Phần một: Giới thiệu chung về thế giới sống Phân biệt đặc điểm sinh học của 5 giới sinh vật



tải về 34.21 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích34.21 Kb.
#51019
câu hỏi olympic


Phần một: Giới thiệu chung về thế giới sống
1. Phân biệt đặc điểm sinh học của 5 giới sinh vật:
Đặc giới
điểm Giới
Khởi sinh (Monera) Giới
Nguyên sinh (Protista) Giới
Nấm
(Fungi) Giới
Thực vật (Plantae) Giới
Động vật (Animalia)
Đặc điểm cấu tạo – Tế bào nhân sơ
– Đơn bào – Tế bào nhân thực
– Đơn bào, đa bào – Tế bào nhân thực
– Đa bào phức tạp -Tế bào nhân thực
-Đa bào phức tạp – Tế bào nhân thực
– Đa bào phức tạp
Đặc điểm dinh dưỡng – Dị dưỡng
– Tự dưỡng – Dị dưỡng
– Tự dưỡng – Dị dưỡng hoại sinh
– Sống cố định – Tự dưỡng quang hợp
– Sống cố định – Dị dưỡng

-Sống chuyển động


Các nhóm điển hình Vi khuẩn Động vật đơn bào, tảo, nấm nhầy Nấm Thực vật Động vật
2. Nêu các đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống? Trong đó đặc điểm nào là quyết định nhất? Vì sao?
Các đặc điểm nổi trội: trao đổi chất và năng lượng (chuyển hóa năng lượng), sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh, khả năng tiến hóa thích nghi với môi trường và tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
Trong đó, các đặc tính quyết định nhất của cơ thể sống là: khả năng tự điều chỉnh. Vì nó đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của hệ thống sống.
3. Chứng minh rằng:
a. Tế baò là đơn vị cấu trúc cơ bản của cơ thể sinh vật.
b. Tế bào là đơn vi chức năng của của cơ thể sống.
Vì tế bào tuy nhỏ, nhưng thể hiện đầy đủ chức năng, đặc trưng cơ bản của cơ thể sống như trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng và di truyền.
Mọi hoạt động nêu trên đều diễn ra ở mức tế bào.
a. Đơn vị cấu tạo:
Cơ thể được cấu tạo từ hệ cơ quan
Hệ cơ quan là tập hợp các cơ quan
Cơ quan được cấu tạo từ mô
Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa có cùng chức năng
b. Đơn vị chức năng :
Tế bào có thể thực hiện tất cả các chức năng của thể sống như : sinh trưởng, phát triển, lớn lên, phân chia, sinh sản, trao đổi chất
Vì vậy tế bào là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể.
4. Nêu nguyên tắc đặt tên loài và cho biết vị trí của loài người trong hệ thống phân loại ?
* Nguyên tắc đặt tên loài:Dùng tên kép (theo tiếng latinh), tên thứ nhất là tên chi (viết hoa), tên thứ hai là tên loài (viết thường)
* Vị trí loài người trong hệ thống phân loại:
Loài người – Chi người (Homo) – Họ người (Homonidae) – Bộ linh trưởng (Primates) – Lớp thú (Mammania) – Ngành động vật có dây sống (Chordata) – Giới động vật (Animalia).
5. Người ta cho chuối chín vào ngăn đá tủ lạnh để nó đông cứng lại, sau đó lấy ra để tan hết đá thấy quả chuối mềm hơn rất nhiều so với lúc chưa để vào tủ lạnh. Hãy giải thích ?
– Quả chuối chin khi chưa cho vào tủ lạnh, các tế bào chưa bị vỡ liên kết với nhau tạo độ cứng nhất định
– Khi đưa quả chuối vào ngăn đá tủ lạnh, nước trong tế bào quả chuối đông thành đá → tế bào bị vỡ → khi đá tan tế bào đã vỡ không còn liên kết với nhau như ban đầu nữa → quả chuối sẽ mềm hơn.
6.a. Hãy nêu các cấp tổ chức chính của thế giới sống theo thứ tự từ thấp đến cao. Cấp độ tổ chức nào bao gồm cả sinh vật và yếu tố vô sinh ?
b. Trong giới thực vật, ngành nào có sự đa dạng nhất về cá thể và loài ? Tại sao ?
a. – Các cấp tổ chức chính của thế giới sống theo thứ tự từ thấp đến cao là: tế bào, cơ thể, quần thể – loài, quần xã, hệ sinh thái và sinh quyển.
– Cấp tổ chức bao gồm cả sinh vật và yếu tố vô sinh là: hệ sinh thái và sinh quyển.
b. Ngành thực vật hạt kín có sự đa dạng nhất về cá thể loài. Giải thích: Do chúng có hệ mạch rất phát triển, phương thức sinh sản đa dạng và hiệu quả hơn (thụ phấn nhờ gió, côn trùng, thụ tinh kép, tạo hạt kín có quả bảo vệ và dễ phát tán, có khả năng sinh sản sinh dưỡng), tạo điều kiện sống khác nhau tạo đa dạng nhất về cá thể và loài.

Phần hai: Sinh học tế bào


Chương I: Thành phần hóa học của tế bào
1. Trình bày chức năng của cacbonhidrat, lipit và protein trong tế bào và cơ thể
– Cacbonhidrat:
+ Là nguồn cung cấp, dự trữ năng lượng.
+ Là thành phần xây dựng nên nhiều bộ phận của tế bào.
– Lipit:
+ Cấu trúc nên hệ thống màng sinh học.
+ Là nguồn dự trữ năng lượng, dự trữ nước và tham gia vào nhiều chức năng sinh học khác.
– Protein:
+Vai trò cốt lõi của nhân, của mọi bào quan, đặc biệt là hệ màng sinh học có tính chọn lọc cao.
+ Enzim (có bản chất là protein) đóng vai trò xúc tác cho các phản ứng sinh học.
+ Một số protein có chức năng vận chuyển các chất trong cơ thể.
+ Các kháng thể (có bản chất là protein) có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
+ Các hoocmon (phần lớn là protein) có chức năng điều hòa quá trình trao đổi chất trong tế bào và trong cơ thể.
+ Nhiều loại protein tham gia vào chức năng vận động của tế bào và cơ thể.
+ Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
+ Một số protein có vai trò là giá đỡ, thụ thể…
+ Sự đa dạng của cơ thể sống do tính đặc thù và tính đa dạng của protein quyết định.
2. Tinh bột, xenlulozo, photpholipit và protein là các đại phân tử sinh học.
a. Chất nào trong các tế bào kể trên không phải polime?
b. Chất nào không tìm thấy trong lục lạp?
c. Nêu công thức cấu tạo, tính chất và vai trò của xenlulozo.
d. Kể tên 3 loại bào quan có chứa axit nucleic trong tế bào động vật. Phân biệt axit nucleic của 3 bào quan đó.
a. Chất không phải polime: photpholipit.
b. Chất không tìm thấy trong lục lạp: xenlulozo.
c. Xenlulozo:
– Công thức cấu tạo C6H10O5 . Được cấu tạo từ hàng nghìn gốc β – d glucozo lien kết với nhau bằng liên kết β 1,4 glucozit tạo nên cấu trúc mạch thẳng rất bền vững, không bị thủy phân.
– Vai trò:
+ Thực vật: Tạo nên thành tế bào.
+ Con người và động vật:
● Động vật nhai lại: Là nguồn cung cấp năng lượng.
● Động vật khác và con người: Không tổng hợp được enzim để phân giải xenlulozo nhưng xenlulozo có tác dụng điều hòa hệ thống tiêu hóa, làm giảm hàm lượng mỡ, giảm cholesterol trong máu, tăng cường đào thải các chất bã ra khỏi cơ thể.
d. 3 bào quan chứa axit nucleic: ti thể, riboxom, nhân
Khác nhau:
– Trong riboxom: ARN – mạch đơn, xoắn
– Trong ti thể: ADN – mạch kép, dạng vòng, trần (không liên kết với protein.
– Trong nhân: ADN – xoắn kép, thẳng, liên kết với protein.
3. Phân biệt các bậc cấu trúc không gian của protein:
Protein có cấu trúc không gian 4 bậc. Bậc 1 là chuỗi polipeptit mạch thẳng, bậc 2 là cấu trúc xoắn α gấp β, bậc 3 là cấu trúc xoắn theo không gian 3 chiều, bậc 4 do nhiều chuỗi polipeptit có cấu trúc bậc 3 tạo nên.
4. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa cacbonhidrat và lipit?
Cacbonhidrat Lipit
Cấu trúc Đa phân
C:H:O theo tỷ lệ 1:2:1 Không theo đa phân
C:H:O không theo tỉ lệ nhất định
Tính chất Đường đơn, đường đôi dễ tan trong nước, dễ phân hủy hơn Không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ, khó phân hủy hơn
Vai trò – Đường đơn: cung cấp năng lượng.
– Đường đôi: cung cấp năng lượng, vận chuyển
– Đường đa: Dự trữ năng lượng, tham gia cấu trúc tế bào, kết hợp với protein. – Tham gia cấu trúc nên màng sinh học, là thành phần của hoocmon, vitamin.
– Dự trữ năng lượng và nước cho tế bào
5. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa ADN và ARN.
* Về cấu trúc
ADN ARN
Cấu trúc gồm 2 mạch đơn Cấu trúc gồm 1 mạch đơn
Đường deoxyribo C5H10O4 Đường ribo C5H10O5
Có bazonito loại Timin không có bazonito Uraxin Có bazonito loại Uraxin không có bazonito Timin
Có kích thước và khối lượng lớn hơn ARN Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN
*Về chức năng
– ADN: Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
– ARN:
+ mARN: truyền đạt thông tin di truyền từ ADN ở trong nhân tế bào đến riboxom trong tế bào chất.
+ tARN: Vận chuyển axit amin và là người dịch mã
+ rARN: Cùng với protein cấu tạo nên riboxom.
6. Hãy gỉai thích tại sao ADN của các sinh vật có nhân thường bền vững hơn nhiều so với ARN ?
* ADN bền vững hơn ARN vì:
– ADN thường nằm trong nhân tế bào, còn ARN thì nằm trong tế bào chất dễ bị ảnh hưởng hơn.
– ADN có liên kết chặt chẽ vì ADN gồm 2 mạch các nu nằm đối diện nhau trên hai mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro, G lien kết với X bằng 3 liên kết hidro. Liên kết hidro là liên kết yếu nhưng số lượng lien kết hidro trên ADN lớn nên phân tử ADN rất bền vững. ARN không có hoặc chỉ có tại những đoạn nhất định.
– ADN liên kết với histon tạo thành cấu trúc NST cuộn xoắn bền chặt, ARN thường tồn tại độc lập.
7. Trong tế bào có các đại phân tử sinh học: Lipit, ADN và protein. Cho biết những phân tử nào có liên kết hidro ? Vai trò của liên kết hidro trong các phân tử đó ?
* Những phân tử có liên kết hidro: ADN và protein
* Vai trò của liên kết hidro trong liên kết các phân tử:
– ADN: Các nucleotit giữa hai mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung tạo cấu trúc không gian của ADN.
– Protein: Tham gia cấu trúc không gian của protein.
8. Nêu sự khác nhau cơ bản của cacbonhidrat, lipit, protein, axit nucleic trong bảng:
Các chất Nguyên tắc đa phân(xác nhận bằng dấu + hoặc -) Đơn phân hoặc thành phần hóa học cơ bản Liên kết nối các đơn phân hoặc thành phần hóa học
Cacbonhidrat + Đường đơn (glucozo, fructozo, galactozo) Glicozit
Lipit – Glixerol và axit béo Este
Protein + Axit amin Peptit
Axit nucleic + Nucleotit hoặc ribonucleotit Photphodieste
9. Vì sao nước đá nổi trong nước thường ?
– Sự hấp dẫn tĩnh điện giữa các phân tử nước tạo mối liên kết yếu H2. Liên kết này mạnh nhất khi nó nằm trên đường thẳng qua trục O-H của phân tử nước bên cạnh và yếu hơn khi nó lệch trục O-H.
– Ở nước đá liên kết H2 bền vững, mật độ phân tử ít, khoảng trống giữa các phân tử lớn.
– Ở nước thường liên kết H2 yếu, mật độ phân tử lớn, khoảng trống giữa các phân tử nhỏ. Vậy nước đá có cấu trúc thưa hơn nên nó nổi trên nước thường.

Chương II: Cấu trúc của tế bào


1. So sánh hai loại bào quan có khả năng tổng hợp ATP trong tế bào
Giống nhau:
– Màng kép.
– Có riboxom, ADN, có khả năng tổng hợp protein riêng.
– Có khả năng tạo ra ATP.
Khác nhau:
Ti thể Lục lạp
– Màng trong gấp nếp
– Chuỗi chuyền điện tử nằm ở màng trong ti thể

– Không chứa sắc tố quang hợp


– Có cả ở thực vật và động vật
– Phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng

– Tổng hợp ATP, lực khử từ sự phân giải chất hữu cơ dùng cho mọi hoạt động sống của tế bào – Màng trong không gấp nếp


– Chuỗi truyền điện tử nằm trên màng tilacoit
– Có chứa sắc tố quang hợp
– Chỉ có ở thực vật
– Tổng hợp chất hữu cơ tích lũy năng lượng
– Tổng hợp ATP, lực khử ở pha sáng sau đó sử dụng vào pha tối của quang hợp

2. Cho thí nghiệm sau:


Gọt vỏ một củ khoai tây rồi cắt làm đôi, khoét bỏ phần ruột tạo 2 cốc A và B. Đặt 2 cốc bằng củ khoai vào 2 đĩa petri.
– Lấy 1 củ khoai khác có kích thước tương tự đem đun trong nước sôi trong 5 phút. Gọt vỏ rồi cắt đôi. Khoét ruột 1 nửa củ tạo thành cốc C. Đặt cốc C vào đĩa petri.
– Cho nước cất vào các đĩa petri.
– Rót dung dịch đường đậm đặc và cốc B và C. Đánh dấu nước dung dịch bằng kim ghim.
– Để yên 3 cốc A, B, C trong 24 giờ
● Mức dung dịch đường trong cốc B và C thay đổi thế nào? Tại sao?
● Trong cốc A có nước không? Tại sao?
* Mức dung dịch đường trong cốc B tăng vì:
– Tế bào sống có tính chọn lọc
– Thế nước trong đĩa petri cao hơn trong dung dịch đường trong cốc B → nước chui qua củ khoai vào cốc B bằng cách thẩm thấu → mực dung dịch đường cốc B tăng lên
* Dung dịch đường trong cốc C hạ xuống vì:
– Tế bào trong cốc C đã chết do đun sôi → thấm tự do → đường khuếch tán ra ngoài → dung dịch đường trong cốc C hạ xuống.
* Trong cốc A không thấy nước → sự thẩm thấu không xảy ra vì không có sự chênh lệch nồng độ giữa hai môi trường
3. Trong các phương thức vận chuyển qua màng tế bào, phương thức nào cần tiêu thụ năng lượng? Nêu cơ chế của phương thức đó?
– Vận chuyển tích cực: Là hình thức tế bào có thể chủ động vận chuyển các chất qua màng nhờ sử dụng năng lượng ATP và có sự tham gia của protein màng.
– Xuất bào, nhập bào: Các phân tử lớn không thể qua các lỗ màng được thì tế bào trao đổi bằng cách: khi các phân tử lớn này tiếp xúc với màng thì màng sẽ biến đổi và tạo nên các bóng tải. Nếu tế bào lấy vào thì gọi là nhập bào, bài xuất ra thì gọi là xuất bào.
4. Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc tế bào thực vật , tế bào động vật và tế bào nấm. Tại sao có sự khác nhau đó?
Tế bào thực vật
– Có thành xenlulozo

– Chứa lục lạp


– Có không bào chứa dịch (lớn, ở trung tâm tế bào) Tế bào động vật
– Không có thành xenlulozo

– Không có lục lạp


– Không có không bào chứa dịch Tế bào nấm
– Thành kitin (một số ít có thành xenlulozo)
– Không có lục lạp
– Không có không bào lớn
Có sự khác nhau đó vì: đây là 3 giới phát triển theo, 3 hướng khác nhau
– Thực vật: Quang tự dưỡng, sống cố định
– Động vật: Dị dưỡng, di chuyển được, phản ứng nhanh
– Nấm: Dị dưỡng, không di chuyển nhiều hơn
5. Một axit amin chứa nito phóng xạ ngoài môi trường tế bào, sau một thời gian người ta thấy nó có mặt trong phân tử protein tiết ra ngoài tế bào đó . Hãy mô tả con đường mà axit amin đó đã đi qua và cho biết ở mỗi nơi trên con đường ấy nó đã được biến đổi như thế nào?
Màng sinh chất hấp thụ axit amin qua kênh đặc trưng vào trong tế bào, sau đó, axit amin được hoạt hóa, gắn vào tARN tạo thành phức hệ axit amin – tARN trong tế bào chất → tại riboxom trên lưới nội chất hạt, axit amin được gắn vào chuỗi polipeptit đang tổng hợp → sau đó, chuỗi polipeptit được chuyển đến túi tiết, đưa đến bộ máy gongi được đóng gói túi tiết để vận chuyển đến màng sinh chất. Tại đây, túi tiết hòa nhập với màng sinh chất và được đưa ra ngoài bằng cách xuât bào.
6. Sự khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực:
Điểm so sánh Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
– Kích thước Nhỏ hơn Lớn hơn
– Thành tế bào Đa số có thành Murein Đa số không có thành ( thực vật thành xenlulozo, nấm thành hemixelulo)
– Nhân
+ Màng nhân
+ Số lượng NST
+ Protein histon

Không
1


Không/có

Nhiều

– Tế bào chất


+ Riboxom
+ Lưới nội chất, ti thể, gongi, lục lạp…
70S
Không/có
80S (70S ở lục lạp và ti thể)

– Phân bào Trực phân Gián phân: nguyên phân, giảm phân


– Hợp tử có tính chất Từng phần Toàn phần
7. Khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật
So sánh Tế bào động vật Tế bào thực vật
Hình dạng – Thường không nhất định – Có hình dạng cố định
Kích thước – Thường nhỏ hơn, khoảng 20μm – Thường lớn hơn: 50μm

Cấu tạo – Không có thành xenlulozo – Có thành xenlulozo


– Không bào nhỏ hoặc không có – Không bào lớn (không bào trung tâm)
– Không có lục lạp – Có lục lạp
– Có trung thể – Không có trung thể
– Chất dự trữ dưới dạng các hạt glicogen – Chất dự trữ dưới dạng các hạt tinh bột
– Màng sinh chất có nhiều cholesterol – Màng không cố hoặc rất ít cholesterol
Tính chất – Thường có khả năng chuyển động, phản ứng nhanh – Ít khi chuyển động, phản ứng chậm
Dinh dưỡng – Dị dưỡng – Tự dưỡng
8. Vì sao màng sinh chất có cấu trúc khảm động và có tính chọn lọc?
– Màng sinh chất được cấu tạo bởi hai lớp photpholipit, xen giữa có các protein tạo nên cấu trúc khảm. Các phân tử protein và phân tử photpholipit có khả năng chuyển động tạo nên tính linh động của màng.
– Màng có tính chọn lọc là vì lớp photpholipit có tác dụng ngăn cản sự khuếch tán của các chất tan trong nước, các chất này phải đi qua kênh protein. Màng thực hiện thấm chọn lọc bằng cách điều chỉnh trạng thái đóng mở của kênh protein trên màng.
9. Các chất: O2, , CO2, Na+, Ca2+, C6H12O6, H2O được vận cuyển qua màng sinh chất bằng những con đường nào?
– O2, NO, CO2: vận chuyển trực tiếp qua lớp kép photpholipit, qua lớp gradien.
– , Na+, Ca2+, C6H12O6: vận chuyển qua kênh protein (thụ động) hoặc nhờ protein tải (chủ động) theo cách đơn chuyền, đồng chuyền hoặc đối chuyền.
– H2O được khuyếch tán qua kênh aquaforin.
10. Phân biệt quá trình khuyếch tán của NO với quá trình khuyếch tán của Na+ qua màng sinh chất.
Khuyếch tán của NO Khuyếch tán của Na+
– Qua lớp kép photpholipit

– Tốc độ nhanh, không có tính chọn lọc – Qua kênh protein, phụ thuộc vào số lượng và trạng thái đóng mở của kênh.


– Tốc độ chậm, có tính chọn lọc.
11. Các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất:
– Vận chuyển thụ động: Vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không tiêu tốn năng lượng. Vận chuyển thụ động có thể đạt cân bằng nồng độ các chất giữa trong và ngoài tế bào, tạo ra sự chênh lệch nồng độ 2 bên màng.
– Vận chuyển chủ động: Vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, cần chất vận chuyển (chất mang), tiêu tốn năng lượng.
– Vận chuyển nhờ sự biến dạng màng: gồm có nhập bào và xuất bào.
+ Nhập bào là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong bằng cách biến dạng màng sinh chất, nhập bào có 2 loại: ẩm bào và thực bào. Thực bào: Là hiện tượng màng tế bào biến dạng để đưa vào trong những chất có khối lượng phân tử lớn ở dạng rắn, không thể lọt qua lỗ màng được. Ẩm bào: là nhập bào đối với chất lỏng.
+ Xuất bào là phương thức tế bào bài xuất ra ngoài các chất hoặc phân tử bằng cách hình thành các bóng xuất bào, các bóng này liên kết với màng, màng sẽ biến đổi và bài xuất các chất hoặc các phân tử ra ngoài.
12. Vận chuyển phân tử protein ra khỏi tế bào cần các bào quan nào ? Mô tả quy trình vận chuyển này.
Vận chuyển phân tử protein ra khỏi tế bào cần các bào quan: Lưới nội chất hạt, bộ máy gongi, màng sinh chất.
Quy trình: Riboxom ở lưới nội chất tổng hợp nên protein → lưới nội chất vận chuyển đến bộ máy gongi → ở bộ máy gongi, phân tử protein được gắn thêm cacbonhidrat, tạo ra glycoprotein được bao gói trong túi tiết và tách ra khỏi bộ máy gongi → màng sinh chất, chúng được gắn vào màng sinh chất và phóng thích ra khỏi tế bào bằng hiện tượng xuất bào.
13. Khi ngâm tế bào sống vào dung dịch NaCl thì có hiện tượng gì xảy ra ? Giải thích vì sao.
Khi ngâm tế bào sống vào dung dịch NaCl thì có thể xảy ra 1 trong 3 hiện tượng sau:
– Nếu nồng độ dung dịch thấp hơn nồng độ trong tế bào thì nước đi từ môi trường vào tế bào dẫn tới hiện tượng trương nước.
– Nếu nồng độ dung dịch cao hơn nồng độ trong tế bào thì tế bào mất nước dẫn đến hiện tượng co nguyên sinh.
– Nếu nồng độ dung dịch bằng nồng độ trong tế bào thì lượng nước đi ra và đi vào trong tế bào bằng nhau, tế bào không thay đổi thể tích.
14. Nêu cấu tạo và chức năng của màng sinh chất.
– Cấu tạo: Theo mô hình khảm động, gồm 2 thành phần chính là photpholipit và protein. Liên kết với các phân tử protein và lipit còn có các phân tử cacbonhidrat. Ngoài ra, màng sinh chất ở tế bào động vật còn có thêm nhiều phân tử cholesterol co tác dụng tăng cường sự ổn định của màng.
– Chức năng:
+ Chọn lọc các chất từ môi trường vào tế bào (và ngược lại), vận chuyển các chất.
+ Tiếp nhận và truyền thông tin từ bên ngoài vào, là nơi định vị của nhiều loại enzim.
+ Làm nhiệm vụ ghép nối các tế bào trong một mô.
+ Các glycoprotein đặc trưng cho từng loại tế bào nhờ đó các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào lạ (của cơ thể khác)
15. Để so sánh tính thấm của màng nhân tạo (chỉ có 1 lớp kép photpholipit) với màng sinh chất, người ta dung glixerol và Na+. Hãy cho biết glixerol và Na+ đi qua màng nào ? Giải thích ?
– Glixerol đi qua cả 2 loại màng vì glixerol là chất không phân cực có thể đi qua lớp photpholipit kép.
– Ion Na+ chỉ đi qua màng sinh chất, không đi qua màng nhân tạo vì Na+ là chất tích điện nên chỉ có thể đi qua kênh protein của màng sinh chất, còn màng nhân tạo không có kênh protein nên không thể đi qua được.
15. Người ta làm thí nghiệm dung hợp một tế bào chuột và tế bào người với nhau, sau một thời gian quan sát thấy protein trong màng của tế bào chuột và tế bào người sắp xếp xen kẽ nhau. Kết quả thí nghiệm trên chứng minh tính chất nào của màng ? Ý nghĩa tính chất đó với tế bào.
– Thí nghiệm chứng minh tính chất động của màng
– Ý nghĩa tính động của màng với tế bào: Giúp tế bào linh hoạt thực hiện nhiều chức năng.
16. Vì sao photpholipit có tính lưỡng cực.
– Photpholipit có cấu trúc gồm : 1 phân tử glixerol liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm photphat (nhóm này nối glixerol với 1 ancol phức)
– Đầu ancol phức ưa nước, đuôi axit béo kị nước.
17. Khi tiến hành thí nghiệm về tính thấm của tế bào sống và tế bào chết, kết quả có sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi đun cách thủy. Hãy giải thích về sự khác nhau đó ?
Giải thích:
– Phôi sống không nhuộm màu còn phôi chết bắt màu
– Tế bào sống có khả năng thấm chọn lọc chỉ cho các chất cần thiết đi qua màng vào trong tế bào, còn phôi chết không có đặc tính này.
18. Quá trình vận chuyển H+ từ xoang gian màng vào chất nền ti thể để tổng hợp ATP được thực hiện theo hình thức vận chuyển nào ? Điều kiện để xảy ra hình thức vận chuyển đó.
– Phương thức: bị động (thụ động) (khuếch tán).
– Điều kiện: cần phải có chênh lệch nồng độ.
19. a. Mô tả cấu trúc của nhân tế bào ?
b. Trong cơ thể người loại tế bào nào có nhiều nhân, loại tế bào nào không có nhân ? Các tế bào không có nhân có khả năng sinh trưởng hay không ? Vì sao ?
a. Nhân cấu tạo gồm 3 phần:
– Màng nhân: là một màng kép, trên màng có nhiều lỗ nhỏ để thực hiện sự trao đổi chất giữa nhân với tế bào.
– Nhân con: là nơi tổng hợp riboxom cho tế bào chất.
– Nhiễm sắc thể: là vật chất di truyền tồn tại dưới dạng sợi mảnh. Lúc sắp phân chia tế bào, những sợi này sẽ co xoắn lại và dày lên thành các nhiễm sắc thể với số lượng và hình thái đặc trưng cho loài. Thành phần của nhiễm sắc thể gồm có: protein và ADN.
b. – Tế bào gan là tế bào có nhiều nhân, tế bào hồng cầu là tế bào không nhân.
– Tế bào không nhân thì không có khả năng sinh trưởng, vì nhân chứa nhiều nhiễm sắc thể mang ADN có các gen điều khiển và điều hòa mọi hoạt động sống của tế bào.
20. Vì sao tế bào thực vật không dự trữ glucozo mà thường dự trữ tinh bột ?
Tế bào thực vật không dự trữ glucozo mà thường dự trữ tinh bột vì:
– Tinh bột không tạo áp suất thẩm thấu, còn glucozo tạo áp suất thẩm thấu.
– Tinh bột khó bị oxy hóa, còn glucozo dễ bị oxy hóa (tính khử mạnh).
21. Tại sao thành tế bào thực vật có cấu trúc dai và chắc ?
Xenlulozo là chất trùng hợp của nhiều đơn phân là glucozo, các đơn phân này nối với nhau bằng liên kết 1-4 glucozit tạo nên sự đan xen một xấp, một ngửa. Các phân tử xenlulozo nằm như một cái băng duỗi thẳng, không có sự phân nhánh. Các liên kết hidro giữa các phân tử nằm song song và hình thành nên bó dài dưới dạng vi sợi, các sợi này không hòa tan và sắp xếp dưới dạng các lớp xen phủ tạo nên cấu trúc dai và chắc.
22. Thành phần cấu trúc nào của tế bào thực vật đóng vai trò chính trong quá trình thẩm thấu ? Tại sao ?
Không bào. Giải thích: Không bào chứa nước và chất hòa tan tạo thành dịch tế bào. Dịch tế bào luôn có một áp suất thẩm thấu lớn hơn áp suất thẩm thấu của nước nguyên chất.
22. Bằng chứng nào chứng tỏ ti thể có nguồn gốc từ vi khuẩn hiếu khí nội cộng sinh ở tế bào nhân sơ ?
– Về kích thước ti thể tương tự như hầu hết các vi khuẩn hiếu khí.
– ADN của ti thể giống ADN của vi khuẩn: cấu tạo trần, dạng vòng. Ti thể có riboxom riêng giống riboxom cua vi khuẩn về kích thước và thành phần rARN.
– Màng ngoài của ti thể xuất xứ từ tế bào nhân thực, màng trong có nguồn gốc từ màng sinh chất của vi khuẩn bị thực bào
– Quá trình tổng hợp protein ở ti thể và vi khuẩn có điểm tương tự như: được khởi đầu bằng foomil-metionin, bị ức chế bởi kháng sinh cloramphenicol.
23.Trình bày chức năng của các thành phần chính cấu tạo nên màng sinh chất theo mô hình khảm động của Singer và Nicolson năm 1972.
– Hai lớp photpholipit: chỉ cho những phân tử không phân cực và những chất tan trong lipit đi qua → có vai trò thấm chọn lọc.
– Protein xuyên màng là các kênh vận chuyển các chất chủ động, protein tạo lỗ màng đưa các chất ra vào thụ động theo cơ chế khuếch tán chọn lọc.
– Glicoprotein có vai trò nhận biết các tế bào cùng loại và nhận biết các tế bào lạ.
– Colesterol được cài vào trong lớp lipit kép làm tăng tính ổn định của màng.
24. Tại sao muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau ?
Muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau vì: nước sẽ thấm vào tế bào làm cho tế bào trương lên → rau tươi không bị héo.
25. Vì sao tế bào bình thường không thể gia tăng mãi về kích thước ? Trong điều kiện nào thì chọn lọc tự nhiên có thể làm cho sinh vật đơn bào gia tăng kích thước ?
* – Tế bào không thể gia tăng mãi về kích thước vì khi có kích thước lớn thì tỉ lệ S/V giảm làm giảm tốc độ trao đổi chất của tế bào với môi trường.
– Khi tế bào có kích thước quá lớn thì sự khuếch tán của các chất tới các nơi bên trong tế bào cũng cần nhiều thời gian hơn.
– Khi tế bào có kích thước lớn thì đáp ứng của tế bào với các tín hiệu bên ngoài cũng sẽ chậm hơn vì tế bào thu nhận và đáp ứng lại các tín hiệu từ môi trường chủ yếu dựa trên con đường truyền tin hóa học.
* Trong điều kiện sinh vật đơn bào này sống chung với những loài sinh vật đơn bào ăn thịt chúng thì những tế bào nào có kích thước lớn hơn sẽ ít bị ăn thịt hơn.
26. Nêu sự khác nhau giữa vi khuẩn gram dương và gram âm:
Gram dương Gram âm
Các lớp màng tiên mao Gốc có 2 vòng khuyên Gốc có 4 vòng khuyên
Axit amin Có 3-4 loại Có 17-18 loại
Tỉ lệ ARN:ADN 8:1 1:1
Khoang chu chất không có
Lớp vỏ nhầy bảo vệ Không (*) Có (*)
Thành tế bào Dày hơn (**) Mỏng hơn (**)
(*) Người ta nhỏ thuốc tím tinh thê thì G+ không có lớp vỏ nhầy bảo vệ nên có màu tím, G- thì có nên không bắt màu thuốc tím.
(**) Nhỏ dd Fushin thì vi khuẩn G+ có thành tế bào dày hơn nên có màu tím đo đỏ, còn G- có thành tế bào mỏng hơn nên bắt màu đỏ của thuốc nhuộm.

Chương III: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào


1. Một học sinh đã sử dụng sơ đồ sau đây để ôn tập về quá trình quang hợp.
– Hãy cho biết vị trí I, II thì đâu là phản ứng sáng, đâu là phản ứng tối (pha sáng, pha tối).
– Cho biết các chất tương ứng với các vị trí chữ số (1 đến 5)

– Oxi được sinh ra từ pha nào cuả quá trình quanh hợp? Hãy biểu thị đường đi của oxi qua các lớp màng để đi ra khỏi tế bào kể từ nơi nó được sinh ra.


– I: Pha sáng, II: Pha tối
1: Nước; 2: oxi; 3:NADPH, ATP; 4: CO2; 5: Glucozo (Cacbonhydrat)
-Oxi được sinh ra trong quang hợp nhờ quá trình quang phân li nước
2H2O ánh sáng 4H+ + 4e- + O2
-Từ nơi được sinh ra (khoang tilacoit) oxi qua màng tilacoit → màng trong và màng ngoài lục lạp → màng sinh chất → ra khỏi tế bào.
2. Nêu các hình thức photphorin hóa quang hóa ?
Các hình thức photphorin hóa quang hóa:
– Photphorin hóa quang hóa vòng
– Photphorin hóa quang hóa không vòng
3. a. Quan sát tác động của enzim trong tế bào, người ta có sơ đồ sau:
Từ sơ đồ trên, hãy nhận xét cơ chế tác động của enzim ?
Từ sơ đồ tác động của enzim nhận thấy:
– Tính chuyên hóa cóa cao của enzim.
– Sự chuyển hóa vật chất trong tế bào bao gồm các phản ứng sinh hóa diễn ra trong tế bào của cơ thể sống, cần có sự xúc tác của enzim giúp sự chuyển hóa diễn ra nhanh hơn.
– Sản phẩm của phản ứng này lại trở thành cơ chất của phản ứng tiếp theo và sản phẩm cuối cùng của phản ứng khi được tạo ra quá nhiều thì lại trở thành chất ức chế enzim xúc tác cho phản ứng đầu tiên.
– Khi một enzim nào đó trong tế bào không được tổng hợp hoặc bị bất hoạt thì không những sản phẩm không được taọ thành mà cơ chất của enzim đó tích lũy có thể gây độc cho tế bào.
4. Trong nghiên cứu tìm hiểu vai trò của enzim có trong nước bọt, em Bình đã tiến hành thí nghiệm sau. Trong 3 ống nghiệm đều có chứa hồ tinh bột loãng, em lần lượt đổ thêm vào:
Ống 1: thêm nước cất. Ống 2: them nước bọt. Ống 3: cũng them nước bọt và có nhỏ vài giọt HCl vào.
Tất cả các ống đều đặt trong nước ấm.
Bình quên không đánh dấu các ống. Em các cách nào giúp Bình tìm đúng các ống nghiệm trên ? Theo em trong ống nào tinh bột sẽ bị biến đổi và ống nào không ? Tại sao ?
– Dùng dung dịch iot loãng và giấy quỳ để phát hiện.
– Dùng iot nhỏ vào tất cả các ống, chỉ có một ống không có màu xanh tím, đó chính là ống 2. Hai ống còn lại 1 và 3 có màu xanh, nghĩa là tinh bột không được biến đổi, trong đó ống 1 chứa nước cất (không có enzim), ống 3 có nước bọt nhưng có axit là môi trường không thích hợp cho hoạt động của enzim trong nước bọt. Chỉ cần thử bằng giấy quỳ sẽ phân biệt được ống 3 và ống 1.
– Kết luận: Tinh bột chỉ bị biến đổi bởi enzim có trong nước bọt hoạt động trong môi trường thích hợp, ở nhiệt độ thích hợp.
5. Giải thích tại sao tế bào cơ nếu co liên tục thì sẽ “mỏi” và không thể tiếp tục co được nữa ?
Vì khi tế bào sử dụng hết oxi mà không được cung cấp kịp nên quá trình sinh hóa trong tế bào bị bắt buộc chuyển sang hô hấp kị khí tạo axit lactic và một lượng nhỏ ATP không đủ cho hoạt động co cơ, chính axit lactic (sản phẩm của hô hấp kị khí) là nguyên nhân làm tế bào không co được nữa.
6. Tại sao khi cơ thể chúng ta hoạt động thể dục, thể thao thì các tế bào cơ lại sử dụng đường glucozo trong hô hấp hiếu khí mà không dung mỡ để hô hấp nhằm tạo ra nhiều ATP hơn ?
Khi chúng ta hoạt động thể dục, thể thao thì các tế bào cơ lại sử dụng đường glucozo trong hô hấp hiếu khí mà không dung mỡ vì: Năng lượng giải phóng từ mỡ chủ yếu lầ các axit béo. Axit béo có tỉ lệ oxi/cacbon thấp hơn nhiều so với đường glucozo. Vì vậy, khi hô hấp hiếu khí, các axit béo của tế bào cơ cần tiêu tốn rất nhiều oxi, mà khi hoạt động mạnh lượng oxi mang đến tế bào bị giới hạn bởi khả năng hoạt động của hệ tuần hoàn, do vậy mặc dù phân giải mỡ tạo ra nhiều năng lượng hơn nhưng tế bào cơ lại không sử dụng mỡ trong trường hợp oxi không được cung cấp đầy đủ.
7. Thế nào là ức chế ngược ? Tế bào có thể điều chỉnh sự chuyển hóa vật chất bằng cách nào ?
– Khái niệm: ức chế ngược là kiểu điều hòa trong đó sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng đầu của quá trình chuyển hóa.
– Tế bào có thể điều hòa quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách hoạt hóa hoặc ức chế:
+ Chất ức chế đặc hiệu khi liên kết với enzim làm biến đổi cấu hình enzim làm enzim không thể liên kết với cơ chất.
+ Chất hoạt hóa khi liên kết với enzim sẽ làm tăng hoạt tính của enzim.
8. Tại sao đồng hóa cacbon bằng phương thức quang hợp ở cây xanh có ưu thế hơn so với phương thức hóa tổng hợp ở vi sinh vật ?
– Quang hợp ở cây xanh sử dụng hidro từ H2O rất dồi dào còn hóa năng hợp ở vi sinh vật sử dụng hidro từ chất vô cơ có hidro với liều lượng hạn chế.
– Quang hợp ở cây xanh nhận năng lượng từ ánh sang mặt trời là nguồn vô tận còn hóa năng hợp ở vi sinh vật nhận năng lượng từ các phản ứng oxi hóa rất ít.
9. Bằng cơ chế nào tế bào có thể ngừng việc tổng hợp một chất nhất định khi cần ?
– Tế bào có thể điều khiển tổng hợp các chất bằng cơ chế ức chế ngược âm tính. Sản phẩm khi được tổng hợp ra quá nhiều sẽ trở thành chất ức chế quay lại ức chế enzim xúc tác cho phản ứng đầu tiên.
Chương IV: Phân bào
1. a) Sơ đồ sau đây biểu diễn hàm lượng ADN trong một tế bào quả quá trình phân bào (a: hàm lượng ADN)
4a
2a
a

I II III IV V VI Thời gian


– Đây là quá trình phân bào gì?
– Xác định các giai đoạn tương ứng: I, II, III, IV, V, VI trong sơ đồ trên.
b) Nêu đặc điểm các pha trong kì trung gian của quá trình phân bào. Em có nhận xét gì về kì trung gian ở các tế bào sau: Tế bào vi khuẩn, tế bào hồng cầu, tế bào thần kinh, tế bào ung thư?
1. a) Đây là quá trình giảm phân:
– I. Pha G1
– II. Pha S, G2
– III. Kì đầu 1, giữa 1, sau 1
– IV. Kì cuối 1
– V. Kì đầu 2, giữa 2, sau 2
– V. Kì cuối 2.
2. Đặc điểm của các pha trong kì trung gian:
– Pha G1: gia tăng tế bào chất, hình thành nên các bào quan tổng hợp các ARN và các protein chuẩn bị các tiền chất cho sự tổng hợp ADN. Thời gian pha G1 rất khác nhau ở các loại tế bào. Cuối pha G1 có điểm kiểm soát R tế bào nào vượt qua R thì đi vào pha S, tế bào nào không vượt qua R thì đi vào quá trình biệt hóa.
– Pha S: có sự nhân đôi của ADN và sự nhân đôi NST, nhân đôi trung tử, tổng hợp nhiều hợp chất cao phân tử từ các hợp chất nhiều năng lượng.
– Pha G2: tiếp tục tổng hợp protein, hình thành thoi phân bào.
Nhận xét về kì trung gian của các loại tế bào:
– Tế bào vi khuẩn: phân chia theo kiểu trực phân nên không có kì trung gian.
– Tế bào hồng cầu: không có nhân, không có khả năng phân chia nên không có kì trung gian.
– Tế bào thần kinh: kì trung gian kéo dài suốt đời sống cơ thể.
– Tế bào ung thư: kì trung gian rất ngắn.
2. Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n=20
a. Một nhóm tế bào của một loài mang 200 NST ở dạng sợi. Xác định số tế bào của nhóm.
b. Nhóm tế bào khác của loài mang 400 NST kép. Nhóm tế bào đang ở thời kì nào của phân bào? Với số lượng bao nhiêu? Cho biết diễn biến của các tế bào trong nhóm đều như nhau.
c. Nhóm tế bào thứ 3 cũng của loài trên mang 600 NST đơn đang phân ly về 2 cực của tế bào
– Nhóm tế bào đang ở thời kì nào của phân bào? Với số lượng bằng bao nhiêu?
– Cho biết rằng nhóm tế bào này được tạo thành là kết quả nguyên phân từ tế bào A. Vậy trong quá trình nguyên phân đó môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tạo ra tương đương với bao nhiêu NST đơn? Tế bào nguyên phân mấy đợt?
Cho biết mọi diễn biến của nhóm tế bào trên đều trong quá trình nguyên phân
a. – Nếu NST ở dạng sợi mảnh ở kì trung gian (khi chưa tự nhân đôi) thì số tế bào của nhóm là: 200 : 20 = 10 tế bào
– Nếu NST là dạng sợi mảnh kì cuối trước khi phân chia tế baò chất kết thúc thì số tế bào của nhóm là: 200 : 40 = 5 tế bào
b. Trong chu kì nguyên phân NST kép tồn tại ở:
– Kì trung gian sau khi NST tự nhân đôi.
– Kì trước, lúc này các NST kép đang co ngắn và đóng xoắn.
– Kì giữa, thời điểm này các NST kép co ngắn lại, các NST co ngắn, đóng xoắn cực đại tập trung.
Dù ở kì nào trong 3 kì trên thì số tế bào của nhóm vẫn là:
400 : 20 = 20 tế bào
c. Nhóm tế bào mang NST đơn đang phân li về 2 cực tế bào nhóm tế bào đang ở kì sau của nguyên phân.
Số tế bào của nhóm là: 640 : 40 = 16 tế bào.
Số đợt nguyên phân của tế bào A là:
2k = 16 = 24
k = 4
Môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu cho quá trình nguyên phân của tế bào A để tạo ra tương đương với số NST đơn là:
20 (25 – 1) = 620 NST đơn.
( Lấy k = 5 vì các tế bào ở thế hệ thứ 4 được tạo ra sau 4 đợt nguyên phân của tế bào A đang diễn ra đợt phân bào tiếp theo).
3. Một loài 2n = 40, có chu kì tế bào diễn ra trong 11 giờ. Thời gian ở kì trung gian nhiều hơn thời gian phân bào trong chu kì tế bào là 9 giờ. Trong nguyên phân, thời gian diễn ra kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối tương ứng với tỉ lệ 3 : 2 : 2 : 3. Một hợp tử tiến hành phân chia liên tiếp nhiều lần tạo các tế bào con.
a. Xác định thới gian kì trung gian, thời gian nguyên phân và thời gian từng kì của nguyên phân ?
b. Xác định số nhiễm sắc thể và trạng thái tồn tại của nhiễm sắc thể ở các tế bào tế bào con tại thời điểm 32 giờ.
a.* Gọi x là thời gian của kì trung gian của một chu kì tế bào, y là thời gian nguyên phân.
Theo đề bài ta có:
x + y = 11
x – y = 9
 x=10, y=1
Vậy kì trung gian diễn ra trong 10 giờ, nguyên phân diễn ra trong 1 giờ.
* Thời gian diễn ra từng kì trong nguyên phân:
– Thời gian kì đầu = thời gian kì cuối = (3/10) x 1 giờ = 0,3 giờ = 0,3 x 60 phút = 18 phút.
– Thời gian kì giữa = thời gian kì sau = (2/10) x 1 giờ = 0,2 x 60 phút = 12 phút.
b. Tại thời điểm 32 giờ = 11 giờ x 2 + 10 giờ => hợp tử nguyên phân 2 lần tạo ra 22 = 4 tế bào mới, và 4 tế nào này vừa kết thúc kì trung gian.
– Só lượng nhiễm sắc thể: 40 x 4 = 160.
– Trạng thái nhiễm sắc thể: Trạng thái kép.
4. 10 tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp với số lần như nhau ở vùng sinh sản, môi trường cung cấp 2480 nhiễm sắc thể đơn, tất cả các tế bào con đến vùng chín giảm phân đã đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp them 2560 nhiễm sắc thể đơn. Hiệu suất thụ tinh của giao tử là 10% và tạo ra 128 hợp tử. Biết không có trao đổi chéo xảy ra trong giảm phân. Hãy xác định:
a. Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài và tên của loài đó ?
b. Tế bào sinh dục sơ khai là đực hay cái ?
a.Gọi k là số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai..
2n là bộ NST lưỡng bội của loài.
Ta có:
10 (2k-1) 2n = 2480
10. 2k. 2n = 2560
=> 2n = 8: ruồi giấm
b. 10% = 128 giao tử → 100% = 1280 (giao tử tham gia thụ tinh)
ta có: 2k. 8. 10 = 2560
 k = 5
Số tế bào con sinh ra là: 25. 10 = 320 (tế bào)
Số giao tử hình thành từ mỗi tế bào giao tử: 1280/320 = 4 => con đực
Phần ba: Sinh học tế bào
Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
1. Dựa vào nguồn cung cấp năng lượng và cacbon hãy phân biệt các kiểu dinh dưỡng của những sinh vật sau đây: Tảo, vi khuẩn lactic, vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn tía không có lưu huỳnh
Vi sinh vật Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lượng Nguồn cacbon
– Tảo Quang tự dưỡng Ánh sáng CO2
– Vi khuẩn không có lưu huỳnh máu tía Quang dị dưỡng Ánh sáng Chất hữu cơ
– Vi khuẩn nitrat hóa Hóa tự dưỡng Chất vô cơ CO2
– Vi khuẩn lactic Hóa dị dưỡng Chất hữu cơ Chất hữu cơ
2. So sánh quá trình lên men ở vi sinh vật và quá trình hô hấp hiếu khí ở cây xanh
Giống nhau:
– Đều là quá trình phân giải Hidratcacbon để sinh năng lượng
– Nguyên liệu thường là đường đơn
– Đều có chung giai đoạn đường phân
C6H12O6 enzim 2CH3COOH (a.piruvic) + 4H
Khác nhau:
Lên men Hô hấp hiếu khí
– Xảy ra trong điều kiện hiếm khí – Xảy ra trong điều kiện hiếu khí
– Điện tử chuyển cho phân tử hữu cơ oxi hóa, chấp nhận điện tử là chất hữu cơ – Điện tử chuyển cho oxi, chấp nhận điện tử là oxi
– Chất hữu cơ bị phân giải không hoàn toàn – Chất hữu cơ bị phân giải hoàn toàn
– Sản phẩm tạo thành: chất hữu cơ, ATP – Sản phẩm tạo thành là CO2, H2O, ATP
– Năng lượng giải phóng ra rất ít – Năng lượng giải phóng ra nhiều năng lượng
3.a. Nêu các đặc điểm cơ bản của nấm men ? Căn cứ vào nhu cầu O2 cần cho sinh trưởng, nấm men xếp vào nhóm vi sinh vật nào ?
b. Hoạt động chính của nấm men trong môi trường có O2 và môi trường không có O2
a. – Đặc điểm cơ bản của nấm men: Đơn bào, nhân thực, sinh sản vô tính bằng nảy chồi hoặc phân cắt là chủ yếu, dị duưỡng.
– Nấm men thuộc nhóm vi sinh vật: Kị khí không bắt buộc.
b. Hoạt động chính của nấm men:
– Trong môi trường không có O2 thực hiện quá trình lên men rượu etylic.
– Trong môi trường có O2 thực hiện hô hấp hiếu khí → sinh trưởng và sinh sản nhanh.
4. Vì sao nói hô hấp hiếu khí. Hô hấp kị khí, lên men đều là quá trình dị hóa ? Căn cứ vào đặc điểm nào người ta phân biệt 3 quá trình này ?
* Vì: Cả 3 quá trình này đều là quá trình phân giải chất hữu cơ, đồng thời giải phóng năng lượng.
* Căn cứ vào chất nhận e cuối cùng: Hô hấp hiếu khí (chất nhận e cuối cùng là O2), hô hấp kị khí (chất nhận e cuối cùng là oxi liên kết), lên men (chất nhận e cuối cùng là chất hữu cơ).
5. Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
NH3
Q (hóa năng) + CO2 chất hữu cơ
HNO2
a. Cho biết tên VSV tham gia sơ đồ chuyển hóa trên ?
b. Hình thức dinh dưỡng và kiểu hô hấp của VSV này ? giải thích ?
c. Viết phương trình phản ứng của chuyển hóa trong sơ đồ trên.
a. Tên VSV tham gia sơ đồ chuyển hóa: Nitrosomonas, Nitrobacter.
b. Hình thức dinh dưỡng và hô hấp:
– Hóa tự dưỡng vì nhóm VSV này tổng hợp chất hữu cơ nhờ nguồn năng lượng thu được từ các quá trình oxi hóa các chất, nguồn cacbon từ CO2.
– Hiếu khí bắt buộc vì nếu không có O2 thì không thể oxi hóa các chất và không có năng lượng cho hoạt động sống.
c. Phương trình phản ứng:
– Vi khuẩn nitric hóa (Nitrosomonas)
2NH3 + 3O2 → 2HNO2 + H2O + Q
CO2 + 4H + Q (6%) → 1/6 C6H12O6 + H2O
-Các vi khuẩn nitrat hóa (Nitrobacter)
2HNO2 + O2 → 2HNO3 + Q
CO2 + 4H + Q (7%) → 1/6 C6H12O6 + H2O
6. a. Hoàn thành các phương trình sau:
C6H12O6 Vi khuẩn etilic ? + ? + Q
C6H12O6 Vi khuẩn lactic ? + Q
b. Hai nhóm vi khuẩn trên thực hiện kiểu chuyển hóa dinh đưỡng nào ? Phân biệt kiểu chuyển hóa đó với các kiểu chuyển hóa còn lại của vi sinh vật hóa dưỡng theo bảng.
C6H12O6 Vi khuẩn etilic 2C2H5OH + 2CO2 + Q
C6H12O6 Vi khuẩn lactic 2CH3CHOHCOOH + Q
b. – Hai nhóm vi khuẩn trên chuyển hóa dinh dưỡng theo kiểu lên men.
– Phân biệt các kiểu chuyển hóa dinh dưỡng:
Kiểu chuyển hóa dinh dưỡng Chất nhận electron cuối cùng
1. Lên men Là các phân tử hữu cơ
2. Hô hấp hiếu khí Là O2
3. Hô hấp kị khí Là một chất vô cơ như NO3-; SO42-; CO¬2
7. Quá trình làm sữa chua, vì sao sữa đang ở trạng thái lỏng trở thành sệt và có vị chua.
Sữa từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái sệt là do quá trình lên men, axit lactic được hình thành. pH của dung dịch sữa giảm, protein của sữa (cazein) đã kết tủa. Mặt khác vị ngọt của sữa giảm, vị chua tăng lên đồng thời lên men phụ tạo ra diaxetyl, các este và các axit hữu cơ làm sữa có vị thơm ngon.
8. Vì sao ăn sữa chua lại có ích cho sức khỏe ?
Trong đường ruột có nhiều loại vi khuẩn có hại (như vi khuẩn gây thối). Khi ăn sữa chua, vi khuẩn lactic trong sữa chua sẽ ức chế vi khuẩn gây thối phát triển. Vì vậy sữa chua không những cung cấp chất dinh dưỡng (vì sữa chứa các chất dễ đồng hóa như axit lactic, VTM, nhân tố sinh trưởng…) cho cơ thể mà còn đề phòng vi khuẩn gây thối gia tăng, bảo đảm quá trình tiêu hóa bình thường không gây hiện tượng đầy hơi trướng bụng.
9. Hãy nêu thành phần hóa học và tác dụng của lớp màng nhầy ở vi khuẩn.
– Thành phần hóa học: Màng nhầy vi khuẩn có thành phần trên 90% là nước, polisaccarit, ở một số vi khuẩn có thêm một ít lipoprotein.
– Tác dụng: bảo vệ vi khuẩn, tăng khả năng kết dính, tăng động lực, hạn chế thực bào.
10. Khi nghiên cứu về VK mủ xanh, VK đường ruột, VK uốn ván, người ta cấy chúng vào môi trường thạch loãng với thành phần gồm: nước chiết thịt 30 g/l, glucozo 2 g/l, thạch 6 g/l.
a. Môi trường trong các ống nghiệm trên thuộc loại môi trường nào ? Vì sao ?
b. Xác định kiểu hô hấp của 3 loại VK trên.
c. Dựa vào nhu cầu O2 cần cho sinh trưởng, các VSV trên có tên gọi là gì ?
a. Môi trường bán tổng hợp. Vì:
– Nước chiết thịt và gan không xác định được thành phần và số lượng.
– Glucozo, thạch đã xác định được thành phần, số lượng.
b. Kiểu hô hấp:
– VK mủ xanh: Hô hấp hiếu khí.
– VK đường ruột: Hô hấp kị khí.
– Vk uốn ván: Hô hấp kị khí
c. Tên gọi:
– VK mủ xanh: VSV hiếu khí bắt buộc
– VK đường ruột: VSV kị khí không bắt buộc
– VK uốn ván: VSV kị khí bắt buộc
11. Phân biệt các con đường lên men, hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí về: điều kiện, chất nhận electron cuối cùng và sản phẩm. Cho ví dụ về các kiểu giải phóng năng lượng ở vi sinh vật.
Đặc điểm Lên men Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí
Điều kiện Không cần oxi Cần oxi Không cần oxi
Chất nhận e cuối cùng Chất hữu cơ Oxi phân tử Chất vô cơ
Sản phẩm Các chất hữu cơ đặc trưng cho các quá trình, ATP CO2, nước, ATP Chất vô cơ, hữu cơ, ATP
Ví dụ Vi khuẩn lactic, nấm men Nấm, động vật nguyên sinh, xạ khuẩn Vi khuẩn nitrat hóa

12. So sánh lên men rượu và lên men lactic.


* Giống nhau:
– Đều có tác dụng của vi sinh vật.
– Nguyên liệu phân giải là đường đơn C6H12O6.
– Đều qua giai đoạn đường phân.
– Điều kiện: kị khí.
* Khác nhau:
Lên men rượu từ đường Lên men lactic
Tác nhân: nấm men Vi khuẩn lactic
Sản phẩm: rượu etilic Axit lactic
Thời gian: lâu nhanh
Phản ứng:
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2 + Q
C6H12O6 →2CH3CHOCHOOH + Q
Có mùi rượu Có mùi chua
13. Giải thích các hiện tượng sau:
a. Bình đựng nước thịt để lâu ngày có mùi thối.
b. Bình đựng nước đường để lâu ngày có mùi chua.
c. Rượu nhẹ (hoặc bia) để lâu ngày có váng trắng và vị chua gắt, để lâu nữa có vị thối ủng.
d. Nếu để siro quả (nước quả đậm đặc đường) trong bình nhựa kín, sau một thời gian bình sẽ căng phồng.
a. Bình để nước thịt lâu ngày → có hiện tượng thiếu cacbon thừa nito, vi sinh vật sẽ khử amin của axit amin và sử dụng axit hữu cơ làm nguồn cacbon, do đó có ammoniac bay ra → có mùi thối.
b. Bình để nước đường lâu ngày → hiện tượng thiếu nito thừa cacbon vi sinh vật lên men tạo axit → có mùi chua.
c. Rượu nhẹ (hoặc bia) để lâu bị chuyển hóa thành axit axetic tạo thành giấm nên có vị chua, để lâu hơn nữa axit axetic bị oxi hóa tạo thàng CO2 và nước làm cho dấm bị nhạt dần.
d. Do vi sinh vật phân bố trên bề mặt vỏ quả đã tiến hành lên men giải phóng một lượng khí CO2 làm căng phồng bình dù hàm lượng đường trong dịch siro quả rất cao.
14.Vì sao vi sinh vật kị khí bắt buộc chỉ có thể sống và phát triển trong điều kiện không có oxi không khí ?
Chúng không có enzim catalaza và một số enzim khác do đó không thể loại được các sản phẩm oxi hóa độc hại cho tế bào như H2O2, các ion superoxit
15. Nêu ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống:
Ứng dụng:
– Xử lí nước thải, rác thải.
– Sản xuất sinh khối (giàu protein, vitamin, enzim…)
– Làm thuốc.
– Làm thức ăn bổ sung cho người và gia súc.
– Cung cấp O2.
16. Tại sao trong thực tế, quá trình lên men rượu thường phải giữ nhiệt độ ổn định ? Độ pH thích hợp cho quá trình lên men rượu là bao nhiêu ? Tăng pH > 7 được không ? Tại sao ?
– Nhiệt độ cao giảm hiệu suất sinh rượu.
– pH: 4 – 4,5.
– Không. Nếu pH lớn hơn 7 sẽ tạo ra glixerin là chủ yếu.
Chương II: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật
1. Ở vi khuẩn, loại bào tử nào không giữ chức năng sinh sản? Nêu sự hình thành bào tử này?
– Nội bào tử: đây là loại bào tử được hình thành khi vi khuẩn gặp môi trường không thuận: chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất trao đổi độc hại quá nhiều…
– Quá trình hình thành nội bào tử: vi khuẩn mật khoảng 70% nước, kích thước nhỏ lại, hình thành vỏ dày. Bào tử có thể tồn tại khá lâu trong điều kiện nhiệt độ cao, trong 1 số chất độc, trong kháng sinh mà bình thường tế bào sinh dưỡng bị chết rất nhanh.
2. Hãy giải thích vì sao vi khuẩn có cấu trúc đơn giản nhưng lại có tốc độ sinh trưởng và sinh sản rất cao ?
– Vi khuẩn có hệ enzim nằm trên màng sinh chất hoặc trong tế bào chất, enzim này có hoạt tính mạnh nên vi khuẩn có khả năng đồng hóa mạnh và nhanh.
– Vi khuẩn có tỉ lệ S/V lớn nên có khả năng trao đổi chất mạnh.
– Vi khuẩn dễ phát sinh biến dị nên khả năng thích nghi rất cao.
– Do tốc độ sinh trưởng rất nhanh nên tốc độ sinh sản nhanh.
3. Trong điều kiện thích hợp nhất, thời gian thế hệ của vi khuẩn (vibrio cholerae) là 20 phút. Trong một quần thể ban đầu x tế bào vi khuẩn; sau thời gian 100 phút số lượng tế bào trong quần thể là 160.105. Tính số lần phân chia và số tế bào vi khuẩn ban đầu.
n = t/g = 100/20
Nt = N0 x 2n => N0 = Nt/2n = 160.105 : 25 = 5.105 (tb)
4. Khi trực khuẩn G+ (Bacillus brevis) phát triển trong môi trường lỏng, người ta thêm lizozim vào dung dịch nuôi cấy thì vi khuẩn này có tiếp tục sinh sản không ? Vì sao ?
Vi khuẩn không tiếp tục sinh sản
Vì lizozim làm tan thành tế bào của vi khuẩn, vi khuẩn mất thành tế bào sẽ biến thành tế bào trần → không phân chia được → không sinh sản được; tế bào vi khuẩn dễ tan do ảnh hưởng của môi trường.
5. Nhân tố sinh trưởng là gì ? dựa vào nhân tố sinh trưởng người ta chi VSV thành những nhóm nào ?
– Nhân tố sinh trưởng: Lượng nhỏ chất dinh dưỡng (như axit amin, vitamin…) cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật nhưng chúng không tự tổng hợp được từ các chất vô cơ mà phải lấy trực tiếp từ môi trường.
– Có 2 nhóm VSV:
+ Vi sinh vật nguyên dưỡng: là những vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng.
+ Vi sinh vật khuyết dưỡng: là những vi sinh vật không có khả nằn tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng (Ví dụ: E.coli là vi sinh vật khuyết dưỡng tryptophan, chúng không có khả năng tự tổng hợp tryptophan)
6. Ở vi khuẩn có các loại bào tử nào ?
Có 3 loại: Ngoại bào tử, bào tử đốt và nội bào tử
7. Nuôi cấy E.coli trong môi trường có fructoz và arabinoz là nguồn cacbon, người ta nhận thấy sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn như sau:
Giờ 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Số lượng TBVK 102 104 107 109 109 109 1010 1014 1018 1018
a. Vẽ đồ thị biểu diễn quá trình sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong thí nghiệm trên.
b. Hãy giải thích đường cong sinh trưởng đó.
a. Vẽ đồ thị:
số tế bào
1018

109


102

0 3 5 8 9 giờ


– Đường cong trên thể hiện hiện tượng sinh trưởng kép xảy ra khi môi trường nuôi cấy có 2 loại cơ chất cacbon
– Khi nguồn cacbon thứ nhất cạn → nguồn cacbon thứ hai cảm ứng tổng hợp E cần cho chuyển hóa chúng.

– Lúc đầu vi khuẩn tổng hợp loại enzim để phân giải loại hợp chất dễ đồng hóa hơn là fructoz.


– Sau khi fructoz cạn, vi khuẩn lại được arabinoz cảm ứng để tổng hợp enzim phân giải.
– Đồ thị có 2 pha tiềm phát, 2 pha cấp số, 2 pha cân bằng.

Chương III: Virut và bệnh truyền nhiễm


1. Nêu các đặc trưng cơ bản của virut.
Đặc trưng cơ bản của virut là:
– Kích thước vô cùng nhỏ bé, cấu tạo gồm 2 thành phần chính là vỏ protein và lõi axit nucleic (là ADN hoặc ARN)
– Sống kí sinh nội bào bắt buộc trong tế bào vật chủ.
2. Chứng minh virut nằm giữa ranh giới cơ thể sống và vật không sống ?
Chứng minh:
– Khi trong tế bào vật chủ nó có biểu hiện những dấu hiệu đặc trưng cơ bản của sự sống (trao đổi chất và năng lượng, sinh sản…).
– Chưa có cấu tạo tế bào (cấu tạo đơn giản gồm 2 thành phần chính là protein và axit nucleic), khi tồn tại bên ngoài tế bào vật chủ thì không có các dấu hiệu đặc trưng của sự sống.
tải về 34.21 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương