Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng



tải về 2.48 Mb.
trang19/20
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích2.48 Mb.
#7899
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20

KẾT LUẬN

Đa phần bệnh nhân (83%) giảm và dừng sử dụng các CDTP; trên 90% tăng sức khoẻ; làm thay đổi cuộc sống của bệnh nhân, bệnh nhân đã quan tâm đến bản thân và gia đình; giảm tỷ lệ tội phạm liên quan đến ma tuý. Mở rộng thêm mô hình điều trị là cần thiết. Đào tạo thêm về phối hợp điều trị ARV, Lao và Methadone; về tư vấn tâm lý và định hướng việc làm cho bệnh nhân và gia đình.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2010), Quyết định số 3140/QĐ-BYT ngày 30/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone và Hướng dẫn tổ chức thực hiện.

2. Bộ Y tế (2009), Đánh giá mô hình triển khai thí điểm điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Hoàng Đình Cảnh,Nguyễn Thanh Long (2009), "Bước đầu đánh giá kết quả triến khai thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Việt Nam", Y học Việt Nam, 356(1), pp. tr. 6 - 10.

5. Cục phòng chống HIV/AIDS,Trường Đại học Y tế Công cộng (2008), Chương trình phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam, Nhà xuất bản Y học.

6. Quốc hội (2006), Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 12 tháng 7 năm 2006.

7. Sở Y tế Thanh Hóa (2010), Báo cáo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2009 của Thanh Hóa.

8. Tổ chức Sức khoẻ Gia đình Quốc tế biên dịch (2008), Sổ tay thông tin điều trị Methadone cho bệnh nhân.

9. Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Thanh Hóa (2011) Báo cáo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2010

10. Nguyễn Minh Tuấn, Trần Viết Nghị, Nguyễn Viết Thiêm,Nguyễn Kim Việt (2004), "Áp dụng điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Viện Sức khoẻ tâm thần", Y học thực hành, 487(9), pp. tr. 40 - 44.

11. UỶ ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý mại dâm. Bộ Y tế (2007), Chương trình hành động Quốc gia can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV giai đoạn 2007 - 2010, Hà Nội, 2007.

12. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2012) Kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 25/4/2012 triển khai chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone tại Thanh Hóa, giai đoạn 2012-2015.

13. Andrew Siara, Sorensen James L., Guydish Joseph, Dulucchi Kevin,Greenberg Brian (2005), "Klowledge and Attitudes about Methadone maitenance among staff working in a therapeutic commity", Maintenance in the Addictions, 3(1), pp. 47 - 58.

14. Neaigus Alan, Mingfang Zao, Anna Gyarmathy V., Cisek Linda, FriedmanSamuel R.,Baxter Robert C. (2008), "Greater drug injecting risk for HIV, HBV, and HCV infection in a city where syringe exchange ang pharmacy syringe distribution are illegal", Bulletin of the New York Academy of Medicine, 85(3), pp. 309 - 322.

15. Pelet Anne, Bessn Jacques, Pecoud Alain,Favrat Bernard (2005), "Difficulties associated with outpatient management of drug abusers by general practitioners. A cross-sectional survey of general practitioners with and without methadone patients in Switzerland", BMC Family Practice, 6(51), pp. 1 - 7.

16. Peterson James A., Schwartz Robert P., Mitchell Shannon Gwin, Reisinger Heather Schacht, Kelly Sharon M., O'Grady Kevin E., Brown Bary S.,Agar Michael H. (2010), "Why don't out-of-treament individual enter methadone treatment programs?" Int J Drug Policy, 21(1), pp. 36 - 42.


KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN

BẰNG THUỐC METHADONE TẠI PHÚ THỌ NĂM 2012-2013

Hồ Quang Trung, Nguyễn Xuân Ngọc, Đỗ Tiến Bộ, Đinh Quang Tuấn và cộng sự

Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Phú Thọ


TÓM TẮT

Nghiên cứu nhằm mô tả một số kết quả điều trị nghiện CDTP bằng thuốc Methadone. Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp với hồi cứu hồ sơ bệnh án tất cả bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc Methadone tại Trung tâm PC HIV/AIDS Phú Thọ đến ngày 30/6/2013. Qua nghiên cứu cho thấy 83,5% bệnh nhân đánh giá chương trình điều trị là rất tốt, tốt và chỉ có 16,5% đánh giá là được nhưng còn khó khăn vì phải đi lại xa và phiền hà với việc uống thuốc hàng ngày tại cơ sở. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng heroin giảm từ 100% trước khi tham gia điều trị xuống còn 26,2% sau 3 tháng, 18,6% sau 6 tháng và 14,8% sau 9 tháng. Tỷ lệ nhiễm HIV trước điều trị là 12,9%, nhiễm viêm gan siêu vi B là 5,1% và nhiễm viêm gan siêu vi C là 47,8%. Không phát hiện nhiễm mới HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu trong số các bệnh nhân tham gia điều trị. Nhiều người đã có cải thiện sức khỏe, có việc làm và các quan hệ gia đình, xã hội. Tỷ lệ vi phạm pháp luật trước điều trị là 44,3% xuống còn 4,3% trong số bệnh nhân điều trị Methadone.

SUMMARY

The objective of this study is to investigate some key results of MMT (Methadone Maintenance Therapy) program. This is a descriptive cross-sectional study in combination with retrospective medical records of all patients receiving methadone treatment at Phu Tho Center of HIV/ AIDS Prevention by 06/30/2013. The results showed that 83.5% of patients rated the treatment program was very good, good; and only 16.5% were rated as difficult as having to travel too far and troubles with the medication of day basis. Percentage of patients using heroin decreased from 100% before entering treatment to 26.2% after 3 months, by 18.6% after 6 months and by 14.8% after 9 months. HIV prevalence was 12.9% before treatment, HBV infection was 5.1% and HCV infection was 47.8%. There were no new HIV infections and blood-borne infections detected among patients entering treatment. Many people reported with health improvement, with getting job and have social and family relationships. The rate of commiting crime before treatment was 44.3%, decreased to 4.3% among patients treated with methadone.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào năm 1995 đến nay, dịch HIV đã trở nên phổ biến và lan rộng tại 13/13 huyện, thành, thị và trên 76% số xã, phường của tỉnh Phú Thọ; dịch HIV không chỉ tập trung ở thành phố, thị xã mà đã phát triển nhanh ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Theo kết quả giám sát của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Phú Thọ tính đến ngày 30/6/2013, lũy tích số người nhiễm HIV tại tỉnh là 4088 trường hợp, trong đó bệnh nhân AIDS là 1233 người và số người tử vong do AIDS là 784 người. Trong những năm gần đây, lây nhiễm HIV do tiêm chích ma túy ở mức trên 70% trong số các ca mới được phát hiện và tỷ lệ nhiễm HIV trên nhóm NCMT ở mức rất cao từ 15-20. Mặt khác, cũng như các tỉnh thuộc khu vực tây bắc bắc bộ, tình trạng nghiện chích ma túy là rất cao, số thống kê được là 2282 người, số ước tính khoảng 4000-5000 người. Vì vậy, Phú Thọ là địa phương có nguy cơ cao khả năng bùng phát dịch nếu không có các biện pháp can thiệp dự phòng hợp lý.

Phú Thọ đã và đang thực hiện tốt chương trình can thiệp giảm tác hại (CTGTH) nhằm làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV và nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng, trong đó điều trị bằng thuốc Methadone là một biện pháp đang được quan tâm triển khai. Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone (gọi tắt là điều trị Methadone) là biện pháp CTGTH quan trọng, đồng thời cũng góp phần rất tích cực trong công tác phòng chống tội phạm liên quan đến ma túy. Điều trị Methadone có thể giúp người nghiện CDTP (heroin) giảm và ngừng sử dụng heroin, mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe, hiệu quả về kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự.

Chương trình điều trị Methadone đã được các nước trên thế giới và trong khu vực thực hiện từ những năm 1960 của thế kỷ XX, hiện đã rất phổ biến và thống nhất đánh giá điều trị Methadone là biện pháp đạt được nhiều mục tiêu về y tế, xã hội. Ở Việt Nam, sau giai đoạn điều trị thử nghiệm tại thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh (2008-2011) đã đánh giá đây là biện pháp rất hiệu quả liên quan đến giảm người nghiện, giảm tái nghiện, giảm lây nhiễm HIV và giảm tội phạm và cần mở rộng để đảm bảo các lợi ích về sức khỏe và xã hội. Chương trình điều trị Methadone tại Phú Thọ đã được sự quan tâm, giúp đỡ của Bộ Y tế, các Tổ chức quốc tế và bắt đầu điều trị cho bệnh nhân từ tháng 9/2012 tại Trung tâm PC HIV/AIDS, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì. Số lượng bệnh nhân đã được tư vấn, khám và điều trị tính đến ngày 31/6/2013 là 320 người, hiện đang điều trị hàng ngày tại cơ sở là 255 người. Sau một năm triển khai chương trình đã thu được các kết quả tích cực, góp phần quan trọng trong công tác phòng, chống dịch HIV, phòng chống tội phạm và đem lại lợi ích tích cực cho bệnh nhân, gia đình và xã hội. Nhằm sơ bộ đánh giá hiệu quả của chương trình điều trị Methadone một cách toàn diện về các mặt y tế, xã hội và đưa ra các khuyến nghị nhằm thực hiện tốt chương trình trong thời gian tiếp theo, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Kết quả điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Phú Thọ giai đoạn 2012-2013, nhằm mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị nghiện CDTP bằng thuốc Methadone.



ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Là tất cả các bệnh nhân đang điều trị nghiện CDTP bằng thuốc Methadone tại cơ sở điều trị Methadone

Thời gian, địa điểm nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu: bệnh nhân điều trị Methadone từ tháng 9/2012 đến 30/6/2013. Địa điểm: bệnh nhân điều trị tại Trung tâm PC HIV/AIDS tỉnh Phú Thọ.

Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu hồ sơ, bệnh án.

Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu: Cỡ mẫu là tất cả bệnh nhân hiện đang được điều trị tại cơ sở Methadone. Phương pháp lựa chọn đối tượng điều tra: Đây là điều tra mô tả cắt ngang, tại thời điểm nghiên cứu tiến hành điều tra toàn bộ bệnh nhân hiện đang được điều trị, bao gồm 255 bệnh nhân.

Công cụ thu thập số liệu: Thiết kế bộ câu hỏi phù hợp với mục tiêu nghiên cứu để phỏng vấn bệnh nhân và hồ sơ bệnh án bệnh nhân để hồi cứu kết quả xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm HIV và viêm gan B, C.

Xử lý số liệu: Bằng chương trình Epi-Info 2000, có sử dụng các thuật toán thồng kê ứng dụng trong y học.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu về giới, nhóm tuổi, trình độ văn hóa, tình trạng hôn nhân và việc làm

Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu về giới, nhóm tuổi, trình độ văn hóa, tình trạng hôn nhân và việc làm




TT

Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Giới tính (n =255)

Nam


Nữ

251


4

98,4


1,6

2

Nhóm tuổi (n =255)

< 20 tuổi

20-29 tuổi

30-45 tuổi

> 45 tuổi


0

58



179

18

0

22,7


70,2

7,1


3

Trình độ văn hóa (n =255)

Không biết chữ

Tiểu học

Trung học cơ sở

Trung học phổ thông

TC, CĐ, ĐH


2

40



55

145


13

0,7


15,7

21,6


56,9

5,1


4

Tôn giáo (n =255)

Thiên chúa

Đạo phật (thời ông bà)

Khác

0

255


0

0

100,0



0

5

Tình trạng hôn nhân (n =255)

Chưa kết hôn

Đã kết hôn và sống chung

Ly hôn


Ly thân

39

186



15

15

15,3

72,9


5,9

5,9


6

Nghề nghiệp (n =255)

Viên chức

Công nhân

Nông dân


Lao động tự do

19

30



85

121

7,4

11,8


33,3

47,4

Bảng 1 cho thấy, đa số bệnh nhân điều trị Methadone ở Phú Thọ là nam chiếm tới 98,4%, chỉ có 1,6% là nữ giới. Kết quả này khá tương đồng so với một số nghiên cứu như ở Hải Phòng (97,9%), Đà Nẵng (94,5%).

Nhóm tuổi tham gia điều trị: Không có bệnh nhân dưới 20 tuổi, bệnh nhân tập trung vào nhóm 20-29 tuổi (22,7%), nhóm 30-45 tuổi (79,2%) và nhóm > 45 tuổi là 7,1%. Nhóm 20-29 tuổi được điều trị tại Phú Thọ có tỷ lệ thấp (22,7%) hơn so với các nghiên cứu khác như ở thành phố Đà Nẵng (52,2%), thành phố Hồ Chí Minh (45,8%).

Trình độ của nhóm nghiên cứu có trình độ từ trung học phổ thông trở lên là 62%, khá cao so với một số tỉnh như thành phố Đà Nẵng (53,2%), Hải Phòng 46,6%, là điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt công tác tư vấn, tuyên truyền thực hiện chương trình điều trị. Tuy nhiên, vẫn còn 0,7% số người không biêt chữ và trình độ chỉ ở mức tiểu học 15,7%.

Chỉ có 15,3% số người trong nghiên cứu là chưa lập gia đình và có đến 72,9 % là đã có gia đình, sống chung. Số đã lập gia đình và sống chung cao hơn hẳn các nghiên cứu của các địa phương, là điều kiện thuận lợi khi thực hiện điều trị vì gia đình chính là nguồn động viên, cũng là động lực để bệnh nhân tham gia và tuân thủ điều trị.

Số người làm có việc làm ổn định là công chức, công nhân, nông dân chiếm tỷ lệ khá cao 52,5%, khá thuận lợi cho việc điều trị và tuân thủ điều trị. 47,4% số người có nghề lao động tự do, không có nghề nghiệp ổn định. Đây là khó khăn chung, nhưng với người đã được điều trị Methadone thì rất cần có sự quan tâm của gia đình, xã hội trong việc tìm kiếm việc làm, vì ngoài mưu sinh ra, có việc làm sẽ làm cho họ có niềm tin, quyên đi sự mặc cảm và không nhớ, tìm đến ma túy như trong quá khứ.

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu về tình trạng nghiện, cai nghiện, chi phí mua ma túy và các nguồn thông tin chương trình điều trị Methadone

Bảng 2: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu về tình trạng nghiện, cai nghiện, chi phí mua ma túy và các nguồn thông tin chương trình điều trị Methadone


TT

Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Thời gian nghiện ma túy (n = 255)

< 5 năm

5-10 năm


> 10 năm

32

150



73

12,5


58,8

28,6


2

Đã có vi phạm pháp luật trước điều trị Methadone (n = 320)

Có vi phạm và đã chịu cải tạo giam giữ

Không vi phạm


142


178

44,3


55,7

3

Số tiền sử dụng cho việc mua ma túy/1 ngày trước điều trị Methadone (n = 255)

< 500 000 đ

500 000- 1000 000 đ

1 000 000- 2 000 000 đ

> 2 000 000 đ



165


43

35

12



64,7


16,8

13,7


4,7

4

Tiền sử cai nghiện ma túy (n = 255)

Cai và tự cai

Cai tại Trung tâm GDLĐXH (06)

Khác

255

84

0


100,0


32,7

0


5

Nguồn thông tin biết về chương trình điều trị Methadone (n = 255)

Cán bộ y tế

Cán bộ chính quyền và ban ngành cơ sở

Gia đình


Bạn bè

Ti vi


Báo chí, áp phích, tờ dơi

Đài truyền thanh



160


31

112


155

147


15

46


67,8


12,7

43,9


60,8

57,6


5,9

18,4


6

Nhận xét của người bệnh về điều trị Methadone (n = 255)

Rất tốt


Tốt

Được, còn hạn chế, khó khăn

+ Do phải đi lại xa cơ sở điều trị

+ Phiền hà với việc uống hàng ngày tại cơ sở



127


86
29

13


49,8


33,7
11,4

5,1

Bảng 2 cho thấy, tỷ lệ số người nghiện ma túy dưới 5 năm chỉ có 12,5%, số người nghiện từ 5 năm trở lên chiếm 87,4%.

Số người đã có vi phạm pháp luật trước điều trị Methadone và đã chịu cải tạo giam giữ là 44,3% gần tương đương một số nghiên cứu khác (40% ở Hải Phòng), tỷ lệ vi phạm pháp luật vẫn ở mức cao do người nghiện phải tìm mọi cách để có tiền mua ma túy hàng ngày kể cả việc vi phạm pháp luật, trong khi không có việc làm, không có thu nhập. Sau 9 tháng điều trị Methadone, tỷ lệ vi phạm pháp luật giảm chỉ còn 4,3% và tỷ lệ vi phạm cũng giảm dần theo thời gian (biểu đồ 2).

Số tiền trung bình dùng để mua ma túy hàng ngày/1 người: < 500 00 đ là 64,7%; từ 500 000-1 000 000 đ là 16,8%; từ 1 000 000-2 000 000 đ là 13,7% và trên 2 000 000 đ là 4,7%.

100% số người được điều trị Methadone trước đây đã có nhận thức về tác hại của nghiện ma túy và cố gắng cai bằng các phương pháp khác nhau và tự cai nhưng không thành công. Số người đã cai nghiện tại Trung tâm GDLĐXH trước khi dến cơ sở điều trị Methadone chiếm 32,7% số bệnh nhân, thấp hơn một số địa phượng như thành phố Đà Nẵng (79,1%).

Thông tin biết về điều trị bằng Methadone bằng nhiều nguồn khác nhau và đều chiếm tỷ lệ cao: từ cán bộ y tế 67,8%; từ gia đình 43,9%; từ bạn bè 60,8%; từ TV 57,6%... thể hiện công tác tuyên truyền, tư vấn, sự đồng thuận cao của các cấp các ngành trong việc triển khai chương trình tại địa phương.

Nhận xét chung của nhóm được điều tra nghiên cứu về Methadone là tốt và rất tốt chiếm tỷ lệ 83,5%; nhận xét là được nhưng còn khó khăn cản trở về các vấn đề như phải đi lại xa cơ sở điều trị 11,4% và phiền hà khi phải hàng ngày đến uống thuốc tại cơ sở là 5,1%.

Tình trạng bệnh tật của bệnh nhân trước và trong quá trình điều trị Methadone

Bảng 3: Tình trạng bệnh tật của bệnh nhân trước và trong quá trình điều trị Methadone




TT

Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Tình trạng nhiễm HIV/AIDS (n = 255)

Trước điều trị Methadone

Sau điều trị 6 tháng (n = 128)

Sau điều trị 9 tháng (n = 81)


33

0



0

12,9


0

0


2

Tình trạng nhiễm viên gan B

Trước điều trị Methadone

Sau điều trị 6 tháng

Sau điều trị 9 tháng


13

0



0

5,1


0

0


3

Tình trạng nhiễm viêm gan C

Trước điều trị Methadone

Sau điều trị 6 tháng

Sau điều trị 9 tháng


112


0

0

47,8

0

0



4

Cải thiện sức khỏe sau điều trị

Có cải thiện (tăng cân, thoải mái tư tưởng)

Không cải thiện

228


27

89,4


10,6

5

Cải thiện quan hệ với gia đình, xã hội

Có cải thiện

Không cải thiện

237


18

92,9


7,1

Bảng 3 cho thấy 12,9% số bệnh nhân trước khi điều trị Methadone bị nhiễm HIV, tỷ lệ nhiễm cao hơn ở Thành phố Đà Nẵng (4,1%), nhưng thấp hơn thành phố Hải Phòng (27,3%).

5,1% nhiễm viêm gan siêu vi B, tỷ lệ nhiễm thấp hơn các điều tra khác như thành phố Đà Nẵng (14,5%), thành phố Hải Phòng (14,6%).

47,8% nhiễm viêm gan siêu vi C, tỷ lệ nhiễm cao hơn thành phố Hải Phòng (44,1%), nhưng thấp hơn thành phố Đà Nẵng (60%) và thành phố Hồ Chí Minh (71,5%). Sau gần một năm tổ chức điều trị Methadone, chưa phát hiện các ca nhiễm mới HIV, viêm gan siêu vi B, C trong số các bệnh nhân đang điều trị.

Các vấn đề về cải thiện sau điều trị về sức khỏe và quan hệ xã hội của bệnh nhân với gia đình, xã hội và ngược lại đều rất tốt, chiếm tỷ lệ từ 89,4% đến 94,9%. 10,6% số bệnh nhân không có cải thiện về sức khỏe do mắc các bệnh mãn tính, nguy hiểm khó hồi phục như AIDS giai đoạn cuối, viêm gan nặng.

Tình trạng bệnh tật của bệnh nhân trước và trong quá trình điều trị

Bảng 4: Tình trạng sử dụng Heroin trước và sau điều trị Methadone


TT

Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Tình trạng sử dụng Heroin trước điều trị Methadone (n = 255)

Có sử dụng

Không sử dụng

255


0

100,0


0

2

Tình trạng sử dụng Heroin trong khi đang điều trị Methadone (xét nghiệm có Heroin + trong nước tiểu)

Sau 3 tháng điều trị (n = 42)

Sau 6 tháng điều trị (n = 86)

Sau 9 tháng điều trị (n = 81)



11

16



12

26,2


18,6

14,8





Biều đồ 1: Tỷ lệ bệnh nhân còn sử dụng Heroin theo thời gian


Biều đồ 2: Tỉ lệ bệnh nhân vi phạm pháp luật theo thời gian
Bảng 4 cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân còn sử dụng lại Heroin đã giảm rõ rệt từ 100% trước điều trị xuống còn 26,2% sau 3 tháng, 18,6% sau 6 tháng và 14,8% sau 9 tháng (biểu đồ 1).

Phân tích tình trạng sử dụng heroin trong nhóm bệnh nhân còn sử dụng lại heroin, cho thấy, bệnh nhân không chỉ giảm về hành vi sử dụng heroin, mà còn giảm cả về tần xuất, liều lượng: số bệnh nhân còn sử dụng heroin, trước điều trị, hầu hết các bệnh nhân này đều sử dụng heroin với tần xuất rất cao 4-10 lần/ngày, tuy nhiên, sau 6 tháng điều trị, tần xuất sử dụng chỉ còn từ 1-2 lần/một tháng và liều lượng giảm nhiều.



Каталог: bitstream -> VAAC 360 -> 114
114 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ
VAAC 360 -> Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 2.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương