trị liệu có nghĩa là chữa bệnh hoặc điều trị thương tích. Tuy nhiên có một số bệnh tật mà vị y sĩ đã bảo với bệnh nhân rằng phải uống thuốc suốt cả đời. Nếu không nghe lời mà chấm dứt ngang giữa chừng thì sẽ có nhiều bất trắc. Qua câu nói này, chúng ta hiểu rằng vị y sĩ đó không thể chữa lành bệnh cho bệnh nhân bằng chính những phương pháp và loại thuốc mà ông đã dùng. Vậy mục đích của trị liệu là gì? Theo tôi trên thế giới này chả có bệnh gì mà gọi là không thể chữa khỏi. Ðã gọi là bệnh thì chỉ có tính cách tạm thời. Chớ không có bệnh nào kéo dài suốt cuộc đời cả.


Theo Ðông y, bệnh là do khí bất ổn mà sanh ra. Ðôi khi tâm tình buồn vui của người bệnh cũng ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh trạng của họ. Do đó người y sĩ trị bệnh phải biết tâm lý, làm cho bệnh nhân lạc quan và tin tưởng vào vị y sĩ đang săn sóc sức khỏe cho mình thì bệnh mới chóng lành hoặc có chiều hướng tiến triển thuận lợi. Nếu gây cho họ cái ám ảnh phải uống thuốc suốt đời hoặc bệnh này không chữa khỏi, chẳng qua chỉ làm cho bệnh trạng của họ thực sự không chữa được hoặc càng ngày càng trầm trọng hơn.
Theo nguyên tắc, đúng ra vị y sĩ phải trấn an bệnh nhân rằng sức đề kháng trong cơ thể của bạn mạnh lắm. Có bệnh nào mà lại chữa không khỏi. Vị y sĩ không nên một mình chỉ dùng thuốc để chữa cho bệnh nhân gọi là xong, mà phải tìm rõ căn nguyên của bệnh, hướng dẫn và khuyến khích bệnh nhân hợp tác với mình trong việc chữa trị. Cũng như không bao giờ coi thường bệnh nhân là kẻ không biết gì vì không có kiến thức y học. Thí dụ như một bệnh nhân bị cao huyết áp, vị y sĩ không nên chỉ giải thích là tại vì huyết áp của bệnh nhân cao. Theo tôi đề nghị, phải tối thiểu giải thích căn nguyên tại sao bị bệnh để bệnh nhân có ý thức tự tránh những điều bất lợi có thể gây cản trở cho việc điều trị. Ðôi khi huyết áp cao, chúng ta thử nước tiểu của bệnh nhân cũng không thấy có chất đạm. Thì 90% nguyên nhân là vì chức năng của thận hoạt động yếu.
Bây giờ trở lại vấn đề canh dưỡng sinh, đối với những chứng bệnh như thế, chỉ cần điều trị trong vòng ba tháng là cả hai huyết áp và thận đều khôi phục trạng thái bình thường. Nếu có phải uống thuốc thêm thì chỉ cần dùng thuốc với liều lượng nhẹ dần rồi từ từ dứt hẳn, chỉ còn uống canh dưỡng sinh mà thôi. Không cần mỗi tháng mỗi thử nghiệm máu. Nên cách khoảng 3 tháng, 6 tháng hay một năm sẽ thử luôn cả máu lẫn nước tiểu một lần thì tốt hơn.
Trừ phi bịnh tình thật trầm trọng, nếu không, chúng ta không nên chụp hình quang tuyến X thường xuyên. Vì phương pháp kiểm tra bằng quang tuyến đôi khi phản ứng gây ra chứng bệnh hoại huyết cấp tính, làm giảm huyết cầu nên bị thiếu máu và dễ gây ra nhiều chứng bệnh khác. Cho nên phương pháp kiểm tra tầm bệnh ung thư ngày nay chỉ có hại chớ không có lợi.
---o0o---

2.- Không nên cấp tốc làm giảm thân Nhiệt

Một khi thân thể phát nhiệt cao hơn mức bình thường là chứng tỏ trong cơ thể của mình có sự trục trặc nào đó. Cơ thể của con người giống như được bố trí bởi một mạng lưới hay hệ thống radar. Hễ chỗ nào bất ổn hay bị vi khuẩn xâm nhập thì nó báo động bằng cách phát nhiệt. Một số người rất nhạy cảm đối với cơ thể một khi bị nóng sốt, chạy đi lấy thuốc giải nhiệt uống liền hay vội tìm bác sĩ để chữa trị mà không cần biết tại sao mình bị nóng sốt. Sự thật dùng thuốc để giải nhiệt ngay lập tức cũng đôi khi có phương hại đến sức khỏe của con người. Nhưng nếu không dùng thuốc để khống chế thân nhiệt tăng cao, thì chúng ta phải làm sao ?


Một khi thân nhiệt tăng từ 37.5 độ đến 38.5 độ là có cảm giác nhiệt độ tăng cao. Ðiều ấy chứng minh trong cơ thể của mình đã có vi khuẩn hoành hành. Nhưng những loại vi khuẩn này khi đến 39 độ trở lên là không chịu nổi nên bị tiêu diệt. Cho nên một khi mình bị sốt, không cần phải uống thuốc liền. Ðợi từ hai tới ba tiếng đồng hồ sau là thân nhiệt tự nhiên giảm xuống từ từ. Nếu nhiệt độ không giảm hoặc tiếp tục tăng cao hơn thì chúng ta mới nghĩ cách đối phó.
Thông thường thì trẻ con hay bị sốt hơn người lớn. Chẳng hạn như sốt trí huệ, có nghĩa là khôn thêm một chút cũng bị sốt. Sốt phát dục tức cơ thể tăng trưởng thêm một chút cũng bị sốt. Sốt mọc răng vân vân. Và khi tới tuổi thanh xuân chuyển qua giai đoạn trưởng thành cũng bị sốt. Ðây là sự đánh dấu những giai đoạn chuyển hóa về sinh lý của con người. Cho nên những cái sốt này rất là quan trọng. Nếu chúng ta khống chế nhiệt độ ngay lập tức có khi làm cho sự phát dục của cơ thể bị ngưng tăng trưởng. Do đó con người thường hay bị nhức đầu hoặc kích thích tố phái tính hormone phân bố không điều hòa. Cho nên một số thiếu nữ kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh và đôi khi có những triệu chứng yếu ớt về mặt sinh lý. Phái nam thì cơ thể yếu đuối, tinh lực kém, không linh hoạt và thường hay bệnh hoạn. Ngoài ra nó cũng làm cho con người bị đau thần kinh, bị bệnh thấp khớp v.v...Cho nên, khi đứa bé bị nóng sốt, khoan vội vã chận đứng cơn sốt mà phải bình tĩnh theo dõi bệnh trạng để khi sử dụng thuốc được hợp lý và hợp thời.
Khi nhiệt độ trong người lên đến từ 37.5 độ tới 38.5 độ mà dùng thuốc để giải nhiệt ngay. Những vi khuẩn tồn tại trong cơ thể sẽ tạm thời ngưng hoạt động như bị chết giả chớ chưa bị tiêu diệt thực sự. Khi vi khuẩn hồi phục lại sức sống, tiếp tục sinh sôi nẩy nở, sẽ tấn công bệnh nhân mãnh liệt hơn vì chúng đã quen lờn với thuốc nên có sức đề kháng lại thuốc.
Những người bị bệnh cảm mạo cũng vậy, không nên giải nhiệt ngay bằng thuốc mà dùng phương pháp ngoại khoa để làm giảm nhiệt độ xuống. Ðừng mỗi chút mỗi vào bệnh viện. Vì đôi khi bệnh nhân đã nhập viện cũng có thể cảm nhiễm một vài loại vi khuẩn khác ở trong bệnh viện độc hại hơn và làm cho bệnh trạng bị biến chứng trầm trọng hơn. Tốt hơn hết bệnh nhân nên ở nhà và thường xuyên báo cáo bệnh tình cho bác sĩ gia đình theo dõi để sẵn sàng quyết định trong việc điều trị. Tuy nhiên bệnh nhân không nên hoàn toàn giao phó sinh mạng của mình cho vị y sĩ chữa trị mà phải hiểu và hợp tác với vị y sĩ đó để theo dõi tình trạng sức khỏe của mình. Vị y sĩ điều trị phải kiên nhẫn để hỏi và nghe bệnh nhân báo cáo về bệnh tình rồi quyết định việc trị liệu mới chính xác hơn.

---o0o---




tải về 0.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   34




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương