ĐẠo phục của chức sắC& chức việC ĐẠI ĐẠo tam kỳ phổ ĐỘ TÙng thiên từ BẠch hạC


Xem rõ lại thì Pháp Chánh Truyền truất quyền Nữ Phái không cho lên địa vị Chưởng Pháp và Giáo Tông



tải về 317.38 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích317.38 Kb.
#26910
1   2   3

Xem rõ lại thì Pháp Chánh Truyền truất quyền Nữ Phái không cho lên địa vị Chưởng Pháp và Giáo Tông.

Hộ Pháp để lời phân phiền cùng Thầy như vầy: Thưa Thầy, Thầy đã nói con cũng đồng con, Nam Nữ vốn như nhau mà Thầy truất quyền của Nữ Phái không cho lên địa vị Chưởng Pháp và Giáo Tông, thì con e mất lẽ công bình chăng?

Thầy dạy: Thiên Địa hữu Âm Dương, Dương thạnh tắc sanh, Âm thạnh tắc tử. Cả Càn Khôn Thế Giái nhờ Dương thạnh mới bền vững; cả chúng sanh sống bởi Dương quang, ngày nào mà Dương quang đã tuyệt, Âm khí lẫy lừng, ấy là ngày Càn Khôn Thế Giái phải chịu trong hắc ám, mà bị tiêu diệt. Nam ấy Dương, Nữ ấy Âm, nếu Thầy cho Nữ Phái cầm quyền Giáo Tông làm chủ nền Đạo thì là Thầy cho Âm thắng Dương, nền Đạo ắt bị tiêu tàn ám muội.

Hộ Pháp lại kêu nài nữa rằng: Thầy truất quyền Giáo Tông Nữ Phái thì đã đành, song quyền Chưởng Pháp thì tưởng dầu ban cho cũng chẳng hại.

Thầy dạy: "Chưởng Pháp cũng là Giáo Tông, mà còn trọng hệ hơn, là vì người thay mặt cho Hộ Pháp nơi Cửu Trùng Đài. Thầy đã chẳng cho ngồi địa vị Giáo Tông, thì lẽ nào cho ngồi địa vị Hộ Pháp con. Bởi chịu phận rủi sanh, nên cam phận thiệt thòi, lẽ Thiên Cơ đã định, Thầy chỉ cậy con để dạ thương yêu binh vực thay Thầy kẻo tội nghiệp!

 (1) Nếu chư Hiền Hữu biết coi Nữ Phái như em thơ dại, chỉ biết mến đẹp ham xinh, liệu phương dụ dỗ như Lão vậy mới đặng làm trai con Thầy mà chớ.

(2) Phải vậy.

TIẾT 2

PHÁP CHÁNH TRUYỀN: ĐẠO PHỤC NỮ ĐẦU SƯ

 "Đầu Sư Nữ Phái mặc một bộ Đạo Phục y như Đạo Phục Đầu Sư Nam Phái, phải đội một NI KIM CÔ; như các vãi Chùa, toàn hàng trắng áo chín dải có thêu bông sen. Trên Kim Cô có choàng từ đầu tới gót. Đội mão Phương Thiên, trên chót Phương Thiên ngay đầu tóc có Thiên Nhãn Thầy bao quanh một vòng Minh Khí, đi giày vô ưu màu trắng, trên chót có để chữ "HƯƠNG" nghe à!

CHÚ GIẢI: Đầu Sư Nữ Phái mặc một bộ Đạo Phục toàn là hàng trắng có thêu bông sen, y như Đạo Phục Đầu Sư Nam Phái áo chín dải, đội một cái Ni Kim Cô nghĩa là: cái Ni Kim Cô bằng hàng trắng, y như của các vãi Chùa, có thêu bông sen, bao quanh đầu một cái Kim Cô bằng vàng, trên Ni Kim Cô ấy phải choàng một cái MÃO PHƯƠNG THIÊN, nghĩa là: Cái choàng bằng hàng cho thiệt mỏng, trên chót thêm một cái mũ bằng vàng chụp trọn đầu tóc, chính giữa ngay trước mặt có chạm Thiên Nhãn Thầy, bao quanh một vòng Minh Khí, cái choàng của mão Phương Thiên phải cho thiệt dài, ba thước ba tất ba phân, vì mỗi phen lên ngự trên ngai; thì phải có hai vị Lễ Sanh Nữ Phái theo sau, nâng đợ chẵng cho phết dưới đất; chơn đi giày vô ưu toàn bằng hàng trắng, trên chót mũi giày có thêu chữ "HƯƠNG" là Tịch Đạo (1). Nếu đội mão Phương Thiên dường ấy là phải bới đầu tóc ngay mỏ ác mới đặng (coi đẹp chớ hệ chi mà phòng ngại) ( 2).

HƯƠNG TÂM NHỨT PHIẾN CẬN CÀN KHÔN,

HUỆ ĐỨC TU CHƠN ĐỘ DẪN HỒN.

NHỨT NIỆM QUAN ÂM THÙY BẢO MẠNG,

THIÊN NIÊN ĐẲNG PHÁI THỦ SANH TỒN.

Cũng như của Nam Phái:



THANH ĐẠO TAM KHAI THẤT ỨC NIÊN,

THỌ NHƯ ĐỊA HUYỂN THẠNH HÒA THIÊN.

VÔ HƯ QUI PHỤC NHƠN SANH KHÍ,

TẠI VẠN CỔ ĐÀN CHIẾU PHẬT DUYÊN.

Đương đời này của Đức Lý Giáo Tông, thì Nam lấy chữ "THANH" Nữ lấy chữ "HƯƠNG" làm tịch, tức là cả Đạo Hữu Nam Nữ từ Tín Đồ chí Thiên Phong đều trong đời Đức Lý Giáo Tông hành chánh đứng vào tịch Thanh, Hương. Qua đời Giáo Tông khác thì Nam sẽ lấy chữ "Đạo" Nữ chữ "Tâm". Rồi cả chư Đạo Hữu Nam Nữ sẽ lấy Tịch: Đạo, Tâm; như vậy nối truyền hoài cho hết Tịch Đạo thì Thầy sẽ giáng cơ cho Tịch Đạo khác nữa. Lớn nhỏ, sau trước nhờ chữ Tịch Đạo ấy mà phân biệt (Hay).

Có kẻ hỏi: Thí dụ như đời Giáo Tông, thì Tịch Đạo của chư Đạo Hữu Nam Nữ đời trước, dầu Chức Sắc hay Tín Đồ cũng vậy, có phải buộc thay đổi Tịch Đạo không? Ta nói: Không, vì chính mình Giáo Tông kế vị cũng phải giữ Tịch Đạo trước, kỳ dư những Tín Đồ của đời Ngài độ rỗi, tức là chi tộc của Ngài, mới đặng thay đổi mà thôi, còn những Chức Sắc cùng là Tín Đồ của Giáo Tông đời trước còn sót lại thì thuộc về chi tộc của Giáo Tông ấy không đặng phép thay đổi Tịch. (Hay)

Tỷ như có Tân Giáo Tông sẽ lên kế vị cho Lý Giáo Tông thì cả Tín Đồ Nam Nữ mới nhập môn đều phải lấy Tịch "Đạo Tâm", dầu trong hàng Tín Đồ ấy sẽ có một chơn linh xứng đáng địa vị Chánh Phối Sư, mà Thầy giáng cơ phong chức đi nữa, thì cũng chịu Tịch Đạo Tâm, như các Tín Đồ khác, chớ Chức Sắc và Tín Đồ trong đời Lý Giáo Tông còn lại thì giữ Tịch "Thanh Hương" mà thôi, không đặng thay đổi.

(1) Xin giải Tịch Đạo của Nữ Phái.

(2) Vì thấy cả Chức Sắc Nam Nữ đều chúm chím cười thầm, nên Đức Lý  Giáo Tông để câu nầy.

TIẾT 3

PHÁP CHÁNH TRUYỀN CHÚ GIẢI:

ĐẠO PHỤC CHÁNH PHỐI SƯ VÀ PHỐI SƯ

PHÁP CHÁNH TRUYỀN: "Phối Sư cũng mặc y phục như vậy, song không có mão Phương Thiên, áo ba dải, nhưng trước ngực có thêu Thiên Nhãn Thầy, bao quanh một vòng Minh Khí".

CHÚ GIẢI: Chánh Phối Sư mặc Đạo Phục y như Đầu Sư, áo chín dải, toàn bằng hàng trắng, nơi trước ngực có thêu Thiên Nhãn Thầy, bao quanh một vòng Minh Khí áo có thêu bông sen y như của Đầu Sư vậy, đầu đội NI KIM CÔ cũng như Đầu Sư, chơn đi giày vô ưu, có Tịch Đạo trước mũi, song không đặng phép đội mão Phương Thiên.

Phối Sư cũng mặc Đạo phục y như Chánh Phối Sư song áo có ba dải mà thôi. Chơn cũng đi giày vô ưu, có chữ Tịch Đạo trước mũi.



TIẾT 4

PHÁP CHÁNH TRUYỀN CHÚ GIẢI: ĐẠO PHỤC GIÁO SƯ

PHÁP CHÁNH TRUYỀN "Giáo Sư mặc áo ba dải; đội NI KIM CÔ bằng hàng trắng, không đi giày".

CHÚ GIẢI: Giáo Sư mặc Đạo Phục toàn bằng hàng trắng trơn, không thêu bông sen, áo ba dải; đầu đội Ni Kim Cô bằng hàng trắng, phải cho dài từ đầu tới gót, y như của Đầu Sư và Phối Sư, chơn không đi giày.

TIẾT 5

PHÁP CHÁNH TRUYỀN CHÚ GIẢI: ĐẠO PHỤC GIÁO HỮU

PHÁP CHÁNH TRUYỀN: Giáo Hữu mặc Đạo Phục như Giáo Sư, nhưng không đội mão, giắt một bông sen, trên BÔNG SEN CÓ THIÊN NHÃN THẦY.

CHÚ GIẢI: Giáo Hữu mặc Đạo phục y như Giáo Sư, song trên đầu không đặng đội mão Ni Kim Cô, chỉ giắt một bông sen trên đầu tóc mà thôi, giữa bông sen có Thiên Nhãn Thầy.

TIẾT 6

PHÁP CHÁNH TRUYỀN CHÚ GIẢI: ĐẠO PHỤC LỄ SANH

PHÁP CHÁNH TRUYỀN: Lễ Sanh Nữ Phái mặc Đạo Phục như Giáo Hữu, nhưng choàng ngang trên đầu một đoạn vải mỏng cột ra sau ót, thả một mí dài một mí vắn, ngay đầu tóc có giắt một bông sen.

CHÚ GIẢI: Lễ Sanh Nữ Phái mặc Đạo Phục y như Nữ Giáo Hữu, nhưng trên đầu thì choàng ngang một đoạn vải mỏng cột ra sau ót, thả một mí dài một mí vắn, xuống cho tới khỏi trôn, ngay đầu tóc có giắt một cái bông sen trơn chớ không Thiên Nhãn. (Phải sửa y phục của Lễ Sanh như vầy chớ phần nhiều người sái về Liên hoa ấy lắm).

TIẾT 7

PHÁP CHÁNH TRUYỀN CHÚ GIẢI: ĐẠO PHỤC CHÁNH TRỊ SỰ

Chánh Trị Sự mặc Đạo Phục y như Lễ Sanh, song toàn bằng vải trắng, nịt ngang lưng một sợi dây cũng bằng vải trắng, cho thiệt cứng như dây nịt (bề ngang 0m03) áo Đạo cổ trịt viền chỉ kim tuyến vàng, nơi tay trái có ba sắc Đạo (bề ngang 0m06 bề dài 0m10) đầu để trần.



TIẾT 8

PHÁP CHÁNH TRUYỀN CHÚ GIẢI: ĐẠO PHỤC PHÓ TRỊ SỰ

Phó Trị Sự mặc Đạo Phục y như Chánh Trị Sự, song áo cổ trịt viền chỉ kim tuyến trắng, không đặng phép nịt ngang lưng một sợi dây như Chánh Trị Sự, áo một dải, nơi tay trái cũng có ba sắc Đạo (bề ngang 0m03 bề dài 0m05).



TIẾT 9

PHÁP CHÁNH TRUYỀN CHÚ GIẢI: ĐẠO PHỤC THÔNG SỰ

Thông Sự mặc một bộ Đạo Phục toàn bằng vải trắng, không đặng phép viền chỉ kim tuyến, mà hai bên cổ áo có thêu ba cổ pháp của Đạo là: Bình Bát Vu, Phất Chủ và Bộ Xuân Thu, y như hình trên mão Tiểu Phục của Hộ Pháp, nịt ngang lưng một sợi dây cũng bằng vải trắng cho thiệt cứng như dây nịt, (bề ngang 0m03).





PHẦN BA

ĐẠO PHỤC CỦA CHỨC SẮC HIỆP THIÊN ĐÀI CẤP CAO

HỆ THỐNG CHỨC SẮC HIỆP THIÊN ÐÀI













HỘ PHÁP









































































THƯỢNG PHẨM

Chi Ðạo




Chi Pháp




THƯỢNG SANH

Chi Thế





























































BẢO ÐẠO




BẢO PHÁP




BẢO THẾ




























HIẾN ÐẠO




HIẾN PHÁP




HIẾN THẾ




























KHAI ÐẠO




KHAI PHÁP




KHAI THẾ











































TỊNH THẤT





Cơ Quan

PHƯỚC THIỆN




Bộ PHÁP CHÁNH




Ban THẾ ÐẠO

1. Trí Huệ Cung




1. Phật Tử




1. Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn




1. Phu Tử

2. Trí Giác Cung




2. Tiên Tử




2. Chưởng Ấn




2. Ðại Phu

3. Vạn Pháp Cung




3. Thánh Nhơn




3. Cải Trạng




3. Quốc Sĩ







4. Hiền Nhơn




4. Giám Ðạo




4. Hiền Tài







5. Chơn Nhơn




5. Thừa Sử













6. Ðạo Nhơn




6. Truyền Trạng













7. Chí Thiện




7. Sĩ Tải













8. Giáo Thiện




8. Luật Sự













9. Hành Thiện



















10. Thính Thiện



















11. Tân Dân



















12. Minh Ðức















HỘ PHÁP




GIÁO TÔNG




THẬP NHỊ BẢO QUÂN

(HÀN LÂM VIỆN CỦA ĐẠO)


1. Bảo Huyền Linh Quân

2. Bảo Thiên Văn Quân

3. Bảo Địa Lý Quân

4. Bảo Học Quân

5. Bảo Cô Quân

6. Bảo Sanh Quân

7. Bảo Phong Hóa Quân (1)

8. Bảo Văn Pháp Quân

9. Bảo Y Quân

10. Bảo Nông Quân

11. Bảo Công Quân

12. Bảo Thương Quân





http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:and9gcstud8u_rzjhxpxezpbylcmpfgrb3iiqsivejbawoismwhooexz4a

ÐẠO PHỤC CỦA CHỨC SẮC HIỆP THIÊN ĐÀI





































TIẾT 1

PHÁP CHÁNH TRUYỀN CHÚ GIẢI: ÐẠO PHỤC CỦA HỘ PHÁP

CHÚ GIẢI: Đạo Phục của Hộ Pháp có hai bộ, một bộ Đại Phục và một bộ Tiểu Phục.

Bộ Đại Phục, người phải mặc giáp, đầu đội Kim Khôi toàn bằng Vàng, trên KIM KHÔI CÓ THỂ TAM SƠN, giống như cái chỉa ba ngạnh, chủ nghĩa là Chưởng Quản Tam Thiên bên Tây Phương Cực Lạc. Chơn đi hia, trên chót mủi hia có chữ "PHÁP", ngoài giáp thì choàng mãng bào, thế nào bên tả phải giáp, bên hữu thì mãng. Tay hữu (bên Đạo, nghĩa là bên Thượng Phẩm) cầm GIÁN MA XỬ (thể, lấy Đời chế Đạo) còn tay tả (bên Thế, nghĩa là bên Thượng Sanh) nắm xâu chuỗi "TỪ BI" (thể, lấy Đạo chế Đời) thành ra nửa Đời nửa Đạo. Ngang lưng cột dây Lịnh sắc có ba màu Đạo (thể Chưởng Quản Tam Giáo nơi mình, nắm trọn Thể Pháp và Bí Pháp đặng qui nhứt), cái mối dây lịnh sắc phải ngay chính giữa bụng.

Bộ Tiểu Phục thì toàn bằng hàng vàng (màu Đạo), đầu đội HỖN NGƯƠN MẠO màu vàng, bề cao một tấc ngay trước trán chính giữa có thêu ba Cổ Pháp của Tam Giáo là Bình Bát Vu, cây Phất Chủ, và bộ Xuân Thu, ngay trên ba Cổ Pháp ấy có chữ "PHÁP" chơn đi giày vô ưu màu trắng. Nơi chót mũi có chữ "PHÁP" lưng nịt dây lịnh sắc y như Đại Phục.

Khi ngồi Tòa Tam Giáo, thì phải mặc bộ Tiểu Phục, còn Đại Phục thì chỉ để khi ngự trên ngai mình.


TIẾT 2

PHÁP CHÁNH TRUYỀN CHÚ GIẢI: ÐẠO PHỤC CỦA THƯỢNG PHẨM

CHÚ GIẢI: Đạo Phục của Thượng Phẩm cũng có hai bộ, một bộ Đại Phục và một bộ Tiểu Phục.

Bộ Đại Phục thì toàn bằng hàng trắng, ngoài mặc áo lá màu xanh có viền chỉ kim tuyến bạc. Đầu để trần, chơn đi giầy vô ưu màu trắng, trước mũi có chữ "Đạo". Lưng buộc dây lịnh sắc y như của Hộ Pháp song mối phải thả ngay bên hữu. Tay hữu cầm LONG TU PHIẾN (nghĩa là cây quạt kết đủ 36 lông cò trắng) trên đầu quạt ngay giữa có PHẤT CHỦ, (thể, quạt đưa các chơn hồn vào Tam Thập Lục Thiên, nghĩa là vào Thiên vị) tay tả cầm xâu chuổiTỪ BI, (thể, dâng Đạo vào cho Hộ Pháp).

Bộ Tiểu Phục cũng bằng hàng trắng, lưng cột dây lịnh sắc y như Đại Phục, đầu đội HỖN NGƯƠN MẠO màu trắng, y như của Hộ Pháp, ngay giữa trán có thêu "Long Tu Phiến" ngay trên hình Long Tu Phiến có chữ "Đạo".

Khi đến Tòa Tam Giáo, thì phải mặc bộ Tiểu Phục, còn Đại Phục thì chỉ dùng khi đến ngự trên ngai mình.


TIẾT 3

PHÁP CHÁNH TRUYỀN CHÚ GIẢI: ÐẠO PHỤC CỦA THƯỢNG SANH

CHÚ GIẢI: Đạo Phục của Thượng Sanh cũng có hai bộ, một bộ Đại Phục và một bộ Tiểu Phục.

Bộ Đại Phục cũng y như của Thượng Phẩm, đầu bịt "THANH CÂN" nghĩa là: (một bao đảnh xanh), lưng mang DÂY THẦN THÔNG (nghĩa là một đường lụa đỏ) và nịt dây lịnh sắc y như của Hộ Pháp và Thượng Phẩm, song mối phải thả ngay về bên tả. Nơi lưng giắt THƯ HÙNG KIẾM (thể, tạo thế và chuyển thế) tay hữu cầm cây PHẤT CHỦ (thể, đưa Thế vào cho Hộ Pháp) tay tả nắm xâu chuổi "TỪ BI" (thể, dâng Đạo cho Nhơn Sanh), chơn đi giầy vô ưu màu trắng, trước mũi có chữ "Thế".

Bộ Tiểu Phục cũng y như của Thượng Phẩm, song ngay trước mão chính giữa có thêu Thư Hùng Kiếm và Phất Chủ, ngay trên hình Thư Hùng Kiếm và Phất Chủ có chữ "Thế", lưng cột dây lịnh sắc như Đại Phục.

Khi đến Tòa Tam Giáo, thì phải mặc bộ Tiểu Phục, còn Đại Phục thì chỉ khi đến ngự trên ngai mình.


TIẾT 4

PHÁP CHÁNH TRUYỀN CHÚ GIẢI:

ÐẠO PHỤC CỦA THẬP NHỊ THỜI QUÂN

CHÚ GIẢI: Đạo Phục của Thập Nhị Thời Quân có hai bộ, một bộ Đại Phục và một bộ Tiểu Phục.

Bộ Đại Phục toàn bằng hàng trắng, cổ trịt viền chỉ Kim Tuyến bạc. Đầu đội MÃO QUẠ cũng bằng hàng trắng, lưng nịt dây lịnh sắc theo chi mình mà thả mối, chơn đi giầy vô ưu màu trắng.

Bộ Tiểu Phục cũng toàn hàng trắng. Lưng nịt dây lịnh sắc y như Đại Phục. Đầu đội mão cũng như Tiểu Phục của Hộ Pháp, Thượng Phẩm và Thượng Sanh, tùy theo chi mình mà để Cổ Pháp, chơn đi giầy vô ưu màu trắng.

Khi Hành Chánh thì mặc bộ Tiểu Phục, còn Đại Phục thì khi Đại Lễ. Còn nhiều vị Chơn Quân khác hoặc đã đến rồi hoặc chưa đến, mà Đạo Phục còn để tạm hay là Thầy chưa quyết định, sau sẽ giải rõ.










http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:and9gcstud8u_rzjhxpxezpbylcmpfgrb3iiqsivejbawoismwhooexz4a

PHẦN BỐN

ĐẠO PHỤC CỦA CHỨC SẮC HIỆP THIÊN ĐÀI

BỘ PHÁP CHÁNH

(Trích HIẾN PHÁP HTĐ CHƯƠNG III)

Điều Thứ Năm: - Đạo phục của mỗi phẩm Chức Sắc Hiệp Thiên Đài.



TIẾT 1.ĐẠO PHỤC CỦA LUẬT SỰ

Có hai bộ: Đại và Tiểu phục:

a) Đại phục: Mặc áo tràng trắng, hai bên vai áo có dấu hiệu Tam Giáo và Cổ Pháp, trên Cổ Pháp có cân công bình, đầu đội NHỰT NGUYỆT MẠO.

b) Tiểu phục: Mặc trường y trắng có 6 nút, lưng mang dây nịt trắng, đầu đội KHÔI NGUYÊN MẠO, trước mão có thêu Thiên Nhãn, có dấu hiệu Cổ Pháp, trên Cổ Pháp có cân công bình, và hai chữ Luật Sự bằng quốc tự.

TIẾT 2.ĐẠO PHỤC CỦA SĨ TẢI

Có hai bộ: Đại và Tiểu phục.

a) Đại phục: Mặc áo tràng trắng, đầu đội NHỰT NGUYỆT MẠO, hai bên mão có dấu hiệu Tam Giáo và Cổ Pháp, trên Cổ Pháp có cân công bình.

b) Tiểu phục: Mặc trường y trắng có 6 nút, lưng mang dây nịt trắng, đầu đội KHÔI NGUYÊN MẠO, trước mão có thêu Thiên Nhãn, có dấu hiệu Cổ Pháp, trên Cổ Pháp có cân công bình và hai chữ Sĩ Tải bằng quốc tự.

TIẾT 3.ĐẠO PHỤC CỦA TRUYỀN TRẠNG

Có hai bộ: Đại và Tiểu phục.

a) Đại phục: Mặc áo tràng trắng, đầu đội NHỰT NGUYỆT MẠO, hai bên mão có dấu hiệu Tam Giáo và Cổ Pháp, trên Cổ Pháp có cân công bình.

b) Tiểu phục: Mặc trường y trắng có 6 nút, lưng mang dây nịt trắng, đầu đội KHÔI NGUYÊN MẠO, trước mão có thêu Thiên Nhãn, có dấu hiệu Cổ Pháp, trên Cổ Pháp có cân công bình và hai chữ Truyền Trạng bằng quốc tự.

TIẾT 4.ĐẠO PHỤC CỦA THỪA SỬ

Có hai bộ: Đại và Tiểu phục.

a) Đại phục: Mặc áo tràng trắng, đầu đội NHỰT NGUYỆT MẠO, hai bên mão có dấu hiệu Tam Giáo và Cổ Pháp, trên Cổ Pháp có cân công bình.

b) Tiểu phục: Mặc trường y trắng có 6 nút, lưng mang dây nịt trắng, đầu đội KHÔI NGUYÊN MẠO, trước mão có thêu Thiên Nhãn, có dấu hiệu Cổ Pháp, trên Cổ Pháp có cân công bình và hai chữ Thừa Sử bằng quốc tự.

TIẾT 5.ĐẠO PHỤC CỦA GIÁM ĐẠO

Có hai bộ: Đại và Tiểu phục.

a) Đại phục: Mặc áo tràng trắng, đầu đội NHỰT NGUYỆT MẠO, hai bên mão có dấu hiệu Tam Giáo và Cổ Pháp, trên Cổ Pháp có cân công bình.

b) Tiểu phục: Mặc trường y trắng có 6 nút, lưng mang dây nịt trắng, đầu đội KHÔI NGUYÊN MẠO, trước mão có thêu Thiên Nhãn, có dấu hiệu Cổ Pháp, trên Cổ Pháp có cân công bình và hai chữ Giám Đạo bằng quốc tự.

TIẾT 6.ĐẠO PHỤC CỦA CẢI TRẠNG

Có hai bộ: Đại và Tiểu phục.

a) Đại phục: Mặc áo tràng trắng, đầu đội NHỰT NGUYỆT MẠO, hai bên mão có dấu hiệu Tam Giáo và Cổ Pháp, trên Cổ Pháp có cân công bình.

b) Tiểu phục: Mặc trường y trắng có 6 nút, lưng mang dây nịt trắng, đầu đội KHÔI NGUYÊN MẠO, trước mão có thêu Thiên Nhãn, có dấu hiệu Cổ Pháp, trên Cổ Pháp có cân công bình và hai chữ Cải Trạng bằng quốc tự.

TIẾT 7.ĐẠO PHỤC CỦA CHƯỞNG ẤN

Có hai bộ: Đại và Tiểu phục.

a) Đại phục: Mặc áo tràng trắng, đầu đội NHỰT NGUYỆT MẠO, lưng buộc đường lụa trắng đánh ba tao, dưới có hai tui trắng, chơn mang giày trắng.

b) Tiểu phục: Mặc trường y trắng có 6 nút, lưng buộc đường lụa trắng đánh ba tao, dưới có 2 tui trắng, đầu đội HỖN NGƯƠN MẠO, trước mão có thêu Cổ Pháp và hai chữ Chưởng Ấn bằng quốc tự, chơn mang giày trắng.

TIẾT 8.ĐẠO PHỤC CỦA TIẾP DẪN ĐẠO NHƠN

Có hai bộ: Đại và Tiểu phục.

a) Đại phục: Mặc áo tràng trắng, đầu đội NHỰT NGUYỆT MẠO, lưng buộc đường lụa trắng đánh ba tao, dưới có hai tui trắng, chơn mang giày trắng.

b) Tiểu phục: Mặc trường y trắng có 6 nút, lưng buộc đường lụa trắng đánh ba tao, dưới có 2 tui trắng, đầu đội HỖN NGƯƠN MẠO, trước mão có thêu Cổ Pháp và chữ Tiếp Dẫn Đạo Nhơn bằng quốc tự, chơn mang giày trắng.



Điều Thứ Sáu:

  • Khi thọ mạng lịnh của Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài hay của Thập Nhị Thời Quân, từ phẩm Sĩ Tải đến phẩm Tiếp Dẫn Đạo Nhơn được buộc dây Sắc Lịnh nơi mình trong lúc hành sự, nhưng phải theo Chi của vị Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài hay của vị Thời Quân ra lịnh mà thả mối. Trường hợp mang dây Sắc Lịnh phải được ghi rõ trong Thánh Lịnh giao phó nhiệm vụ cho đương sự.



http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:and9gcstud8u_rzjhxpxezpbylcmpfgrb3iiqsivejbawoismwhooexz4a

PHẦN NĂM

ĐẠO PHỤC CỦA CHỨC SẮC HIỆP THIÊN ĐÀI THẬP NHỊ BẢO QUÂN

TIẾT 1

PHÁP CHÁNH TRUYỀN CHÚ GIẢI:

ÐẠO PHỤC CỦA BẢO VĂN PHÁP QUÂN

CHÚ GIẢI: Bộ Đại Phục của Văn Pháp toàn bằng hàng trắng, đầu đội NHỰT NGUYỆT MẠO (1) như các Chức Sắc nơi Hiệp Thiên Đài, song hai bên ngay chính giữa có kết một bông sen năm cánh, trên mỗi bông thì thêu Thiên Nhãn Thầy ngay đường giữa trước mão cũng kết một bông sen nhưng khỏi thêu Thiên Nhãn. Cả thảy là ba bông sen trên mão.

Lưng ĐAI BẠCH TUYẾT THẦN QUANG bằng hàng trắng, bề dài ba thước ba tấc ba phân; bề ngang ba tấc ba phân ba ly, buộc mối chừa ra trước thế nào đủ thắt một bông sen năm cánh.

Chơn đi giầy vô ưu cũng bằng hàng trắng, trước mũi mỗi chiếc cũng có một bông sen nhỏ hơn một thí.

 (1) Y theo Thánh Giáo ngày 13 Mars 1931 của Lục Nương Diêu Trì cung dạy về mão của Thập Nhị Thời Quân thì cái vòng tròn úp lên đầu đội là "Thế Nhựt Hình" còn hình bán nguyệt của mão là "Thế Nguyệt Tượng". Vậy thì gọi là Nhựt Nguyệt Mạo.

TIẾT 2


PHÁP CHÁNH TRUYỀN CHÚ GIẢI: ÐẠO PHỤC CỦA BẢO SANH QUÂN

CHÚ GIẢI: Bộ Đại Phục của Bảo Sanh Quân toàn bằng hàng trắng. Đầu đội NHỰT NGUYỆT MẠO giống như các Chức Sắc Hiệp Thiên Đài, ngay giữa mão từ ba phân lên bốn phân thêu một Thiên Nhãn; hai bên mão thêu hai Thiên Nhãn nữa, cả thảy là ba.

Vòng theo vành mão cột một sợi dây Tiên Thằng, (bề ngang tám phân, bề dài hai thước) buộc thế nào chừa Thiên Nhãn ngay giữa mão ra, cho hai mối thòng xuống hai bên vai. Lưng đai SONG QUANG THẦN THÔNG, nghĩa là một đường lụa trắng, kết hai bên hông hai vòng vô vi. Chơn đi giầy vô ưu cũng bằng hàng trắng.


TIẾT 3

12 BẢO QUÂN LÀ THÀNH PHẦN CỦA HÀN LÂM VIỆN CAO ĐÀI

Trong Đạo Cao Đài, Hàn Lâm Viện là một cơ quan đặc biệt nằm ngoài CTĐ và HTĐ, do Đức Chí Tôn lập nên, dưới quyền chưởng quản của Giáo Tông và Hộ Pháp, có nhiệm vụ bảo tồn và phát huy nền Văn hóa Cao Đài mà Đức Chí Tôn tạo ra cho toàn nhơn loại.

Hàn Lâm Viện Cao Đài gồm 12 Viện sĩ gọi là Thập nhị Bảo Quân, mỗi vị có chức năng chuyên môn riêng biệt đặc sắc, kể ra sau đây:

■ Theo quyển "Lời Phê của Đức Hộ Pháp", trang 25 thì Thập nhị Bảo Quân gồm:

LỜI PHÊ: Toàn thể Bảo Quân là Hàn Lâm Viện , mỗi vị có sở thức sở năng, ấy là điều khác nhau đặc biệt, tỷ như Huyền Linh Quân, nghĩa là Thần linh hồn, khác với Bảo Học Quân thuộc về khoa học hay là thực tế học.


  1. Bảo Huyền Linh Quân.

  2. Bảo Thiên Văn Quân.

  3. Bảo Địa Lý Quân.

  4. Bảo Học Quân.

  5. Bảo Cô Quân.

  6. Bảo Sanh Quân.

  7. Bảo Phong Hóa Quân.

  8. Bảo Văn Pháp Quân.

  9. Bảo Y Quân.

  10. Bảo Nông Quân.

  11. Bảo Công Quân.

  12. Bảo Thương Quân.

Thập nhị Bảo Quân dưới quyền nào của Đạo?

LỜI PHÊ: Riêng cho quyền Thượng Hội, dưới quyền chỉ huy của Giáo Tông và Hộ Pháp.

■ Theo quyển "Chánh Trị Đạo" của Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa, trang 69, Ngài kể Thập nhị Bảo Quân, thay vì số 7 là Phong Hóa Quân thì chỗ đó là Bảo Sĩ Quân. Như vậy có đủ 4 vị Bảo Quân: Sĩ, Nông, Công, Thương.

Phẩm vị Thập nhị Bảo Quân do Đức Chí Tôn hay Quyền thiêng liêng giáng cơ phong thưởng, giống y như Thập nhị Thời Quân HTĐ, chớ không do cầu phong cầu thăng hay công cử như bên Chức sắc CTĐ và CQPT.

Khi chầu lễ Đức Chí Tôn tại Tòa Thánh, chư vị Bảo Quân đứng tại chỗ HTĐ, dưới các bực của chư vị Thời Quân, và đứng sắp hàng phân ra hai bên tả hữu của chư vị Thời Quân. Nếu chỉ có 1 vị Bảo Quân chầu lễ thì vị ấy đứng phía bên Chi Thế, tức là bên phía Đức Thượng Sanh.



CGPCT: "Ngoại PCT, dưới quyền Hộ Pháp thì còn Bảo Văn Pháp Quân (Arts et Belles Lettres), trước phong đỡ làm Tiếp Lễ Nhạc Quân, nay đã vào chánh vị đặng chỉnh đốn Lễ Nhạc lại cho hoàn toàn cho tới ngày thành Đạo.

Bảo Sanh Quân (Assistance Publique), Thầy phong đỡ làm Tiếp Y Quân, đặng đợi ngày thành Đạo.

Bảo Học Quân (Enseignement) và nhiều Chức sắc khác nữa Thầy chưa lập. Các vị ấy Hộ Pháp đang chờ đến."

MỘT SỐ VỊ BẢO QUÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐỨC CHÍ TÔN ÂN PHONG:

* BẢO VĂN PHÁP QUÂN

Ông Cao Quỳnh Diêu,

đắc phong

1930.

* BẢO SANH QUÂN

Bác sĩ Lê Văn Hoạch,

đắc phong

1930.

* BẢO CÔ QUÂN

Luật sư Dương Văn Giáo.







* BẢO HỌC QUÂN

Luật sư Nguyễn Văn Lộc,

đắc phong

1972.

* BẢO Y QUÂN

Bác sĩ Trương Kế An,

(bút hiệu Tuyết Văn Mặc Khách)



đắc phong

1972.

 *BẢO NÔNG QUÂN

Ông Đặng Văn Dắn,

đắc phong

1972.

Ghi chú: (1) Trong quyển Chánh trị đạo của Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa, khi kể về Chức sắc Hàn Lâm Viện Thập nhị Bảo Quân, chỗ "Bảo Phong Hóa Quân" thì thay vào đó là "Bảo Sĩ Quân". Như thế là đủ 4 vị Bảo Quân: Sĩ, Nông, Công, Thương.

Phẩm vị Thập nhị Bảo Quân do Đức Chí Tôn hay Quyền thiêng liêng giáng cơ phong thưởng, giống y như Thập nhị Thời Quân HTĐ, chớ không do cầu phong cầu thăng hay công cử như bên Chức sắc CTĐ và CQPT.

Khi chầu lễ Đức Chí Tôn tại Tòa Thánh, chư vị Bảo Quân đứng tại chỗ HTĐ, dưới các bực của chư vị Thời Quân, và đứng sắp hàng phân ra hai bên tả hữu của chư vị Thời Quân. Nếu chỉ có 1 vị Bảo Quân chầu lễ thì vị ấy đứng phía bên Chi Thế, tức là bên phía Đức Thượng Sanh.

CGPCT: "Ngoại PCT, dưới quyền Hộ Pháp thì còn Bảo Văn Pháp Quân (Arts et Belles Lettres), trước phong đỡ làm Tiếp Lễ Nhạc Quân, nay đã vào chánh vị đặng chỉnh đốn Lễ Nhạc lại cho hoàn toàn cho tới ngày thành Đạo.

Bảo Sanh Quân (Assistance Publique), Thầy phong đỡ làm Tiếp Y Quân, đặng đợi ngày thành Đạo.Bảo Học Quân (Enseignement) và nhiều Chức sắc khác nữa Thầy chưa lập. Các vị ấy Hộ Pháp đang chờ đến."

Trích Thánh giáo trong Đàn cơ Phong Thánh tại Cung Đạo Đền Thánh đêm 15-11-Tân Hợi (dl 1-1-1972).

Phò loan: Ngài Hiến Pháp và Khai Đạo.

Đức Phạm Hộ Pháp giáng cơ:

Ngài Hiến Đạo bạch: Cầu xin Đức Ngài phong vị chánh thức cho 3 vị Bảo Quân.



Đọc danh sách:

* Trương Kế An: đắc phong Bảo Y Quân.

* Nguyễn Văn Lộc: đắc phong Bảo Học Quân.

* Đặng Văn Dắn: đắc phong Bảo Nông Quân.

Ngài Hiến Đạo bạch: Cầu xin Đức Ngài chỉ giáo về sự đối phẩm và Tiểu phục của chư vị Bảo Quân.



- Đối phẩm Phối Sư. Tiểu phục cũng sửa lại còn một Thiên nhãn như Hộ Đàn.

Ngài Hiến Đạo bạch: Xin Đức Ngài chỉ định chư vị Bảo Quân đứng cúng thế nào?

- Bảo Quân đứng hai bên tả hữu dưới các bực của Hiệp Thiên, như có một thì đứng bên Chi Thế."........

Trích Thánh giáo Đàn cơ tại Giáo Tông Đường đêm 11-Giêng-Nhâm Tý (dl 23-2-1972)

Phò loan: Ngài Hiến Pháp và Khai Đạo. Hầu đàn: Bảo Đạo, Hiến Đạo.

Đức Phạm Hộ Pháp giáng cơ.

".....................

Ngài Bảo Đạo bạch: Xin Đức Ngài chỉ dạy về phẩm Hiền Nhơn và nhiệm vụ của chư vị Bảo Quân?



- Bần đạo hứa sẽ định sau thì phải chờ một thời gian nữa sẽ giải thích trước mặt các Chức sắc tân thăng và có cả mấy vị Bảo Quân, vì vấn đề nầy liên quan mật thiết với nhiệm vụ của Hiền Nhơn.

Bảo Sanh Quân cũng có công việc từ thiện Phạm Môn.

Bảo Y Quân cũng có nhiệm vụ từ thiện.

Bảo Học Quân thì trùm hết.

Bảo Nông Quân thì vai chánh về lương điền, công nghệ và luôn Công, Thương, nên mới có sự liên hệ với nhau.

CTĐ cũng vậy, vì bên ấy cũng có Học, Y, Nông, v.v...

Tất cả đều là công việc chung của Đạo. Chư Chức sắc cứ tùy nhiệm vụ mà thi hành đúng theo tôn chỉ thì sẽ thành công."

Trong một Đàn cơ khác, Đức Cao Thượng Phẩm giáng, ngày 22-12-Kỷ Sửu (dl 8-2-1950), nói chuyện với Ngài Bảo Sanh Quân Lê Văn Hoạch, về nhiệm vụ của Bảo Sanh Quân trong Hàn Lâm Viện, trích ra sau đây:



"Bảo Sanh Quân là một phần trọng yếu với danh từ của Đức Chí Tôn đặt để.

Vậy Hiền hữu khá trọn tâm làm thế nào cho được sự hạnh phúc cho dân, thì các Đấng sẽ sẵn sàng ám trợ mỗi việc đều thành công. Vai tuồng của Hiền hữu còn dài, nhơn sanh còn đương mong mỏi thì phải để một chí hướng cao siêu, tầm phương hay làm cho đời thoát khổ và bảo tồn sự sống của nhơn loại. Ấy là sở định trách nhiệm của Hiền hữu đó.

Một điều cần lưu ý là lấy đạo đức thắng hung bạo, dùng nghĩa nhân qui phục lòng dân, ấy là phương lập quốc trường cửu đó."



http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:and9gcstud8u_rzjhxpxezpbylcmpfgrb3iiqsivejbawoismwhooexz4a PHẦN SÁU



ĐẠO PHỤC CỦA CHỨC SẮC HIỆP THIÊN ĐÀI

HỘI THÁNH PHƯỚC THIỆN

TỔ CHỨC CƠ QUAN PHƯỚC THIỆN

 











THỜI QUÂN

CHI ÐẠO HTÐ


Thống Quản CQPT


































NỮ PHÁI

PHƯỚC THIỆN

CHƠN NHƠN 


Chưởng quản










NAM PHÁI PHƯỚC THIỆN

CHƠN NHƠN 


Chưởng quản

























ÐỆ NHỨT 
Phó

Chưởng quản






ÐỆ NHỊ 
Phó

Chưởng quản






ÐỆ NHỨT 
Phó

Chưởng quản






ÐỆ NHỊ 
Phó

Chưởng quản



























Cửu Viện Phước Thiện Nữ phái

Hòa | Lại | Lễ | Học | Y  | Nông |

Hộ | Lương | Công











Cửu Viện Phước Thiện Nam phái

Hòa | Lại | Lễ | Học | Y  | Nông |



Hộ | Lương | Công











































TRẤN ÐẠO PHƯỚC THIỆN
ÐẠO NHƠN 
Nữ Quản Trấn










TRẤN ÐẠO PHƯỚC THIỆN
ÐẠO NHƠN 
Quản Trấn




























CHÂU ÐẠO PHƯỚC THIỆN
CHÍ THIỆN 
Nữ Quản Châu










CHÂU ÐẠO PHƯỚC THIỆN
CHÍ THIỆN 
Quản Châu




























TỘC ÐẠO PHƯỚC THIỆN
GIÁO THIỆN 
Nữ Quản Tộc










TỘC ÐẠO PHƯỚC THIỆN
GIÁO THIỆN 
Quản Tộc




























BÀN CAI QUẢN
HÀNH THIỆN 
Nữ Chủ Trưởng










BÀN CAI QUẢN
HÀNH THIỆN 
Chủ Trưởng




























CHỦ SỞ 
HÀNH THIỆN, THÍNH THIỆN 
TÂN DÂN,

MINH ÐỨC


ÐẠO SỞ










CHỦ SỞ 
HÀNH THIỆN, THÍNH THIỆN 
TÂN DÂN,

MINH ÐỨC,

ÐẠO SỞ





Cơ Quan Phước Thiện (CQPT) là một tổ chức của Đạo Cao Đài, có nhiệm vụ làm những việc phước và những việc thiện để giúp ích những người đang bị khổ đau trong cuộc sống.

"Phước Thiện là cơ quan bảo tồn sanh chúng trên đường sanh hoạt nuôi sống thi hài, tức là cơ quan giải khổ cho chúng sanh, tầm phương bảo bọc những kẻ tật nguyền, cô độc, dốt nát, ít oi, hoặc giúp tay cho bên Hành Chánh thi hành luật pháp cho đặng dễ dàng trọn vẹn."

"Chơn truyền của PT là thay thế cho Chí Tôn và Phật Mẫu thực hành cơ cứu khổ bằng phương pháp là: Làm cha những kẻ không cha, làm mẹ những kẻ không mẹ, làm anh những kẻ không anh, làm bạn những kẻ thiếu bạn, làm chồng làm vợ những kẻ không vợ không chồng, trong sự thương yêu cao quí và trong sự giúp đỡ chơn thành.

Có vậy mới có thể thực hành cơ quan cứu khổ của Đức Chí Tôn để nơi mặt thế nầy." 



(Thánh giáo của Đức Cao Thượng Phẩm tại Qui Thiện Đường ngày 26-10-Canh Dần 1950)

"Phương pháp ấy rất đơn giản và cũng rất dễ làm, nếu ai có thiện tâm thương yêu nhơn loại, dầu cho kẻ yếu hay tật nguyền cũng có thể làm được, đừng nói chi kẻ trí thức là phải thực hành chương trình xã hội thuần tuý nầy.



Phải cho cơm những kẻ thiếu cơm, cho thuốc những kẻ bịnh thiếu thuốc, cho hàn những kẻ không hàn chôn, chở che những kẻ bị đàn áp bất công, binh vực những kẻ bị chúng hiếp, an ủi những kẻ buồn rầu, khuyến khích những kẻ toan thối bước, độ những kẻ khổ tâm, lau nước mắt những kẻ cô độc đang khóc trước mặt mình.

Tóm lại là phải tự hiến mảnh thân làm con tế vật cho Đức Chí Tôn để làm tôi đòi cho con cái của Người sử dụng, trong việc đem hạnh phúc đến cho họ, để thực hành trọn vẹn cơ quan giải khổ của Đại Từ Phụ." 



( Thánh giáo của Bát Nương tại Qui Thiện Đường ngày 26-10-Canh Dần 1950).

Каталог: booksv
booksv -> Đinh Tấn Thành 933 Woodside Dr. Holland, Mi 49424 tiểu sử ĐỨc hộ pháp phạm công tắc giáo chủ ĐẠo cao đÀi tòa thánh tây ninh
booksv -> Gigong Exercise Taught By His Holiness HỘ pháP
booksv -> ĐẠI ĐẠo tam kỳ phổ ĐỘ TÒa-thánh tây-ninh chú giảI
booksv -> LỂ khánh thành tòa-thánh tây-ninh
booksv -> GIỚi thiệU: TÒa-thánh tây ninh tòa thánh tây ninh I- giới thiệu tổng quát
booksv -> I/. introduction to caodai religion 3 ii/. Meaning of word "tao" in caodai religion 4
booksv -> Tây-Ninh Thánh Địa mùa Hoa Đạo nở Kỹ-niệm Hội-yến Diêu-Trì-Cung Quí Hợi (2007) Nữ Soạn giả nguyên thủY
booksv -> Thiên vân quách văn hòa trong thi văn năM 2011 LỜi tựA
booksv -> 1. Đêm 28 tháng 7 Canh-Dần (1950). 1 Phò Loan: Luật-sự: Khoẻ, Hưỡn
booksv -> Bí-pháP ĐẠo cao-đÀI

tải về 317.38 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương