Phụ lục 1: Mẫu đơn đăng ký thuốc bảo vệ thực vật


Phụ lục 3: Tài liệu kỹ thuật phải nộp khi đăng ký thuốc bảo vệ thực vật



tải về 2.87 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích2.87 Mb.
#38307
1   2   3   4   5   6

Phụ lục 3: Tài liệu kỹ thuật phải nộp khi đăng ký thuốc bảo vệ thực vật

(Ban hành kèm theo Thông tư số 38 /2010/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2010


của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TÀI LIỆU KỸ THUẬT
Tên, địa chỉ của tổ chức đăng ký/ Name and address of applicant

Tên thương phẩm đăng ký/ Trade name

Dạng thành phẩm/ Formulation type

Hoạt chất/ Active ingredient (a.i)



Nhà sản xuất hoạt chất (thuốc kỹ thuật)/ Manufacturer of technical pesticide.


I. Hoạt chất/ Active ingredient

II. Thành phẩm/ Formulation

I.1. Hóa học sản phẩm / Product chemistry

II.1. Hóa học sản phẩm/Product chemistry

I.1.1. Hoạt chất / Active ingredient

Tên thương phẩm/Trade name

Tên hoạt chất/ Common name

Dạng thuốc/ Formulation type

Tên hóa học/ Chemical  name (IUPAC)

Thành phần/ Composition: Hàm lượng hoạt chất, dung môi, phụ gia

Công thức cấu tạo/ Structural formula

Ngoại dạng, màu sắc, mùi, trạng thái vật lý/ Appearance, color, odor, physical state

Công thức phân tử/ Molecular formula

Tỷ trọng/ Density

Khối lượng phân tử/ Molecular mass

Khả năng bắt lửa/ Flammability

Ngoại dạng, màu sắc, mùi, trạng thái vật lý/ Appearance, color, odor, physical state

Khả năng gây nổ/ Explosiveness

Điểm nóng chảy, điểm sôi, áp suất hơi, tỷ trọng/ Boiling point, melting point, vapor pressure, density

Khả năng ăn mòn/ Corrosiveness

Độ hoà tan trong nước và dung môi hữu cơ/ Solubility in water and organic solvents

Khả năng hỗn hợp với thuốc khác/ Compatibility with other pesticides

Độ nhớt/ Viscosity (dạng lỏng)

Quy trình sản xuất/ Producting process (nêu tóm tắt)

Thuỷ phân/ Hydrolysis

Tiêu chuẩn chất lượng (3)/ Specification

Phân quang/ Phytolysis

Thời hạn bảo quản/ Storage and shelflife

Thời gian bán hủy trong đất/ Half life (DT50)

Phương pháp cấp cứu/ First aid

I.1.2. Thuốc kỹ thuật

Phương pháp và quy trình phân tích (2)/ analytical method

Thành phần/ Composition: bao gồm tên và hàm lượng của các hoạt chất, tạp chất; tên và tỷ lệ các đồng phân.

Thời hạn bảo quản/Storage and shelflife

Ngoại dạng, màu sắc, mùi/

Appearance, color, odor, state



II.2. Đặc tính sinh học

Độ hoà tan trong nước và dung môi hữu cơ / Solubility in water and organic solvents

Kiểu tác động/ Mode of action

Tỷ trọng/Density, Độ nhớt/ Viscosity (dạng lỏng)

Phạm vi sử dụng / Scope of application

Tiêu chuẩn chất lượng/ specification (3)

Phương pháp sử dụng/Application method

Quy trình sản xuất/ Producting process (nêu tóm tắt)

Số liệu khảo nghiệm tại các nước khác/ Efficacy data from other countries

Phương pháp và quy trình phân tích (1)/ analytical method

Biện pháp an toàn trong sử dụng/ Safe in use

I.2. Độc học /Toxicology

II. 3. Độc học /Toxicology

Nhóm độc cấp tính theo WHO/Toxicity class WHO

Nhóm độc cấp tính theo WHO/ Toxicity class WHO

Độc cấp tính đường miệng/ LD50 acute oral

Độc cấp tính đường miệng/ LD50 acute oral

Độc cấp tính qua da/ LD50 acute dermal

Độc cấp tính qua da/ LD50 acute dermal

Độc cấp tính đường hô hấp/ LC50 acute inhalation

Độc cấp tính đường hô hấp/ LC50 acute inhalation

Khả năng kích thích mắt/ Eye irritation

Khả năng kích thích mắt/ Eye irritation

Khả năng kích thích da/ Skin irritation

Khả năng kích thích da/ Skin irritation

Khả năng gây dị ứng/ Sensitization

Khả năng gây dị ứng/ Sensitization

Khả năng gây ung thư / Carcinogenicity

II.4. Tác động tới tổ chức sống/ Effect on non-taget organisms

Khả năng gây đột biến gen/ Mutagenicity

Tác động tới chim, ong, động vật hoang dã/ Effect on bird, bee, wild animals

Khả năng gây quái thai/ Teratogenicity

Tác động tới cá, thuỷ sinh/ Effect on fish, aquatics

Ảnh hưởng sinh sản/ Effect on  reproduction

Tác động tới thiên địch/ Effect on natural enemies

I.3. Dư lượng và ảnh hưởng đến con người/ Residue and effect on human




Quá trình chuyển hóa trong cơ thể người, động vật/ Metabolise in animal and human body




Quá trình phân giải trong cây, đất, điều kiện tự nhiên/ Metabolise and degradation in plant, soil




Số liệu nghiên cứu dư lượng từ các nước khác/ Residue data from other countries




Phương pháp phân tích dư lượng trong cây trồng / Residue analytical method on crops




Khả năng tích luỹ trong mỡ

Fat tissue accumulate






Mức dư lượng tối đa cho phép (MRLs)




Mức hấp thụ hàng ngày cho phép/Acceptable daily intake (ADI)




Thời gian cách ly /Pre-harvest interval (PHI) (đưa sang thành phẩm)




I.4. Ảnh hưởng môi trường/ Effect on environment




I.4.1. Đặc tính môi trường/ Environment fate




Bay hơi/volatility




Hấp thụ trong đất/ absorption in the soil




Độ thấm sâu/ leaching




Sự suy giảm trong đất/ Soil degradation




Sự thủy phân/ Hydrolysis

 

Sự phân quang/ Phytolysis

 

I.4.2. Tác động tới tổ chức sống/ Effect on non-taget organisms

 

Tác động tới chim, ong, động vật hoang dã/ Effect on bird, bee, wild animals

 

Tác động tới cá, thuỷ sinh/ Effect on fish, aquatics

 

Tác động tới thiên địch/ Effect on natural enemies

 

(1) Phương pháp và quy trình phân tích chất lượng (thuốc kỹ thuật và thành phẩm): nêu chi tiết phương pháp phân tích hàm lượng hoạt chất, tạp chất độc hại, bao gồm: nguyên tắc, dụng cụ, thuốc thử, các bước tiến hành, điều kiện thiết bị, tính toán kết quả, độ đúng, độ chính xác của phương pháp

(2) Phương pháp và quy trình phân tích dư lượng (trong thực vật, đất, nước): nêu chi tiết phương pháp phân tích dư lượng bao gồm: nguyên tắc, dụng cụ, thuốc thử, các bước tiến hành, điều kiện thiết bị, tính toán kết quả, giới hạn xác định (LOQ), hệ số thu hồi (R) và độ chính xác (CV) của phương pháp

(3) Tiêu chuẩn chất lượng: nêu các chỉ tiêu chất lượng và các mức đạt được đối với thuốc kỹ thuật và thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật đăng ký.

Phụ lục 4: Hướng dẫn chi tiết nội dung ghi nhãn

(Ban hành kèm theo Thông tư số 38 /2010/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2010

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Thông tin về độ độc

a) Những thông tin về độ độc của thuốc được quy định tại mục I, Phụ lục 5 của Thông tư này như:

- Rất độc (nhóm độc Ia, Ib) và hình tượng biểu thị độ độc là đầu lâu xương chéo trong hình vuông đặt lệch;

- Độc cao (nhóm độc II) và hình tượng biểu thị độ độc là chữ thập trong hình vuông đặt lệch;

- Nguy hiểm (nhóm độc III) và hình tượng biểu thị độ độc là đường đứt quãng trong hình vuông đặt lệch;

- Cẩn thận (nhóm độc IV) không có hình tượng biểu thị độ độc;

được đặt ở phía trên tên thương phẩm của nhãn thuốc.

b) Dòng chữ "Bảo quản xa trẻ em" phải được đặt ngay dưới thông tin và ngang với hình tượng biểu thị độ độc.

c) Ngoài những thông tin trên, trên nhãn có thể có hình tượng biểu thị tính chất vật lý của thuốc quy định tại mục I, Phụ lục 5 của Thông tư này như: tính ăn mòn, tính dễ nổ, tính dễ cháy, tính dễ ô xy hóa….

d) Hình tượng biểu thị độ độc và tính chất vật lý của thuốc được in theo màu quy định tại mục I, Phụ lục 5 của Thông tư này và độ lớn của hình tối thiểu bằng 0,64cm2 (0,8cm x 0,8cm).



2. Công dụng

Phải ghi rõ loại thuốc (thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ…), đối tượng phòng trừ, đối tượng bảo vệ đã được đăng ký.

Ví dụ: Dùng trừ cỏ trên cây trồng cạn; Dùng trừ cỏ một năm mới nảy mầm trên lúa gieo thẳng; Dùng trừ đạo ôn trên lúa;

Đối với thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục hạn chế sử dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành phải ghi rõ thuốc hạn chế sử dụng.

Ví dụ: Thuốc trừ sâu hạn chế sử dụng Furadan 3G.

3. Hướng dẫn cách sử dụng

Phải ghi rõ cây trồng, dịch hại được phép sử dụng, thời gian và phương pháp sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất.

Hướng dẫn cách sử dụng phải bao gồm:

- Mọi thông tin cần ngăn ngừa việc sử dụng sai hoặc không phù hợp. Ví dụ: Không sử dụng khi trời sắp mưa; Chỉ sử dụng ở giai đoạn 2 đến 5 lá.

- Liều lượng, nồng độ, thời gian và phương pháp áp dụng đối với tình trạng dịch hại;

- Hướng dẫn về chuẩn bị pha thuốc, cách pha thuốc, cách phun thuốc, cách bảo quản, cách xử lý thuốc thừa và bao bì;

- Khả năng phối hợp với các loại thuốc khác.

4. Thời gian cách ly và cảnh báo

Phải ghi rõ thời gian cách ly và cảnh báo đối với từng đối tượng sử dụng như:

- Không sử dụng thuốc trước khi thu hoạch (ngày/ tuần);

- Nguy hiểm (độc) đối với vật nuôi. Không thả vật nuôi vào khu vực sử dụng thuốc (giờ/ ngày);

- Người không có trang bị bảo hộ không được vào khu vực sử dụng thuốc (giờ/ ngày);

- Thông gió khu vực sử dụng thuốc (giờ/ngày) trước khi vào làm việc (nhà kho…).



5. Chú ý về an toàn

a) Đối với thuốc

- Gây ngộ độc nếu hít phải;

- Gây ngộ độc nếu uống phải;

- Gây ngộ độc nếu tiếp xúc với da;

- Gây dị ứng đối với da, mắt, hệ hô hấp.

b) Khi sử dụng

- Tránh hít phải thuốc;

- Tránh để thuốc tiếp xúc với da, mồm, mắt và mũi;

- Không hút thuốc, ăn uống;

- Sử dụng trang bị bảo hộ (quần áo, kính, mũ, găng tay, ủng…);

- Rửa sạch ngay vùng bị dính thuốc bằng nhiều nước.

c) Sau khi sử dụng

- Rửa chân tay hay tắm rửa;

- Rửa sạch trang bị bảo hộ lao động.

Những thông tin này phải được ghi rõ ràng để người sử dụng thuốc dễ đọc, dễ hiểu.



6. Chỉ dẫn về cấp cứu ngộ độc

Ghi rõ phương pháp sơ cứu khi bị ngộ độc thuốc

- Khi thuốc dính vào da hoặc mắt phải làm gì;

- Khi hít phải hơi thuốc phải làm gì;

- Khi uống phải thuốc phải làm gì;

- Nếu thuốc dính vào quần áo phải làm gì;

- Trong hoặc sau khi sử dụng thuốc nếu thấy triệu chứng ngộ độc phải làm gì;

- Triệu chứng ngộ độc như thế nào;

- Thuốc giải độc (nếu có).

7. Vạch màu

Màu của vạch màu được xác định dựa theo bảng phân loại độ độc của tổ chức Y tế thế giới (WHO).

- Đối với thuốc thuộc nhóm độc Ia, Ib: vạch màu đỏ;

- Đối với thuốc thuộc nhóm độc II: vạch màu vàng;

- Đối với thuốc thuộc nhóm độc III: vạch màu xanh lam;

- Đối với thuốc thuộc nhóm độc IV: vạch màu xanh lá cây

- Vạch màu này đặt ở phần dưới cùng của nhãn và có độ dài bằng độ dài của nhãn, chiều cao tối thiểu bằng 10% chiều cao của nhãn;

- Màu của vạch màu phải bền, không bị nhoè hoặc phai.



8. Các thông tin khác

- Thời hạn sử dụng (năm, được in chìm hoặc nổi cùng vị trí với ngày gia công, sang chai, đóng gói)

- Ngày gia công, sang chai, đóng gói (có thể được in chìm hoặc nổi ở mép cuối bao gói thuốc hoặc trên nhãn chính của thuốc);

- Số đăng ký sử dụng;

- Số KCS (nếu có);

- Các thông tin khác (nếu có) trừ các hình ảnh về người, động vật, thực vật không thuộc đối tượng phòng trừ.




tải về 2.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương