OOo CÔng trình dự thi nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trưỜNG



tải về 354.86 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích354.86 Kb.
#18902
1   2

8.1. Luật Quốc Tế:

Cơ sở pháp lý: công ước về quyền trẻ em, công ước 182 ngày 17/11/2002 của ILO, công ước 138 ngày 26/6/1973.

Nội Dung:

Trẻ em có quyền được bảo vệ không phải tham gia vào quan hệ lao động sớm để nhằm tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển về tinh thần. Vấn đề này đã được quy định cụ thể tại Điều 32 Công ước về quyền của trẻ em: “Bảo vệ trẻ em không bị bóc lột kinh tế và không phải thực hiện những công việc có thể gây nguy hiểm hoặc cản trở việc học hành của trẻ, hoặc có hại cho sức khoẻ của trẻ, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về thể lực, trí tụê, tinh thần, nhân cách hay xã hội của trẻ”. Trẻ em có thể chất và tinh thần chưa phát triển toàn diện nên khi tham gia vào quan hệ lao động sớm thì rất dễ tổn hại đến sức khoẻ, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường của trẻ. Bên cạnh đó phải kể đến những công việc gây hại, ảnh hưởng xấu cho sự phát triển nhân cách của trẻ nếu như công việc đó đặt trẻ trong mối liên quan với các hoạt động tội phạm.

Nhân loại đang hướng đến việc bảo vệ trẻ em khỏi bị bóc lột, như Điều 19 Công ước về quyền của trẻ em đã quy định: trẻ em cần được tránh khỏi “tất cả các vi phạm về thể xác và tinh thần, gây thương tích hay lạm dụng, sao nhãng hay bóc lột sức lao động”, đồng thời kêu gọi tất cả mọi người hãy chung tay xây dựng một thế giới lành mạnh cho trẻ em.

Các Điều 32, Điều 19 của Công ước quy định với nội dung như vậy nhằm mục đích chỉ rõ các Chính Phủ, Nhà Nước cần phải bảo vệ trẻ em khỏi bị cha mẹ, người chăm sóc hay bất cứ ai lạm dụng, buộc trẻ phải tham gia vào quan hệ lao động sớm.

Bên cạnh đó trong khoản 1 Điều 32 đã nêu rõ một số loại hình công việc lao động khác nhau mà trẻ em cần được phải bảo vệ để không phải thực hiện :

+ Công việc nguy hiểm: là công việc có nguy cơ bị tai nạn cao, tổn hại đến sức khoẻ, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bình thường của trẻ. Đồng thời công việc đó còn gây cản trở cho việc học tập của các em nếu công việc này phải thực hiện vào các giờ mà đáng lý ra trẻ phải ở trường, hoặc công việc quá mệt và vất vả làm cho trẻ không thể đến trường.

Điều 32 còn nhắc đến quyền của trẻ em là được bảo vệ không bị “ bóc lột kinh tế”.

+ Bóc lột kinh tế: tức là kiếm tiền trên sự lao động, làm việc vất vả của trẻ. Nó bao gồm cả cách kiếm tiền mà không liên quan gì đến lao động hay làm việc theo nghĩa thông thường của cụm từ “làm việc”, như là sử dụng trẻ em đi ăn xin, ăn cắp, buôn bán trẻ em, trẻ em tham gia vào các nghề mang tính nghệ thuật mà không đặt quyền lợi, lợi ích của trẻ em lên hàng đầu thì đây cũng được coi là dạng bốc lột kinh tế.

Khác với bóc lột kinh tế, bóc lột sức lao động nó mang nghĩa hẹp hơn:

+ Bóc lột sức lao động: tức là dùng trẻ em làm việc một cách quá mức, quá nặng, những công việc nguy hiểm, lấy tiền mà trẻ kiếm được để sử dụng cho mục đích bản thân.

Như vậy từ phân tích trên ta thấy luật quốc tế đã đề cập nhiều đến vấn đề lao động của trẻ em, tuy nhiên chúng ta không thấy một định nghĩa nào về trẻ em lao động sớm, vậy trẻ em lao động sớm là gì? Từ cách quy định của pháp luật quốc tế chúng ta có thể rút ra cách hiểu trẻ em lao động sớm là: trẻ em phải làm những công việc vượt quá độ tuổi lao động quy định trong pháp luật.

- Trước khi Công ước quốc tế về quyền của trẻ em ra đời, tổ chức lao động thế giới (ILO) đã dề ra các tiêu chuẩn về quyền của người lao động, áp dụng một công ước về độ tuổi tối thiểu được đi làm. Vì trong Công uớc quốc tế về quyền của trẻ em không đề cập đến giới hạn tối thiểu cho độ tuổi đi làm cho nên các nước phải theo những hướng dẫn trong Công ước ILO

+Công ước ILO quy định độ tuổi tối thiểu để đi làm cả ngày là 15 tuổi hoặc ở những nước nghèo không ít hơn 14 tuổi. Tuy nhiên trẻ em 13 tuổi có thể được phép đi làm những công việc nhẹ, không làm công việc đầy đủ cả ngày những công việc này không ảnh hưởng đến sức khoẻ hay phát tiển của trẻ và không ảnh hưởng đến việc học hành của trẻ (Điều 7 công ước số 138 ngày 26/06/1973). Trong khoản 1 Điều 3 Công ước số 138 “ Đối với mọi loại công việc hoặc mọi loại lao động nào mà tính chất hoặc điều kiện tiến hành có thể có hại đến sức khoẻ, an toàn, phẩm hạnh của trẻ em thì mức tối thiểu không được dưới 18 tuổi”. Bên cạnh đó Khoản 3 Điều 3 cũng ghi nhận rằng: “cho phép sử dụng trẻ em làm việc ngay từ độ tuổi 16 với điều kiện an toàn và phẩm hạnh của họ được đảm bảo đầy đủ, phải có sự dạy dỗ thích đáng hoặc đào tạo nghề cho họ trong ngành hoạt đồng tương ứng”.

Cuối cùng Công ước về quyền của trẻ em cũng chỉ ra những giải pháp thực hiện mà các Nhà Nước tham gia Công ước cần phải làm để kiểm soát lao động trẻ em đó là:

+ Đưa ra một độ tuổi tối thiểu hoặc các độ tuổi tối thiểu được phép đi làm

+ Đưa ra các quy chế thích hợp về số giờ, và các điều kiện làm việc

+ Đưa ra hình phạt hoặc các hình thức thưởng phạt nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả Điều 32

Hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi về việc liệu có thực tế hay không trong việc cấm tất cả trẻ em đi làm, đặc biệt là ở những nước đang phát triển, nơi mà nhiều trẻ em đi làm việc giúp đỡ nuôi sống gia đình. Như vậy ở đây đã xuất hiện sự mâu thuẫn. Trên thực tế thì lại rất phức tạp, việc trẻ em phải đi làm việc là rất nhiều và sự tham gia vào các quan hệ lao động sớm của các em đã phần nào giúp đỡ gia đình, tạo thu nhập cho gia đình, làm cho cuộc sống vật chất của gia đình tăng lên rất nhiều. Mặc dù vẫn còn tồn tại những mâu thuẫn đối lập xung quanh vấn đề lao động của trẻ em nhưng chúng ta đều nhận thấy rằng trẻ em là những người luôn cần được bảo vệ, chăm sóc, phải tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất lẫn tinh thần, để cho trẻ phát triển một các bình thường, toàn diện.



8.2. Luật Việt Nam:

Cơ sở pháp lý :Từ Điều 119 đến Điều 122 chương XI Bộ Luật Lao Động và các điều khác có liên quan

Nội Dung:

Cũng như nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam tình trạng trẻ em bỏ học tham gia vào quan hệ lao động sớm đang là vấn đề bức xúc. Đặc biệt là ở các vùng quê nghèo. Tuổi còn nhỏ nhưng các em đã phải tham gia làm những công việc nặng nhọc của người lớn, hại sức khoẻ nhưng tiền kiếm được chẳng bao nhiêu. Từ đó dẫn đến việc hoc tập của trẻ cũng bị ảnh hưởng trầm trọng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là xuất phát từ hoàn cảnh gia đình nghèo khó, nhận thức của cha mẹ thấp và điều đáng quan tâm hơn nũa là khi đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển công ngiệp hoá - hiện đại hoá, với nền kinh tế thị trường, quá trình đô thị hoá đã dẫn đến thực trạng là số trẻ em từ nông thôn, những vùng lân cận ra thành phố để kiếm sống khá đông và tạo ra một số lượng lớn trẻ em lang thang, cơ nhỡ, kiếm sống bằng nhiều nghề tự do và vô hình dung đã tạo ra một môi trường thuận lợi để các chủ, những con người vô lương tâm vắt sức lao động của các em. Sau khi tham gia vào Công ước về quyền của trẻ em, thì Việt Nam đã có những chính sách để giúp đỡ tạo điều kiện cho trẻ em nghèo, trẻ em lang thang. Đặc biệt Việt Nam đã có những quy định pháp luật cụ thể về các vấn đề liên quan đến lao động trẻ em, nhằm góp phần hoàn thiện chính sách bảo vệ trẻ em. Cụ thể trong BLLĐ(Bộ luật lao động) đã dành riêng chương XI gồm “ những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên”

*Về độ tuổi:

Điều 119 BLLĐ đã quy định “ người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi”. Và khái niệm trẻ em trong BLLĐ được quy định là “ người chưa đủ 15 tuổi” ( Điều 120). Những khái niệm quy định về độ tuổi này cũng không khác với những quy định về độ tuổi người chưa thành niên và trẻ em của tổ chức lao động thế giới (ILO)và tổ chức giáo dục- khoa học- văn hoá của Liên Hiệp Quốc UNESCO. Bên cạnh đó do quán triệt mục đích, chủ trương của Nhà Nước nên chương XI cũng đưa ra quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động chưa thành niên và trẻ em gồm:

+ Nghiêm cấm lam dụng sức lao động của người chưa thành niên- khoản 2 Điều 119

+ Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc trừ một số nghề và công việc do BLĐ-TB&XH(Bộ lao động thương binh & xã hội)quy định- Điều 120

+ Cấm sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc nguy hiểm, hoặc tiếp xúc với các chất độc hại hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo danh mục do BLĐ-TB&XH và Bộ Y Tế ban hành - Điều 121.Cụ thể Thông Tư 09/ TT-LĐ ngày 13/04/1995, phần C quy định danh mục gồm 81 công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên, lao động là trẻ em.

Bên cạnh đó Luật Bảo Vệ chăm Sóc và Giáo Dục Trẻ Em cũng đưa ra quy định tương tự nghiêm cấm hành vi “lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy dịnh của luật về lao động

* Về thời gian, số giờ làm việc:

Điều 122 BLLĐ quy định “ người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên làm thêm giờ, làm việc ban đêm trong một số ngành nghề và công việc do BLĐ-TB & XH quy định”. Đặc biệt yêu cầu người sử dụng lao động khi thuê người lao động chưa thành niên phải tôn trọng quy định “ thời giờ làn viiệc của người lao động chua thành niên không quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần”- khoản 1 Điều 122.

Ngoài ra nhằm bảo vệ quyền lợi trẻ em , khoản 2 Điều 120 BLLĐ quy định “Đối với ngành nghề và công việc được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc(do BLĐ- TB&XH quy định), học nghề, tập nghề thì việc nhận và sử dụng những trẻ em này phải có sự đồng ý và theo dõi của cha mẹ hoặc người đỡ đẩu”

* Về điều kiện làm việc

Điều 121 BLLĐ quy định “ nơi có sử dụng người lao động chưa thành niên phài lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khoẻ định kỳ và xuất trình khi thanh tra viên có yêu cầu”. Hơn thế nữa “ Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khoẻ để đảm bảo sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người đó, phải có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động”.

- Xét về khía cạnh bảo vệ quyền trẻ em trong luật lao động không chỉ đơn thuần cấm sử dụng trẻ em và người chưa thành niên vào làm những việc làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, trí tuệ và nhân cách của trẻ em mà còn quy định rằng buộc trách nhiệm đối với các đối tượng sử dụng lao động và pháp luật cũng đã quy định rất rõ những chế tài xử phạt vi phạm phát luật lao động. Điều 192 quy định “ người nào có hành vi vi phạm các quy định của BLLĐ thì tuỳ mức độ vi phạm mà bị xử phạt bằng các hình thức cảnh cáo, phạt tiền, đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép, buộc phải bồi thường, buộc đóng cữa doanh nghiệp hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”.

Như vậy các qui định của pháp luật Việt Nam đã qui định một cách chi tiết, cụ thể hóa các qui định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.


9. Trẻ em nhiễm chất độc ĐIOXIN
9.1. Luật Quốc Tế:

Cơ sở pháp lý: Công ước về quyền của trẻ em. Công ước Geneva ngày 12/8/1949 về bảo hộ dân thường trong chiến tranh. Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Luật nhân đạo quốc tế và các đạo luật khác.

Nội Dung

Chiến tranh đã đi qua, nhưng nỗi đau chất độc màu da cam và nguy cơ nhiễm chất độc điôxin vẫn còn đeo bám dai dẳng những số phận, những mảnh đời đang sống. Những người đang sống sót vẫn phải tiếp tục đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng về kinh tế xã hội và môi trường do cuộc chiến gây ra, đặc biệt là những hậu quả của chất độc da cam. Trẻ em sinh ra từ các gia đình có người bị nhiễm độc (thuộc thế hệ thứ 3) vẫn bị các dị tật có thể kết luận là do ảnh hưởng điôxin.

Lần đầu tiên trong một công ước quốc tế đề cập đến những trẻ em cần được bảo vệ, trẻ em tàn tật, trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang....Các thách thức hay những vấn đề cấp bách mà trẻ em đang gặp phải, đều được công ước chú ý đặc biệt. “ Trẻ em dù ở trong hoàn cảnh nào cũng có quyền được sống và phát triển”-Điều 6. “Được chăm sóc sức khoẻ’- Điều 24. “Được quan tâm dành cho những lợi ích tốt nhất, được học hành, vui chơi giải trí”- Điều 3. “Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội’- Điều 26.

Bên cạnh đó, thông qua Luật Nhân Đạo cộng đồng quốc tế đã thể hiện sự đoàn kết trong việc đưa ra những cơ sở pháp lý nhằm bảo vệ trẻ em khỏi những nguy hiểm do chiến tranh gây ra.

Điều 38 công ước về quyền trẻ em quy định “chính phủ các quốc gia ký kết công ước phải đảm bảo tôn trọng và tôn trọng việc thực thi các ngyên tắc quy định tại đạo luật nhân đạo quốc tế được áp dụng ở nước họ đối với các cuộc xung đột… cần có những biện pháp bảo đảm tính mạng và sự an toàn của trẻ em chịu ảnh hưởng của một cuộc xung đột có vũ trang” như vậy Điều 38 đã hạn chế những tác động to lớn của chiến tranh đối với trẻ em, có liên quan mật thiết với đạo luật nhân đạo.

Theo điều khoản này, tất cả các chính phủ ở các nước phải làm tất cả những gì có thể nhằm đảm bảo được rằng những trẻ em bị ảnh hưởng bởi chiến tranh đều được bảo vệ và chăm sóc. “Trẻ em bị nhiễm chất độc điôxin cũng như những trẻ em khác,các en cũng phải được hưởng quyền chăm sóc giáo dục tốt - Điều 50 công ước Geneva. “Được quan tâm chăm sóc, được vui chơi giải trí , được cắp sách đến trường- Điều 3, Điều 24 của công ước vế quyền trẻ em đã nêu rõ những quyền trên. Hơn ai hết, trẻ em bị nhiễm chất độc điôxin luôn khao khát được sống được hoà nhập với cộng đồng, các em là những nạn nhân cần được quan tâm của cả cộng đồng.



9.2. Luật Việt Nam:

Cơ sở pháp lý: Điều 52 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Nội Dung

Chất da cam/điôxin đã có ảnh hưởng về di truyền sinh thái. Đã có khoảng từ 2,1 đến 4,8 triệu người Việt Nam bị nhiễm các chất diệt cỏ, nhất là điôxin. Nguy hiểm hơn, nó không chỉ ảnh hưởng đến những người dân bị phơi nhiễm trong thời gian xảy ra chiến tranh mà còn ảnh hưởng đến thế hệ con cháu tiếp theo của họ. Trẻ em bị nhiễm chất độc da cam luôn cần đến tình thương, đùm bọc che chở của toàn xã hội.

Cũng như các trẻ em khác, trẻ em bị nhiễm chất độc điôxin ở Việt nam vẫn luôn nhận được sự quan tâm chăm sóc của cộng đồng, theo Điều 52 của Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định “trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học được gia đình, nhà nước và xã hội giúp đỡ chăm sóc, được tạo điều kiện để sớm phát hiện bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, được nhận vào các lớp học, được giúp đỡ học văn hoá, học nghề và tham gia hoạt động xã hội”. Điều 41 quy định rõ hơn về công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em “phải coi trọng việc phòng ngừa, ngăn chăn…, kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ, kiên trì trợ giúp trẻ có hoàn cảnh đặc biệt phục hồi sức khoẻ, tinh thần và giáo dục đạo đức…Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ có hoàn cảnh đặc biệt được thực hiện chủ yếu tại gia đình”.

Như vậy trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ các em bị nhiễm điôxin vẫn thuộc về gia đình là chủ yếu, ngoài ra điều này cũng đã chỉ rõ cấm gia đình bỏ rơi các em “..xử lý kịp thời các hành vi để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt”. Bên cạnh đó còn có những quy định bảo trợ cho trẻ em nhiễm điôxin như Điều 19 Nghị định Chính phủ số 36/2005 “bảo trợ cho trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học,để trả chi phí điều trị cao khi chữa bệnh”.Trên cơ sở là giúp đỡ về mặt vật chất, nhà nước ta luôn kêu gọi các tổ chức kinh tế- xã hội, các cá nhân cơ quan trong và ngoài nước hãy hướng về các em, cùng chia sẽ nỗi đau với các em. Và gần đây nhất hành trình đi tìm công lý của các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam đã không thu được kết quả như mong đợi, nhưng họ lại nhận được tình cảm và sự ủng hộ nhiệt tình từ phía cộng đồng quốc tế. Đây là sự hỗ trợ mạnh mẽ về mặt tinh thần để giúp họ tiếp tục vững bước trên con đường đi tìm công lý.


10. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS

10.1. Luật Quốc Tế:

Cơ sở pháp lý: Công Ước Về Quyền Của Trẻ Em

Nội Dung:

Công ước về quyền của trẻ em có những quy định liên quan đến việc phòng chống HIV/AIDS cho trẻ em và bảo vệ những trẻ em không may bị nhiễm HIV/AIDS. Điều 2 của Công ước có quy định “ các quốc gia tham gia công ước phải thi hành mọi biện pháp thích hợp để đảm bảo cho trẻ em được bảo vệ, tránh khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử”. Đây là những quy định rất quan trọng mang tính phổ quát, chi phối toàn bộ các quy định khác của công ước trên mọi phương diện bảo vệ, chăm sóc. Liên quan đến vấn đề HIV/AIDS, quy định này chỉ ra rằng trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em có bố mẹ bị nhiễm HIV/AIDS hay trẻ em vì lý do này hay lý do khác, chịu sự tác động của đại dịch HIV/AIDS phải được bảo vệ và đối xử bình đẳng như tất cả mọi trẻ em khác. Cụ thể Công ước về quyền trẻ em đã đề cập đến những vấn đề mà trẻ em được hưởng trong đó bao gồm cả trẻ em nhiễm HIV/AIDS “ trẻ em dù ở trong hoàn cảnh nào cũng có quyền được sống và phát triển”-Điều 6. “không bị cách khỏi cha mẹ”- Điều 9. “Được chăm sóc sức khoẻ”- Điều 24. “Được quan tâm dành cho những lợi ích tốt nhất”- Điều 3. “Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội’- Điều 26, được học hành, vui chơi giải trí. Đặc biệt công ước đã quy định trách nhiệm của các quốc gia là “phải bảo vệ trẻ em khỏi sự lạm dụng ma tuý- Điều 33, góp phần phòng ngừa và hạn chế khả năng các em khỏi sự lây nhiễm HIV/AIDS qua những con đường này. Những điều khoản nói trên, cùng với những quy định có liên quan khác của công ước, được áp dụng trực tiếp nay cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật của các quốc gia về phòng chống HIV/AIDS. Đặc biệt đã đóng vai trò tích cực trong việc bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em bị tác động bởi đại dịch HIV/AIDS nói riêng, bảo đảm cho trẻ em trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng dược những quan tâm, dành cho sự chăm sóc tốt nhất.



10. 2. Luật Việt Nam:

Cơ sở pháp lý: Điều 53 luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Nội Dung:

Sớm nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của hành động phối hợp chung có tính chất toàn cầu trong công cuộc ngăn chặn thảm hoạ của đại dịch HIV/AIDS, do đó Việt Nam đã tích cực tham gia và nổ lực phấn đấu cùng cộng đồng quốc tế trong phòng chống HIV/AIDS. Theo UNAIDS cho biết Việt Nam và Inđônêxia đang là những điểm đáng lo ngại về HIV/AIDS. Ở Việt Nam việc quy định quyền lợi cho các trẻ em nhiễm HIV/AIDS ngày càng cụ thể hơn. Trẻ em nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV được ưu tiên trợ giúp để phục hồi và tái hoà nhập. Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em được sửa đổi và được Quốc Hội Việt Nam thông qua năm 2004, trong đó dành riêng một chương IV với 17 điều quy định trách nhiệm của cá nhân, gia đình, các tổ chức xã hội và nhà nước trong việc bảo vệ chăm sóc trẻ em nhiễm HIV/AIDS và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV. Trong đó trách nhiệm bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, nhà nước, xã hội và công dân, cụ thể trách nhiệm này được nêu rõ trong điều 5 luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em “Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu”. Trường hợp bất hạnh nhất là những trẻ em nhiễm HIV/AIDS bị chính cha mẹ, những người thân trong gia đình bỏ rơi, kỳ thị. Chính vì vậy, pháp luật việt Nam cũng đã có những quy định nghiêm cấm đối với những hành vi trái đạo đức, trái lương tâm đó, cụ thể trong điều 7 luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định, cấm “Cha mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ”. Và “Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật”( Điều 6 luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em). Đặc biệt trong điều 53 luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã nêu lên “đối với trẻ em nhiễm HIV/AIDS không bị phân biệt đối xử được nhà nước và xã hội tạo điều kiện để giúp các em chữa bệnh, nuôi dưỡng tại gia đình hoặc tại cơ sở trợ giúp trẻ em”. Theo luật Giáo dục và Luật phòng chống HIV/AIDS thì mọi trẻ em VN nếu đến tuổi đi học là phải được đến trường, kể cả những em bị nhiễm HIV.

Tóm lại nhìn chung Việt Nam đã có những qui định tương thích với luật quốc tế, điều này đã thể hiện Việt Nam đã tuân thủ, thực thi các qui định của pháp luật quốc tế. Về cơ bản nhà nước Việt Nam đã qui định những quyền cơ bản mà trẻ em được hưởng như quyền không phân biệt đối xử, quyền được chăm sóc, quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe điều đó phù hợp với tinh thần và nguyên tắc của luật quốc tế và cụ thể là công ước về quyền trẻ em. Tuy nhiên việc những qui định của pháp luật Việt nam có được thực thi, và đã thực thi như thế nào thì còn phụ thuộc vào phản ánh của thực tiễn. Để làm rõ các vấn đề trên nhóm tác giả chúng tôi đã đưa ra một vài số liệu thực tiễn như sau:
Chương II: THỰC TRẠNG VÀ CƠ CHẾ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHĂM SÓC TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

1.Trẻ em tàn tật.

-Trong năm 2000 , cả nước có 182.234 trẻ em thuộc dạng tàn tật nặng. Trẻ em tàn tật được nhận sự quan tâm giúp đỡ của toàn xã hội, từ chính sách pháp luật của Nhà nước. Hiện có 81.212 trẻ trong tổng số trẻ tàn tật nặng được nhận sự quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ từ phía gia đình, xã hội và Nhà nước, chiếm 44, 56% tổng số trẻ em tàn tật nặng trên toàn quốc.

Theo thống kê năm 2003, cả nước có 126.972 trẻ em tàn tật nặng trên tổng số184.390 trẻ bị tàn tật nặng, đạt tỷ lệ 68,86 %.

-Còn năm 2004, số trẻ em tàn tật nặng tăng lên, cụ thể là có 201.194 trẻ, trong số này được chăm sóc là 141.247 trẻ, đạt tỷ lệ 70,20 %.

Còn ở Thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước với mật độ dân số cao thì việc chăm sóc trẻ em khuyết tật có những kết quả khả quan hơn.

-Năm 2000, số lượng trẻ em tàn tật nặng được chăm sóc là 3990 trẻ trên tổng số 5120 trẻ em chiếm tỷ lệ 77,93 %.

-Năm 2003 có 3320 trẻ em trong tổng số 5000 trẻ em tàn tật nặng của toàn thành phố được nhận sự giúp đỡ, chiếm tỷ lệ 66,40 %.

-Gần đây nhất, năm 2004, số trẻ em tàn tật nặng được chăm sóc là 7980 trẻ trên tổng số 4980 , chiếm tỷ lệ 159,79 %.

Nhìn chung trẻ em tàn tật chưa được nhận hỗ trợ, chăm sóc, giúp đỡ một cách đồng đều giữa các vùng miền. Ở những vùng kinh tế phát triển thì tỷ lệ trẻ tàn tật được chăm sóc cao hơn so với những vùng kinh tế kém phát triển( tỷ lệ trẻ được chăm sóc ở Hà Nội là 142,60 %, Thành phố Hồ Chí Minh là 159,79 %, Cần Thơ là 95,83 %, trong khi đó các vùng kinh tế kém phát triển tỷ lệ này rất thấp như Trà Vinh là 0,38 % ;Quảng Bình 0,33 %; Gia Lai 1,19 %). Thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ trẻ tàn tật nhiều hơn so với các tỉnh thành khác. Điều này có lẽ do nguyên nhân lịch sử, đặc điểm kinh tế xã hội của vùng (lượng dân nhập cư đông, tập trung nhiều trung tâm giáo dục nuôi dạy trẻ tàn tật). Và cũng có lẽ do thế mạnh về kinh tế nên phúc lợi xã hội cao, tỷ lệ trẻ tàn tật được chăm sóc tăng qua các năm, đặc biệt trong năm 2004 lên đến 159,79%.

Dưới góc độ giáo dục, trẻ khuyết tật được hiểu là trẻ có khiếm khuyết về cấu trúc, suy giảm về chức năng cơ thể dẫn đến gặp khó khăn nhất định trong hoạt động cá nhân, tập thể, xã hội và học tập theo chương trình giáo dục phổ thông (chưa được một nửa chỉ số 50% mà Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 đề ra cho năm 2005). Như vậy, hiện nay vẫn có hơn 800 nghìn trẻ khuyết tật chưa được đến trường.

Trong số trẻ khuyết tật đã đi học có tới 32,99% số trẻ bỏ học. Trong cả nước còn khoảng 2,57% số trẻ em chưa có cơ hội đến trường vì lý do khuyết tật. Nếu tình trạng này kéo dài thì chỉ 99% số trẻ em trong độ tuổi đến trường vào năm 2010 (Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010) khó có thể đạt được.(*)

Tuy nhiên không thể không kể đến những kết quả đạt được trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em tàn tật, khuyết tật mà Nước ta đã đạt được. Đó là cùng với sự phát triển giáo dục nói chung, giáo dục trẻ khuyết tật đã đạt được những thành quả quan trọng về nhiều mặt. Hệ thống quản lý giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành ở 64 tỉnh, thành phố và bước đầu đi vào hoạt động.

Mạng lưới các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên cho giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành và đang phát triển. Các chương trình giáo dục trẻ khuyết tật được xây dựng và triển khai thực hiện.

Phương thức giáo dục hòa nhập phù hợp hoàn cảnh nước ta đang ngày càng được áp dụng rộng rãi. Số trẻ khuyết tật đi học ngày càng tăng. Đến nay có hơn 269 nghìn trẻ khuyết tật được đi học trong các trường, lớp hòa nhập và bảy nghìn trẻ trong các trường chuyên biệt.

( *)Số liệu từ Viện chiến lược và nghiên cứu giáo dục.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do cộng đồng chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của xã hội trong việc giáo dục trẻ khuyết tật và về khả năng phát triển của trẻ khuyết tật khi được giáo dục, trong đó có cả cha mẹ, cán bộ giáo dục và giáo viên của các trường; cơ sở vật chất cho giáo dục trẻ khuyết tật còn kém về chất lượng và thiếu về số lượng, chủng loại thể hiện các cơ sở giáo dục trẻ khuyết tật chưa có những trang thiết bị phục vụ cho việc phục hồi chúc năng, thiết bị hỗ trợ, thiết bị học tập dành riêng cho từng đối tượng trẻ khuyết tật; đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy trẻ khuyết tật chưa được đào tạo, bồi dưỡng đủ về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu đi học ngày càng tăng của trẻ khuyết tật (hầu hết đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp chưa được bồi dưỡng kiến thức về giáo dục trẻ khuyết tật và quản lý chuyên môn trong trường trẻ khuyết tật học hòa nhập).

Theo số liệu từ Viện chiến lược và chương trình giáo dục, số giáo viên được đào tạo chính quy và tại chức về giáo dục trẻ khuyết tật, trình độ đại học mới có 339 người và trình độ cao đẳng là 688 người. Thiết nghĩ với số lượng này sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của gần 35 nghìn trường học từ mầm non đến trung học cơ sở trong cả nước mà mới chỉ đáp ứng được ở những nơi có chương trình dự án. Vì vậy nên hơn 800 nghìn trẻ khuyết tật chưa được đến trường. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, vùng xa, vùng sâu hầu hết trẻ khuyết tật không được đi học.

Năng lực đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật của các trường sư phạm còn rất thấp hoặc không có. Cả nước mới có bảy cơ sở đào tạo có khoa, tổ giáo dục đặc biệt. Vì vậy, số giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng quá ít không thể đáp ứng được việc triển khai giáo dục trẻ khuyết tật ở quy mô lớn trong cả nước.

Ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục,hỗ trợ trẻ khuyết tật còn ít.

Tại điều , Luật giáo dục bảo vệ chăm sóc trẻ em quy định:

-“Trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học được gia đình, Nhà nước và xã hội giúp đỡ, chăm sóc, được tạo điều kiện để sớm phát hiện bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; được nhận vào các lớp học hoà nhập, lớp học dành cho trẻ em khuyết tật, tàn tật; được giúp đỡ học văn hoá, học nghề và tham gia hoạt động xã hội”.

Quy định trên của Luật còn chung chung, chưa cụ thể để thi hành trong thực tiễn. Tuy nhiên tinh thần của điều Luật này đã được cụ thể hóa trong các quy định khác của pháp luật.

Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội quy định mức trợ cấp xã hội hằng tháng là 120.000đ .Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS nhận mức trợ cấp hằng tháng là 300.000đ.Các đối tượng bảo trợ xã hội sống trong nhà xã hội tại cộng đồng do xã, phường quản lý là 240.000đ.

Mức trợ cấp hiện nay dành cho trẻ em khuyết tật là quá thấp, khó lòng đảm bảo các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu cho trẻ.

-Trong nghị định 68/2002 của chính phủ quy định chi tiết về quan hệ Hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài và điều 9 nghị định 69/2006 của Chính phủ sửa đổi một số điều trong nghị định 68, quy định chi tiết một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình, Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em tàn tật, khuyết tật làm con nuôi đang sống trong các cơ sở nuôi dưỡng thành lập hợp pháp ở Việt Nam. Bên cạnh đó, tại K3, K4 Đ9 NĐ 69/2006/NĐ-CP cũng cho phép việc cho trẻ em đang sống tại gia đình được nhận làm con nuôi.

2.Trẻ em lang thang

Năm 2000, trên cả nước có 22.423 trẻ em lang thang. Trong số này có 10.346 trẻ được chăm sóc, chiếm tỷ lệ 46,14 %.

Theo thống kê năm 2003, số trẻ em được chăm sóc là 11.544 trẻ trên tổng số 17.918 , đạt tỷ lệ 64,43 %.

Năm 2004, tỷ lệ trẻ lang thang trên cả nước là 16.173 em, số lượng được chăm sóc là 12.014 em, đạt tỷ lệ 74,28 %.

Trong năm 2000, toàn thành phố có 6000 trẻ em lang thang. Trong số này thì có 4200 được nhận sự chăm sóc, chiếm tỷ lệ 70 %.

Hai năm sau, năm 2003, số lượng trẻ lang thang gia tăng, lên đến 8000 trẻ, trong số này có 4556 trẻ được chăm sóc, chiếm tỷ lệ 56,95 %.

Năm 2004, số lượng trẻ lang thang toàn thành phố là 8150 em,được chăm sóc là 4848 em, chiếm tỷ lệ 59,48 %.

Như vậy Số lượng trẻ em lang thang trên toàn quốc có chiều hướng giảm qua các năm, điều này cho thấy có những chuyển biến tích cực trong giảm trẻ em lang thang, đưa các em về lại gia đình, giúp các em ổn định cuộc sống.Tỷ lệ trẻ em được chăm sóc trên toàn quốc cũng tăng dần qua các giai đoạn.

Tỷ lệ trẻ lang thang giữa các tỉnh thành trong cả nước có sự chênh lệch khá lớn. Trẻ lang thang tập trung đông đảo ở các thành phố, đô thị lớn, các vùng kinh tế-du lịch phát triển và ít ở khu vực nông thôn, khu vực kinh tế kém phát triển. Ta có thể đưa ra số liệu để dẫn chứng cho ý kiến vừa nêu trên: ở Hà Nội trong năm 2004 có 781 trẻ lang thang, Thừa Thiên Huế là 830 trẻ, thành phố Hồ Chí Minh là 8150 trẻ.Trong khi đó, ở các tỉnh thành như Quảng Ngãi là 5 trẻ; Ninh Thuận và Đắc Lắc là một trẻ.Việc trẻ em tập trung đông ở một số tỉnh sẽ gây khó khăn cho công tác chăm sóc và hỗ trợ trẻ em lang thang.

Qua số liệu vừa so sánh ở trên, ta có thể rút ra nguyên nhân khiến các thành phố, đô thị lớn có nhiều trẻ lang thang là do đặc điểm về kinh tế xã hội, trẻ tìm tới đây để dễ dàng mưu sinh. Một nguyên nhân nữa là do sự phân hóa giàu nghèo dẫn đến một số trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nghỉ học kiếm sống sớm. Do độ tuổi chưa thể tham gia quan hệ pháp luật lao động nên các em không thể làm việc trong các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật mà thường kiếm sống bằng các ngành nghề tự do như: bán báo, vé số, đánh giày…

Do sự thiếu quan tâm chăm sóc từ phía gia đình, các em dễ bị những thành phần bất hảo rủ rê, lôi kéo vào các tệ nạn xã hội và bỏ nhà đi lang thang.

Do sự bạo hành, ngược đãi từ bố mẹ, người giám hộ nên trẻ có ý muốn thoát ly khỏi gia đình.

Các trẻ em có hoàn cảnh gia đình thật sự khó khăn, từ nông thôn ra thành phố làm việc để phụ giúp gia đình.

Các trẻ là con em của các hộ gia định không nơi cư trú, sống lang thang.

Từ những nguyên nhân trực tiếp trên, ta rút ra nguyên nhân sâu xa của vấn đề là:

Sự thiếu quan tâm của gia đình, nhà trường. Cộng đồng chưa có ý thức tốt trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho trẻ em.

Các chính sách hỗ trợ hộ nghèo của Nhà nước ta chưa thật sự hiệu quả, giải quyết tận gốc những vướng mắc, khó khăn.

Việc tuyên truyền kiến thức pháp luật đến với người dân chưa được những người có trách nhiệm thực hiện tốt, chưa có những biện pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn nạn bạo hành, ngược đãi trẻ em và chế tài nghiêm khắc.

Những bất cập xảy ra đối với trẻ lang thang:

Do chưa đủ tuổi tham gia quan hệ pháp luật lao động, trẻ lang thang dễ bị lợi dụng vào làm việc với giá công lao động rẻ mà không có chế độ phúc lợi như bảo hiểm, tiền công nghỉ khi ốm đau…

Chưa được trang bị kiến thức pháp luật đầy đủ cộng với tâm lý ham thích kiếm tiền, trẻ dễ bị các đối tượng có những hành vi trái pháp luật lôi kéo tham gia. Trẻ em bị chúng sử dụng trong việc thực hiện các hành vi trái phạm pháp như cướp, giật tài sản, móc túi, vận chuyển trái phép chất ma túy…

Trẻ em làm việc trong môi trường độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển về thể chất.

Trẻ em lang thang không được giáo dục, chăm sóc sẽ phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý, có xu hướng trở thành tội phạm trong tương lai.

Điều 55 Luật giáo dục, bảo vệ chăm sóc trẻ em quy định như sau:

Khoản 1 của điều này đã quy định khá rõ ràng về cơ quan có trách nhiệm trong việc hỗ trợ trẻ em lang thang và đưa ra cách giải quyết, phương thức hỗ trợ với từng nhóm trẻ.

Những trẻ em lang thang mà có gia đình thì Nhà nước giúp đỡ các em hòa nhập gia đình, quy định này là hợp lý ở chỗ gia đình là mái ấm đối với trẻ. Tuy nhiên, chỉ dừng lại ở việc giúp trẻ hòa nhập gia đình thôi là chưa đủ vì nếu điều kiện sống quá khó khăn hoặc không giải quyết được nạn bạo hành, ngược đãi thì rất có thể việc làm này không đạt hiệu quả, sớm hay muộn trẻ cũng sẽ trở lại cuộc sống lang thang. Nhằm giải quyết vấn đề này, Luật quy định trẻ em là con hộ nghèo sẽ được hỗ trợ, giúp đỡ xóa đói giảm nghèo.Tuy nhiên quy định trên còn khá chung chung, khó khăn khi áp dung trong thực tế.

Về trách nhiệm thực hiện công tác trên: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em đến phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em lang thang.

Đối với trẻ không còn nơi nương tựa sẽ được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các gia đình thay thế, các trung tâm,cơ sở chăm sóc, nuôi dạy trẻ em.

Trẻ lang thang không phải lúc nào cũng là những trẻ sống xa hoặc không có gia đình, có trường hợp trẻ cùng gia đình đi lang thang. Đối với trường hợp này,trách nhiệm giúp đỡ cá gia đình này thuộc về Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em cùng gia đình đến lang thang. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh này có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện để họ định cư ổn định cuộc sống và để trẻ em được hưởng các quyền của mình. Cách làm này mới giải quyết tận gốc vấn đề, chỉ khi ổn định được cuộc sống thì trẻ em mới có điều kiện học tập, vui chơi, hưởng các quyền trẻ em.

Bên cạnh đó, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em lang thang được sống trong môi trường an toàn, không rơi vào tệ nạn xã hội. Đây không chỉ là trách nhiệm của riêng cơ quan, tổ chức, cá nhân nào mà là của toàn xã hội. Uỷ ban nhân dân với chức năng và quyền hạn của mình đi đầu trong việc thực hiện trách nhiệm này bằng các biện pháp như mở các lớp học bổ túc cho trẻ lang thang, giúp đỡ trẻ học nghề, hỗ trợ pháp lý cho trẻ em lang thang.

3.Trẻ em mồ côi.

Trên cả nước trong năm 2000 có 46443 trẻ em mồ côi được chăm sóc trên tổng số 124444 trẻ, chiếm tỷ lệ 37.32%.

Trong năm 2003 có 90524 trẻ em mồ côi được chăm sóc trên tổng số 153800 trẻ, chiếm tỷ lệ58.86 %.

Và trong năm 2004 có 88516 trẻ em mồ côi được chăm sóc trên tổng số trẻ, chiếm tỷ lệ 61.67 %.

Trong năm 2000 tại Thành phố Hồ Chí Minh có 1658 trẻ em trên tổng số 10010 được chăm sóc, chiếm tỷ lệ 16.56 %.

Năm 2003 là 4114 trẻ trên tổng số 8000 ,chiếm tỷ lệ 51.43%.

Và số liệu từ năm gần đây nhất, năm 2004 là 3875 trẻ trên tổng số 4277 , đạt tỷ lệ 110.37%.

Từ những số liệu trên, ta thấy rằng mặc dù trên cả nước có sự gia tăng về số lượng trẻ em mồ côi qua các năm thế nhưng tỷ lệ trẻ được chăm sóc tăng lên đáng kể. Đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh thì công tác chăm sóc trẻ em mồ côi được thực hiện khá tốt, tỷ lệ trẻ được chăm sóc từ năm 2000 đến 2003, từ 2003 đến 2004 đều tăng hơn gấp đôi.

Tỷ lệ trẻ em mồ côi được hưởng sự chăm sóc giữa các tỉnh thành không đồng đều, nều như các thành phố lớn tỷ lệ này khá tốt ( năm 2004, Hải Phòng đạt tỷ lệ 200.30 %, Đà Nẵng là 98.54 %) thì ở các tỉnh vùng sâu vùng xa thì tỷ lệ này là rất thấp ( năm 2004, Tây Ninh là 7.86 %, Bạc Liêu là 0 %, Hưng Yên 15.52%)

Tại Điều 51 Luật giáo dục và bảo vệ chăm sóc trẻ em quy định,

“Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi được Uỷ ban nhân dân địa phương giúp đỡ để có gia đình thay thế hoặc tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp trẻ em công lập, ngoài công lập”.Tinh thần của khoản 1 điều này được thể hiện rõ trong các Luật chuyên ngành, đơn cử như Luật Hôn nhân gia đình dành hẳn chương 8 để quy định về nuôi con nuôi, các thủ tục pháp lý, quyền và nghĩa vụ cụ thể của cha mẹ nuôi. Quy định trong Bộ luật Hôn nhân gia đình tạo cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi cho các cá nhân, cặp vợ chồng nuôi con nuôi mà trong số đó trẻ mồ côi chiếm tỷ lệ cao.

Tại khoản 2 điều này quy định “Nhà nước khuyến khích gia đình, cá nhân nhận nuôi con nuôi; cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi.”Ta thấy việc khuyến khích này thể hiện trong điều 36 nghị định 68/2002 của chính phủ quy định chi tiết về quan hệ Hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài và điều 9 nghị định 69/2006 của Chính phủ sửa đổi một số điều trong nghị định 68. Các điều khoản của nghị định này quy định về đối tượng trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ em sống tại các cơ sở nuôi dưỡng thành lập hợp pháp tại Việt Nam trong đó có trẻ em mồ côi.Nếu người nước ngoài nhận trẻ em mồ côi làm con nuôi thì được khuyến khích hơn so với trẻ em sống cùng cha mẹ, thủ tục pháp lý nhận trẻ em mồ côi cũng đơn giản hơn.

“ Nhà nước có chính sách trợ giúp gia đình, cá nhân hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em ngoài công lập nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi.”.Quy định tại khoản 3 này được thực thi bằng các chế độ trợ cấp xã hội. Trong quyết định số 38/2004/QĐ-TTg (ngày 17/3/2004) của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi đã quy định các mức trợ cấp cụ thể như sau:

-Trẻ mồ côi, bị bỏ rơi sống tại cộng đồng mức trợ cấp là:120.000 - 180.000 - 240.000 đồng/tháng/trẻ tương ứng với trường hợp từ 18 tháng tuổi trở lên; dưới 18 tháng tuổi và từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật, bị nhiễm HIV/AIDS; dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật, bị nhiễm HIV/AIDS.  

-Trẻ mồ côi, bị bỏ rơi sống tại nhà xã hội chỉ có mức trợ cấp là 240.000đồng/tháng/trẻ; trẻ sống tại cơ sở bảo trợ xã hội mức trợ cấp là 240.000 - 300.000đồng/tháng/trẻ (từ 18 tháng tuổi trở lên; dưới 18 tháng tuổi và từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật, bị nhiễm HIV/AIDS). 

-Với các gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng mức trợ cấp lần lượt là 240.000 - 300.000 - 360.000đ/tháng/ trẻ tương ứng với trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên; dưới 18 tháng tuổi và từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật, bị nhiễm HIV/AIDS; dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật, bị nhiễm HIV/AIDS.  

-Ngoài các chế độ trợ cấp hàng tháng, trẻ mồ côi còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế; đang học văn hóa, học nghề thì được miễn, giảm học phí, được cấp sách vở, đồ dùng học tập theo quy định của pháp luật...

Bên cạnh đó trong quyết định số 65/2005/QĐ-TTg (ngày 25/3/2005) của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005 - 2010 trong đó có trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi còn quy định như sau:

Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình, gia đình thay thế hoặc tại cơ sở trợ giúp trẻ em công lập, ngoài công lập.

Các bộ, các ngành có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với cơ sở trợ giúp trẻ em trong việc giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em, phục hồi sức khoẻ, tinh thần và giáo dục đạo đức cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Việc quy định mức trơ cấp xã hội cũng như các kế hoạch hỗ trợ đã phần nào giúp trẻ em mồ côi vượt qua những khó khăn, tuy nhiên mức trợ cấp trên là quá thấp để đảm bảo cho trẻ phát triển một cách tốt nhất.Hơn nữa, đối tượng trẻ em mồ côi được hưởng trợ cấp mà Luật hướng tới là các trẻ mồ côi cà cha lẫn mẹ. Thiết nghĩ các trẻ em chỉ mồ côi mẹ hoặc cha nếu có hoàn cảnh thật sự khó khăn cũng cần được xem xét để hưởng trợ cấp.


  1. Trẻ em bị xâm hại tình dục

Hiện nay, với sự phát triển của kinh tế xã hội, cuộc sống con người ngày càng được nâng cao cả về mặt vật chất lẫn tinh thần điều đó đã làm cho con người ngày càng sống có đạo đức, có văn hóa hơn tuy nhiên cũng có một số bộ phận chủ yếu là những người trong thế hệ trẻ đã bị suy thoái về mặt đạo đức, nhân cách, có lối sống buông thả, lười lao động thích ăn chơi đua đòi hưởng thụ và dục vọng thấp hèn. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi xâm hại tình dục trẻ em.

Trẻ em hiện nay thường bị xâm hại tình dục dưới hình thức sau: Hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu và dâm ô.

Theo qui định của BLHS Việt Nam 1999 thì:


  • Hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác nhằm giao cấu trái với ý muốn của họ. Tuy nhiên trường hợp giao cấu không trái với ý muốn của trẻ em dưới 13 tuổi vẫn được coi là hành vi hiếp dâm. Bởi vì theo các nhà làm luật với độ tuổi dưới 13 thì các em chưa có đầy đủ kiến thức về giới tính, chưa ý thức được hậu quả hành vi của mình do vậy dù giao cấu thuận tình thì vẫn được coi là hiếp dâm trẻ em.

  • Cưỡng dâm là hành vi dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang trong tình trạng quẫn bách miễn cưỡng giao cấu.

  • Giao cấu là hành vi của một người đã thành niên giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Trong trường hợp này trẻ em là nạn nhân cũng thuận tình giao cấu.

  • Dâm ô là hành vi tình dục(không phải là hành vi giao cấu) có đặc điểm nhằm thỏa mãn hoặc khiêu gợi, kích thích nhu cầu tình dục.

Cụ thể thực trạng xâm hại tình dục trẻ em diễn ra trong nước ta trong năm 2007 như sau:

Theo thống kê trong “báo cáo kết quả thực hiện đề án 4 – CTQGPCTP năm 2007” của tổng cục cảnh sát – cục cảnh sát ĐTTPHS thì so với năm 2006

- Hiếp dâm trẻ em: có 612 vụ, xâm hại 605 em => giảm 37 vụ tương đương với 5,7%.


  • Cưỡng dâm trẻ em: có 14 vụ, xâm hại 17 em => tăng 6 vụ

  • Giao cấu với trẻ em: có 220 vụ, xâm hại 220 em =>giảm 20 vụ tương đương với 8,3 %

  • Dâm ô với trẻ em: có 142 vụ, xâm hại 149 em => giảm 6 vụ tương đương với 4 %

Thực tế cho thấy đa số các vụ xâm hại tình dục trẻ em chủ yếu diễn ra bằng phương thức mua bán dâm. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, trình độ văn hóa thấp, hoặc do bị bán, bị lừa nên đa số các trẻ em từ các vùng nông thôn lên thành thị hoạt động bán dâm. Theo thống kê trong “báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện quyết định số 52/2006/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ về Chương trình phối hợp liên ngành phòng, chống mại dâm” thì trong 40.000 đối tượng hoạt động mại dâm thì có 14% độ tuổi dưới 18 tuổi. Theo “báo cáo kết quả công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện phục hồi năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009” của Bộ lao động thương binh và xã hội thì trong tổng số người bán dâm những người bán dâm có độ tuổi dưới 18 tuổi chiếm 15,3 %. Với tình hình trên chính phủ đã có những chương trình nhằm hạn chế, tuy nhiên việc xử lý để bảo vệ trẻ em bị xâm hại là rất khó khăn. Do phần lớn các em tự nguyện thực hiện hành vi, hơn nữa để xử lý hành vi xâm phạm tình dục trẻ em theo pháp luật hình sự rất hạn chế, chủ yếu chỉ xử lý hành chính, tuy nhiên mức xử phạt hành chính không đủ răn đe, hầu hết các hành vi xâm hại tình dục trẻ em sau khi bị xử lý vẫn tiếp diễn.

Tóm lại, theo các số liệu thống kê trên chúng ta nhận thấy một điều, mặc dù pháp luật đã có những qui phạm pháp luật cụ thể với mức hình phạt, mức xử phạt hành chính khác nhau nhằm răn đe hạn chế tội phạm xâm hại tình dục trẻ em nhưng các vụ việc về xâm hại tình dục trẻ em vẫn còn tồn tại. Điều đó chứng tỏ hoặc pháp luật chưa thực sự nghiêm khắc, hoặc chính những người phạm tội không nhận biết được tội phạm hoặc do điều kiện kinh tế khó khăn trẻ em tự để mình trở thành nạn nhân (dưới hình thức hoạt động mại dâm) của hành vi xâm hại tình dục.

Trước tình hình trên, để hạn chế nhà nước đã phát động công tác xây dựng xã, phường lành mạnh, tính đến năm 2008 cả nước hiện có 6.576 xã, phường không có tệ nạn mại dâm tăng 15,1 % so với năm 2007; ngoài ra còn thực hiện công tác tuyên truyền trong quần chúng nhân dân về phòng chống mại dâm để khuyến khích sự hợp tác của nhân dân trong việc đấu tranh triệt phá các ổ nhóm, đường dây bóc lột tình dục phụ nữ, mại dâm trẻ vị thành niên, tuy nhiên công tác tuyên truyền hiện nay chưa đạt hiệu quả do kinh phí còn hạn hẹp (kinh phí cấp cho tuyên truyền ở xã, phường bình quân 300.000 – 500.000 đồng/ xã, phường/ năm).

Để thực hiện các nội dung đã cam kết trong công ước quốc tế về quyền trẻ em thì đối với các trẻ em bị xâm hại tình dục nhà nước ta đã có chính sách bảo vệ, giúp đỡ, tuy nhiên các chính sách này chỉ áp dụng đối với trẻ em là nạn nhân của hoạt động mua bán dâm. Theo đó những trẻ em từ đủ 16 tuổi trở lên nếu là “gái bán dâm” thì khi đáp ứng đủ các điều kiện sẽ bị bắt buộc vào trung tâm chữa bệnh – giáo dục – lao động xã hội được thành lập ở các địa phương để chữa bệnh và học nghề. Trung tâm này đảm bảo chữa bệnh cho các đối tượng là “gái mại dâm” và dạy nghề cho những đối tượng trên để khi ra khỏi trung tâm họ có nghề nghiệp không quay lại con đường cũ. Tuy nhiên trên thực tế các trung tâm trên còn thiếu cơ sở vật chất, thiếu nhân sự do đó mục đích trên của các trung tâm chưa đạt được, các đối tượng được đưa vào trung tâm chủ yếu là chữa bệnh. Hơn nữa với hoàn cảnh gia đình khó khăn, cùng với lười lao động nên đa số sau khi ra khỏi trung tâm vẫn quay lại con đường cũ.

Đối với trẻ em bị xâm hại tình dục dưới phương thức khác nhà nước ta bảo vệ bằng cách xử lý người có hành vi xâm hại, đưa các trẻ em vào trung tâm bảo trợ xã hội để khắc phục tổn thương về mặt tinh thần, thể chất nếu như các em không có gia đình, không có người nuôi dưỡng. Còn đối với trẻ em có gia đình thì gia đình sẽ chăm sóc, giúp các em khắc phục tổn thương về mặt tinh thần. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân dẫn đến trẻ em bị xâm hại tình dục là do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhận thức xã hội kém, hoặc mãi mê kiếm sống nên cha mẹ đã bỏ mặc con cái, thiếu sự quan tâm đối với con cái. Do vậy để gia đình khắc phục, bù đắp tổn thương về mặt tinh thần cho các em điều đó có thiết thực hay không?

Nhìn chung, nhà nước đã phần nào nổ lực để bảo vệ trẻ em theo đúng tinh thần đã cam kết trong công ước quốc tế về quyền trẻ em. Tuy nhiên do hoàn cảnh kinh tế - chính trị - xã hội của nước ta nên việc bảo vệ trẻ em chỉ ở mức tương đối, vẫn còn nhiều hạn chế.



  1. Trẻ em nghiện ma túy

Năm 2008, tình hình tệ nạn ma túy trên toàn thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp. Theo “báo cáo tóm tắt tình hình ma túy thế giới và khu vực 2008” thì trên toàn thế giới có khoảng 208 triệu người đã sử dụng ma túy ít nhất 1 lần trong 12 tháng gần đây. Tỉ lệ người sử dụng các loại ma túy trong thời gian 2006 – 2007 so với 2005 – 2006 như sau: cần sa từ 3,8% lên 3,9%, côcain từ 0,34% lên 0,37 %, chất chứa thuốc phiện từ 0,37% lên 0,39%, heroin từ 0,27% lên 0,28% và amphetamine giảm từ 0,6% xuống 0,58%.

Hơn nữa khu vực châu á là một trong các khu vực sản xuất các loại chất ma túy với số lượng lớn trên thế giới, thể hiện khu vực châu á chiếm khoảng 62% heroin thu giữ trên toàn thế giới. Và một trong các đường dây buôn bán chất ma túy lớn trên thế giới nằm trong khu vực châu á bao gồm: từ khu vực tây nam á – Trung quốc vào khu vực châu á – thái bình dương; từ khu vực tây nam á - Ấn Độ Dương - Thái lan, campuchia, lào.

Chính tình hình trên đã làm cho tình trạng buôn bán, sử dụng ma túy tổng hợp dạng tinh thể, thuốc lắc, cần sa,…có xu hướng gia tăng ở một số tỉnh, thành phố ở Việt nam điều đó đã kéo theo người sử dụng ma túy ở độ tuổi thanh thiếu niên chiếm tỷ lệ cao.

Theo “báo cáo tình hình, kết quả công tác phòng chống ma túy 2008 và phương hướng công tác trọng tâm năm 2009” của Bộ công an – Cơ quan thường trực phòng chống ma túy, trước tình hình diễn biến phức tạp về tệ nạn ma túy trên thế giới, Việt Nam tính đến hết ngày 30/11/2008 có khoảng 173.603 người nghiện ma túy trong đó có 288 người là học sinh, sinh viên giảm 4.702 người so với năm 2007 chủ yếu tập trung ở các vùng biên giới (trong 173.603 người nghiện ma túy thì có khoản 6.000 người nghiện ở các xã biên giới, phần lớn là các dân tộc thiểu số) và các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng.

Mặc khác theo “báo cáo tham luận tình hình tệ nạn ma túy xâm nhập và trường học năm 2008 và những giải pháp, phương hướng phối hợp, phòng ngừa” thì tình hình HSSV nghiện ma túy qua các năm như sau: năm 2002 có 1187 HSSV, năm 2003 có 979 HSSV, năm 2004 có 600 HSSV, năm 2005 có 1269 HSSV, năm 2006 có 998 HSSV, năm 2007 có 777 HSSV, năm 2008 chỉ còn 276 HSSV. Tuy có giảm so với những năm trước nhưng tình hình sử dụng ma túy vẫn còn phức tạp.

Thủ đoạn sử dụng ma túy hiện nay không còn tụ tập đông người cùng sử dụng mà chia thành nhiều nhóm nhỏ vào các quán karaoke, nhà nghỉ để sử dụng; trồng cây cần sa tại nhà để sử dụng; tụ tập sử dụng thuốc lắc, cần sa, tài mà tại gia đình, trên xe taxi.

Xu hướng thế giới hiện nay việc sử dụng chất ma túy tổng hợp và cần sa ngày càng tăng cụ thể theo “báo cáo tình hình, kết quả công tác phòng chống ma túy 2008 và phương hướng công tác trọng tâm năm 2009” của Bộ công an – Cơ quan thường trực phòng chống ma túy như sau: hiện nay có khoảng gần 180 triệu người sử dụng cần sa chiếm khoảng 4% dân số thế giới trong độ tuổi từ 15 đến 64. Tỉ lệ này cao nhất ở Châu đại dương 14,5%, Bắc Mỹ 10,5% và Châu Phi 8%.

Cùng với xu hướng đó trong những năm gần đây các loại chất ma túy sử dụng chủ yếu ở Việt Nam bao gồm: ma túy tổng hợp, cần sa, thuốc lắc, tài mà, heroin, chất hướng thần.



Việc trẻ em nghiện ma túy không những bị tổn hại về mặt thể chất và tinh thần, mà bên cạnh đó chính những trẻ em nghiện ma túy còn tiềm ẩn nguy cơ phạm tội rất cao. Do đó vấn đề ngăn chặn, hạn chế tình trạng trên là vấn đề cấp bách được các cơ quan có thẩm quyền quan tâm và đã thực hiện nhiều chương trình như:

  • Tuyên truyền giáo dục: trong 3 tháng cao điểm năm 2008 Ủy ban quốc gia đã chỉ đạo tổ chức khoản 3.000 cuộc mít tinh với hơn 1,5 triệu người tham gia; phát hành trên 250.000 tờ rơi giới thiệu hình ảnh có chứa chất ma túy, ma túy tổng hợp để dân biết, dân bàn, dân tự phòng ngừa; tổ chức trên 55.000 buổi sinh hoạt ở cộng đồng dân cư, trường học để tuyên truyền cho hàng triệu lượt người, tạo sự thu hút quan tâm chú ý và tham gia của đông đảo các tầng lớp cán bộ, nhân dân; thực hiện tuyên truyền tới vùng núi, vùng dân tộc thiểu số…. Riêng trong trường học Bộ giáo dục và đào tạo cùng với Bộ công an đã tổ chức cho học sinh và gia đình ký cam kết “không tham gia mua bán, sử dụng ma túy”; tuyên truyền cho hơn 200.000 lượt học sinh, sinh viên, giáo viên; tổ chức 50.000 buổi học nội ngoại khóa về phòng chống ma túy. Tuy nhiên công tác tuyên truyền trên chưa hiệu quả, chưa thực sâu và thường xuyên, do đa số dân cư ở vùng núi, vùng dân tộc thiểu số ít có điều kiện được tiếp xúc với báo đài nên việc tuyên truyền là rất khó khăn; thêm vào đó mặc dù tổng ngân sách trung ương hỗ trợ cho công tác phòng, chống ma túy trong năm 2008 là 250 tỷ đồng và nguồn vốn viện trợ thực tế nhận được là 858.720 USD nhưng kinh phí cho các hoạt động tuyên truyền còn ít nên không thể tổ chức thường xuyên các cuộc tuyên tuyền đến từng vùng, từng địa phương.

  • Đối với trẻ em nghiện ma túy thì tự nguyện hoặc nhà nước bắt buộc phải vào trung tâm chữa bệnh – giáo dục – lao động xã hội để cai nghiện hoặc tự cai nghiện ở gia đình, cộng đồng. Trong những năm qua ở một số tỉnh đã xuất hiện các mô hình cai nghiện tốt, điển hình, đạt được kết quả nhất định như mô hình cai nghiện 3 giai đoạn tại tỉnh Tuyên Quang, mô hình cai nghiện tại gia đình cộng đồng của tỉnh Nam Định; mô hình quản lý bám sát giúp đỡ người sau cai tái hòa nhập cộng đồng bằng các câu lạc bộ B93 của Hà Nội; mô hình triển khai nghị quyết 16/2003/QH11 về tổ chức quản lý dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện tại TPHCM; mô hình giám sát , giúp đỡ người sau cai nghiện tại các tỉnh miền núi đi đôi với xóa bỏ cây thuốc phiện, phát triển kinh tế, lồng ghép các chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, phủ xanh đất trống đồi trọc…. các mô hình trên đã giúp nhiều đối tượng từ bỏ ma túy trở về hòa nhập với cộng đồng. Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn những hạn chế nhất định. Do điều kiện cơ sở vật chất của trung tâm còn thiếu thốn, kinh phí còn hạn hẹp nên qui trình cai nghiện, dạy nghề, chữa bệnh cho các học viên chưa được đảm bảo; theo đó hoàn cảnh gia đình của các học viên khó khăn nên không có khả năng đóng góp kinh phí buộc trung tâm phải cắt giảm thời gian cai nghiện từ 2 năm xuống còn 1 năm, chính những điều đó làm cho tuy tỷ lệ cai nghiện thành công có tăng so với những năm trước nhưng hiện tượng tái nghiện hoặc bỏ trốn khỏi trung tâm vẫn còn tiếp diễn.

  • Vận động nhân dân không trồng cây có chứa chất ma túy: trong niên vụ 2007 - 2008 tại các tỉnh như Sơn la đã triệt phá và hủy 297.091 m2 cây thuốc phiện tái trồng, Điện Biên 44.416 m2, Lai Châu 194.355 m2, Hòa Bình 1.900 m2, Cao Bằng 2.500 m2, 6.995 m2 và 12.533 cây cần sa tại Gia Lai, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kom Tum, Đăk Nông, Đăk Lắc…

  • Xây dựng xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị không có tệ nạn ma túy: tính đến nay cả nước có khoản 60.180/102.504 khu dân cư đạt danh hiệu “khu dân cư tiên tiến”; 41.503/102.504 khu dân cư được công nhận “khu dân cư văn hóa”…

Như vậy với tình hình diễn biến phức tạp trên thế giới và khu vực, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng mạnh, tuy nhiên với sự nổ lực của các ban ngành, đoàn thể đã phần nào hạn chế được sự gia tăng sử dụng ma túy ở độ tuổi vị thành niên.

  1. Trẻ em phạm tội sớm

Gia đình và nhà trường là môi trường giáo dục quan trọng, có tác động rất lớn đến việc hình thành nhân cách, đạo đức của mỗi đứa trẻ.

Hiện nay một số gia đình khó khăn, cha mẹ nghiện ngập, phạm tội, hay mẹ hoạt động mại dâm điều này đã dẫn đến sự thiếu quan tâm đến con cái của họ, và phần nào ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ em khi chính bản thân chúng hằng ngày chứng kiến cảnh cha mẹ thường xuyên đánh đập, cãi vã nhau vì kinh tế gia đình khó khăn, hoặc cảnh cha mẹ nghiện ngập, phạm tội…. và thường xuyên đánh đập chúng.

Hơn thế nữa hiện nay hầu hết các nhà trường thường chú ý đến chuyên môn mà bỏ qua việc giáo dục nhân cách, đạo đức của học sinh, và đã thiếu sự quan tâm, có sự phân biệt đối xử đối với những học sinh cá biệt.

Cùng với những yếu tố trên chính bản tính hiếu thắng, muốn khẳng định mình, nông nổi, liều lĩnh, thích phiêu lưu mạo hiểm, luôn phô trương sức mạnh và sự can đảm của mình đã dẫn đến việc trẻ em làm trái pháp luật tăng cao.

Theo “báo cáo kết quả thực hiện đề án 4 – CTQGPCTP năm 2007” của tổng cục cảnh sát – cục cảnh sát ĐTTPHS. So với năm 2006 thì trong cả nước đã phát hiện 10.361 vụ gồm 15.589 em giảm 107 vụ, cụ thể như sau:


  • Giết người: 146 vụ do 232 em tham gia => tăng 22,6 %

  • Cướp tài sản: 466 vụ do 951 em tham gia => giảm 8,8 %

  • Cưỡng đoạt tài sản: 149 vụ do 215 em tham gia => giảm 44%

  • Hiếp, cưỡng dâm: 203 vụ do 250 em tham gia => giảm 8%

  • Cố ý gây thương tích: 1215 vụ do 1768 em tham gia => giảm 7,1 %

  • Trộm cắp tài sản: 3964 vụ do 6930 em tham gia => giảm 22,8%

  • Cướp giật tài sản: 513 vụ do 788 em tham gia => tăng 41,7 %

  • Gây rối trật tự công cộng: 900 vụ do 1467 em tham gia => giảm 11,6 %

  • Đánh bạc: 143 vụ do 235 em tham gia => giảm 20,9 %

  • Môi giới mại dâm: 3 vụ do 6 em tham gia => giảm 1 vụ

  • Phạm tội khác: 1381 vụ do 1988 em tham gia => tăng 6,8 %

Trong đó có 15.140 em là nam và 449 em là nữ với độ tuổi dưới 14 là 1237 em; từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là 5072 em, trẻ em không biết chữ 969 em; trình độ tiểu học 6912 em; trình độ trung học cơ sở 3820 em; trình độ phổ thông trung học 3888 em; trong đó trẻ em đã bỏ học là 6189 em. Các vụ việc trên chủ yếu tập trung ở các địa phương TPHCM 610 vụ, Đắc lắc 400 vụ, Đồng Tháp 351 vụ, Quảng Nam 329 vụ, Hà Nội 328 vụ, Khánh Hòa 317 vụ, Gia Lại 226 vụ, Tây Ninh 329 vụ, Cần Thơ 265 vụ, Thái Bình 247 vụ, Nam Định 241 vụ, Hậu Giang 201 vụ...

Như vậy so với năm 2006 thì trẻ em phạm tội có giảm nhưng một số tội giảm không đáng kể. Từ thực trạng trên ta thấy rằng hầu hết trẻ em phạm tội là trẻ em đã bỏ học, có trình độ thấp, hoặc không biết chữ. Chính vì vậy mà trẻ em được tiếp cận pháp luật là rất ít, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em phạm tội tăng cao.

Đối với trẻ em làm trái pháp luật nếu đã đến mức nguy hiểm hoặc chưa đủ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự thì nhà nước ta không xử lý hình sự đối với các em nhưng nhằm giáo dục đạo đức, rèn luyện các em nhà nước bắt buộc các trẻ em làm trái pháp luật vào cơ sở giáo dưỡng, hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Tại cơ sở giáo dưỡng trẻ em được học tập, rèn luyện đạo đức, lao động phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe như những trẻ em khác cùng lứa tuổi. Các em ở trong cơ sở giáo dưỡng được gọi là học sinh điều đó giúp phần nào giảm sự phân biệt đối xử, nặng nề về tâm lý cả đối với các em và cả giáo viên của trường. Mọi chi phí do nhà nước cung cấp.

Giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp tư pháp này áp dụng cho các trẻ em phạm tội ít nguy hiểm, đây là biện pháp nhẹ hơn biện pháp buộc vào trường giáo dưỡng. Trẻ em bị áp dụng biện pháp này được sống trong xã hội, gia đình nhưng dưới sự kiểm tra, giám sát của xã, phường thị trấn.

Các biện pháp trên mục đích nhằm giáo dục, rèn luyện đạo đức cho các em, giúp các em bỏ đi những tính xấu, tính hung dữ, côn đồ để các em sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên một thực trạng diễn ra trong xã hội là các em đã từng vào cơ sở giáo dưỡng hoặc bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì trong tâm lý mỗi người dân cho rằng chúng là những kẻ phạm tội nên tránh xa, phân biệt đối xử đối với chúng. Điều đó làm cho các em khó hòa nhập với cộng đồng, trong các em mang một tâm lý nặng nề, có thể đó là nguyên nhân làm cho các em quay lại con đường cũ.

Tóm lại, đối với trẻ em làm trái pháp luật nhà nước ta không bỏ qua vẫn xử lý các hành vi của các em nhưng việc nhà nước xử lý không nghiêm khắc, nặng nề, các biện pháp xử lý chỉ nhằm tạo điều kiện để các em hoàn lương, giáo dục đạo đức, văn hóa, rèn luyện các em trở thành công dân tốt. Điều đó chứng tỏ Việt Nam đã thực hiện đúng tinh thần của công ước quốc tế về quyền trẻ em như đã cam kết cả về qui định pháp luật và việc thực thi các qui định đó.


  1. Trẻ em bị bạo hành

Xuất phát từ truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam, hầu hết các gia đình Việt Nam đều có cách dạy con cái “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Chính vì điều đó mà vô tình mỗi cha mẹ đã xâm hại đến thể xác của con mình. Với cách giáo dục con cái không khoa học đang tồn tại trong mỗi gia đình Việt Nam hiện nay đã dẫn đến tình trạng trẻ em bị bạo hành tăng cao.

Theo “báo cáo kết quả thực hiện đề án 4 – CTPCTPQG năm 2007” của tổng cục cảnh sát – cục cảnh sát ĐTTPHS thì trong năm 2007 đã có 242 vụ cố ý gây thương tích với trẻ em gồm 321 đối tượng xâm hại 261 trẻ em.

Không chỉ có cha mẹ giáo dục con cái bằng hình thức đánh đập mà cả thầy cô giáo những người đã được hướng dẫn cách giáo dục trẻ em một cách có khoa học gần đây cũng sử dụng hình thức đánh đập để răn đe, giáo dục học trò của mình.

Trong thực tế đã xẩy ra rất nhiều hành vi bạo hành trẻ em với nhiều mức độ khác nhau. Nhưng hiện tại cơ quan có thẩm quyền chưa can thiệp sâu, giải quyết triệt để vấn đề trên. Do hầu hết các trẻ em bị bạo hành là do cha mẹ, cô thầy, hoặc những người thân của trẻ em nên việc tố cáo các hành vi trên với cơ quan có thẩm quyền còn hạn chế. Chỉ những vụ việc gây thương tích đối với trẻ em với mức độ lớn, lâu dài để lại thương tật trên da thịt thì mới được tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền. Chính vì vậy mà hiện nay việc xử lý hành vi trên là rất hạn chế.

Đối với các trẻ em bị cha mẹ bạo hành thì cha mẹ sẽ bị hạn chế quyền nuôi con. Thay vào đó chúng sẽ được nhà nước đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội, ở đây các em sẽ được chăm sóc, sống trong tình thương của bạn bè và những người “mẹ”, điều đó phần nào giúp các em khắc phục những tổn thất về mặt tinh thần mà các em phải gánh chịu.

Bên cạnh việc cha mẹ bạo hành con cái thì đối với những trẻ em phải lao động sớm do hoàn cảnh gia đình khó khăn hay cha mẹ không còn cũng bị những người chủ, người sử dụng lao động bạo hành một cách dã man.

Tiêu biểu cho thực trạng trên vừa qua đã nổi lên nhiều vụ bạo hành đối với trẻ em ở một số tỉnh trong cả nước được báo đài đưa tin như: vụ em Nguyễn Thị Thông sinh năm 1983 đã bị vợ chồng Chu Minh Đức – Trịnh Thị Hạnh Phương ở Thanh Xuân, Hà nội hành hạ hơn 10 năm và theo bản kết luận điều tra của công an quận Thanh Xuân – Hà Nội việc hành hạ trên đã gây thương tích cho em Thông 37%, vụ bé Nguyễn Thị Hảo 3 tuổi bị mẹ ruột là bà Nguyễn Thị Mỳ bạo hành dã man dùng kéo, dao cắt tay chân... và theo bản kết luận điều tra của công an huyện Phước Long tỉnh Bình Phước bé Hảo bị thương tích là........ Các trường hợp trên đã bị nhà nước xử lý về mặt hình sự.

Nhìn chung, nhà nước ta đã nghiêm khắc xử lý những vụ bạo hành trẻ em mà các cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện và giúp các em khắc phục những tổn thất về mặt tinh thần. Tuy nhiên hiện nay các vụ bạo hành trẻ em ngày càng tăng lên. Vấn đề đặt ra là việc bảo vệ trẻ em tốt không chỉ ở chỗ bảo vệ, giúp các em khắc phục hậu quả khi các em đã bị xâm hại, mà còn ở chỗ bảo vệ các em để các em không bị xâm hại. Qua thực trạng ở Việt Nam cho thấy điều đó ở Việt Nam vẫn đang còn hạn chế, hầu như chưa có cơ chế nào để bảo vệ trẻ em không bị xâm hại.

8. Trẻ em bị nhiễm chất ĐIOXIN
Cuộc chiến tranh chất độc da cam/Dioxin do Mỹ ở Việt Nam là cuộc chiến tranh khoa học lớn nhât trong lịch sử nhân loại. Theo các tài liệu khác nhau, với các chiến dịch Ranch Hand anh Pacer Ivy.Trong vòng 10 năm từ năm 1961 đến 1971, quân đội Hoa Kỳ đã rải xuống miền Nam Việt Nam khoảng 80 lít chất độc hóa học với hàm lượng Dioxin khoảng 366 kg . Trong đó chất độc da cam được sử dụng với khối lượng lớn nhất khoảng 45.677.937 lít. Khoảng 3.181 thôn làng Việt Nam bị rãi trực tiếp chất độc hóa học.(I) Để phân biệt các chất khác nhau, các thùng được mang những cái bằng màu nhận dạng khác nhau như những mật danh mà không cần tên tuổi , nơi xuất xứ như: màu xanh da trời, màu đỏ, màu trắng, màu vàng cam, màu tía, màu xanh, màu hồng, chất độc được đựng trong thùng có vạch màu vàng cam-chất độc da cam (agent orange) là chất hỗn hợp 50-50 của N-butyl esters cùa 2,4 D và 2,4,5 - T. Một chất độc gây ô nhiễm tổng hợp và là sản phẩm phụ tất yếu khi sản xuất 2,4,5T là TCDD tức là chất Dioxin.
Dioxin là một trong những hóa chất độc hại nhất mà khoa học biết đến, là chất độc nhất do con người tìm ra và tạo ra, gây tai biến sinh sản, dị tật bẩm sinh, ung thư và một số bệnh khác. Như đã nói ở trên tổng lượng Dioxin có trong số chất diệt cỏ nói trên ít nhất là 366 kg . Theo các nhà khoa học do công nghệ sản xuất 2,4,5 - T trong những năm 60 còn lạc hậu, mặt khác để tăng sản lượng chất diệt cỏ, một số công ty hóa chất Mỹ đã nâng nhiệt độ của công nghệ sản xuất, nên lượng Dioxin có thể là 600-680 kg . Trong khi đó chỉ cần một vài phần tỷ gam Dioxin đã có thể gây ung thư, tai biến sinh sản và dị tật bẩm sinh ở động vật thực nghiệm. Cụ thể chỉ cần 80gam dioxin đem hòa vào hệ thống cấp nước đủ giết chết toàn bộ một thành phố lớn 7-8 triệu dân. Từ năm 1961 đến năm 1971, quốc đế Mỹ đã tiến hành 19.905 phi vụ rãi chất độc màu da cam dioxin trên diện tích 2.631.297 ha , trong đó có 86% diện tch1 bị phun rãi hơn hai lần, 11%\diện tích bị phun rải hơn 10 lần ,do gió, mưa lũ nên diện tích đất, rừng bị ảnh hưởng bởi dioxin rộng hơn diện tích bị rãi. Có 3181 thôn làng Việt Nam bị rãi và có khoảng 2,1 - 4,8 triệu người Việt Nam đã bị nhiễm chất diệt cỏ , nhất là dioxin. Các nạn nhân phần lớn là dân thường và quân dân Việt Nam, ngoài ra còn có một số công dân và lính Hoa Kỳ, cùng các đồng minh của họ đến từ Úc, Canada, Newzealand, Hàn Quốc(II)…
Ngay những năm 60 của thế kỷ XX, vấn đề dioxin đã được các nhà khoa học Việt Nam và trên thế giới khẳng định về tính độc hại cho môi trường và sức khỏe con người. Nhiều nhà khoa học Hoa Kỳ cảnh báo và yêu cầu tổng thống Hoa Kỳ Johnson không được sử dụng chất độc này trong chiến tranh Việt Nam. Ngay từ những năm 1960 Liên đoàn các nhà khoa học Hòa Kỳ đã lên tiếng phản đối việc sử dụng các chất diệt cỏ ở Việt Nam, lo ngại rằng Hoa Kỳ đang tập trung vào chiến tranh như một cơ hội để thí nghiệm chiến tranh sinh học và hóa học.

Tháng 1 năm 1966 một nhóm khoảng 30 nhà khoa học Boston đã phản đối việc phá hoại mùa màng và coi đó như một cuộc tấn công man rợ, chống lại chiến binh lẫn dân thường. Năm 1967, một kiến nghị có hơn 5.000 chữ ký của các nhà khoa học quốc tế kêu gọi Tổng thống Johnson chấm dứt việc sử dụng hóa chất chống con người và mùa màng tại Việt Nam đã được cố vấn khoa học của Tổng thống cũng như dư luận công chúng tiếp nhận rộng rãi. Tháng 4 năm 1970, các bộ trưởng Y tế, Giáo Dục và Phúc Lợi, Nông nghiệp của Hòa Kỳ đã ra tuyên bố chung yêu cầu ngưng sử dụng tại nước Hoa Kỳ chất diệt cỏ có chứa 2,4,5 - T. Cũng thời gian này Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ ra lệnh đình chỉ sử dụng về mặt quân sự chất 2,4,5 - T, kể cả chất da cam. Tác hại ghê gớm của chất da cam đối với con người đã được các nhà khoa học chỉ rõ trong những năm 1960. Ngay từ những năm 1940,1950 các thí nghiệm của công ty Monsanto, Diamond, Dow và những tác hại xảy ra tại các nhà máy sản xuất của các công ty này đã cho thấy 2,4,5 - T là chất độc hại ghê gớm đối với con người .


Trên thực nghiện, các nhà khoa học đã chứng minh rằng, dioxin có tác hại gây ra quái thai, gây đột biến gen, gây độc hại với các tế bào, đặc biệt là các tế bào não, thận, gan, tim, gây ngộ độc phổi, ung thư, gây rối loạn nhiều quá trình trao đổi chất khác nhau trong tế bào và tác động trực tiếp trên bộ máy di truyền tế bào.
Chất độc da cam/Dioxin đã để lại hậu quả nặng nề đối với mội trường và con người Việt nam. Ba mươi năm sau, những triệu chứng liên quan đến dioxin vẫn xuất hiện thường xuyên ở Việt Nam. Trẻ em sinh ra từ các gia đình có người bị nhiễm độc (thuộc thế hệ thứ 3) vẫn bị các dị tật có thể kết luận là do tác đông của chất độc dioxin. Các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu và phát hiện những biến đổi sinh học ở những người phơi nhiễm chất dioxin, đặc biệt là những biểu hiện suy giảm miễn dịch, biến đổi nhiễm sắc thể, gen, trong đó có gen gây ung thư.( Số liệu từ bộ lao động thương binh và xã hội)

TT


Nội dung nghiên cứu


Có phơi nhiễm

(người)


Không phơi nhiễm

(người)

1


Tổng số gia đình cựu chiến binh nghiên cứu

28.817

19.076


2



Số (tỷ lệ) gia đình có con bị dị tật bẩm sinh

1.604 (5,69%)


356 (1,87%)


3


Tổng số con đẻ


77.816

61.043


4

Số (tỷ lệ) con bị dị tật bẩm sinh

2.296 (2,95%)


452 (0,74%)


Hàng vạn gia đình Việt Nam đang phải gánh chịu hậu quả của chất dộc da cam, nhất là gia đình các quân nhân từng chiến đấu tại chiến trường Miền Nam, nơi không quân Hoa Kỳ rải chất độc da cam. Họ có thể ở các vùng quê khác nhau: Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Tuyên Quang, Đà Nẵng, An Giang, Bến Tre… nhưng đều có điểm chung là đều đã từng tham gia chiến đấu tại những nơ mà trước đây quân đội hoa kỳ đã phun rải chất diệt cỏ. Những người dân địa phương tại các vùng chiến sự ở Miền Nam và cả những người ở các địa phương khác, kể cả các vùng xa xi6 nhưng sau ngày miền nam giải phóng lại di cư đến những vùng bị phun rải chất diệt cỏ cũng bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin.
Ở nhiều vùng tỷ lệ dioxin trong đất vẫn còn rất cao. Một số nghiên cứu còn cho thấy : dioxin vẫn còn trong đất và các nguồn nước, các hoạt động nông nghiệp trong các vùng bị nhiễm độc cũng có khả năng gây ảnh hưởng lên người. Tỉnh Quảng Trị là trọng điểm chia cắt hai miền nên mảnh đất này phải hứng chịu chất độc dioxin nhiều hôn bất cứ nơi đâu trong vùng chiến sự, chỉ riêng năm 1968 Quảng Trị đã có khoảng 1500 ha rừng và hoa màu bị tàn phá, hơn 2000 người dân bị chết do chất dộc Mỹ rải xuống mảnh đất này. Không có nơi nào trẻ em bị thiệt thòi như huyện Cam Lộ - Quảng Trị, mạng sống, tuổi thơ các em trên vùng đất nhiễm chất độc da cam như ngàn cân treo sợi tóc. Chỉ tính một con số rất nhỏ đủ thấy mức độ ảnh hưởng chất độc ở đây lên đến chừng nào. Đến năm 2000, huyện Cam Lộ đã có 654 trường hợp bĩ quái thai. Sở lao động thương bing và xã hội tỉnh Quảng Trị công bố một con số rất đau long toàn tỉnh có hơn 15.000 bị nhiễm chất độc da cam, trong đó có hơn 8.000 trường hợp dân thường chưa được hưởng chế độ, chính sách. Đây là số nan nhân mà Hội chữ thập đỏ Quảng trị phải đi quyên góp khắp nơi để về giúp đỡ họ. Bà Trần Thị Thỉ, Chủ tịch hội chữ thập đỏ Quảng Trị chia sẻ trong xót xa: “ Bao nhiêu cũng không đủ để giúp cho các gia đình bị chất độc da cam. Bởi vì họ cùng lúc nuôi 2 đến 3 đứa con tàn tật đến mấy chục năm ..”.
Hoàn cảnh các nạn nhân ở trên vùng đất “ Da cam” đều ăn bũa hôm thiếu bữa mai. Bà Nguyễn Thị Huyến ở xã Cam Nghĩa, ngoài 70 tuổi vẫn sống trong nghèo khổ để nuôi những đứa con tàn tật. Cả 3 đứa con của bà nhiễm nặng chất độc da cam, bệnh tình đày đọa chịu không nổi, một em đã chết, hai em còn lại do ảnh hưởng não nên mỗi lần đông kinh lại kêu van, cấu xé than mình thảm thương, không ai cầm dược nước mắt.
Một việc rất có ý nghĩa của Hội chữ thập đỏ Quảng Trị là quyên góp tiền bạc của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước giúp đỡ rồi về cho các gia đìnhnạn nhân vay mượn để chăn nuôi heo, gà. Theo bà Thỉ, đã có gần 300 gia đình nạn nhân được vay từ nguồn vốn này. Dù cố gắng thật nhiều nhưng với Hội chữ thập đỏ Quảng Trị, sự giúp đỡ cho các nạn nhân cũng như muối bỏ vào biển. Nên bà Thỉ lúc nào cũng ước:”Mong nạn nhân chấtđộc da cam ở Quảng Trị nhận được nhiều tấm long thơm thảo của xã hôi”. Ngoài ra còn có một số vùng nhiễm chất da cam/dioxin do chiến dịch Pacer Ivy trong sân bay Đà Nẵng, Biên Hòa và một số sân bay khác vẫn chưa xác định được quy mô và mức độ nhiễm.

Nhận thấy từ thực tế phần lớn trẻ em bị nhiễm chất độc dioxin đều sống trong điều kiện khó khăn về kinh tế, một số nhu cầu vật chất tối thiểu như: ăn, mặc, ở, đi lại còn nhiếu thiếu thốn. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách giúp đỡ những nạn nhân chất độc da cam, giúp họ chữa bệnh, tạo điều kiện để cuộc sống của họ đỡ khó khăn hơn. Tuy nhiên theo chúng tôi, những nạn nhân chất độc da cam/dioxin không chỉ cần sự nhân đạo mà cần phải có công lý. Chính vì vậy, các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã chính thức kiện các công ty hóa chất Hoa kỳ tại các tòa án quận phía Đông New York từ đầu năm 2004, cùng với sự ủng hộ của người dân các nước trên thế giới, tạo ra sức ép đối với các công ty hóa chất ở hoa kỳ, nhằm buộc họ phải có cái nhìn công lý đối với con người Việt Nam. Cách đây 20 năm các cựu chiến binh Hoa Kỳ đã có phần được hưởng công lý trong vụ kiện các công ty hóa chất.Như vậy thì không có một lý do gì khi xác định người ngồi trên máy bay phun rải chất độc da cam/dioxin bị phơi nhiễm và được bồi thường mà lại không thừa nhận những người dưới mặt đất bị phơi niễm chất độc này.


Và chúng ta luôn tin tưởng rằng vì công lý và lương tri, các nạn nhân chất dộc da cam/dioxin ở Việt Nam sẽ được bồi thường thỏa đáng. Thảm kịch đã xảy ra ở Việt Nam không được để xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên thề giới

9. Trẻ em lao động sớm
Ngày nay trên thế giới, sử dụng lao động trẻ em (LĐTE) vẫn là một hiện tượng phổ biến và càng ngày càng phát triển. Rất nhiều trẻ em trên thế giới phải lao động trong những điều kiện cực kỳ nguy hiểm và bị khai thác triệt để. Theo những số liệu mới nhất của ILO, có ít nhất 250 triệu trẻ em trong độ tuổi 5 đến 14 tham gia vào các hoạt động kinh tế, phần lớn là ở các nước đang phát triển. Khoảng một nửa trong số này (120 triệu) làm việc chính thức.

Mức độ sử dụng, hình thức sử dụng LĐTE thay đổi từ vùng này sang vùng khác, từ khu vực nông thôn sang khu vực thành thị. Theo một điều tra của ILO tại 26 nước, LĐTE có rất nhiều loại khác nhau và tập trung chủ yếu ở nông thôn và khu vực phi kết cấu. Phần lớn LĐTE là thuộc dạng làm công.

Từ thực tế đó cho thấy tỷ lệ trẻ em lao động sớm đang ngày càng gia tăng, đặc biệt ờ những nước đang phát triển.

Theo điều tra gấn nhất của Bộ lao động thương binh và xã hội ở hầu hết các tỉnh thành trên nước ta hiện nay, LĐTE tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực sau:


a) Nông nghiệp, gồm cả lao động ở đồng ruộng để sinh sống

b) Trong những xí nghiệp hoặc xưởng nhỏ, các cơ sở tư nhân, ...


c) Khu vực dịch vụ như nhà hàng, quán rượu, và giúp làm việc nhà.
d) Các hoạt động kinh tế khác trên đường phố hoặc ở các khu vực Lao động phi kết cấu.
Tỷ lệ trẻ em tham gia vào các hoạt động kinh tế ở nông thôn cao hơn ở đô thị. Chín phần mười LĐTE ở nông thôn là làm nông nghiệp hoặc các hoạt động tương tự. Trẻ em nông thôn phải đối phó với những rủi ro tác động đến sức khoẻ do nghèo đói cũng như những điều kiện xấu trong lao động nông nghiệp.
Ở các đô thị, trẻ em phần lớn làm việc trong lĩnh vực buôn bán và dịch vụ (8,3%), sản xuất trong khu vực phi kết cấu (14,3%). Nghề nghiệp có thể rất đa dạng như: chế biến thực phẩm, làm hàng thủ công, may mặc, phục vụ nhà hang quán cơm, hoặc một số ngành nghề tự do khác như bán báo, vé số, đánh giày …v.v… Rất ít gặp trẻ em lao động trong các xí nghiệp có tổ chức. Tuy nhiên các xí nghiệp này vẫn có thể tham gia gián tiếp vào việc sử dụng LĐTE thông qua việc thuê lại các xưởng sản xuất nhỏ thực hiện một số công việc có sử dụng LĐTE. Với các công việc ngoài đường phố, trẻ em có thể bị tiếp xúc với ma tuý, bạo lực, làm tiền và các loại tội ác khác khiến sức khoẻ, tinh thần và sự phát triển tình cảm của chúng bị huỷ hoại.
Những mối nguy hại đe doạ trẻ em thay đổi tuỳ thuộc vào loại hình lao động và điều kiện lao động. Tuy nhiên cũng có thể kể ra một số nguy hại chung đe doạ phần lớn trẻ em như điều kiện vệ sinh kém, không có phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc có nhưng không đạt yêu cầu, không gian và thiết bị lao động không phù hợp, máy móc và công cụ lao động cũ kỹ và hỏng hóc, những căng thẳng về thể lực, làm việc nhiều giờ và lương thấp. Phần lớn các em này làm việc 7 ngày/ tuần và bị trả lương thấp hơn người lớn tại đó. Trẻ em làm việc trong những nghề nguy hiểm phải tiếp xúc với các loại hoá chất độc hại, bụi, khói và khí, các tác nhân lý học và sinh học độc hại. Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố của Bộ lao động thương binh và xã hội, vào tháng 12/2008 cả nước ta có 26.027 trẻ em phải tham gia vào các loại hình lao động nặng nhọc, tiếp xúc với các hóa chật độc hại mà không có một sự bảo hộ nào từ phía người sử dụng lao động. Hầu như các ngưỡng giới hạn cho tiếp xúc không được tuân thủ. Một tỷ lệ rất lớn trẻ em bị tổn thương do lao động. Những chấn thương nghề nghiệp thường gặp là bị thương do công cụ lao động, bị nhiễm trùng mắt, viêm da, rối loạn hệ hô hấp, cảm nhiệt, ngộ độc do sử dụng hoá chất Những đứa trẻ này còn phải chịu đựng sự mệt mỏi, khó chịu của các bệnh không phải bệnh nghề nghiệp mà là do môi trường sống qua chật chội, do áp lực công việc. Mặc dù những đứa trẻ này là những nạn nhân của những bệnh tật và mất năng lực liên quan đến lao động nhưng trong phần lớn các trường hợp, những đứa trẻ này không được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ xứng đáng.
Thực tế cho thấy LĐTE trong những năm tới vẫn là một vấn đề lớn, nhức nhối của xã hội, nhất là khi sự khác biệt mức sống giữa khu vực nông thôn và thành thị còn chênh lệch đáng kể. Trong điều kiện kinh tế xã hội của nước ta như hiện nay thì nguy cơ có thêm hàng ngàn trẻ em phải lao động để kiếm sống trong thời gian tới rất khó tránh khỏi. Vấn đề trước mắt là chúng ta phải tạo điều kiện để các em có điều kiện tham gia lao động vào các xí nghiệp có tổ chức
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lao động trẻ em phải lao động sớm là do kinh tế khó khăn, nghèo đói. Nguyên nhân sâu xa là cơ hội và khả năng tiếp cận của trẻ em đối với hệ thống giáo dục và dạy nghề còn hạn chế, vì nghèo nên nhiều gia đình không đủ tiền cho con đến trường . Ngoài ra một lý do nữa cũng rất phổ biến trong xã hội ngày nay đó là hệ thống lao động trói buộc. Lao động trói buộc là việc bị bắt buộc phải lao động do việc vay nợ, hoặc nhận tiền trả trước và hậu quả của nó là trẻ em làm việc hoàn toàn không có lương hoặc có nhưng mức lương rất thấp, không có điều kiện sinh hoạt , không có điều kiện vui chơi, giải trí. Đây là một sự vi phạm quyền cơ bản của trẻ em – quyền được vui chơi giải trí, vui chơi giải trí đối vớ trẻ em là điều kiện không thể thiếu để trẻ em được phát triển hài hòa, toàn diện về sức khỏe trì tuệ và nhân cách. Chính xuất phát từ hoàn cảnh kinh tế khó khăn của gia đình phần lớn trẻ em phải lao độngđể trả nợ hoặc để tự kiếm sống nuôi bản thân, giúp đỡ gia đình dã dẫn đến một kết quả là một vòng luẩn quẩn, tình trạng này không chỉ giới hạn cho một thế hệ.

Lao động trẻ em từ lâu đã là một vấn đề xã hội nổi bật ở khắp nơi trên thế giới, sẽ là vô nhân đạo khi không cho phép các trẻ em này được học tập và có những quyền con người cơ bản nhất. Đã tới lúc phải có những việc làm cần thiết để xóa bỏ tình trạng này, sao cho trẻ em kém may mắn có thể được vui chơi, được tới trường và được giống như mọi trẻ em khác. Kinh nghiệm của ILO cho thấy mọi hành động chỉ có ý nghĩa khi nằm trong khuôn khổ của chính sách 1 quốc gia và để cho nó hiệu quả, chính sách đó cần phải đưa việc loại bỏ LĐTE như là một ưu tiên trong chương trình chính trị. Một chính sách như vậy cần nhằm vào mục tiêu loại bỏ dần LĐTE, ngăn ngừa trẻ em gia nhập lực lượng lao động và bảo vệ những thiếu niên vẫn đang còn phải lao động thông qua việc cho chúng tiếp cận với các dịch vụ sức khoẻ và các điều kiện lao động được bảo vệ. Điều này bao gồm việc xác lập các biện pháp cụ thể đối phó với LĐTE, các nguồn cần thiết và xác định rõ vai trò trách nhiệm của các cấp có thẩm quyền. Bên cạnh các biện pháp trước mắt, một chính sách quốc gia cần phải bao gồm các biện pháp dài hạn đối phó với các nguyên nhân chính tạo ra LĐTE và cố gắng kiểm soát cả những yếu tố tạo ra việc trẻ em tham gia vào lao động và cả những yếu tố tạo ra nhu cầu đến LĐTE. Thực tế cho thấy cũng khó có thể giúp trẻ em tránh được những môi trường lao động rất độc hại một khi chúng đã làm thuê ở đó. Vì vấn đề LĐTE không thể giải quyết trong một sớm một chiều được nên cần có những nỗ lực ở tầm quốc gia, tập trung ưu tiên vào việc ngăn ngừa và loại bỏ việc trẻ em tham gia vào những hoạt động kinh tế có tác động xấu đến chúng. Bất kể trình độ phát triển của đất nước, mục tiêu chính sách ưu tiên của các nước thành viên ILO là ngăn cấm LĐTE trong các công việc độc hại và các điều kiện lao động tồi tệ để bảo vệ lớp trẻ dễ bị tổn thương nhất.

Do nhận thức được việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một phương hướng quan trọng trong chiến lược phát triển xã hội. Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề này ví nó liên quan đến nguồn lực con người - nhân tố quyết định đối với sự thành bại để thực hiện các mục tiêu xã hội. Trong những năm qua chính phủ nước ta đã có nhiều nổ lực trong việc hỗ trợ chính sách cho những trẻ em lao động sớm đặc biệt là trong việc hỗ trợ tìm kiếm việc làm phù hợp với lứa tuổi, có chính sách bảo vệ cho các em tránh những rủi ro trong công việc, tạo điều kiện cho các em được hưởng những quyền cơ bản mà các em đáng được hưởng. Bên cạnh những gì đã làm và đạt được, chúng nên tiếp cận một cách tổng thể nhằm vào việc cung cấp cho trẻ em:

+ Một môi trường an toàn và vệ sinh.

+ Tôn trọng nhân phẩm

+ Khả năng phát triển trong xã hội.

Tiếp cận này cũng còn nhằm đảm bảo cho các cộng sự xã hội nhận sự trợ giúp cần thiết có thể tiếp cận được với những trẻ em lao động gặp rủi ro nhất. Nó bao gồm: luật pháp, cung cấp các dịch vụ cơ bản, phát triển nguồn nhân lực, quản lý việc thực thi luật pháp và kiểm soát hành động của các doanh nghiệp và công nghiệp. Những can thiệp như vậy cần có tầm nhìn dài hạn và trở thành những công cụ hữu hiệu cho việc cải tổ xã hội hơn là chỉ đơn giản

10. Trẻ em bị nhiễm HIV
Dịch HIV/AIDS đã tác dộng và đe dọa đến mọi mặt trong đời sống kinh tế -xã hội đã và đang từng bước lan ra các nhóm dân cư trong cộng đồng, trong đó trẻ em là đối tượng chịu hậu quả nặng nề nhất, bị cướp đi những quyền mà lẽ ra các em phải được hưởng, các em không có điều kiện học tập, vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động tập thể với các bạn bè cùng lứa tuổi, bị mất đi cơ hội được tham gia bàn bạc, tiếp thu và quyết định các vấn đề liên quan đến cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết hoặc đề xuất những mong muốn và những vấn đề liên quan đến tương lai của chính mình.

Vào tháng 12 năm 2004 ở Việt Nam có 8.500 trẻ em dưới 15 tuổi bị nhiễm HIV, 22.000 trẻ mồ côi cha mẹ vị bệnh AIDS. Đó là báo cáo của (UNICEF) Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc, công bố ngày 9/12/2004 trong bản phúc trình có tên là “Trẻ Em Trước Hiểm Họa”. Tuy nhiên, hiện nay chưa có số liệu thống kê đầy đủ tình trẻ em bị nhiễm HIV tại Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ y tế tính đến cuối năm 2007 số trẻ dưới 19 tuổi nhiễm HIV chiếm tỷ lệ 9,2%.

Thực tế cho thấy, rất nhiều trẻ trong số này và những người chăn sóc không được hưởng lợi từ những chính sách của Nhà Nước và gặp khó khăn trong việc tiếp cận với Giáo Dục và Dạy nghề, chăm sóc y tế và chăm sóc, điều trị HIV miễn phí và các khoản trợ cấp xã hội. Nguyên nhân là do sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với trẻ em bị nhiễm HIV ở Việt Nam phổ biến ở cả cộng đồng và từ những người cung cấp dịch vụ. Chính điều này hạn chế trẻ em đòi hỏi quyền lợi được chăm sóc và bảo vệ, cản trở sự tiếp cận với các dịch vụ xã hội, tạo ra môi trường không ổn định, có nhiều đe dọa và hạn chế sự tham gia của trẻ vào các hoạt động xã hội. Trẻ nhiễm HIV có xu hướng bị cô lập bởi những người xung quanh trong trung tâm, sự tiếp xúc với người thân rất hạn chế. Dịch HIV không những gây cản trở sự tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc, điều trị cho trẻ em nhiễm HIV mà còn trực tiếp tác động đến mọi mặt của đời sống vật chất tinh thần của trẻ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên chủ yếu là do nhận thức của xã hội về HIV còn hạn chế. Trong khi đó, những trẻ em nhiễm HIV/AIDS đều có nguyện vọng được tiếp tục sống cùng gia đình và người thân, được người lớn bảo vệ , chăm sóc, nuôi dưỡng và được điều trị mỗi khi ốm đau như mọi trẻ em khác. Các em muốn mình được bình đẳng, không bị kỳ thị, phân biệt đối xử, không bị bạo lực và đặc biệt là muốn được tiếp tục cắp sách tới trường, được vui chơi cùng bạn bè...Nhằm bảo vệ trẻ em trên thế giới có AIDS , Việt Nam đã thực hiện có hiệu quả các chủ trương chính sách được ban hành. Luật “Bảo Vệ, Chăm sóc và Giáo Dục Trẻ Em” sửa đổi được Quốc Hội Việt Nam thông qua vào năm 2004, trong đó đã dành riêng một chương IV, với 17 điều quy định trách nhiệm của cá nhân, gia đình, các tổ chức xã hội và Nhà nước trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em nhiễm HIV và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Điều 53 của Luật quy định rõ:” Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS không bị phân biệt đối xử, được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để chữa bệnh, nuôi dưỡng tại gia đình hoặc tại cơ sở trợ giúp trẻ em”. Trong chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em Việt Nam, giai đoạn 2001-2010 đã đưa mục tiêu bảo vệ trả em nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS là một trong các mục tiêu quan trọng.

Theo Uỷ Ban Dân Số, Gia Đình và Trẻ Em Việt Nam, để công tác phòng chống AIDS cho trẻ em đạt hiệu quả thiết thực thì phải biến những cam kết bằng hành độngcụ thể: “Thường xuyên truyền thông thay đổi hành vi và chú trọng các chương trình can thiệp giam tác hại cho thanh thiếu niên. Tích cực hỗ trợ, bảo vệ, chăm sóc và điều trị cho trẻ nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS”. Như vậy, không chỉ bằng lời hứa suông, bằng những văn bản khô cứng, để bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AISD, chúng ta phải sát cánh hành động vì trẻ em và cùng trẻ em bằng tất cả tình thương và trách nhiệm với thế hệ trẻ.



Chương III: KIẾN NGHỊ VỀ BẢO VỆ CHĂM SÓC TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT
Pháp luật Việt Nam trong những năm gần đây đã có những đổi mới tích cực trong đường lối, chính sách nhằm chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền trẻ em tại Việt Nam vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Dựa trên việc xem xét các quy phạm pháp luật và phân tích tình hình thực tiễn về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại Việt Nam, nhóm tác giả chúng tôi xin đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trên.

Thứ nhất: Hệ thống pháp luật phải ngày càng được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện các mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Cụ thể khái niệm “Trẻ em” và “Người chưa thành niên” phải được quy định thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam. Nghĩa là phải mở rộng độ tuổi của trẻ em từ 0 đến 18 tuổi trong Luật Bảo Vệ, chăm sóc và Bảo vệ trẻ em.

Vấn đề nuôi con: Nhà nước cần xem xét để có những quy định bổ sung nhằm khắc phục những mặt bất cập của những văn bản hiện hành về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài như: giấy tờ xin con nuôi ( xem xét lại thời hạn 6 tháng đối với một số giấy tờ trong hồ sơ xin nhận con nuôi), thơi hạn tạm trú trong thời gian làm thủ tục xin con nuôi của người nước ngoài, tình hình báo cáo của cha mẹ nuôi trong thời gian con nuôi chưa đến 18 tuổi.

Ký kết hiệp định song phương về nuôi con nuôi đối với những nước có số lượng người nước ngoài nhận nhiều trẻ em Việt Nam làm con nuôi; ký gia nhập, phê chuẩn Công ước La Hay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác giữa các nước về nuôi con nuôi nước ngoài nhằm tạo cơ chế pháp lý Quốc tế để đảm bảo quyền lợi của trẻ em ngay ở nước ngoài, đồng thời góp phần hoàn chỉnh các quy định của pháp luật quốc gia trong lĩnh vực này.

Thứ hai: Bộ giáo dục và đào tạo phải có trách nhiệm nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện hơn nữa các chương trình giáo dục, đặc biệt là chương trình giáo dục tiểu học cho phù hợp với sự phát triển cùa trẻ em; cần ban hành văn bản quy định cụ thể về dạy thêm và học thêm đối với học sinh tiểu học. Bởi vì hiện nay tình trạng về chứng rối loạn tâm thần ở lứa tuổi học sinh đang có chiều hướng gia tăng và kéo theo các vấn đề tiêu cực khác.

Thứ ba: Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến bảo vệ, chăm sóc trẻ em nhằm phổ cập đồng đều trong các tầng lớp nhân dân nhận thức đúng đắn về quyền trẻ em thông qua việc huy động sự tham gia cùa các phương tiện truyền thông đại chúng, tài liệu, tập huấn, hội nghị, đảm bảo các quyền lợi, các nhu cầu chính đáng của trẻ em, làm cho mọi người biết đến hiểu biết thì tìm hiểu phải được; xóa bỏ dần các tư tưởng lạc hậu, phong kiến còn tồn tại trong xã hội có tác động xấu đến thực hiện quyền trẻ em.

Thứ tư: Tiếp tục tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa các gia đình, các thành viên của xã hội về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Tuyên dương những trẻ em chăm ngoan, vượt khó học giỏi, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. tăng cường công tác vận động phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước, các tổ chức phi Chính phủ tạo điều kiện về vật chất, tinh thần chăm lo cho trẻ em, đặc biệt là đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Thứ năm, để bảo vệ trẻ em một cách tốt nhất trước hết phải cho các em biết mình có những quyền gì? cách thức bảo vệ như thế nào?. Không có gì tốt nhất bằng cách các em tự bảo vệ chính bản thân các em. Do đó để trẻ em biết mình có những quyền gì? Cách bảo vệ như thế nào? Thì ngay từ khi các em bắt đầu biết tư duy phải cho các em biết các em có những quyền cơ bản nào. Từ đó nhóm tác giả chúng tôi thiết nghĩ, phải đưa vào chương trình giáo dục môn học về quyền trẻ em, nhằm mục đích tác động vào ý thức của các em một cách từ từ, để đến một khi các em thực sự hiểu rõ mình có những quyền cơ bản nào? Những người xung quanh có những hành động có xâm phạm đến quyền của mình hay không? Có thể bảo vệ bản thân bằng cách nào?



Thứ sáu, để tạo ra cơ chế bảo vệ trẻ em một cách kịp thời, nhanh chóng nhất thì nên thành lập một cơ quan chuyên về bảo vệ trẻ em, khi tiếp nhận các hành vi tố cáo của trẻ em nếu có căn cứ thì cơ quan phải trực tiếp can thiệp ngay. Các cơ quan này phải đặt mục tiêu bảo vệ trẻ em một cách tốt nhất là hàng đầu, tôn trọng những ý kiến của trẻ em
Каталог: hcmulaw -> images -> stories -> dhluat
dhluat -> BÀi thuyết trình cách xáC ĐỊnh và chế ĐỘ pháp lý CỦa các vùng biển theo công ưỚc của liên hiệp quốc về luật biển năM 19821
dhluat -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh dưƠng kim thế nguyên thủ TỤc phá SẢn các tổ chức tín dụng theo pháp luật việt nam
dhluat -> TRƯỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh
dhluat -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập-Tự do-Hạnh phúc
dhluat -> MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
dhluat -> Học vị tiến sĩ và học hàm ở các đại học Úc và Mỹ Phần 1
dhluat -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh kỷ YẾu hội thảo khoa học thờI ĐIỂm giao kếT
dhluat -> TRƯỜng đh luật tp. Hcm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam khoa luật hành chính độc lập Tự do Hạnh phúc
dhluat -> M mẫu 2 Ẫu bản kê khai tài sảN, thu nhập bổ sung
dhluat -> LỜi mở ĐẦu tính cấp thiết củA ĐỀ TÀI

tải về 354.86 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương