Phó Tổng Biên tập ts. Nb. Trần hanh Vũ Hội đồng Biên tập Chủ tịch: ts. Lê Bích Phương


Keywords: impact, TPP, restructuring



tải về 3.2 Mb.
Chế độ xem pdf
trang162/166
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2022
Kích3.2 Mb.
#52648
1   ...   158   159   160   161   162   163   164   165   166
nhan to sanh huong den hai long
CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM MỘT CÁI NHÌN TOÀN CẢNH
Keywords: impact, TPP, restructuring 
state-owned enterprises
1. VÀI NÉT VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC 
XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)
Hiệp định TPP (Trans-Paciic Partnership - 
TPP) là Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái 
Bình Dương. Do lúc đầu chỉ có 4 nước tham gia 
nên còn được gọi là P4.
Hiệp định này khởi nguồn là Hiệp định 
đối tác kinh tế chặt chẽ hơn do nguyên thủ 3 
nước Chile, New Zealand và Singapore (P3) 
phát động đàm phán nhân dịp Hội nghị cấp cao 
APEC 2002 tổ chức tại Mexico. Tháng 4-2005, 
Brunei xin gia nhập với tư cách thành viên sáng 
lập trước khi vòng đàm phán cuối cùng kết thúc, 
biến P3 thành P4.
Đây là Hiệp định mang tính mở. Tuy không 
phải là chương trình hợp tác trong khuôn khổ 
APEC nhưng các thành viên APEC đều có thể 
gia nhập nếu quan tâm. Singapore đã nhiều lần 
thể hiện mong muốn mở rộng TPP và sử dụng 
TPP như một công cụ để hiện thực hóa ý tưởng 
về khu vực mậu dịch tự do châu Á - Thái Bình 
Dương của APEC (FTAAP).
- Các nội dung ch́nh c̉a Hiệp định TPP – P4:
Hiệp định TPP có phạm vi điều chỉnh rộng, 
bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ (chưa bao gồm 
dịch vụ tài chính do được đàm phán sau), vệ 
sinh an toàn thực phẩm (SPS), rào cản kỹ thuật 
(*)
 ThS. Giảng viên Trừng Đại ḥc Kinh tế TP.HCM
(**)
 ThS. Giảng viên Trừng Cao đẳng Tài ch́nh – Hải quan


147
Nghiên cứu sự tác động của hiệp định . . .
(TBT), chính sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, 
mua sắm chính phủ và minh bạch hóa. Ngoài 
ra, còn có một chương về hợp tác và hai văn 
kiện đi kèm về Hợp tác Môi trường và Hợp tác 
Lao động.
Theo thỏa thuận, các bên tham gia P4 sẽ tiếp 
tục đàm phán và ký hai văn kiện quan trọng về 
đầu tư và dịch vụ tài chính, chậm nhất là sau 2 
năm kể từ khi P4 chính thức có hiệu lực (3-2008).
Điểm nổi bật nhất của P4 là tự do hóa rất 
mạnh về hàng hóa. Thuế nhập khẩu được xóa 
bỏ hoàn toàn và phần lớn là xóa bỏ ngay từ khi 
Hiệp định có hiệu lực.
Về dịch vụ, P4 thực hiện tự do hóa mạnh 
theo phương thức chọn - bỏ. Theo đó, tất cả các 
ngành dịch vụ đều được mở, trừ những ngành 
nằm trong danh mục loại trừ.
- Hiệp định TPP mở rộng và sự tham gia 
c̉a Việt Nam:
Tháng 9-2008, Mỹ tuyên bố tham gia TPP. 
Tiếp theo đó, tháng 11-2008, Australia và Peru 
cũng tuyên bố tham gia TPP. Tại buổi họp báo 
công bố việc tham gia của Australia và Peru, đại 
diện các bên khẳng định sẽ đàm phán để thiết 
lập một khuôn khổ mới cho TPP. Kể từ đó, các 
vòng đàm phán TPP được lên lịch và diễn ra cho 
đến nay.
Từ năm 2006, qua nhiều kênh, Singapore đã 
rất tích cực mời Việt Nam tham gia TPP - P4. 
Trước những cân nhắc cả về khía cạnh kinh tế 
và chính trị, Việt Nam chưa nhận lời mời này 
của Singapore.
Tuy nhiên, với việc Mỹ quyết định tham 
gia TPP, và trước khi tuyên bố tham gia TPP
Mỹ đã mời Việt Nam cùng tham gia Hiệp định 
này, Việt Nam đã cân nhắc lại việc tham gia hay 
không tham gia TPP.
Đầu năm 2009, Việt Nam quyết định tham 
gia Hiệp định TPP với tư cách thành viên liên 
kết. Tháng 11-2010, sau khi tham gia 3 phiên 
đàm phán TPP với tư cách này, Việt Nam đã 
chính thức tham gia đàm phán TPP. Trước đó, 
tháng 10-2010, Malaysia cũng chính thức tham 
gia vào TPP, nâng tổng số nước tham gia đàm 
phán lên thành 9 nước. Sau đó là sự tham gia 
của Canada (10-2012) và Nhật Bản (3-2013) đã 
nâng tổng số các thành viên chính thức của TPP 
là 12 thành viên.
Ngoài các nội dung đàm phán mang tính 
truyền thống trong các FTA, các quốc gia thành 
viên còn tập trung thảo luận nhiều đề xuất và 
biện pháp để thúc đẩy hợp tác trong các vấn đề 
liên quan tới hoạch định chính sách, tạo thuận 
lợi cho doanh nghiệp, phát triển chuỗi cung cấp 
và sản xuất giữa các nước thành viên, nâng cao 
sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 
vào quá trình lưu thông hàng hóa giữa các quốc 
gia thành viên TPP, cũng như thúc đẩy sự phát 
triển chung của các quốc gia thành viên.
Với mục tiêu duy trì tính mở của Hiệp định 
TPP, tức là có cơ chế kết nạp thêm thành viên 
mới trong tương lai và các bên có thể tiếp tục 
đàm phán những vấn đề phát sinh sau khi Hiệp 
định có hiệu lực, các nhóm đàm phán cũng đã nỗ 
lực đưa ra nhiều đề xuất và biện pháp liên quan 
để bảo đảm Hiệp định sẽ mang lại lợi ích nhiều 
nhất cho tất cả những nước tham gia Hiệp định.
Nét mới trong đàm phán Hiệp định TPP so 
với các FTA truyền thống trước đây là sự tham 
gia của các đối tượng liên quan như doanh 
nghiệp, hiệp hội, tổ chức xã hội. Tại mỗi phiên 
đàm phán, các đối tượng trên luôn được tạo cơ 
hội để trao đổi thông tin cũng như bày tỏ quan 
điểm và nguyện vọng đối với các nội dung đàm 
phán của Hiệp định thông qua các buổi hội thảo 
và diễn đàn dành cho các đối tượng liên quan 
được tổ chức bên lề các phiên đàm phán.
Ngày 5-10-2015, tại Atlanta Hoa Kỳ Hội 
nghị Bộ trưởng Thương mại các nước thành 
viên Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình 
Dương (TPP) đã đạt được thỏa thuận cuối cùng, 
kết thúc đàm phán Hiệp định TPP của 12 nước 
thành viên.
Hiệp định TPP được kỳ vọng sẽ trở thành 
một khuôn khổ thương mại toàn diện, có chất 


148
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
lượng cao và là khuôn mẫu cho các Hiệp định 
thế kỷ 21. Phạm vi của Hiệp định sẽ bao gồm 
hầu hết các lĩnh vực có liên quan tới thương mại, 
trong đó có nhiều lĩnh vực mới như môi trường, 
lao động, các vấn đề xuyên suốt liên quan đến 
thương mại như chuỗi cung ứng, doanh nghiệp 
vừa và nhỏ…

tải về 3.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   158   159   160   161   162   163   164   165   166




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương