Phụ LỤc X phân vùng và phưƠng hưỚng bvmt tỉnh bắc ninh thời kỳ 2021-2030, TẦm nhìN 2050



tải về 27.6 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu01.07.2022
Kích27.6 Kb.
#52553
1   2   3
PHU LUC X

II. Vùng hạn chế phát thải

a) Vùng đệm của các vùng bảo vệ nghiêm ngặt của Khu bảo tồn loài – sinh cảnh vườn chim Đông Xuyên đã được xác định theo quyết định 01/2018/QĐ-UBND tỉnh Bắc Ninh là 30,5 ha.



Sở NNPTNT khoanh định pham vi ranh giới, xây dựng phương án có sự phối hợp của Sở TNMT và các cộng đồng địa phương tham gia thực hiện.
- Xác định các nguy cơ đe dọa đến đa dạng sinh học các khu bảo tồn thiên nhiên và xây dựng các phương án chủ động phòng, tránh và ứng phó với các nguy cơ tiềm ẩn đã được xác định;
- Tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và thực thi các phương án ổn định sinh kế dân cư hướng tới việc đồng quản lý, bảo tồn, bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học vùng lõi các khu bảo tồn;
- Phối hơp với cộng đồng địa phương xây dựng và thực thi các phương án phòng, chống các tác động làm suy giảm chất lượng và chức năng hệ sinh thái, làm suy giảm tiềm năng đa dạng sinh học của các khu bảo tồn;

b) Vùng đất ngập nước quan trọng đã được xác định theo quy định của pháp luật là khu vực đất ngập nước phía Nam sông Đuống khoảng 5.500 ha nằm trong Khu bảo tồn loài – sinh cảnh vườn chim Đông Xuyên theo quyết định số 01/2018/QĐ-UBND tỉnh Bắc Ninh gồm các thủy vực nước đứng như ao, hồ, đầm; là nơi sinh sống, bãi đẻ của các loài động vật thủy sinh có giá trị kinh tế cao, là nơi có nhiều điều kiện để để phát triển du lịch sinh thái và du lịch tâm linh dọc theo các sông lớn, chủ yếu là các huyện có diện tích đất ngập nước nhiều như Thuận Thành, Gia Bình và Lương Tài.

- Sở NNPTNT xây dựng phương án, phối hợp với Sở TNMT và các địa phương Thuận Thành, Gia Bình và Lương Tài thực hiện các biện pháp đảm bảo cho việc bảo tồn và phát triển các HST ngập nước tự nhiên quan trọng nhằm đảm bảo tính đại diện cho vùng sinh thái có giá trị;
Thực hiện các biện pháp phòng, ngừa ô nhiễm, dịch bệnh; lập kế hoạch ngăn chặn các hành vi xâm hại đến các khu vực đất ngập nước.
- Sở NNPTNT tiến hành xác định, khoanh định và cắm mốc khu vực đất ngập nước quan trọng theo quy định tại quyết định số 01/2018/QĐ-UBND tỉnh Bắc Ninh.
- Sở NNPTNT, Sở TNMT, các địa phương liên quan, các tổ chức xã hội trên địa bàn và huy động cộng đồng cùng xây dựng phương án bảo vệ, quản lý và phát triển hệ sinh thái ngập nước đã xác định;

c) Hành lang bảo vệ nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước theo quyết định số 158/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh ngày 20/2/2017 gồm 10 sông (sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình, sông Cà Lồ, sông Ngũ huyện Khê, sông Tào Khê, sông Dâu, sông Đông Côi - Ngụ, sông Đồng Khởi, sông Bùi); 20 ao, hồ trên địa bàn thị xã Từ Sơn và thành phố Bắc Ninh; tổng số mốc cơ sở hành lang là 8.134 mốc, khoảng cách giữa các mốc dự kiến 50m.

- Xây dựng và áp dụng các biện pháp bảo vệ nguồn nước dưới đất đảm bảo chất lượng nguồn nước theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT về chất lượng nước dưới đất phục vụ các mục đích khác nhau; bao gồm:
* Nâng cao ý thức bảo vê nguồn nước của cộng đồng;
* Giữ sạch nguồn nước thông qua các biện pháp bảo vệ môi trường nước hiệu quả; sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch
* Khoanh vùng bảo vệ nguồn nước;
* Phối hợp đồng quản lý nguồn nước giữa doanh nghiệp khai thác nguồn nước và cộng đồng địa phương cùng chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm giám sát, bảo vệ.
* Xây dựng phương án phòng, tránh tác động tiêu cực đến nguồn nước như xử lý chất thải đúng cách từ đầu nguồn; sử dụng sản phẩm hữu cơ vùng lưu vực cấp nước;
* Chủ động phát triển biện pháp gia tăng nguồn sinh thủy đầu nguồn nước bằng thảm cây rừng; phát triển nông nghiệp xanh vùng lưu vực;
* Xử lý nước thải SH phù hợp với các tiêu chí MT nông thôn mới.
Đối với hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định tại 158/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh ngày 20/2/2017:
* Tiến hành khoanh định và cắm mốc hành lang BV nguồn nước và thể hiện trên bản đồ quy hoạch đối với các đoạn sông, suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở đô thị, khu dân cư tập trung và các nguồn nước khác;
* Lập kế hoạch BV độ ổn định đường bờ trong HLBV nguồn nước;
* Xây dựng các biện pháp phòng, chống lấn chiếm đất BV nguồn nước; các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước;
* Thiết lập các biện pháp bảo vệ, bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước;
* Tạo không gian cho các hoạt động văn hóa – tín ngưỡng, thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh, bảo tồn liên quan đến nguồn nước;
* Tôn trọng và tạo không gian, điều kiện phát triển, phát huy các giá trị về lịch sử, văn hóa, du lịch, tín ngưỡng liên quan đến nguồn nước mà không có tác động tiêu cực, suy giảm chất lượng nguồn nước.

d) Khu dân cư tập trung nông thôn; nội thành, nội thị của các đô thị loại IV, loại V theo quyết định số 1369/2018/QĐ-TTg ngảy 17/10/2018 phê duyệt đồ án điều chỉnh QH xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 và Nghị quyết sô 55/NQ-HĐND tỉnh Bắc Ninh ngày 29/9/2021 thông qua Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2035, định hướng đến năm 2050 gồm:
+ Đô thị Thuận Thành: Đô thị loại IV; diện tích 117,83 km2; năm 2022 dân số khoảng 183.000 người, năm 2035 khoảng 200.000 người; tính chất là đô thị dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao.
+ Đô thị Gia Bình - huyện Gia Bình: Đô thị loại V; diện tích 11,03 km2; năm 2022 dân số: khoảng 15.600 người, năm 2035 khoảng 18.500 người; là thị trấn huyện lỵ của huyện Gia Bình.
+ Đô thị Thứa - huyện Lương Tài: Đô thị loại V; diện tích: 11,46 km2; năm 2022 dân số khoảng 19.000 người, năm 2035 khoảng 22.200 người; là thị trấn huyện lỵ của huyện Lương Tài.
+ Đô thị Nhân Thắng - huyện Gia Bình: Đô thị loại V; diện tích 8,19 km2; dân số năm 2022 khoảng 9.000 người, năm 2035 khoảng 10.000 người; là đô thị dịch vụ.
+ Đô thị Trung Kênh - huyện Lương Tài: Đô thị loại V; diện tích xã Trung Kênh 7,04 km2; dân số năm 2022 khoảng 5.000 người, năm 2035 khoảng 10.000 người; là đô thị dịch vụ.
+ Đô thị Cao Đức - huyện Gia Bình: Đô thị loại V; diện tích xã Cao Đức 11,469 km2; dân số năm 2035 khoảng 7.000 người; là đô thị dịch vụ.
Vành đai xanh “Du lịch, văn hóa và sinh thái” sông Đuống;
Vùng dân cư nông thôn Gia Bình;
Vùng dân cư nông thôn Lương Tàu.

Sở Xây dựng xây dựng phương án thực thi và phối hợp với chính quyền địa phương giám sát thực hiện các tiêu chí đô thị hiện đại theo quy định gồm:
- Định hướng đến năm 2022: Nhà ở khu vực đô thị đạt khoảng 30 m2/người, nhà ở khu vực nông thôn 25 m2/người; đến năm 2035: Nhà ở khu vực đô thị 35 m2/người, nhà ở khu vực nông thôn 30 m2/người.
- Phát triển nhà ở đô thị gắn với các dự án đầu tư khu đô thị đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
- Kiểm soát chặt chẽ việc phát triển nhà ở tại các điểm dân cư nông thôn về kiến trúc công trình, mật độ xây dựng, tầng cao công trình. Hạn chế tối đa việc ảnh hưởng tới các không gian làng xóm truyền thống và các không gian di tích văn hóa lịch sử.
- Thu hút phát triển các dự án nhà ở xã hội theo quy hoạch phát triển đô thị theo tiêu chí đô thị loại I.
- Phát triển vành đai xanh “du lịch, văn hóa và sinh thái” sông Đuống, lấy sông Đuống làm trung tâm, cụm di tích ở khu vực huyện Thuận Thành gồm Lăng Kinh Dương Vương, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, khu vực Phật Tích và cụm di tích lịch sử văn hóa ở huyện Gia Bình làm hạt nhân với các chức năng: Vành đai xanh, cân bằng sinh thái; vùng cảnh quan, hành lang kết nối hai khu vực Bắc và Nam sông Đuống; “Xương sống” của bộ khung bảo vệ thiên nhiên; vùng bảo tồn các di tích văn hóa, lịch sử, làng cổ, làng nghề truyền thống; vùng du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng.
- Hiện đại hóa nông thôn theo chương trình xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.
- Cải tạo chỉnh trang gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống, cảnh quan sinh thái tự nhiên; bổ sung tiện ích công cộng, điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Xác định cụ thể danh mục các công trình, đối tượng, không gian cần bảo tồn để có biện pháp ứng xử phù hợp.
- Kiểm soát chặt chẽ mật độ xây dựng, tầng cao công trình, kiến trúc công trình và bảo vệ môi trường cảnh quan khu vực nông thôn; kiểm soát tối đa việc đô thị hóa tự phát; hình thức kiến trúc không phù hợp làm phá vỡ cảnh quan và môi trường khu vực nông thôn; thực hiện bảo tồn các không gian làng ở nông thôn và đô thị.

đ) Khu vui chơi giải trí dưới nước gồm:
1/ Tuyến du lịch dọc sông Đuống từ Bãi Nguyệt Bàn (Gia Bình) đến lăng Kinh Dương Vương (ThuậnThành) theo quy định tại quyết định số 151/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh ngày 12/12/2011;
2/ Du lịch tham quan cảnh quan sông nước trên sông Cầu từ TP. Bắc Ninh - Ngã ba Xà (sông Cầu đoạn Bắc Ninh - làng Quan họ Diềm);
3/ Trong QH chung vùng tỉnh Bắc Ninh (quyết định 1369/QĐ-TTg) quy định, khu vực cảnh quan sông Đuống là khu vực kiểm soát đặc biệt được bảo tồn, phát triển gắn với các dự án du lịch, khai thác không gian cảnh quan sinh thái tự nhiên.

Các biện pháp BVMT sẽ được triển khai gồm:
- Đảm bảo các quy định theo TCVN 12837:2019 ISO 13009:2015
- Thực thi các quy định trong Nghị định 48/2019/NĐ-CP về quản lý hoạt động của các phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước;
- Đăng ký, xây dựng phương án và thực hiện các Quy định về quản lý hoạt động của phương tiện thủy nội địa hoạt động phục vụ tham quan du lịch do tỉnh Bắc Ninh ban hành. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch sông nước tiến hành thủ tục đăng ký, xây dựng phương án và tổ chức thực hiện có sự giám sát của chính quyền địa phương.
- Sở VHTTDL trực tiếp quản lý các địa điểm Bãi Nguyệt Bàn (Gia Bình) và lăng Kinh Dương Vương (Thuận Thành); sông Cầu đoạn Bắc Ninh - làng Quan họ Diềm, với sự giám sát các hoạt động du lịch sông nước có sự tham gia của chi cục BVMT và chính quyền địa phương hai huyện Gia Bình, Thuận Thành và thành phố Bắc Ninh.

e) Khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường khác cần được bảo vệ gồm:
1/ Các khu vực bố trí cơ sở xử lý chất thải (quy định chi tiết tại PA bảo vệ tài nguyên thiên nhiên);
2/ Các khu vực đất nguy hiểm, không ổn định; các khu vực tiềm ẩn nguy cơ tai biến thiên nhiên (được quy định chi tiết tại PA phòng chống thiên tai, phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra);
3/ Các khu vực nhạy cảm sinh thái trong hành lang bảo vệ nguồn nước

- Tiến hành các giải pháp tổng hợp, tiên tiến, hiện đại cho quy trình tái chế, tái sử dụng các loại chất thải (rắn, lỏng, khí); xây dựng điện rác cho các khu xử lý rác thải công nghiệp và sinh hoạt; Đặc biệt lưu ý xây dựng các modun tiếp nhận, lưu trữ, xử lý triệt để rác thải sinh hoạt nguy hại trong bối cảnh tác động của Virus Corona (COVID-19) để đảm bảo chặt chẽ quy định về vệ sinh môi trường khu dân cư.
- Tiến hành phân vùng rủi ro thiên tai, sự cố MT; tiến hành triển khai các biện pháp cảnh báo sớm – kịp thời và quan trắc liên tục; huy động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa và chủ động thực hiện bốn tại chỗ; đồng thời xây dựng các PA khắc phục hậu quả ngập lụt, lũ lụt, xói lở bờ sông, … ở vùng bãi ven sông, các vùng đất không ổn định về địa chất – địa vật lý như sụt lún, cảy trượt, ….
Theo Quyết định số số 158/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh ngày 20/2/2017 gồm 10 sông (sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình, sông Cà Lồ, sông Ngũ huyện Khê, sông Tào Khê, sông Dâu, sông Đông Côi - Ngụ, sông Đồng Khởi, sông Bùi); 20 ao, hồ trên địa bàn thị xã Từ Sơn và thành phố Bắc Ninh được thiết lập hành lang bảo vệ nguồn nước; theo đó, cần thiết xây dựng các cảnh báo về thiên tai sạt, trượt lở bờ, bồi tụ dòng chảy, lắng đọng trầm tích, … và đề xuất các phương án BVMT.

III. Vùng khác: Toàn bộ diện tích còn lại của tỉnh Bắc Ninh thực hiện các phương án bảo vệ môi trường về quy định về bảo vệ môi trường trong các hoạt động phát triển dân sinh, kinh tế theo luật định

tải về 27.6 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương