Phụ LỤc X phân vùng và phưƠng hưỚng bvmt tỉnh bắc ninh thời kỳ 2021-2030, TẦm nhìN 2050



tải về 27.6 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu01.07.2022
Kích27.6 Kb.
#52553
1   2   3
PHU LUC X

Địa bàn

Nguồn cấp hiện tại
(08 NMN)

Nguồn nước sử dụng hiện tại và quy hoạch đến năm 2035

Khu vực Bắc sông Đuống

Tp. Bắc Ninh và phụ cận

NMN Bắc sông Đuống

Nguồn nước chủ yếu sông Đuống: NMN Chi Lăng; NMN Minh Đạo;
Một phần từ sông Cầu gồm NMN Bắc Ninh; NMN thị trấn Chờ và NMN KCN Yên Phong

Tp. Bắc Ninh và h. Quế Võ

NMN khu vực huyện Quế Võ

Khu vực huyện Tiên Du

NMN khu vực Tiên Du

Khu vực huyện Yên Phong

NMN khu vực Yên Phong

Bổ sung cho Bắc Ninh

NMN sông Đuống Hà Nội

Khu vực Nam sông Đuống

Khu vực huyện Thuận Thành

NMN Thuận Thành

Nguồn nước chủ yếu sông Đuống: NMN Thuận thành; NMN Gia Bình
Nguồn nước sông Thái Bình: NMN An Thịnh;

Khu vực huyện Gia Bình

NMN Gia Bình

Khu vực huyện Lương Tài

NMN Lương Tài

Nguồn cấp nước nông thôn hiện có:
+ 36 công trình cấp nước sạch tập trung cho các xã Khắc Niệm, Phù Khê, Tri Phương, Phú Lâm, Tam Giang, Việt Thống, Phù Lãng, Mão Điền, Minh Tân, Phú Hòa, Cao Đức, Vạn Ninh.
+ 10 NMN cấp cho các KCN tập trung; các khu – cụm CN vừa và nhỏ không có hệ thống cấp nước sạch tập trung.
+ Các doanh nghiệp tự khai thác nước ngầm từ các giếng khoan đơn lẻ phục vụ nhu cầu sử dụng nội bộ. Một số nhà máy sử dụng nguồn nước mặt với quy mô nhỏ tập trung nhiều ở khu vực phía Nam sông Đuống do chất lượng nước ngầm nhiều nơi ở khu vực này bị nhiễm mặn.


- Đối với các đoạn sông dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt, đảm bảo phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác: 800 m về phía thượng lưu và 200 m về phía hạ lưu tính từ vị trí khai thác nước. Sở Xây dựng và sở NNPTNT tiến hành xác định và cắm mốc.
- Xây dựng và áp dụng các biện pháp bảo vệ nguồn nước mặt đảm bảo chất lượng nguồn nước theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT về chất lượng nước mặt do Sở TNMT và Sở NNPTNT phối hợp thực hiện
- Xây dựng và áp dụng các biện pháp bảo vệ nguồn nước dưới đất đảm bảo chất lượng nguồn nước theo QCVN 09-MT:2015/BTNMT về chất lượng nước dưới đất phục vụ các mục đích khác nhau; Hai Sở TNMT và Sở XD cùng các đơn vị hành chính liên quan phối hợp thực hiện.
Cụ thể:
* Nâng cao ý thức bảo vê nguồn nước của cộng đồng; Huy động xã hội chung tay thực hiện;
* Giữ sạch nguồn nước thông qua các biện pháp bảo vệ môi trường nước hiệu quả; sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch; Sở TNMT, các đơn vị, cá nhân sử dụng nước và các tổ chức xã hội thực hiện;
* Sở Xây dựng và sở NNPTNT tiến hành khoanh định vùng bảo vệ nguồn nước.
* Phối hợp đồng quản lý nguồn nước giữa doanh nghiệp khai thác nguồn nước và cộng đồng địa phương cùng chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm giám sát, bảo vệ. Chi cục cấp nước phối hợp với các chủ hộ dùng nước thực hiện.
* Sở TNMT phối hợp với các địa phương xây dựng phương án phòng, tránh tác động tiêu cực đến nguồn nước như xử lý chất thải đúng cách từ đầu nguồn; sử dụng sản phẩm hữu cơ vùng lưu vực cấp nước và cùng giám sát, thực hiện.
* Sở TNMT và Sở NNPTNT cùng các địa phương liên quan phối hợp phát triển và tổ chức thực hiện biện pháp gia tăng nguồn sinh thủy đầu nguồn nước bằng thảm cây rừng; phát triển nông nghiệp xanh vùng lưu vực;
* Sở TNMT, Sở Xây dựng, Sở Công Thương cùng các địa phương, các đơn vị, các hộ sử dụng nước phối hợp đưa ra và tổ chức thực hiện các biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp với các tiêu chí MT nông thôn mới;
Đối với hành lang bảo vệ nguồn nước:
* Sở TNMT, Sở NNPTNT, Sở Xây dựng phối hợp khoanh định và cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước; thực hiện.
* Sở NNPTNT phối hợp với Sở TNMT lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ sự ổn định của đường bờ trong hành lang bảo vệ nguồn nước;
* Sở NNPTNT, các địa phương có nguồn nước cùng tổ chức xây dựng và thực hiện các biện pháp phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước;
* Sở TNMT xây dựng phương án, cùng với các đơn vị, các hộ dùng nước và các địa phương liên quan tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước;
* Sở NNPTNT, Sở TNMT nghiên cứu và phối hợp thực hiện giải pháp bảo vệ, bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước;
* Sở Xây dựng, Sở VHTTDL thiết lập không gian và phối hợp với các địa phương liên quan thực hiện các hoạt động văn hóa – tín ngưỡng, thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh, bảo tồn liên quan đến nguồn nước;
* Sở VHTTDL phối hợp với chi cục BVMT Sở TNMT tổ chức thực hiện các biện pháp tôn trọng và tạo không gian, điều kiện phát triển, phát huy các giá trị về lịch sử, văn hóa, du lịch, tín ngưỡng liên quan đến nguồn nước mà không có tác động tiêu cực, suy giảm chất lượng nguồn nước.

c) Khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sảnKhu bảo tồn loài – sinh cảnh vườn chim Đông Xuyên theo quyết định số 01/2018/QĐ-UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt QH Bảo tồn ĐDSH tỉnh Bắc Ninh tại xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh với tổng diện tích 44,5 ha dựa trên Quyết định số 1400/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt dự án thành lập Khu bảo tồn loài - sinh cảnh vườn chim Đông Xuyên bao gồm:
+ HST rừng trồng 645,3 ha, trong đó có một số động, thực vật quý hiếm như: Thông ba lá, lim lát hoa, tắc kè, rắn ráo thường, rắn hổ mang chúa..
+ HST đất ngập nước phía Nam sông Đuống khoảng 5.500 ha là các thủy vực nước đứng như ao, hồ, đầm; là nơi sinh sống, bãi đẻ của các loài động vật thủy sinh có giá trị kinh tế cao, là nơi có nhiều điều kiện để để phát triển du lịch sinh thái và du lịch tâm linh dọc theo các sông lớn, chủ yếu là các huyện có diện tích đất ngập nước nhiều như Thuận Thành, Gia Bình và Lương Tài.

- Sở NNPTNT xây dựng phương án, phối hợp với Sở TNMT và các địa phương thực hiện các biện pháp đảm bảo cho việc bảo tồn và phát triển các HST tự nhiên quan trọng trong ba khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo tính đại diện cho vùng sinh thái có giá trị; Thực hiện các biện pháp phòng, ngừa ô nhiễm, dịch bệnh; lập kế hoạch ngăn chặn các hành vi xâm hại đến khu bảo tồn.
- Sở NNPTNT tiến hành xác định, quy hoạch các phân khu chức năng, khoanh định và cắm mốc khu bảo tồn theo quy định của pháp luật;.
- Sở NNPTNT, Sở TNMT, các địa phương và các tổ chức xã hội trên địa bàn và huy động cộng đồng cùng xây dựng phương án và tổ chức thực hiện bảo vệ, quản lý và phát triển khu bảo tồn;
- Sở VHTTDL phối hợp với Sở NNPTNT xây dựng phương án khai thác tiềm năng phát triển du lịch tại các khu bảo tồn, theo hướng phát triển trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí về văn hóa, tâm linh và du lịch sinh thái. BQL khu bảo tồn, các địa phương có khu bảo tồn và cộng đồng dân cư du khách cùng phối hợp thực hiện.
- Sở NNPTNT cùng BQL khu bảo tồn, các địa phương có khu bảo tồn xây dựng phương án và tổ chức thực hiện các kế hoạch định kỳ hàng năm, 5 năm, 10 năm cho phát triển khu bảo tồn loài – sinh cảnh vườn chim Đông Xuyên.

d) Khu vực bảo vệ 1 của di tích lịch sử - văn hoá theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá dựa trên “Danh mục kiểm kê di tích của Sở VH-TT-DL tỉnh Bắc Ninh, đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh hiện có:
* 1.589 di tích, trong đó có 1.398 di tích lịch sử;
* 131 di tích kiến trúc;
* 02 di tích khảo cổ học và
* 58 di tích hỗn hợp.
Chia ra có:
+ 04 di tích được xếp hạng Quốc gia đặc biệt;
+ 201 di tích được xếp hạng cấp quốc gia;
+ 422 di tích được xếp hạng cấp tỉnh; và
+ 963 di tích chưa được xếp hạng.
(Chi tiết xem phụ lục)

Sở VHTTDL chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện có sự tham gia của chi cục BVMT, các địa phương và cộng đồng liên quan.
- Xây dựng quy chế phân cấp quản lý các di chỉ khảo cổ, di tích lịch sử - văn hóa đã xếp hạng;
- Thiết lập, công khai và thực thi các quy định quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh;
- Lập danh mục các tài liệu, hiện vật, đánh giá hiện trạng các hiện vật trong các khu di tích lịch sử , văn hóa và xây dựng các biện pháp bảo vệ;
- Lập kế hoạch tu bổ, phục hồi các hiện vật, hiện trạng di tích có nguy cơ xuống cấp;
- Đảm bảo các điều kiện môi trường tự nhiên và văn hóa cho công tác bảo tồn và phát triển các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng phương án phối hợp cộng đồng đồng quản lý, bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị các di tích văn hóa – lịch sử địa phương.

đ) Vùng lõi của di sản thiên nhiên (nếu có) theo quy định của pháp luật về BVMT

Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện chưa có di sản thiên nhiên được công nhận



tải về 27.6 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương