Ofsvn co cc SỐ 203 7 2010


BAN CHẤP HÀNH HỘI ĐỒNG QUỐC TẾ DÒNG PHAN SINH TẠI THẾ



tải về 357.36 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích357.36 Kb.
#38067
1   2   3   4

BAN CHẤP HÀNH HỘI ĐỒNG QUỐC TẾ
DÒNG PHAN SINH TẠI THẾ


CHƯƠNG TRÌNH THƯỜNG HUẤN

TÀI LIỆU HẮNG THÁNG

THÁNG TƯ 2010 - NĂM 1 - Số. 4

Chuyển ngữ: Ts GB Nguyễn Gia Thịnh OFM


PHẦN I: CHỦ ĐỀ HẰNG THÁNG


Đề tài I-4: Việc Tuyên Khấn trong Dòng PSTT

Việc Tuyên Khấn trong Dòng PSTT: Ân Huệ và Cam Kết,
tác giả Fr. Felice Cangelosi, OFMCap, (số. 10-11)

Tóm Lược và Diễn Giải

Ewald Kreuzer, SFO


Số. 10. Công thức Tuyên Khấn trong Dòng Phan Sinh Tại thế viết như sau: “Tôi tên là…, nhờ ơn Chúa, xin lập lại các lời hứa khi chịu Phép Rửa Tội và xin tận hiến bản thân để phục vụ Nước Chúa” (Sách Nghi Thức PSTT II,31). Tuyên khấn là hành vi qua đó một người tự đặt mình trong tay Chúa, để cho Chúa nắm lấy quyền quyết định về mình. Kết quả là từ thời điểm chính xác của việc tuyên khấn, người đó không còn thuộc về bản thân, nhưng được xem là như đã “bị truất hữu hóa” và hoàn toàn thuộc quyền Thiên Chúa sử dụng. (Khả năng tự hiến toàn thân, người tuyên khấn có được nhờ ơn Chúa Thánh Thần lôi cuốn). Bởi hiệu lực của việc Tuyên Khấn, con người trở thành tài sản của Thiên Chúa, và do đó “được thánh hiến”.

Chúng ta có thực sự ý thức về những gì xảy ra cho chúng ta khi chúng ta tuyên khấn không? Có phải đó là chặng mở đầu cho một “quá trình biến đổi” mà Thiên Chúa đã khởi sự với chúng ta và vẫn còn đang tiếp diễn hay không? Chúng ta có cảm nghiệm rằng Thiên Chúa càng lúc càng làm chủ cuộc đời chúng ta hay không? Chúng ta có thực sự cảm thấy mình đã được “thánh hiến” để trở nên sở hữu của Thiên Chúa hay không?
Số. 11. Qua các thế kỷ, để chỉ việc cam kết sống đời sống Phúc Âm dựa trên bản Luật được chuẩn y, Dòng Phan Sinh Tại Thế vẫn bảo tồn các từ “lời hứa” và “tuyên hứa” (promissio, promittere) của các văn kiện pháp lý nguyên thủy, nhưng dần dần chuyển sang dùng từ “Tuyên Khấn” cách thường xuyên hơn. Qua đó có thể thấy, trong ý thức của Dòng Phan Sinh Tại Thế, vẫn giữ nguyên xác tín nguyên thủy rằng lời hứa của các Anh Chị Em Đền Tội đích thực là một lời Tuyên Khấn. Ý thức rõ ràng này không những giữ nguyên nhưng còn được nêu bật cách rõ ràng và mạnh mẽ hơn nữa trong bản Luật của Đức Giáo Hoàng Phao-Lô VI và trong Hiến Chương được Thánh Bộ về Đời Sống Thánh Hiến chuẩn y sau đó, cũng như trong Sách Nghi Thức được Thánh Bộ Thờ Phượng chuẩn y.

Lời Tuyên Khấn của các Anh Chị Em Đền Tội bao gồm: a) việc chấp nhận một sự ràng buộc trước mặt Thiên Chúa; b) việc cam kết tuân giữ một đường lối hay một Luật sống; c) việc gia nhập dứt khoát vào Dòng. Các yếu tố này cũng là các yếu tố cấu tạo lời khấn tu trì, và điều này giúp khẳng định rằng dự phóng đời sống (propositum vitae) hay lời hứa của các Anh Chị Em Đền Tội Phan Sinh Tại Thế có ý nghĩa tương đương với một lời khấn tu trì.

Việc học tập bản chất và lịch sử của Dòng Phan Sinh Tại Thế – tiến hành theo cá nhân hay từng nhóm – sẽ mang lại nhiều lợi ích (xem các bài 6 và 7 trong Thủ Bản Huấn Luyện Khai Tâm của PSTT).
Câu hỏi gợi ý suy tư và thảo luận trong Huynh Đệ Đoàn



  1. Thánh hiến” nghĩa là gì và nói về việc gì?

  2. Anh/Chị có thể giải thích tại sao Dòng PSTT lại là một dòng tu chân chính với một “lời khấn” chân chính hay không?




PHẦN II: SUY NIỆM THIÊNG LIÊNG

Đề tài IV:

Thông phần vào mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Ki-tô. Lời tuyên khấn và việc cam kết sống đời sống theo Phúc Âm của người PSTT.

Fr. Amando Trujillo Cano, TOR


Mùa Chay tự nó không phải là một mục đích, đó là một con đường dẫn đến Phục Sinh. Như một hành trình trong đức tin, Mùa Chay chuẩn bị cho chúng ta sống Tuần Thánh và tham dự một cách thâm sâu vào Mầu Nhiệm Vượt Qua được cử hành với tâm tình thành kính trong Tam Nhật Thánh. Trong những ngày đặc biệt ấy, Đức Giê-su đến với cộng đồng các tín hữu và đến với mỗi cá nhân biết đón tiếp ngài qua Lời Chúa, kinh nguyện và các bí tích. Ngài đến như vị Ngôn Sứ loan báo Sự Thật, như vị Vua-Thiên Sai khiêm cung, như vị Thầy yêu thương các môn đệ mình cho đến cùng ngay cả khi một người trong số họ phản bội ngày và một người khác chối bỏ ngài, như Người Tôi Tớ đau khổ, như Chiên Con bị hiến tế, và như vị Thượng Tế của một giao ước mới. Ngài cũng đến như chứng nhân trung thành và tuân phánục Chúa Cha, như Con Người bị ruồng bỏ, bị xét xử, bị kết án cách bất công, bị tra tấn và bị xử tử trên cây thập tự - để rồi chổi dậy từ cõi chết và cứu độ nhân loại qua cuộc Khổ Nạn, cái chết và sự Sống Lại của ngài!

Việc cử hành các nghi thức trong Tam Nhật Thánh giúp chúng ta tham dự một cách đặc biệt vào Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Ki-tô, khi chúng ta hợp với ngài để tiến từ cõi chết đến sự sống. Cao điểm là Đêm Canh Thức Vọng Phục Sinh, mô hình của mọi đêm canh thức trong phụng vụ Công Giáo, và Chủ Nhật Phục Sinh. Trong Đêm Canh Thức Vọng Phục Sinh chúng ta chờ đợi và cùng nhau mừng kính việc phục sinh của Đức Giê-su bị đóng đinh – biến cố đem lại ánh sáng và ơn tha thứ cho thế giới. Cùng nhau chúng ta gợi nhớ và cảm nghiệm các kỳ công của Thiên Chúa qua dòng lịch sử cứu độ, từ khởi nguyên cho đến việc Chúa Sống Lại. Các dự tòng được kết hiệp làm một với Chúa Ki-tô khi họ tiến từ cõi chêt đến sự sống qua dòng nước của Phép Rửa Tội và chúng ta liên kết với họ trong cảm nghiệm ấy khi chúng ta lập lại các lời hứa của chính chúng ta khi chịu Phép Rửa Tội. Sau đó chúng ta cùng thông phần vào tấm bánh ban sự sống, bánh đem lại sức mạnh cho chúng ta để trở thành chứng nhân của Chúa Phục Sinh trong thế giới đầy xáo trộn, trong một bữa ăn báo trước bữa tiệc muôn đời nơi không còn đói khác, không còn tội lỗi hay chết chóc, nơi Thiên Chúa sẽ là tất cả trong tất cả mọi người.



Bài Tuyên Bố Tin Mừng Phục Sinh giúp chúng ta thấu hiểu ý nghĩa lớn lao của ngày lễ trên mọi lễ này khi hân hoan loan báo: “Mừng vui lên, hỡi khắp miền dương thế. Bốn bề đang rực rỡ ánh hào quang: Vua vĩnh cửu nay rạng ngời chiếu sáng, Đẩy lùi xa bóng tối của trần gian! Chúa Ki-tô đã toàn thắng! Đêm sáng tỏ như ban ngày! Bóng tối vĩnh viễn tan biến! […] Đêm cực thánh đẩy lui muôn sự dữ, đêm vạn năng thanh tẩy hết lỗi lầm, biến tội nhân thành con người công chính, đem vui mừng cho hồn nặng sầu thương. Đêm tiêu diệt hận thù, đêm giải hòa bất thuận, khuất phục mọi uy phong trần thế. Đêm tràn đầy ân sủng khi trời cao giao duyên cùng đất thấp và con người được giao hòa cùng Thiên Chúa!” Đoạn trích từ chương thứ sáu của thư Thánh Phao-lô gửi tín hữu Rô-ma được đọc trong Đêm Vọng Phục Sinh chỉ cho chúng ta thấy rằng qua phép Rửa Tội chúng ta đã thực sự được hiệp thông sâu xa với sự chết và sống lại của Chúa Ki-tô, “để, như Chúa Ki-tô đã được nâng dậy từ trong kẻ chết bởi vinh quang của Chúa Cha, chúng ta cũng được sống đời sống mới (Rm. 6:4). Phần kết của đoạn thư trên giúp chúng ta hiểu rằng sự sống mới mà chúng ta lãnh nhận nhận thúc bách chúng ta từ bỏ các việc làm của tội lỗi, và chuyên tâm vào các việc làm phát sinh từ sự sống đầy tràn của Thiên Chúa trong Đức Ki-tô : “Anh em cũng vậy, anh em hãy coi mình như đã chết đối với tội lỗi, nhưng nay lại sống cho Thiên Chúa, trong Đức Ki-tô Giê-su” (Rm. 6:11).

Tổng Hiến Chương của Dòng PSTT nêu rõ Chúa Giê-su Ki-tô là nguồn cảm hứng và nguồn sức mạnh nguyên thủy và chính yếu của Anh Chị Em Phan Sinh Tại Thế, những người đã tuyên khấn sống đời sống mới của Đấng Phục Sinh: “Chúa Ki-tô, nghèo khó và bị đóng đinh”, đấng chiến thắng sự chết và đã sống lại, là biểu lộ cao cả nhất của tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại, và là “quyển sách” trong đó anh chị em, theo gương Thánh Phan-xi-cô, học biết cùng đích và con đường để sống, để yêu thương và để chịu đựng đau khổ” (Điều 10).
Câu hỏi gợi ý suy tư và thảo luận

  1. Tôi đã có những cảm nhận sâu sắc nào khi tham dự các nghi thức của Tam Nhật Thánh – đặc biệt trong Đêm Canh Thức Vọng Phục Sinh hoặc Chúa Nhật Phục Sinh?

  2. Đọc điều 12 của THC và chia sẻ một số cách thức qua đó các anh chị và Huynh Đệ Đoàn các anh chị đang được mời gọi để biểu lộ ân huệ của sự sống mới trong thế giới hôm nay.

PHẦN III: GIÁO HUẤN XÃ HỘI CỦA HỘI THÁNH

Loạt Bài II: Tóm Lược Giáo Huấn Xã Hội của Hội Thánh

Phần 1 / 9: Dẫn Nhập vào Giáo Huấn Công Giáo về Xã Hội
Fr. Amando Trujillo Cano, TOR
Các Điều Khoản Chung Kết Tổng Tu Nghị XII của Dòng PSTT (15-22, tháng 11, 2008) minh nhiên yêu cầu Chương Trình Huấn Luyện của Ban Chấp Hành Hội Đồng Quốc Tế Dòng PSTT bao gồm các mục như: giáo huấn xã hội của Hội Thánh; hiểu rõ hơn các vấn đề quan trọng của thời đại về các mặt xã hội và chính trị; cách thức dấn thân của người PSTT trong các lĩnh vực xã hội và chính trị trên thế giới, và các tài liệu quan trọng nhất của Hội Thánh và của Huấn Quyền.
Các Điều Khoản Chung Kết của Tổng Tu Nghị đồng thời cũng “yêu cầu tiến hành công tác huấn luyện không chỉ ở mức tri thức, nhưng còn phải ở mức thực tế của đức bác ái cụ thể”. Thêm vào đó, trong đoạn nói về ‘Sự hiện diện trong thế giới’, văn kiện còn nêu rõ: “Từ quá lâu, Dòng đã không dấn thân và đảm nhận cách trọn vẹn và tích cực sứ mạng của mình trong thế giới. Đã đến lúc, và không còn thể chần chờ lâu hơn nữa, cần phải ‘đi vào nơi dân cư’, để thực thi với lòng kiên quyết bổn phận làm chứng, hoạt động hoạt động cho công lý, hòa bình, nhân quyền và sự toàn vẹn của thiên nhiên”.

Để thực thi các khuyến cáo của Tổng Tu Nghị, tháng này chúng tôi bắt đầu loạt bài trình bày Bản Tóm Lược Giáo Huấn Xã Hội của Hội Thánh, do Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình công bố năm 2004. Bản Tóm Lược là một văn kiện phong phú và đồ sộ gồm có một phần dẫn nhập, ba đoạn chính và một phần kết luận. Trong bài này chúng ta bắt đầu bằng phần dẫn nhập tổng quát vào giáo huấn xã hội của Hội Thánh cũng như giới thiệu chính Bản Tóm Lược. Trong tám tháng tiếp sau, mỗi tháng chúng tôi sẽ trình bày một nguyên lý trong giáo huấn xã hội của Hội Thánh. Bản Tóm Lược mô tả như sau ý nghĩa và tầm quan trọng của bộ sao lục các giáo huấn này cùng các quan hệ với đời sống và sứ mạng của Hội Thánh trong thế giới ngày nay:


Người Ki-tô hữu biết rằng có thể tìm thấy trong giáo huấn xã hội của Hội Thánh các nguyên tắc để suy tư, các tiêu chí để đánh giá và các hướng dẫn để hành động. Đấy là điểm khởi đầu của công việc thăng tiến một chủ nghĩa nhân bản toàn diện và liên đới […] Bởi vậy phát hành một tài liệu cung cấp các yếu tố căn bản của giáo huấn xã hội của Hội Thánh là một việc làm cần (số. 7). Khi học tập Bản Tóm Lược này, cần nhớ là các trích đoạn của các văn kiện Huấn Quyền được lấy từ các nguồn thuộc nhiều cấp thẩm quyền khác nhau (số. 8).
Việc trình bày giáo huấn xã hội của Hội Thánh nhằm mục đích đề ra một phương cách có hệ thống để tìm ra giải pháp cho các vấn đề, sao cho việc phân định, đánh giá và đưa ra các quyết định được thích hợp với thực tế, và sao cho tình liên đới và niềm hy vọng có một ảnh hưởng lớn hơn nữa trên các tình huống phức tạp hiện thời. Các nguyên tắc này liên kết chặt chẽ với nhau và soi sáng lẫn nhau, vì đó là một phần của nhân học Ki-tô giáo, phát xuất từ mặc khải về tình yêu của Thiên Chúa đối với con người. Tuy nhiên đừng quên rằng cùng với thời gian và sự biến đổi của hoàn cảnh xã hội, tình thế đòi buộc chúng ta luôn phải cập nhật các suy tư về các vấn đề nêu lên ở đây. Có như thế mới đọc được các dấu chỉ của thời đại hiện nay (n. 9).

Người tín hữu giáo dân, khi tìm kiếm Nước Thiên Chúa “qua việc dấn thân vào các công việc trần thế và định hướng chúng hợp theo thánh ý Thiên Chúa”, sẽ tìm thấy ở đây nguồn sáng soi dẫn cho sứ mạng đặc thù của họ. Các cộng đồng Ki-tô hữu có thể tra cứu tài liệu này khi cần một phương tiện giúp phân tích các tình huống một cách khách quan, làm rõ ý nghĩa của các sự việc trong ánh sáng của các lời không hề thay đổi của Phúc Âm, tìm các nguyên tắc để suy tư, các tiêu chí để đánh giá và những hướng dẫn để hành động (số 11).


Câu hỏi gợi ý suy tư và thảo luận trong Huynh Đệ Đoàn


  1. Huynh Đệ Đoàn ở các cấp địa phương, miền và quốc gia có thể làm gì để tận dụng cách tốt nhất các “nguyên tắc để suy tư, các tiêu chí để đánh giá và các hướng dẫn để hành động” được cung ///cấp trong giáo huấn xã hội của Hội Thánh?

  2. Cần có những bước cụ thể nào để Huynh Đệ Đoàn thuộc các cấp địa phương, miền và quốc gia “đi vào lòng quần chúng” để làm chứng, hoạt động cho công lý, hòa bình, nhân quyền và sự toàn vẹn của thiên nhiên?




Mầu nâu là mầu tôi không thích và có lẽ nhiều người không thích. Mỗi khi có một chút thoáng qua về mầu nâu trong trí óc tôi là tôi hình dung ra các Cha dòng Phanxicô hoặc các thầy sư ở chùa, thậm chí những cụ già ở quê với một nếp sống khắc khổ, nhiệm nhặt.

Bỗng dưng ngày hôm nay mầu nâu trở thành thân thương với tôi khi tôi bước vào tìm hiểu dòng PSTT. Tôi thường xuyên được tiếp xúc với các Cha, thầy trong các ngày lễ với chiếc áo nâu thùng thình khiêm tốn, thêm cái mũ trên đầu để che nắng che sương. Năm Thánh 2000 tôi đi hành hương Đức Mẹ La Vang và tôi thấy một đoàn người áo dài nâu trong hàng ngũ đi rước Đức Mẹ tôi tò mò hỏi thăm thì biết đó là PSTT ở Phủ Cam. Có lần ra Hà Nội chơi vào tháng Hoa Đức Mẹ, các đoàn thể xanh, vàng lại có một đoàn áo nâu đập vào mắt tôi, bình thường không sao, nhưng nay nó trở thành thân thương gần gũi. Thế rồi, vào ngày lễ Năm Thánh Phan Sinh ở nhà thờ Du Sinh tôi lại thấy đoàn người áo dài nâu xinh xinh, tôi biết ngay là PSTT nhưng không biết thuộc HĐĐ nào. Lân la đến chào, tôi hỏi “Các chị ở miền nào đấy?” - “Tụi em ở Phương Lâm.” - “Ah! HĐĐ Kim Lâm phải không?” Chúng tôi vui vẻ nói chuyện với nhau như anh em xa cách lâu ngày gặp lại. Tôi tự nghĩ “Trước kia nhìn huy hiệu tôi nhận ra ACE PSTT, hôm nay chỉ cần nhìn vào chiếc áo nâu, dù khoảng cách còn khá xa tôi vẫn nhận ra đó là anh em mình. Thế là trước ngày mừng bổn mạng 31-5-2000 của HĐĐ, tôi thông báo cho ACE trong đoàn rằng ngày mừng lễ bổn mạng của HĐĐ năm nay, ai có áo dài nâu thì mặc, ai không có thì mặc áo trắng. Nghe thế, Đoàn tôi xôn xao đưa ý kiến, nhưng tôi không dám quyết định “phải mặc áo nâu” vì có luật nào bắt PSTT mặc áo nâu đâu. Tôn trọng tự do vẫn là trên hết. Chỉ có một điều tôi suy nghĩ là “áo nâu” đã trở thành dấu hiệu của gia đình Phan Sinh và tôi bắt đầu thích mầu nâu, mầu của sự nhiệm nhặt và khiêm tốn. Thế là đoàn tôi một số có áo nâu sẵn, một số bắt đầu đi may. “Chúa an bài thật khôn ngoan và dẫn chúng con đi trên nẻo đường chúng con không ngờ tới”. Anh Tuấn sẽ khấn trọn trong đợt này. Hai vợ chồng anh cùng làm nghề may, vì vậy chỉ trong vòng hai tuần, mỗi người chúng tôi đều có ngay được một chiếc áo nâu Phan Sinh. Trong Thánh lễ, mầu nâu trở thành ý nghĩa. Bốn anh chị sắp khấn thì mặc mầu trắng để nói lên chiếc áo trắng của ngày chịu phép rửa tội, còn chúng tôi thì mặc mầu nâu. Cha Thành sang dâng thánh lễ đồng tế với Cha Chúc cũng nói lên tâm tình ngạc nhiên và xúc động khi biết rằng trong âm thầm, tại thế cũng có những người áo nâu sống đời dấn thân theo linh đạo Cha Thánh. Khi ra dự tiệc liên hoan chị ruột của chị Tâm hỏi “Bao giờ em Tâm được mặc áo nâu giống các chị?” Chúng tôi được dịp tự hào: “Ngay hôm nay sau khi khấn trọn.” Thế đấy, ngay hôm nay và trong suốt cuộc đời người Phan Sinh sẽ thường xuyên khoác lên người chiếc áo nâu của sự khiêm tốn, nhẫn nại. Đặc biệt không phải là mầu nâu của vài voan, vải phi, vải gấm xa hoa đắc tiền, nhưng là mầu nâu mà Cha Thánh đã mặc, đã trở lên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô.

Lạy Cha Thánh xin cho mỗi người chúng con khi tự nguyện khoác lên người chiếc áo nâu, chúng con ý thức được rằng chúng con đang đi theo linh đạo của Cha Thánh. Đồng thời để luôn nhớ rằng “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”.

31-5-2010



Tử Linh

HĐĐ Mẹ Thăm Viếng


1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương