Phòng gd&Đt hiệp Đức ĐỀ CƯƠng ôn tập kiểm tra học kì II



tải về 95.26 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích95.26 Kb.
#35662
Phòng GD&ĐT Hiệp Đức ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II .

Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi NĂM HỌC: 2014 – 2015 . MÔN SINH HỌC LỚP 9
I. LÝ THUYẾT:

Chương VI. Ứng dụng di truyền học

1. Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn và do giao phối gần ở động vật.

2. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá.

3. Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống.

4. Hiện tượng ưu thế lai. Cho ví dụ về ưu thế lai ở thực vật và động vật.

5. Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai. Các phương pháp tạo ưu thế lai.



PHẦN SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

Chương I. Sinh vật và môi trường

1. Khái niệm: Môi trường, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái.

Các loại môi trường chủ yếu. Các nhóm nhân tố sinh thái. Cho ví dụ.

2. Ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm lên đời sống sinh vật.

3. Mối quan hệ cùng loài. Các mối quan hệ khác loài. Cho ví dụ.

Chương II. Hệ sinh thái

1. Khái niệm: Quần thể sinh vật, Quần xã sinh vật, Hệ sinh thái, chuỗi thức ăn, lưới thức ăn. Cho ví dụ.

2. Những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật; các dấu hiệu điển hình của quần xã sinh vật.

3. Sự khác nhau cơ bản giữa quần thể người và quần thể sinh vật. Phân biệt dạng tháp dân số trẻ với tháp dân số già. Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia.



Chương III. Con người dân số và môi trường

1. Những hoạt động của con người phá huỷ môi trường tự nhiên.

2. Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên.

3. Khái niệm ô nhiễm môi trường.

4. Tác hại của ô nhiễm môi trường .

5. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường.

6. Hậu quả của ô nhiễm môi trường và các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.

Chương IV. Bảo vệ môi trường

1. Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu. Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên?

2. Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã.

3. Các biện pháp chủ yếu bảo vệ tài nguyên sinh vật.

4. Các biện pháp cải tạo hệ sinh thái bị thoái hoá.

Bài 63 SGK: Hoàn thành nội dung các bảng trong bài.

II/ BÀI TẬP:

* Vận dụng kiến thức đã học về lưới thức ăn, chuỗi thức ăn làm bài tập.


  1. Viết chuỗi thức ăn.

Bài 1. Cho các loài sinh vật: Rắn, cây cỏ, vi khuẩn, ếch nhái.

Viết các chuỗi thức ăn thể hiện được mối quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật trong quần xã.



Bài 2. Cho các loài sinh vật: Rắn, cây cỏ, sâu ăn lá, vi khuẩn, cây gỗ.

  1. Hãy bổ sung vào chỗ chấm…để hoàn thiện các chuỗi thức ăn sau:

…….. Chuột ……….. ………

……… Bọ ngựa ……….. ……….

……... Sâu ăn lá ………. ………

  1. Xếp các sinh vật trên theo từng thành phần của hệ sinh thái:

Sinh vật sản xuất




Sinh vật tiêu thụ




Sinh vật phân giải




2. Lưới thức ăn:

Bài 1. Hãy bổ sung mũi tên vào sơ đồ lưới thức ăn của một quần xã gồm các sinh vật: cỏ, bọ rùa, ếch nhái, rắn, châu chấu, vi sinh vật, cáo, gà rừng, dê, hổ.

Bọ rùa Ếch nhái

Cỏ Châu chấu Rắn Vi sinh vật.

Gà rừng Cáo Hổ



Bài 2. Một quần xã sinh vật có các loài: dê, mèo rừng, thỏ, cỏ, cáo, hổ, vi khuẩn, gà rừng.

a) Hãy vẽ lưới thức ăn.



b) Lưới thức ăn có những mắt xích nào chung?

* Làm bài tập 5/190 SGK

GVBM
Hoàng Thị Tâm

tải về 95.26 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương