PHƯƠng pháp dạy họC Âm nhạC Ở trưỜng phổ thông biên tập: Trần Đại Phúc Chuyên viên Sở gd&Đt tt huế



tải về 1.07 Mb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích1.07 Mb.
#37287
1   2   3   4   5
III. Phương pháp dạy học Tập đọc nhạc:

1. Mục tiêu việc dạy Tập đọc nhạc


- Học sinh hiểu bản chất của Tập đọc nhạc là quá trình khám phá ra giai điệu bản nhạc.

- Học sinh nắm vững tên nốt nhạc, có kỹ năng giải mã về cao độ và trường độ của nốt nhạc để đọc đúng giai điệu, biết đọc bài Tập đọc nhạc kết hợp gõ phách hoặc đánh nhịp.

- Giúp học sinh phát triển tai nghe, cảm thụ về âm thanh, tư duy sáng tạo, hỗ trợ việc học hát và phát triển năng khiếu âm nhạc của các em.

2. Quy trình dạy Tập đọc nhạc


            Hiện nay, đa số giáo viên thường dạy Tập đọc nhạc với Quy trình gồm 8 bước sau:

Quy trình dạy Tập đọc nhạc

Cấp Tiểu học



Quy trình dạy Tập đọc nhạc

Cấp THCS


- Giới thiệu bài Tập đọc nhạc

- Tập nói tên nốt nhạc

- Luyện tập cao độ

- Luyện tập tiết tấu

- Tập đọc từng câu

- Tập đọc cả bài

- Ghép lời ca

- Củng cố, kiểm tra



- Giới thiệu bài Tập đọc nhạc

- Tìm hiểu bài Tập đọc nhạc

- Luyện tập cao độ

- Luyện tập tiết tấu

- Tập đọc từng câu

- Tập đọc cả bài

- Ghép lời ca

- Củng cố, kiểm tra



  Lưu ý về Quy trình dạy Tập đọc nhạc:

- 8 bước trong Quy trình là những hoạt động cần thiết để dạy Tập đọc nhạc, nhưng chúng không phải là các yếu tố bất di bất dịch, giáo viên có thể thay đổi trình tự 2 bước là luyện tập cao độ và luyện tập tiết tấu mà không ảnh hưởng gì đến kết quả học tập.

- Giáo viên có thể thực hiện tuần tự từng bước trong Quy trình nhưng cũng có thể kết hợp 2-3 bước lại với nhau. Ví dụ khi dạy Tập đọc nhạc ở Tiểu học, có thể đưa bước tập nói tên nốt nhạc, luyện tập cao độ, luyện tập tiết tấu vào trong bước tập đọc từng câu. Như vậy, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tập nói tên nốt nhạc, luyện tập cao độ, luyện tập tiết tấu rồi tập đọc câu 1, sau đó dạy câu 2 tương tự.

3. Những lỗi cần tránh khi dạy Tập đọc nhạc ở Tiểu học và THCS

- Không được dạy sai kiến thức, giáo viên phải đọc đúng cao độ, trường độ.

- Không dạy Tập đọc nhạc bằng cách truyền khẩu, không đọc mẫu nhiều và biến Tập đọc nhạc thành hát tên nốt nhạc.

- Đàn giai điệu quá nhiều hoặc giáo viên đọc mẫu bài Tập đọc nhạc trước khi học sinh tập đọc, làm giảm tính tích cực của học sinh, các em không có động lực để giải mã và khám phá giai điệu.

- Xác định không đúng trọng tâm, luyện tập cao độ hoặc tiết tấu quá lâu. Chỉ thực hiện 4 bước (giới thiệu bài Tập đọc nhạc, tìm hiểu bài, luyện tập cao độ, luyện tập tiết tấu) trong khoảng 10 phút, nếu kéo dài hơn có thể không đủ thời gian để đọc từng câu đồng thời làm giảm hứng thú học của học sinh.

- Dạy học sinh tập hát trước để các em nắm được giai điệu, rồi mới hướng dẫn đọc nhạc. Cách dạy này mắc phải 2 sai lầm, thứ nhất làm học sinh chú ý đến lời ca hơn là nốt nhạc, thứ hai làm các em không còn động lực khám phá giai điệu của bản nhạc.

- Căn cứ vào lời ca để chia câu nhạc, căn cứ vào lời để gõ đệm (ví dụ yêu cầu học sinh gõ đệm theo tiết tấu lời ca).

- Để học sinh ghi tên nốt vào bài Tập đọc nhạc (cần nhắc các em luôn chú ý đến nốt nhạc).

- Bắt nhịp cho học sinh đọc nhạc ở một giọng (khi bắt nhịp không dùng đàn), sau đó đệm đàn ở một giọng khác.

- Yêu cầu học sinh học thuộc bài Tập đọc nhạc.

- Xác định nhầm mục tiêu dạy Tập đọc nhạc là để hát đúng lời ca. Khi ôn Tập đọc nhạc chủ yếu là cho học sinh hát lời.

4. Phương pháp dạy Tập đọc nhạc ở Tiểu học và THCS

Khác biệt đặc trưng giữa dạy hát và dạy Tập đọc nhạc là khi dạy hát, giáo viên phải cung cấp giai điệu cho học sinh thông qua tiếng đàn và hát mẫu để các em hát đúng giai điệu, lời ca. Còn khi dạy Tập đọc nhạc, học sinh cần tự giải mã và khám phá được giai điệu của bản nhạc. Giáo viên chỉ nên hướng dẫn học sinh luyện tập cao độ, luyện tập tiết tấu và phần nào đó là dùng nhạc cụ giúp các em đọc đúng giai điệu. Giáo viên không nên đọc mẫu, vì đó là dạy truyền khẩu, giảm tính tích cực của học sinh và cũng không nên sử dụng đàn quá nhiều, làm giảm đi sự khám phá của các em.



a) Giới thiệu bài Tập đọc nhạc

- Giáo viên treo bài Tập đọc nhạc lên bảng.

- Giáo viên giới thiệu ngắn gọn về tên, tác giả bài Tập đọc nhạc.

Dạy bài hát thì có thể mở rộng thông tin về tác giả nhưng dạy bài Tập đọc nhạc thì không nên. học sinh chỉ cần biết bài Tập đọc nhạc do ai sáng tác, trích từ bản nhạc nào, không cần những thông tin mở rộng về tác giả, vì không có nhiều thời gian để làm việc đó.

b) Tập nói tên nốt nhạc (Tiểu học,) Tìm hiểu về bài Tập đọc nhạc (THCS)

Yêu cầu của bước này ở Tiểu học thấp hơn so với ở Tập đọc nhạc, học sinh Tiểu học chỉ cần nắm vững và nói đúng tên các nốt nhạc. Giáo viên có thể thực hiện bằng cách chỉ vào từng nốt trong bài Tập đọc nhạc để cả lớp đồng thanh nói tên nốt hoặc chỉ định một vài học sinh nói tên nốt trong từng khuông nhạc. Nói tên nốt khác với đọc nhạc ở chỗ, học sinh chỉ cần biết tên nốt nhạc là Đô, Rê, Mi, Pha, Son… mà không cần thể hiện đúng cao độ của chúng.

Ở THCS, khi tìm hiểu về bài Tập đọc nhạc, học sinh cần trả lời một vài câu hỏi như: Bản nhạc viết ở nhịp nào? Có dùng nhịp lấy đà không? Bản nhạc có những kí hiệu âm nhạc nào? Có những hình nốt nào? Bản nhạc có thể chia thành mấy câu? (câu nhạc/ câu hát) Quãng rộng nhất giữa hai nốt nhạc gần nhau là quãng mấy?... Đôi khi cũng có thể cho học sinh tập nói tên nốt nhạc trong từng câu nếu giáo viên nhận thấy các em chưa thật sự nắm vững tên nốt nhạc.

c) Luyện tập cao độ

- Giáo viên hỏi học sinh về cao độ các nốt trong bài Tập đọc nhạc từ thấp lên cao, giáo viên viết lên bảng thành thang âm.

- Giáo viên dịch giọng cho phù hợp với giọng của học sinh.

- Giáo viên đàn để học sinh đọc cao độ các nốt từ thấp lên cao rồi theo chiều ngược lại. Đôi khi giáo viên cũng nên hướng dẫn các em tập đọc các quãng trong thang âm.

Luyện tập cao độ và tiết tấu là hai hoạt động rất cần thiết khi dạy Tập đọc nhạc. Tâm lí của học sinh là muốn khám phá tên nốt nhạc trong bài Tập đọc nhạc, vì vậy giáo viên nên hướng dẫn học sinh đọc cao độ vì hoạt động này vừa giúp các em nắm vững tên nốt, vừa đọc cao độ của bài.

d) Luyện tập tiết tấu

- Giáo viên viết tiết tấu của bài Tập đọc nhạc lên bảng (thông thường là tiết tấu câu đầu tiên). Nếu không viết lên bảng, giáo viên cần chỉ vào bài Tập đọc nhạc để học sinh nhận ra âm hình tiết tấu đó.

- Giáo viên gõ tiết tấu làm mẫu.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập tiết tấu.



Những lưu ý khi luyện tập tiết tấu:

+ Có nhiều cách luyện tập, trong đó có 4 cách khá phổ biến mà giáo viên thường áp dụng, đó là: đọc tiết tấu, gõ tiết tấu, đọc kết hợp gõ tiết tấu, đọc tiết tấu kết hợp gõ phách. Tuy nhiên, trong mỗi bài Tập đọc nhạc, chỉ nên chọn 1-2 cách luyện tập thích hợp. Ví dụ với tiết tấu:



Cách thứ nhất, giáo viên đọc: đen đơn đơn đen đen đen đơn đơn trắng. Cách thứ hai, chỉ gõ tiết tấu mà không đọc. Cách thứ ba, giáo viên vừa đọc vừa gõ tiết tấu. Cách thứ tư, đọc tiết tấu kết hợp gõ phách.

+ Thời gian luyện tập tiết tấu không nên kéo dài, chỉ thực hiện trong khoảng 2-3 phút. Bởi nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng tới thời gian của các bước khác.

+ Chỉ nên hướng dẫn học sinh luyện tập tiết tấu câu mở đầu trong bài Tập đọc nhạc, tuy nhiên khi tập đọc từng câu, nếu xuất hiện những tiết tấu khó, giáo viên có thể hướng dẫn các em luyện tập thêm.

+ Việc đọc hoặc gõ tiết tấu rất khó thể hiện đúng với nốt nhạc ngân dài, vì vậy giáo viên cần Quy ước với học sinh bằng động tác mở rộng hai bàn tay (nếu là nốt ngân dài) hoặc úp hai bàn tay (nếu là dấu lặng)…

+ Nếu bài Tập đọc nhạc có tiết tấu khó, giáo viên nên sử dụng cách luyện tập tiết tấu đơn giản (đọc tiết tấu hoặc gõ tiết tấu), ngược lại bài có tiết tấu dễ, có thể áp dụng cách luyện tập phức tạp (đọc kết hợp gõ tiết tấu hoặc đọc tiết tấu kết hợp gõ phách).

+ Cần cho học sinh sử dụng tiết tấu đã luyện tập khi tập đọc từng câu.

e) Tập đọc từng câu

            Nếu chỉ qua bước luyện tập cao độ và luyện tập tiết tấu mà học sinh tự đọc được giai điệu bài Tập đọc nhạc thì đó là điều lí tưởng, vì như vậy các em đã thật sự khám phá được giai điệu của bản nhạc. Tuy nhiên đó là nhiệm vụ không khả thi, vì 3 khó khăn: rất hiếm học sinh phổ thông có khả năng tự đọc nhạc; bài Tập đọc nhạc mới lạ nên không dễ đọc; thời gian học ngắn (20-30 phút). Để khắc phục 3 khó khăn đó, sau khi học sinh đã luyện tập cao độ và tiết tấu, giáo viên có thể dạy các em tập đọc từng câu theo cách sau:

- Giáo viên đàn giai điệu cả bài một lần để học sinh bước đầu hình dung ra giai điệu, đồng thời giúp các em thấy tự tin hơn.

- Giáo viên dùng nhạc cụ để lấy âm thanh mẫu rồi chỉ từng nốt của câu 1 để cả lớp đồng thanh đọc (sẽ có rất ít học sinh đọc đúng giai điệu theo cách này, nhưng đây là điều cần làm để tạo cơ hội cho các em được khám phá giai điệu của bản nhạc). Khi học sinh không đọc được, giáo viên nên đàn giai điệu câu 1 vài ba lần, nhắc học sinh vừa lắng nghe, vừa quan sát nốt nhạc và đọc nhẩm theo.

- Giáo viên chỉ nốt nhạc cho tất cả cùng đọc câu 1 vài ba lần.

- Giáo viên chỉ định một số học sinh đọc lại.

- Giáo viên giúp các em sửa chỗ sai (nếu có).

- Cả lớp tiếp tục đọc câu 1 sau khi sửa sai.

- Đọc các câu tiếp theo tương tự, nếu câu nào giống câu trước thì để học sinh tự nhận biết và tự đọc.

            Nếu giáo viên dạy Tập đọc nhạc theo cách kết hợp 2-3 bước lại với nhau thì có thể thực hiện:

- Chỉ nốt nhạc trong câu 1 để cả lớp đồng thành nói tên nốt nhạc (thường áp dụng ở Tiểu học).

- Luyện tập cao độ câu 1: giáo viên đàn một vài âm để làm chỗ dựa cho học sinh đọc cao độ các nốt nhạc.

- Luyện tập tiết tấu câu 1.

- Giáo viên đàn giai điệu rồi chỉ nốt nhạc để cả lớp tự đọc câu 1 (kết hợp cao độ và tiết tấu vừa luyện tập).

- Học sinh khá xung phong đọc lại.

- Giáo viên đàn giai điệu để tất cả tự kiểm tra và sửa sai.

- Đọc câu 2 và các câu tiếp theo tương tự, nếu có câu giống câu trước thì để học sinh tự nhận biết và tự đọc.

f) Tập đọc cả bài

- Giáo viên dùng thước chỉ vào bài Tập đọc nhạc để học sinh tập đọc cả bài.

- Giáo viên đàn giai điệu, học sinh đọc cả bài hoà với tiếng đàn, vừa đọc vừa gõ tiết tấu.

- Giáo viên chỉ định một vài học sinh khá đọc bài, làm mẫu cho các bạn.

- Giáo viên lắng nghe học sinh đọc (không nên sử dụng nhạc cụ) để phát hiện chỗ sai, hướng dẫn các em sửa chữa.

g) Ghép lời ca

- Giáo viên đàn giai điệu, nửa lớp đọc nhạc đồng thời nửa kia tập ghép lời (hoặc giáo viên đàn, học sinh tự hát).

- Giáo viên chỉ định học sinh hát lời.

- Giáo viên sửa chỗ sai.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh hát lời và gõ phách.

h) Củng cố, kiểm tra

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ phách hoặc đánh nhịp.

- Hướng dẫn học sinh đọc nhạc kết hợp thể hiện cường độ của phách mạnh, phách nhẹ.

- Học sinh trình bày bài Tập đọc nhạc theo tổ, nhóm hoặc cá nhân.

- Học sinh xung phong lên bảng, quan sát bài Tập đọc nhạc, chỉ nốt kết hợp đọc nhạc, hát lời.

5. Phương pháp dạy ôn tập Tập đọc nhạc ở Tiểu học và THCS

a) Mục tiêu

- Giúp học sinh  nắm vững tên nốt nhạc trên khuông và đọc đúng giai điệu bản nhạc.

- Hướng dẫn học sinh trình bày bài Tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.

- Giúp học sinh có cảm thụ âm nhạc tốt hơn.

- Phát huy tính tích cực của học sinh, phát triển khả năng sáng tạo của các em.

b) Các hoạt động ôn tập Tập đọc nhạc

Giáo viên chỉ nên chọn một vài hoạt động trong số nhiều hoạt động sau:

- Học sinh đọc bài Tập đọc nhạc một vài lần, giáo viên hướng dẫn sửa chỗ sai.

- Củng cố giai điệu: học sinh nghe giai điệu nhận biết câu nhạc, nghe tiết tấu nhận biết câu nhạc hoặc nghe một vài nốt mở đầu, nhận biết cả câu nhạc… Ví dụ khi ôn tập bài Chơi đu, giáo viên đàn giai điệu vài nốt trong một câu bất kì, học sinh phải trả lời đó là câu nào và đọc chính xác câu nhạc đó.



Đáp án: đây là câu 4 trong bài Chơi đu:



Giáo viên gõ tiết tấu một câu trong bài, học sinh phải trả lời đó là câu nào, gõ tiết tấu và đọc chính xác câu nhạc đó. Nên áp dụng với câu chỉ có một đáp án đúng, ví dụ giáo viên gõ tiết tấu sau khi ôn tập bài Quê hương:



Đáp án: tiết tấu câu 3 trong bài Quê hương:



- Tập đọc nhạc kết hợp gõ phách, nhịp.

- Tập đọc nhạc kết hợp đánh nhịp.

- Trình bày bài Tập đọc nhạc bằng các hình thức cá nhân, cặp, nhóm, tổ (không phải biểu diễn, học sinh được xem bản nhạc).

- Đọc nhạc bằng cách nối tiếp, đối đáp.

- Đọc nhạc bằng nguyên âm: đọc nguyên âm (A, U, I… thay cho tên nốt nhạc).

- Giáo viên cho học sinh nghe toàn bộ bài hát (với trường hợp bài Tập đọc nhạc là một đoạn trong bài hát đó).

- Giáo viên chép 1 câu bất kì lên bảng, yêu cầu học sinh tự đọc. Biện pháp này nhằm khắc phục tình trạng học vẹt của học sinh, các em chỉ đọc được bài Tập đọc nhạc khi đọc từ đầu, còn yêu cầu đọc một câu bất kì thì không thực hiện được.



- Tập đọc một câu nhạc, trong đó có 1-2 nốt bị thay đổi về cao độ (áp dụng ở những lớp học khá tốt). Ví dụ đọc câu nhạc dưới đây trong bài Ca ngợi Tổ quốc (Hoàng Vân):

Rồi để học sinh tập đọc câu nhạc này, nhưng nốt Đô2 (ở nhịp thứ nhất) được thay bằng nốt La.



- Bài tập thực hành làm phím đàn (mỗi em làm một nốt nhạc): mục tiêu để củng cố cho học sinh kỹ năng đọc đúng cao độ các nốt nhạc. Khi học xong bài Tập đọc nhạc, giáo viên để mỗi em xung phong làm một phím đàn, giáo viên chỉ vào phím đàn nào, học sinh phải đọc đúng cao độ của phím đó. Nên áp dụng với bài Tập đọc nhạc sử dụng quãng liền bậc để giáo viên chỉ phím đàn cho thuận tiện, ví dụ với bản nhạc của Mozart:



- Bổ sung 1-2 nốt nhạc còn thiếu: ví dụ yêu cầu học sinh viết lên khuông 2 nốt còn thiếu trong một câu của bài Thật là hay:



            Đáp án: hai nốt Son móc đơn (câu 3 bài Thật là hay).



- Sửa nốt nhạc sai: giáo viên đưa ra một câu nhạc có 1-2 nốt viết sai (cao độ hoặc trường độ), học sinh nhận biết và sửa lại cho đúng. Ví dụ: Có bạn chép 4 ô nhịp đầu của bài TĐN số 2- Trở về Su-ri-en-tô nhưng bị sai một vài nốt nhạc. Em hãy phát hiện và sửa lại cho đúng.

Đáp án:


- Học sinh tập chép bài Tập đọc nhạc.

- Học sinh tập đặt lời ca mới.

- Giáo viên có thể đưa ra lời mới, nhưng thay đổi trình tự các câu, rồi yêu cầu các em xếp các câu lại theo theo đúng giai điệu của bản nhạc.

- Đọc bản  nhạc ở giọng này rồi tập đọc dịch sang giọng khác. Ví dụ sau khi học sinh đã đọc tốt bản Con kênh xanh xanh ở giọng Đô trưởng, giáo viên có thể đưa bản nhạc đó ở giọng Rê trưởng cho học sinh tập đọc (áp dụng ở những lớp học khá tốt).

- Kiểm tra.



Lưu ý: Tuỳ thuộc vào đặc điểm bài Tập đọc nhạc, thời lượng dạy học, năng lực của học sinh, điều kiện dạy học cụ thể mà giáo viên chọn một vài hoạt động ôn tập cho thích hợp; các hoạt động ôn tập không nên tách rời mà cần liên kết với nhau sao cho phù hợp, hiệu quả.

6. Kỹ thuật giúp học sinh thuộc tên nốt nhạc trên khuông

Thực tế dạy học cho thấy có nhiều học sinh không thuộc tên các nốt nhạc trên khuông, các em thường viết tên từng nốt nhạc ở dưới khuông nhạc. Để giúp học sinh thuộc tên nốt nhạc, giáo viên có thể áp dụng một số biện pháp sau:

- Sử dụng trò chơi “Khuông nhạc bàn tay” để ghi nhớ tên nốt nhạc.

- Giáo viên thường xuyên cho học sinh tập nói tên nốt nhạc hoặc cho các em tập chép nhạc.

- Treo bài Tập đọc nhạc trong lớp để học sinh luôn luôn được tiếp xúc với bản nhạc, nốt nhạc.

- Gợi ý học sinh sử dụng khuông nhạc có các nốt nhạc và tên nốt (để khi cần thiết, các em dễ dàng kiểm tra lại):



- Giúp học sinh cảm thấy việc ghi nhớ tên nốt nhạc là đơn giản và dễ dàng.

- Giáo viên sử dụng bản nhạc không ghi tên nốt khi kiểm tra Tập đọc nhạc, đó là thách thức để học sinh phải cố gắng thuộc tên nốt.

- Thường xuyên củng cố tên nốt nhạc khi dạy Học hát, Nhạc lí, Âm nhạc thường thức.



Каталог: imgs -> Thu muc he thong -> Nam 2016 -> Thang 01
Thang 01 -> TRƯỜng mầm non vinh phú khối mẫu giáo nhỡ
Nam 2016 -> Ma trậN ĐỀ kiểm tra 1 tiết bài số 4 NĂm họC 2015-2016 Môn : hoá HỌc lớP 11 ban cơ BẢn thời gian: 45 phút Phạm VI kiểm tra
Nam 2016 -> GIÁo dục chủ ĐỀ tháng 4 “ Hòa bình và hữu nghị ” VÀ Ý nghĩa các ngày lễ Ôn chưƠng trình 5 RÈn luyện nhi đỒNG
Thang 01 -> TUẦN 19 (Từ ngày11/01/2016 đến 15/01/2016) Tiết 19 Học hát: Bài Bầu trời xanh
Thang 01 -> KẾ hoạch sử DỤng thiết bị dạy học môn tiếng Anh LỚP 9- học kỳ 2 – NĂm họC 2015-2016
Nam 2016 -> Ubnd thị XÃ HƯƠng trà phòng giáo dục và ĐÀo tạO
Thang 01 -> Lớp 1 Tiết 20 Ôn tập bài hát: Bầu trời xanh
Thang 01 -> Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2016 ĐẠO ĐỨc bài 9: LỄ phép vâng lời thầy giáO, CÔ giáO (t2) A. Mục tiêu

tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương