Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng



tải về 2.48 Mb.
trang20/20
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích2.48 Mb.
#7899
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20

BÀN LUẬN

Đặc điểm bệnh nhân điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Phú Thọ, có đến 87,4% đã có tiền sử nghiện trên 5 năm; 44,3% vi phạm pháp luật và có 32,7% đã cai nghiện ma túy tại các Trung tâm GDLĐXH trước điều trị Methadone. Nhưng khi được điều trị Methadone, số bệnh nhân còn sử dụng Heroin giảm dần theo thời gian điều trị cả về số lần sử dụng và liều lượng từ 100% xuống 14,8% và phạm pháp liên quan đến ma túy cũng giảm mạnh từ 44,3% trước điều trị xuống 0,6% sau 9 tháng điều trị, vì vậy, đây là biện pháp điều trị rất cần được mở rộng và cần tạo các điều kiện thuận lợi cho nhân dân tiếp cận, sử dụng dịch vụ nhằm phòng chống đại dịch HIV và tội phạm liên quan đến ma túy.

100% bệnh nhân đánh giá việc điều trị Methadone có hiệu quả trong việc giảm và ngừng sử dụng Heroin, tuy nhiên, khó khănn cản trở về các vấn đề như đi lại xa, uống thuốc hằng ngày tại cơ sở, vì vậy, trong tương lai cũng rất cần các mô hình cung cấp dịch vụ thuận lợi cho người dân như mở rộng các địa điểm cung cấp thuốc hoặc cung cấp thuốc cho bệnh nhân trong vòng 10 ngày để tạo điều kiện chop bệnh nhân vừa điều trị vừa có điền kiện lao động, công ăn việc làm và tiets kiệm chi phí đi lại cho bệnh nhân.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu, có 98,4% đối tượng tham gia nghiên cứu là nam giới, 22,7% nằm trong nhóm tuổi từ 20-30 tuổi, 70,2% nhóm tuổi từ 30-45 tuổi. 77,5% có trình độ văn hóa từ trung học phổ thông trở lên. 72,9% đã kết hôn và sống chung, số chưa kết hôn chiếm tỷ lệ 15,3%.

Có đến 87,4% số người điều trị Methadone đã nghiện ma túy từ 5 năm trở lên; 12,9% nhiễm HIV, 5,1% nhiễm viêm gan siêu vi B và 47,8% nhiễm viêm gan siêu vi C. 64,7% số người chi phí mua ma túy dưới 500 000 đ và 35,3% chi trên 500 000 đ trong một ngày; 32,7% bệnh nhân đã cai tại Trung tâm GDLĐXH 06 trước khi đến điều trị tại cơ sở Methadone. 83,5% số bênh nhân đánh giá điều trị bằng Methadone rất tốt và tốt, chỉ có 16,5% đánh giá là được do còn khó khăn vì phải đi lại xa và phiền hà với việc uống thuốc hàng ngày tại cơ sở.

Hiệu quả của điều trị Methadone đối với bệnh nhân: 89,4% bệnh nhân sau điều trị có cải thiện sức khỏe về thể chất, tâm thần: Tăng cân, ăn ngủ tốt, thoải mái về tinh thần, tự tin và có cải thiện quan hệ với gia đình và xã hội. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng heroin giảm từ 100% trước khi tham gia điều trị xuống còn 26,2% sau 3 tháng, 18,6% sau 6 tháng và 14,8% sau 9 tháng. Không phát hiện nhiễm mới HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu trong số các bệnh nhân tham gia điều trị. Chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình bệnh nhân có cải thiện đáng kể, nhiều người đã có việc làm ổn định, góp phần hòa nhập gia đình, xã hội. Số người đã có vi phạm pháp luật trước khi vào điều trị Methadone (đã chịu cải tạo giam giữ) là 44,3%, sau 9 tháng điều trị tỷ lệ vi phạm pháp luật giảm chỉ còn 4,3%.



Khuyến nghị

Đối với cấp Trung ương: Tiếp tục ban hành và điều chỉnh các văn bản pháp quy để thực hiện chương trình điều trị Methadone, huy động các nguồn kinh phí để từng bước xã hội hóa dịch vụ, tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận dịch vụ thuận lợi, tiếp cận cộng đồng. Đề xuất thử nghiệm cấp thuốc Methadone 10 ngày/1 lần cho những người đã duy trì liều ổn định, chấp hành tốt quy định điều trị và có sự giám sát của gia đình.

Đảm bảo nguồn thuốc ổn định, nghiên cứu bổ xung việc quản lý và cấp phát thuốc Methadone đúng quy định.

Đối với cấp tỉnh: Mở mới các cơ sở điều trị và các điểm cấp phát thuốc, cụ thể hóa lộ trình điều trị bằng thuốc Methadone đến năm 2015.

Cần triển khai các nghiên cứu bổ xung để tiếp tục đánh giá hiệu quả can thiệp của chương trình, các khó khăn, rào cản trong việc tiếp cận chương trình của cộng đồng nhằm đề xuất các biện pháp mở rộng chương trình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế, 2011, Báo cáo tổng kết công tác điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.

2. Bộ Y tế, 2010, Đánh giá hiêu quả triển khai thí điểm chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh.

3. Truyền nhiễm Việt Nam, số 01-2013, trg 48-52, Khảo sát tình hình bệnh nhân điều trị thay thê các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2012.

4. Huỳnh Nguyễn Thị và CS, Hiệu quả của Methadone trong sức khỏe tâm thần, chất lượng cuộc sống và hòa nhập cộng đồng của người tiêm chích ma túy tại Việt Nam, Y học thực hành số 781/2011, Bộ Y tế 2011, trg 364-365.

5. Tỉnh ủy Phú Thọ, 2013, Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới.



THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TRONG NHÓM NGHIỆN CHÍCH MA TÚY

TẠI HUYỆN TAM KỲ VÀ THÀNH PHỐTHĂNG BÌNH

TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2011

1 Trần Văn Kiệm, 1 Đặng Văn Hải, 1 Chế Thị Việt Hoa, 1 Trần Văn Vũ, 1Cao Minh Thông, 1 Nguyễn Thị Thanh Hàng, 2Phan Thị Thu Hương, 2Nguyễn Văn Hùng và cs

1Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Quảng Nam.

2Cục Phòng, chống HIV/AIDS

TÓM TẮT

Điều tra cắt ngang được tiến hành trên 220 người nam nghiện chích ma túy tại huyện Tam Kỳ và thành phố Thăng Bình tỉnh Quảng Nam từ tháng 9 - 12/2011 Kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm này là 6,8%. Có 96,8% người NCMT đã nghe nói về HIV/AIDS, trong đó có 89,2% biết HIV có thể lây truyền do dùng chung BKT; 83,6% biết có thể lây qua quan hệ tình dục (QHTD) không an toàn. Tỷ lệ dùng chung BKT còn khá phổ biến, tỷ lệ này trong 6 tháng qua là 33,2%. Tỷ lệ dùng lại bơm kim tiêm (BKT) đã sử dụng trong vòng 1 tháng qua là 23,5% và tỷ lệ đưa BKT đã dùng cho người khác sử dụng là 23,7%. Có 21,2% người NCMT nhiễm HIV(+) pha chung thuốc khi tiêm, 36,4% pha chung dung dịch tiêm chích trong 1 tháng qua. Tỷ lệ người NCMT sử dụng BCS khi QHTD là 29,3% với bạn tình thường xuyên (BTTX); 27,5% với bạn tình bất chợt (BTBC) và 77,9% với phụ nữ bán dâm (PNBD).

SUMMARY

A cross-sectional study carried out among 220 injection male drug users (IDU) at Tam Kỳ district and Thang Binh city, Quang Nam province from September to December 2011. The resuls show that the rate of HIV sero-positive was 6.8%. There were 96.8% of injection drug users who heard about HIV/AIDS, in which there were 89.2% who knew HIV transmittable by sharing syringes and needles; 83.6% who knew HIV transmittable by having unsafe sex. However, the rate of sharing syringes and needles was very common, which was 33.2% in the last 6 months. The rate of reuse of used syringes and needles during last month was 23.5% and the rate of handing used syringes and needles to other people was 23.7%. There were 21.2% of injection drug users with HIV sero-positive who share the same solution of drug, the rate of sharing the same solution of drug was 36.4% during last month. The rate of injection drug users who used condoms having sexual intercourses with regular partners was 29.3%, with casual partners was 27.5% and with sex workers was 77.9%.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Đại dịch HIV/AIDS được biết đến từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước và tính đến nay đã hơn 30 năm, cả thế giới đã và đang đương đầu với đại dịch này. Theo nhận định của UNAIDS, HIV/AIDS vẫn tiếp tục gia tăng và tàn phá nặng nề trên khắp các châu lục. Ở Việt Nam, đường lây truyền HIV chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là đường máu mà chủ yếu tập trung ở những người nghiện chích ma túy. Những người nghiện chích ma tuý bị nhiễm HIV không chỉ lây nhiễm cho những người nghiện chích ma tuý khác mà còn có thể lây nhiễm cho bạn tình của họ qua quan hệ tình dục. Bởi vậy, sự lây truyền HIV từ nhóm nghiện chích ma tuý ra cộng đồng đang trở thành mối đe doạ tiềm ẩn. Và nỗ lực phòng, chống lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma tuý có ý nghĩa rất quan trọng trong việc ngăn chặn đại dịch này.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về HIV/AIDS ở nhóm nghiện chích ma túy tại huyện Tam kỳ và thành phố Thăng bình tỉnh Quảng Nam.

- Phân tích một số yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV ở nhóm nghiện chích ma túy tại huyện Tam kỳ và thành phố Thăng bình tỉnh Quảng Nam.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Đối tượng nghiên cứu: Là những người nam nghiện chích ma túy từ 18 tuổi trở lên. 2. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2. Cỡ mẫu:

Cỡ mẫu nghiên cứu: 220 đối tượng.

Cách chọn mẫu:

- Bước thứ nhất: chọn có chủ định huyện Tam Kỳ và thành phố Thăng Bình, tỉnh Quảng nam nơi có số người NCMT và số nhiễm HIV cao.

- Bước thứ hai: Dùng phương pháp chọn mẫu cụm.

Lập bản đồ địa dư và xã hội có liên quan đến người nghiện chích ma túy, lên danh sách tất cả tụ điểm tiêm chích ma túy tại 2 huyện nghiên cứu. Bốc thăm ngẫu nhiên số tụ điểm (cụm) để điều tra và lấy mẫu cho đến khi đủ số mẫu nghiên cứu.



3. Xử lý số liệu: Phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm EPI-INFO và excel.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

1. Thực trạng về kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống HIV/AIDS của nhóm NCMT tại 2 huyện, thành phố tỉnh Quảng Nam

Bảng 1. Kiến thức, về HIV/AIDS của nam NCMT




Đặc điểm

n

Tỷ lệ (%)

Nghe nói về HIV

Không



220

213


7

96,8


3,2

Hiểu đúng cách phòng ngừa

nhiễm HIV


QHTD chung thủy với một bạn tình Luôn dùng BCS khi QHTD

Không dùng chung BKT

Không QHTD

Luôn dùng BCS đúng cách khi QHTD qua hậu môn


213

187


178

190


55

143

87,8

83,6


89,2

25,7


67,1

Hiểu sai đường lây truyền

Muỗi đốt có thể lây truyền HIV

Ăn chung với người nhiễm HIV có thể bị lây HIV

Sử dụng nhà vệ sinh công cộng có thể bị lây HIV



213

32

16



9

15,0


7,7

4,4


Quan niệm sai lầm

Nhìn bề ngoài một người biết được tình trạng nhiễm HIV

Một người trông khỏe mạnh thì không thể nhiễm HIV


213

92

33


43,1


15,3

Nhận xét: Đa số những người NCMT đã từng nghe nói đến HIV/AIDS (96,8%) nhưng chỉ khoảng 1/2 là có kiến thức cần thiết về HIV. Tỷ lệ biết cách phòng ngừa nhiễm HIV bằng cách không dùng chung BKT rất cao (89,2%), kế đến là QHTD chung thủy với một bạn tình 87,8%; luôn sử dụng BCS khi QHTD 83,6%. Tuy nhiên, điểm nổi bật về kiến thức của đối tượng trong nghiên cứu này là vẫn còn một số lượng lớn những người hiểu sai về các đường không làm lây truyền HIV như muỗi đốt (15%), ăn chung với người nhiễm (7,7%), sử dụng chung nhà vệ sinh công cộng (4,4%); đặc biệt là còn khá nhiều quan niệm sai lầm rằng nhìn một người bên ngoài khỏe mạnh thì người đó không bị nhiễm HIV (43,1%).





Biểu đồ 1. Tỷ lệ người NCMT dùng chung BKT trong vòng 1 tháng và 6 tháng trước cuộc điều tra
Nhận xét: Biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ sử dụng chung BKT trong những người NCMT vào năm 2011 tại Quảng Nam với hai khung thời gian đo lường: 6 tháng và 1 tháng trước cuộc điều tra. Dùng chung BKT còn tương đối phổ biến: tỷ lệ người NCMT dùng chung BKT trong khoảng thời gian 6 tháng trước cuộc điều tra tại Quảng Nam chiếm 33,2%. Tỷ lệ dùng lại BKT đã sử dụng trong vòng 1 tháng qua là 23,5%; tỷ lệ đưa BKT đã dùng cho người khác sử dụng trong vòng 1 tháng qua là 23,7%.

Bảng 2. Địa điểm mà người NCMT thường nhận hoặc mua được BKT sạch trong 6 tháng qua (n=220)




Địa điểm

Số lượng

Tỷ lệ %

Hiệu thuốc

205

93,2

Tại cơ sở Y tế

12

5,5

Người bán ma túy

15

6,8

Bạn cùng tiêm chích

17

7,7

CB y tế

67

30,1

Đồng đẳng viên

98

46,4

Kết quả cho thấy có tới 93,2% người NCMT nhận hoặc mua được BKT sạch tại các cửa hàng dược; 46,4% nhận được BKT từ các đồng đẳng viên; 30,1% nhận được BKT từ cán bộ y tế; 7,7% nhận được từ bạn cùng tiêm chích; 6,8% nhận được từ người bán ma túy; 5,5% nhận được tại các cơ sở y tế. Ngoài ra một tỷ lệ thấp (chiếm 2,7%) nhận được BKT sạch từ chợ hoặc các cửa hàng bán rong trên phố, bạn tình...

Bảng 3. Mức độ sử dụng BCS khi QHTD trong vòng 12 tháng qua


Sử dụng bao cao su

Thường xuyên

Không thường xuyên

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Bạn tình thường xuyên (n=175)

51

29,3

124

70,7

Bạn tình bất chợt (n=92)

25

27,5

67

72,5

Phụ nữ mại dâm (n=65)

51

77,9

14

22,1

Nhận xét: Có 29,3% người trả lời là thường xuyên sử dụng BCS khi QHTD với bạn tình thường xuyên; 27,5% với bạn tình bất chợt và 77,9% với phụ nữ mại dâm. Vẫn còn tỉ lệ khá cao người NCMT không dùng bao cao su hoặc thỉnh thoảng mới dùng khi QHTD. Tỷ lệ này là 70,7% với bạn tình thường xuyên; 72,5% với bạn tình bất chợt và 22,1% với phụ nữ mại dâm. Đây là vấn đề cần phải lưu ý để sớm có những giải pháp can thiệp phù hợp nhằm làm giảm nguy cơ lây nhiễm trong quần thể và ra cộng đồng.



2. Một số yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm NCMT

Bảng 4. Kết quả xét nghiệm HIV của đối tượng nghiên cứu (n = 220)




Nội dung

Số lượng

%

Đồng ý lấy máu xét nghiệm

220

100,0

Kết quả xét nghiệm HIV dương tính

15

6,8

Nhận xét: Tỷ lệ người NCMT được phỏng vấn và đồng ý lấy máu làm xét nghiệm HIV là 100%, trong đó kết quả xét nghiệm HIV dương tính chiếm tỷ lệ là 6,8%. Tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT toàn quốc (chiếm 17,5%) nhưng cao hơn so khu vực miền Trung (chiếm 5,2%).




Biểu đồ 2. Nguy cơ lây nhiễm HIV do pha chung thuốc, dung dịch TCMT,

đấu đầu kim và sử dụng BKT nạp thuốc sẵn
Nhận xét: Có 21,2% người NCMT nhiễm HIV(+) có pha chung thuốc; 36,4% dùng chung dung dịch tiêm chích; 14,3% đấu đầu kim để chia thuốc và 43,8% sử dụng BKT đã nạp thuốc sẵn để tiêm chích ma túy.

Bảng 5. Nguy cơ lây nhiễm HIV liên quan đến QHTD với PNMD không sử dụng BCS




Yếu tố nguy cơ

HIV(+)

HIV(-)

Tổng cộng

SL

%

SL

%

SL

%

Không thường xuyên sử dụng BCS

2

10,5

17

89,5

19

100,0

Thường xuyên, hầu hết các lần sử dụng BCS

3

6,5

43

93,5

46

100,0

Tổng

5




60




65




p < 0,05

Trong 5 người NCMT nhiễm HIV có 2 người không bao giờ sử dụng BCS khi QHTD với PNMD. Đây là nguồn lây truyền HIV quan trọng, gia tăng tốc độ lây lan và không gian truyền bệnh không chỉ trong nhóm quần thể có hành vi nguy cơ cao mà còn cho cả cộng đồng dân cư.



KẾT LUẬN

1. Kiến thức, thái độ, thực hành của nhóm NCMT tại 2 huyện/thành phố tỉnh Quảng Nam

- Có 96,8% người NCMT đã nghe về HIV/AIDS, trong đó có 89,2% biết HIV có thể lây qua dùng chung BKT; 83,6% biết HIV có thể lây qua QHTD không được bảo vệ.

- Thực hành về phòng chống HIV/AIDS: Tỷ lệ dùng chung BKT khi tiêm chích ma túy trong 6 tháng qua là 33,2%

- Tỷ lệ NCMT dùng lại BKT đã qua sử dụng trong 1 tháng qua là 23,5% và đưa BKT đã sử dụng cho người khác dùng là 23,7%.

- 93,2% người NCMT mua, hoặc nhận được BKT sạch tại các hiệu thuốc; 46,4% từ các đồng đẳng viên; 30,1 % từ các cơ sở y tế...

- Sử dụng BCS khi QHTD: 29,3% với BTTX; 27,5% khi QHTD với BTBC và 77,9% với PNMD.



2. Một số yếu tố nguy cơ nhiễm HIV trong nhóm NCMT

- Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT tại Quảng Nam là 6,8%.

- Có 21,2% người NCMT nhiễm HIV(+) pha chung thuốc khi tiêm chích; 36,4% pha chung dung dịch tiêm chích; 14,3% đấu đầu kim và 43,8% sử dụng BKT nạp sẵn.

- Tỷ lệ nhiễm HIV của Đối tượng NCMT sử dụng BCS thường xuyên khi QHTD với PNMD trong 6 tháng qua là 6,5%; trong khi đó ở nhóm không thường xuyên sử dụng BCS là 10,5%.



KHUYẾN NGHỊ

Tăng cường giáo dục, truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho đối tượng NCMT nói riêng và người dân tỉnh Quảng Nam nói chung.

Đẩy mạnh chương trình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV như: Chương trình BKT và chương trình BCS.

Tăng cường hoạt động của nhóm đồng đẳng viên TCMT tại hai địa bàn nghiên cứu.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế (2010), Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2010, kế hoạch hoạt động năm 2011.

2. Phạm Thị Đào (2010), ”Nghiên cứu tình hình nhiễm HIV của các học viên NCMT tại Trung tâm Giáo dục dạy nghề 05-06 Thành phố Đà Nẵng”, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010, trang 87 - 91.

3. Nguyễn Thanh Long, Trịnh Hữu Vách và cs, (2009), ”Nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi liên quan đến HIV/AIDS của người NCMT tại 7 tỉnh/thành phố Việt Nam sau 5 năm triển khai hoạt động can thiệp”, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010, trang 171 - 179.

4. Trương Tấn Minh, Trần Văn Tin và cộng sự (2009), ”Điều tra kiến thức, thái độ, hành vi về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS và đánh giá tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trên nhóm NCMT tại Khánh Hòa”, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010, trang 72 - 79.

5. General Statistics Office, National Institute of Hygiene and Epidemiology, and Measure DHS - ORC Macro (2006), Vietnam Population and AIDS indicator Survey 2005.



6. UNAIDS (2010), AIDS epidemic update, December, pp 17 - 42.

i





Каталог: bitstream -> VAAC 360 -> 114
114 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ
VAAC 360 -> Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 2.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương