NĂM ĐỨc tin 2012 2013 NỘi dung



tải về 0.9 Mb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích0.9 Mb.
#37979
1   2   3

2012 - 2013

NỘI DUNG:


  1. Lời chủ chăn

  2. Giới thiệu Tự Sắc “Cánh Cửa Đức Tin”

  3. Kế hoạch Mục vụ Năm Đức Tin

  4. Chủ đề mỗi tháng trong Năm Đức Tin

  5. Những bài hát


Lá Thư Mục Tử tháng 9. 2012

Tòa TGM Thành phố HCM
NĂM ĐỨC TIN

Kg. Quý linh mục, tu sĩ, giáo dân, những người lo việc giáo dục đức tin, các Ban MVGP, các tổ chức MV giáo xứ (HĐGX, GLV, CĐ) các tổ chức cùng phong trào tông đồ giáo dân

Anh chị em thân mến,

1. Ý nghĩa mục đích của Năm Đức Tin. Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI ấn định cho Giáo Hội Công Giáo cử hành Năm Đức Tin từ 11.10. 2012 đến 24.11. 2013. Mục đích là nhằm tạo điều kiện cho người công giáo ở khắp năm châu nhìn lại đời sống đức tin của mình trong bối cảnh văn hóa xã hội hôm nay, tìm cách bổ sung những thiếu sót và bất cập, điều chỉnh những méo mó và lệch lạc, hướng đến sống hồng ân đức tin ngày càng trung thực và trọn vẹn, mở đường cho hồng ân đức tin ngày càng tỏa sáng trong môi trường văn hóa và xã hội, kinh tế và chính trị trên thế giới cũng như tại đất nước Việt Nam hôm nay.

2. Nhìn lại hồng ân đức tin trong dòng lịch sử. Từ gần 5 thế kỷ nay, qua các nhà truyền giáo, Thiên Chúa là Cha trên trời, đã yêu thương gieo hạt mầm đức tin trên đất nước VN. Nhờ mồ hôi cùng máu đào các nhà truyền giáo, các tiền nhân và chứng nhân đức tin, thửa đất đó đã được khai hoang và trở nên màu mỡ. Nhờ các thế hệ tín hữu đã dày công vun tưới, chăm sóc, bảo vệ, bằng đời sống chuyên cần cầu nguyện, bác ái và quảng đại hy sinh, những hạt mầm đức tin phát triển và đơm bông kết trái như hôm nay.

Thế nhưng, cũng từ đó đến nay, xã hội đất nước cùng gia đình nhân loại không ngừng chuyển biến và đổi thay, bao nhiêu biến cố lịch sử để lại những dấu ấn cùng những vấn đề nghiêm trọng trong xã hội, tác động làm cho đời sống đức tin của nhiều người, cách riêng người trẻ, hoặc bị đóng băng, bị xói mòn, sai lệch, hoặc trở nên hụt hẫng, bất cập... Các nhà giáo dục đức tin cần chung lòng chung sức suy nghĩ và tìm ra biện pháp giải tỏa tình trạng nêu trên, khai mở cho mọi người con đường bước theo Chúa Giêsu Kitô, dẫn đến nguồn sống dồi dào trong yêu thương và an bình.



3. Nhìn lại việc tuyên xưng đức tin. Lời tuyên xưng đức tin bày tỏ quyết tâm:

(1) Một mặt, quyết tâm trong mọi hoàn cảnh, không nghe theo, không chạy theo sự lôi cuốn, quyến rũ, dụ dỗ của ma quỷ, xác thịt, thế gian, - vì lẽ ma quỷ là đầu mối mọi sự dữ và sự xấu trong đời sống nhân loại, - vì xác thịt mang nặng đam mê mù quáng của lòng tham sân si cùng tính đối kháng cố hữu của bản năng tự vệ khép kín, - vì thế gian với những thói đời mang tính bất cập, thường liên minh với xác thịt làm phát sinh nhiều tệ nạn cùng bất công trong xã hội.

(2) Mặt khác, quyết tâm mọi lúc tin vào và gắn bó với Ba Ngôi Thiên Chúa cùng Giáo Hội Chúa Kitô :

- gắn bó với Thiên Chúa là Cha trên trời, tìm và thi hành ý Cha mong muốn cho mọi người sống dồi dào;

- gắn bó với Chúa Giêsu Kitô, trung thành bước theo Ngài trên con đường tình yêu cứu độ (hội nhập, dấn thân phục vụ, quảng đại hiến thân, đổi mới) dẫn đến nguồn sống mới, là nguồn sống dồi dào;

- gắn bó và ý thức cộng tác với ơn Chúa Thánh Thần thánh hóa và đổi mới người tín hữu nên người mới theo hình mẫu Chúa Kitô, soi dẫn cho họ bước theo con đường đi đến nguồn sống mới của Chúa Kitô;

- gắn bó và hiệp thông với Giáo Hội Chúa Kitô, trung thành thực hành giáo huấn của Giáo Hội triển khai Lời Chúa là Lời ban ánh sáng chân lý cùng tình yêu, ánh sáng bình an cùng sức sống mới của Chúa Kitô.

Các nhà giáo dục đức tin cần tạo cơ hội cho mọi người công giáo, mọi thành phần cùng mọi tổ chức trong Giáo Hội, nhìn lại lối sống hôm nay có trung thành với lời hứa, với quyết tâm đó đến đâu? Đâu là những sai sót, khó khăn, thử thách? Cần làm gì nhằm tạo điều kiện cho mọi người biến mọi sự thành cơ hội củng cố đời sống đức tin, và tiến bước đi đến nguồn sống mới của Chúa Kitô?

4. Nhìn lại việc dạy giáo lý cùng cử hành đức tin. Dạy giáo lý và cử hành đức tin đều có mục đích mở rộng kiến thức đức tin và nâng cao ý thức đức tin, giáo dục người tín hữu, tạo khả năng và cơ hội cho họ :

(1) sống trọn tình hiếu thảo với Thiên Chúa là Cha giàu lòng từ bi nhân hậu, luôn tìm và thi hành ý Ngài; (2) sống vẹn nghĩa huynh đệ hiệp thông và hợp nhất với anh em đồng đạo trong Giáo Hội là con một Cha; (3) mở rộng tình huynh đệ đồng cảm và chia sẻ với đồng bào và đồng loại là anh em một nhà.

Sống trọn vẹn ba mối tình đó là xây dựng cuộc đời, gia đình, cộng đoàn, trên nền đá vững chắc là Lời Chúa. Được xây mới trên nền móng Lời Chúa theo chỉ dẫn thống nhất của Đại Hội Dân Chúa VN năm 2010 và Công Nghị giáo phận năm 2011, gia đình, cộng đoàn tín hữu từng bước trở nên Giáo Hội Mầu Nhiệm, Giáo Hội Hiệp Thông, Giáo Hội Sứ Vụ, theo như Giáo Hội cùng Công Đồng Vatican II đã dạy.

Giới hữu trách cần cùng nhau nhìn lại việc dạy giáo lý và việc cử hành đức tin có tạo khả năng cho mọi người sống tình mến Chúa yêu người theo như Lời Chúa dạy không? Có giúp cho người công giáo ý thức mở rộng cả hai van tim của lòng đạo, lòng tin, một van để đón nhận mọi hồng ân Thiên Chúa thương ban, van kia để chia sẻ những hồng ân đó cho mọi người trong gia đình, trong cộng đoàn, trong xã hội? Hay chỉ theo lối mòn xưa nay với những luật lệ và công thức cố định chỉ nhằm giúp họ giữ đạo và bảo vệ đạo?

Trong công cuộc giáo dục đức tin hiện nay, có cần cùng nhau xác định rõ mục tiêu và định hướng giáo dục đức tin, hoàn chỉnh nội dung chương trình theo định hướng đã thống nhất? Có cần cải tiến cách tổ chức và điều hành, cách phân công và phối hợp nhân sự cùng những sáng kiến xưa nay, cũng như cách giáo dục đối với các lớp tuổi sống trong những hoàn cảnh khác nhau..., nhằm giúp cho việc dạy giáo lý, cử hành đức tin mang lại hiệu quả mong muốn, là người tín hữu có điều kiện sống đức tin ngày càng trung thực và trọn vẹn, mở đường cho hồng ân đức tin ngày càng tỏa sáng trong môi trường xã hội hôm nay?...

5. Nhìn lại việc sống đức tin. Hồng ân đức tin soi dẫn cho người tín hữu làm theo lời ĐTC Bênêđitô XVI nhắc nhở dân Chúa hãy Phúc Âm hóa đời sống và bổn phận thường ngày của mình. Nghĩa là ý thức đưa ánh sáng chân lý cùng sức sống mới của Lời Chúa vào trong việc tu thân luyện đức và giáo dục, vào trong việc tề gia là chăm lo cho gia đình cùng cộng đoàn, vào trong việc trị quốc là quản trị một tổ chức, một cộng đoàn, nhằm mang lại sự an bình cho người người, sự an lành cho nhà nhà. Phúc Âm hóa sẽ giúp cho người tín hữu thi hành những bổn phận thường ngày vừa thuận ý trời (thiên thời), vừa hợp với giáo huấn của Giáo Hội cùng truyền thống văn hóa và đạo đức của dân tộc (địa lợi), vừa hòa với lòng nhân, lòng đạo, lòng tin của con người (nhân hòa).

Thực tế cuộc sống cho thấy người tín hữu sống hồng ân đức tin trong bổn phận thường ngày như thế nào? Ý thức đi theo ánh sáng chân lý và tình yêu của Chúa Kitô, hay chỉ vô ý thức theo lối mòn của khung nếp xưa nay vốn mang tính bất cập?

Vài thí dụ về những vấn đề nảy sinh trong xã hội hôm nay :

(a) Hồng ân đức tin giúp cho người tín hữu xác tín rằng : Thiên Chúa là Cha trên trời mong muốn con người dùng nguồn lực của tình yêu thương đồng cảm và bao dung, quảng đại dấn thân phục vụ, hy sinh, cùng với tinh thần trách nhiệm liên đới, để chung sức đẩy lùi mọi sự dữ cùng mọi tệ nạn và bất công trong xã hội, canh tân đổi mới và thăng tiến đời sống nhân loại. Thói người đời thường dùng cường lực cùng bạo lực, với thái độ đối đầu, đối phó và loại trừ nhau. Thực tế cuộc sống cho thấy người tín hữu thường ứng xử theo hướng nào? Ý thức theo ý Chúa là Cha từ bi nhân hậu, hay chỉ theo thói thế gian?

(b) Hồng ân đức tin khai sáng cho người tín hữu nhận ra rằng : sự sống, tình yêu, hôn nhân, gia đình, là quà tặng của Thiên Chúa tình yêu, và người đón nhận quà tặng có bổn phận hiếu thảo đáp trả lại tình thương của Cha trên trời bằng nỗ lực bảo vệ quà tặng đó, xây đắp đời sống hôn nhân gia đình thành cái nôi của sự sống, mái ấm của tình thương, ngôi trường đầu tiên giáo dục con cái nên người con hiếu thảo đối với Cha trên trời, ý thức sống tình huynh đệ đối với đồng bào, đồng loại, góp phần xây đắp nền văn minh tinh thương, vì sự phát triển và thăng tiến của gia đình nhân loại. Luật lệ trong thế gian lại coi việc kết hôn và ly dị, việc sinh con và phá thai, việc kết hôn với người khác phái hay đồng phái, là thuộc quyền tự do của con người...Thực tế cuộc sống cho thấy người tín hữu thường ứng xử theo hướng nào? Theo bổn phận làm con hiếu thảo đối với Cha trên trời, hay chỉ giản đơn theo quan điểm con người làm chủ cuộc đời mình, không có người chủ hay truyền thống đạo lý nào khác ngoài ý muốn của mình?



6. Năm Đức Tin là cơ hội cho mọi người đảm trách việc giáo dục đức tin, hội ý với nhau, tìm cách tạo thuận lợi cho các gia đình, cho cộng đoàn tín hữu, các tổ chức mục vụ cùng các tổ chức tông đồ giáo dân, đặc biệt là cho người trẻ, cùng nhau nhìn lại hiện trạng đời sống đức tin, hỗ trợ nhau mở rộng kiến thức đức tin và nâng cao ý thức đức tin, nhắc nhở nhau quan tâm cộng tác với ơn Chúa Thánh Thần khai thông, bổ sung, đổi mới, hoàn thiện đời sống đức tin, theo như lòng Chúa mong muốn và lòng người mong đợi.

7. Kết. Chuyên cần cầu nguyện vừa là nguồn nước trong lành vun tưới cho hạt mầm đức tin phát triển và đơm bông kết trái. Vừa là bí quyết thành công trong công việc giáo dục đức tin, cũng như trong công việc xây mới ngôi nhà Giáo Hội trên nền đá vững chắc là Lời Chúa, xây nên Giáo Hội Mầu Nhiệm -Hiệp Thông -Sứ Vụ, nơi đó người tín hữu có điều kiện và cơ hội sống trọn vẹn và tỏa sáng hồng ân đức tin.

Xin mọi người, mọi gia đình, mọi cộng đoàn, không ngừng cầu nguyện cho nhau, cho các nhà giáo dục đức tin, cho tôi, biết sử dụng thời gian Năm Đức Tin như quà tặng của Cha trên trời, vì sự sống dồi dào, vì sự phát triển và thăng tiến cộng đồng dân Chúa cùng cộng đồng nhân loại hôm nay.

Gioan B. Phạm Minh Mẫn Hồng Y Tổng Giám mục
Tháng 10.2012 Lời Chủ Chăn

Tòa TGM Thành phố HCM
TRỞ VỀ VỚI ĐỨC GIÊSU KITÔ
1. Ý nghĩa mục đích của Năm Đức Tin. Trong Tự Sắc "Cửa Đức Tin", công bố việc mở Năm Đức Tin (11.10.2012 - 24.11.2013), Đức Giáo Hoàng Bênêđitô XVI mời gọi người công giáo trên thế giới trở về với Đức Giêsu Kitô là cội nguồn đức tin, và là con đường đưa đức tin đến mức thành toàn. Đồng thời cũng xác định ý nghĩa mục đích của việc trở về với Chúa Giêsu là: - để hiểu rõ Ngài hơn; - để sống trung thực với lời tuyên xưng đức tin; - để sống trọn vẹn hồng ân đức tin mà Ngài đã thương ban; - để canh tân đổi mới đời sống, làm cho hồng ân đức tin được tỏa sáng trong xã hội, được chia sẻ cho mọi người.

2. Những con đường trở về với Đức Giêsu Kitô. Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin có chỉ ra những con đường trở về với Đức Giêsu Kitô, như hành hương, tĩnh tâm, cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa, cử hành Mầu Nhiệm Đức Tin, học theo gương Thánh Mẫu Maria cùng các thánh, học hỏi giáo huấn và giáo lý của Giáo Hội triển khai Lời Chúa dạy, đưa vào thực hành trong đời sống và bổn phận thường ngày.

3. Trở về với Đức Giêsu Kitô để ngày càng hiểu rõ Ngài hơn. Hiểu biết Đức Giêsu là Con Thiên Chúa làm người, là Đấng yêu thương cứu độ, là Lời hằng sống Thiên Chúa ngỏ với nhân loại. Lời đó là Lời ban ánh sáng chân lý và tình yêu, ban sức sống mới và bình an, Lời chỉ đường đi đến cùng đích của đời người, Lời bảo đảm cho một tương lai tốt đẹp, chan hòa tình yêu thương và an bình, cho nhân loại.

4. Trở về với Đức Giêsu Kitô để nhờ Lời Ngài soi sáng, dẫn dắt sống trung thực với lời tuyên xưng đức tin. Được mỗi người công khai nói lên trong cộng đoàn Giáo Hội, lần thứ nhất trước khi lãnh Bí tích Thánh Tẩy để gia nhập đạo, lần thức hai trước khi lãnh Bí tích Thêm Sức để đón nhận tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần, Lời tuyên xưng đức tin bày tỏ quyết tâm hàng ngày sống Lời Chúa dạy "cởi bỏ con người cũ và mặc lấy con người mới" (x. Eph 4,22): - quyết tâm cởi bỏ con người cũ, có nghĩa là quyết tâm không nghe theo, không chạy theo lời dụ dỗ, lôi cuốn, quyến rũ của ma quỉ, xác thịt, thế gian, là đầu mối những sự dữ cùng những tệ nạn và bất công trong xã hội; - quyết tâm mặc lấy con người mới theo hình mẫu Con Người Mới là Đức Giêsu Kitô, có nghĩa là quyết tâm luôn sống tín thác trong vòng tay chăm sóc và dẫn dắt của Thiên Chúa yêu thương cứu độ, luôn cộng tác với ơn Chúa Thánh Thần để Phúc Âm hóa cùng canh tân đổi mới đời sống, luôn trung thành với giáo huấn của Giáo Hội triển khai Lời Chúa là Lời Sự Thật, Lời Yêu Thương, Lời Bình An.

5. Trở về với Đức Giêsu Kitô là Đường đưa đời sống đức tin đến mức thành toàn. Trở về với Đức Giêsu để học theo gương Ngài sống trọn vẹn Luật tối thượng của Cha trên trời dạy mến Chúa yêu người. Đức Giêsu đã quảng đại hy sinh, và yêu thương đến cùng, để dạy chúng ta sống trọn tình con thảo đối với Chúa là Cha trên trời, đối với Giáo Hội Chúa Kitô là Mẹ dưới đất, - sống vẹn nghĩa huynh đệ hiệp thông trong Giáo Hội và hợp nhất với nhau là con một Cha, - mở rộng lòng bao dung đồng cảm và chia sẻ đối với mọi người là anh em một nhà. Sống đức tin như thế là góp phần xây đắp Giáo Hội Mầu Nhiệm - Hiệp Thông - Sứ Vụ, theo như Giáo Hội cùng Công Đồng Vatican II đã dạy. Giáo Hội đó tạo thuận lợi cho người công giáo sống trọn "Đạo Yêu Thương" trong lòng dân tộc cùng thế giới hôm nay.

6. Trở về với Đức Giêsu Kitô và bước đi trong đường lối của Ngài, để chia sẻ hồng ân đức tin cho mọi người anh em. Đường lối Đức Giêsu loan truyền Tin Mừng cứu độ cùng gieo hạt mầm đức tin trên thửa đất xã hội loài người, là hội nhập vào thế gian nhưng không đồng hóa và thuộc về thế gian, dấn thân phục vụ cho sự sống cùng sự phát triển con người, cho sự đổi mới đời người, theo ý định yêu thương cứu độ của Thiên Chúa Cha, nhưng không theo lòng tư kỷ với tham vọng thống trị cùng mưu cầu danh lợi thú.

7. Nhìn lại hành trình đức tin. Những con đường trở về với Chúa Giêsu tạo cơ hội cho mỗi người nhìn lại hành trình đức tin của mình, kiểm điểm những sai sót, những bất cập, xem lại mình có trung thành theo đường lối của Chúa Giêsu, hay chỉ theo thói quen giữ đạo và bảo vệ đạo, hay chỉ theo khung nếp lối sống văn hóa của xã hội, của thời đại...Nhìn lại nhằm điều chỉnh, bổ sung, canh tân đổi mới đời sống, mở đường cho việc sống đức tin ngày càng trọn vẹn, cho hồng ân đức tin ngày càng tỏa sáng.

Kết. Đó là những việc cần làm trong Năm Đức Tin. Ước mong những người có trách nhiệm giáo dục đức tin trong từng gia đình, trong từng cộng đoàn, trong từng tổ chức, tạo điều kiện cho mọi người liên hệ chu toàn những việc trên. Cầu nguyện lắng nghe Lời Chúa cùng cộng tác với ơn Chúa Thánh Thần đổi mới lòng trí, mở rộng tầm nhìn hạn hẹp của con người, đó là bí quyết giúp cho những việc cần làm mang lại hiệu quả ước mong.

Gioan B. Phạm Minh Mẫn

Hồng Y Tổng Giám mục
Kinh Năm Đức Tin
Lạy Chúa giàu lòng từ bi và nhân hậu,

Con đến tìm gặp Chúa là Tình Yêu,

Tạ ơn Chúa đã gieo vãi hạt mầm đức tin,

Trên quê hương đất nước chúng con.


Nhờ tình mẹ của Thánh Maria là mẹ các kẻ tin,

Và máu của các chứng nhân đức tin đã đổ ra,

Xin cho con biết luôn sống tín thác vào Chúa,

Luôn tìm và thi hành ý Chúa là điểm tựa của đời con.


Xin giúp con sống trọn tình con thảo với Chúa là Cha,

Sống vẹn nghĩa huynh đệ với nhau là anh em một nhà,

Mở rộng lòng bao dung đồng cảm với mọi người,

Chia sẻ mọi nỗi vui buồn, lo âu và hy vọng.


Kề bên Chúa, con mơ thành ngọn đèn dầu nhỏ,

Tỏa sáng tình Chúa yêu thương khắp nơi nơi,

Đặc biệt nơi tâm hồn thiếu vắng niềm tin và lẽ sống,

Nơi con tim khao khát tình thương và hy vọng.


Soi dẫn mọi người tìm gặp Chúa là Lời hằng sống,

Là Lời ban ánh sáng chân lý và sức sống dồi dào,

Là Lời giúp cho nhà nhà vui sống trong yêu thương,

Cho người người hợp nhất nên một trong an bình.



Amen.



TÓM LƯỢC TỰ SẮC "CÁNH CỬA ĐỨC TIN"

Bảng tóm lược này nhằm giúp các linh mục tổ chức cho các cộng đoàn giáo xứ, các giới, các tổ chức mục vụ, các tổ chức và phong trào tông đồ giáo dân, học hỏi Tự Sắc và đưa vào đời sống giáo hội, đặc biệt trong Năm Đức Tin.

1. "Cửa Đức Tin" là cánh cửa đưa người tín hữu đi vào hiệp thông với Thiên Chúa là Tình Yêu, với Hội Thánh là mẹ hiền. Là cửa ngõ đưa các kẻ tin vào hành trình đức tin bắt đầu từ ngày lãnh bí tích Thánh Tẩy (x.Rom 6,4) cho đến hơi thở cuối cùng.

2. Hành trình đức tin dẫn đến gặp gỡ Chúa Giêsu Phục Sinh, đón nhận ơn Chúa Thánh Thần, giúp người tín hữu tiến bước đi đến cội nguồn ánh sáng chân lý và tình yêu :

- Chân lý về Thiên Chúa Tình Yêu với kế hoạch yêu thương cứu độ gia đình nhân loại.

- Chân lý về Đức Giêsu Kitô với con đường tình yêu dẫn đến nguồn sống mới.

- Chân lý về ơn Chúa Thánh Thần đổi mới lòng trí cùng tầm nhìn hẹp hòi của con người, soi đường dẫn lối đi đến nguồn sống mới của Chúa Giêsu Phục Sinh.

- Chân lý về Hội Thánh Chúa Giêsu thông truyền Lời Chúa là Lời ban ánh sáng chân lý và tình yêu.

3. - Chân lý về con người với lòng khao khát tìm đến nguồn nước hằng sống là Đức Giêsu Kitô. (xem Ga 4,14, và câu chuyện người phụ nữ Xamari bên bờ giếng Giacóp)

4. Ý nghĩa Năm Đức Tin :



- 11.10.2012 : kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng Vatican II; và kỷ niệm 20 năm công bố Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo;

- thời gian toàn thể Giáo Hội nói lên lời tuyên xưng đức tin đích thực và chân thành, về một Đức Tin, và bày tỏ quyết tâm ngày càng sống trọn vẹn và tỏa sáng hồng ân đức tin.

5. Khám phá lại Công Đồng Vatican II như hồng ân Thiên Chúa ban cho Giáo Hội trong thế kỷ 20. Nếu được hướng dẫn bởi một khoa chú giải đúng, giáo huấn CĐ Vat.II có thể trở nên một sức mạnh lớn lao cho việc canh tân đổi mới Giáo Hội, một việc làm luôn cần thiết (x. Diễn từ của ĐTC Bênêđitô XVI, ngày 22.12.2005)

6. Việc canh tân Giáo Hội được thực hiện qua chứng tá các kitô hữu, là những người được kêu gọi làm sáng tỏ Lời Đức Giêsu đã để lại, là Lời ban ánh sáng chân lý và tình yêu, ban sức sống mới và bình an. Trong viễn tượng này, Năm Đức Tin là lời mời gọi trở về với Đức Giêsu Kitô cùng Lời Ngài dạy, để được canh tân đổi mới. Nói cách khác, công cuộc canh tân đổi mới đời sống cần đi qua con đường Phúc Âm hóa đời sống, đưa những giá trị Tin Mừng vào trong suy nghĩ và hành động của con người (x. Rom 12, 2; Cl 3, 9-10; Eph 4, 20; 2Cor 5, 17).

7. "Đức ái thúc bách tôi" (2 Cor 5,14) ra đi loan báo Tin Mừng Đức Giêsu Kitô. Đức tin sẽ ngày càng lớn mạnh :

- khi được sống như một cảm nghiệm của một tình yêu đã lãnh nhận,

- khi được truyền thông như một kinh nghiệm về hồng ân Thiên Chúa thương ban.

8. Các Giám mục sẽ có cơ hội cùng cộng đoàn tín hữu tuyên xưng đức tin vào Đức Kitô trong các nhà thờ chánh tòa cùng các nhà thờ khác trên thế giới.

9. Cùng nhau tuyên xưng đức tin cách trọn vẹn, với một xác tín được đổi mới, với tín thác và hy vọng, giúp cho cộng đoàn dân Chúa tái khám phá nội dung đức tin được tuyên xưng, được cử hành, được sống và cầu nguyện.

10. "Với con tim, người ta tin, và với môi miệng, người ta tuyên xưng..." (Rom 10.10). Hành vi tự do đi đôi với trách nhiệm xã hội về những điều ta tin, trách nhiệm làm chứng nhân đức tin, đặc biệt cho nhiều người thành tâm tìm kiếm chân lý chung cuộc về sự hiện hữu của con người cùng thế giới. Đức Giêsu Kitô làm người ở giữa cõi nhân sinh, tự bày tỏ Ngài là Sự Thật chung cuộc đó, và là Đường dẫn đến cội nguồn sự sống mới và tình yêu mới.

11. Sách Giáo lý của Hội Thánh Công Giáo, thành quả quan trọng của CĐ Vatican II, là nội dung nền tảng của Đức Tin, giúp mở rộng kiến thức đức tin cách có hệ thống và cách đầy đủ cho đời sống đức tin của các tín hữu.

12. Do đó Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo là một công cụ nâng đỡ Đức Tin, đặc biệt trong môi trường xã hội tục hóa và khoa học kỹ thuật hôm nay.

13. Nhìn lại lịch sử của Đức Tin, cũng là nhìn về Đức Kitô, "Đấng đem lại nguồn gốc cho Đức Tin và đem Đức Tin tới mức thành toàn" (Dt 12,2). Trong Ngài, mọi biến cố, mọi mong đợi của con tim, đạt tới mức thành toàn. Các tấm gương sống đức tin trong lịch sử: Đức Maria mẹ các kẻ tin; các Tông đồ, các thánh, các vị Tử Đạo, các vị sống đời thánh hiến, các kitô hữu, thuộc mọi lứa tuổi...



14. Đức tin không có việc làm là đức tin chết (x.Gc 2,14-18). Trong ba thực tại, Tin, Cậy, Mến, Đức Ái là thực tại lớn lao nhất" (x.1Cor 13,13). Những gì làm cho người anh em bé nhỏ nhất, là làm cho chính Chúa Giêsu (x.Mt,25,40).

15. Chớ gì Năm Đức Tin làm cho mối tương quan với Đức Kitô thêm kiên vững. Chỉ nơi Ngài mới có bảo đảm cho một tình yêu thương chân thực và lâu bền trong đời sống con người, mới có sự chắc chắn về một tương lai tốt đẹp cho gia đình nhân loại.

Gioan B. Phạm Minh Mẫn, Hồng Y Tổng Giám Mục

KẾ HOẠCH MỤC VỤ NĂM ĐỨC TIN



  1. ĐỊNH HƯỚNG TỔNG QUÁT :

NHÌN LẠI VÀ CỦNG CỐ ĐỨC TIN


  1. Nhìn lại hồng ân đức tin trong dòng lịch sử

  2. Nhìn lại và củng cố việc tuyên xưng đức tin

  3. Nhìn lại và củng cố việc cử hành đức tin

  4. Nhìn lại và củng cố việc sống đức tin

  5. Nhìn lại và củng cố việc chia sẻ hồng ân đức tin




  1. NHỮNG ĐIỂM NHẤN MỤC VỤ




  1. Học hỏi Giáo Lý HTCG và các văn kiện Công Đồng Vaticanô II

  2. Cổ võ và củng cố việc đào tạo giáo lý viên

  • Thống nhất chương trình đào tạo giáo lý viên trong GP

  • Từng bước thống nhất chương trình dạy giáo lý trong GP

  1. Kết nối việc giảng Lời Chúa và đào sâu những chân lý đức tin

  • Trong Mùa Vọng và Mùa Chay : chọn Đức Tin làm chủ đề tĩnh tâm cho các giới, các đoàn thể.

  • Trong các bài giảng, khi có thể, giúp các tín hữu đào sâu giáo lý.

  1. Xây dựng gia đình thành trường dạy đức tin

  • Khơi dậy ý thức về gia đình là trường dạy đức tin qua bầu khí cầu nguyện, yêu thương, phục vụ.

  1. Canh tân và củng cố giờ kinh chung trong gia đình.

  2. Sống đức tin qua đức ái và loan báo Tin Mừng

  • Củng cố tình hiệp thông yêu thương trong gia đình và giáo xứ.

  • Hoạt động bác ái của giáo xứ.

  • Tham gia việc hình thành những giáo điểm.




  1. CHỦ ĐỀ MỖI THÁNG TRONG NĂM ĐỨC TIN

  • Ngày 21/10/2012: Chúa nhật Truyền Giáo : Các giáo xứ khai mạc Năm Đức Tin.

  • Tháng 11/2012: Ý nghĩa, mục đích và định hướng của Năm Đức Tin (Dựa vào những tư liệu của Đức Hồng Y).

  • Tháng 12/2012: Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa làm người “Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta” (Ga 1,14).

  • Tháng 1/2013: Đức Giêsu chịu Phép Rửa - Bí tích Rửa tội – Đức tin là một hồng ân. “Tôi tin, nhưng xin Thầy nâng đỡ lòng tin yếu kém của tôi” (Mc 9,24).

  • Tháng 2 Mùa Chay : Tin là thưa “Vâng” với Lời Chúa – Bí tích Giải tội. “Hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”

  • Tháng 3: Mầu nhiệm khổ nạn của Đức Giêsu Kitô “Hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô và đừng chiều theo tính xác thịt” (Rm 13,14).

  • Tháng 4: Mầu nhiệm phục sinh của Đức Giêsu Kitô – Bí tích Thánh Thể. “Hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới” (Col 3,2).

  • Tháng 5: Chúa Thánh Thần – Bí tích Thêm Sức. “Hoa quả của Thần Khí là bái ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ” (Gal 5,22)

  • Tháng 6: Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. “Ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa vì Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8).

  • Tháng 7: Giáo Hội, cộng đoàn thờ phượng – Bí tích Truyền Chức Thánh. “Anh em là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Chúa” (1Ph 2,9).

  • Tháng 8: Giáo Hội, cộng đoàn tình yêu – Bí tích Hôn Phối.“Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12).

  • Tháng 9: Giáo Hội, cộng đoàn loan báo Tin Mừng “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8).

  • Tháng 10: Sống đức tin theo gương Mẹ Maria “Phúc cho bà là kẻ đã tin rằng Lời Chúa phán cùng bà sẽ được thực hiện” (Lc 1,45).

  • Tháng 11: Sống đức tin theo gương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam – Bí tích Xức dầu bệnh nhân. “Hạt lúa gieo vào lòng đất phải chết đi thì mới sinh nhiều bông hạt” (Ga 12,24)

  • Ngày 24/11/2013: Lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ - Bế mạc Năm Đức Tin

  1. CÁC BAN MỤC VỤ ĐỒNG HÀNH VỚI CÁC GIÁO HẠT VÀ GIÁO XỨ

  1. Các ban mục vụ cùng nhau thực hiện tập Hướng Dẫn Mục Vụ Năm Đức Tin theo chủ đề từng tháng.

  2. Tổ chức những buổi học tập và sinh hoạt trong lãnh vực mục vụ của mình.


Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám Mục Phụ Tá

PHẦN TRÌNH BÀY CHỦ ĐỀ MỖI THÁNG

TRONG NĂM ĐỨC TIN
Các chủ đề hàng tháng trong Năm Đức Tin sẽ được trình bày như một phác thảo nhằm mục đích giúp các vị phụ trách cộng đoàn nối kết việc giảng Lời Chúa với việc đào sâu những chân lý đức tin, việc tuyên xưng với cử hành, sống và thông truyền đức tin. Bản phác thảo gồm những gợi ý vắn được sắp xếp theo bốn phần chính: thách đố và cơ hội, học hỏi và chứng từ, cầu nguyện và cử hành, sống và loan báo Tin Mừng.

Trong phần thách đố và cơ hội, chúng tôi cố gắng gợi lại bối cảnh mà trong đó đức tin được sống và thông truyền, bằng cách chỉ ra những khó khăn và thuận lợi, những vấn đề được đặt ra cho người tín hữu từ trong chính cuộc sống của họ.

Trong phần học hỏi và chứng từ, chúng tôi điểm lại giáo huấn của Giáo Hội trong hai tài liệu chính yếu là các văn kiện của Công Đồng Chung Vaticanô II và sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo liên quan đến chân lý được tìm hiểu hay mầu nhiệm được cử hành nhằm giúp các tín hữu hiểu sâu hơn nội dung đức tin, sống và thông truyền đức tin với niềm xác tín. Chúng tôi cũng nêu lên một vài chứng từ hay tấm gương đức tin để mọi người ngắm nhìn và cảm nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng đang đến gặp gỡ chúng ta.

Trong phần cầu nguyện và cử hành, chúng ta bước vào cuộc gặp gỡ với Chúa, đúng hơn, để Chúa dẫn ta vào sự thông hiệp với Người. Cầu nguyện và cử hành là phương thế giúp chúng ta nội tâm hóa sứ điệp của Lời Chúa cũng như giáo huấn của Giáo Hội được trình bày trong phần học hỏi để cảm nghiệm sâu xa hơn về ân sủng và niềm vui của đức tin, nhờ đó phó thác cho Thiên Chúa với tất cả tự do.

Trong phần sống và loan báo Tin Mừng, chúng tôi đề nghị một số việc để các tín hữu sống và loan báo Tin Mừng qua chứng tá đời sống của mình vì “đức tin không có việc làm là đức tin chết” và vì “con người thời nay sẵn sàng nghe những chứng nhân hơn nghe những thầy dạy, và nếu họ có nghe những thầy dạy thì chính vì những thầy dạy đó cũng là những chứng nhân.”

Cuối cùng, chúng tôi chỉ ra một số tài liệu trích từ các văn kiện của Công Đồng Vaticanô II, sách GLHTCG, bản Toát yếu sách GLHTCG, Giáo lý Giới trẻ (YouCat) và Tóm Lược Học thuyết Xã Hội để phục vụ cho việc tìm hiểu và soạn giảng.

Hy vọng phần trình bày các chủ đề hàng tháng trong Năm Đức Tin này giúp các cộng đoàn hiệp thông với toàn thể Giáo Hội nói chung và Giáo Phận nói riêng trong nỗ lực củng cố đức Tin “về phương diện cá nhân cũng như tập thể, có tự do và ý thức, nơi nội tâm cũng như bên ngoài, khiêm tốn và chân thành” (CCĐT 4).
Nhóm biên soạn

Tháng 12 – 2012


CHỦ ĐỀ: ĐỨC GIÊSU KITÔ LÀ THIÊN CHÚA LÀM NGƯỜI

Ngôi Lời đã làm Người và ở giữa chúng ta” (Ga 1, 14)

Ý CHÍNH: Đức Giêsu xuống thế làm người để nâng cao phẩm giá con người lên.

Ý NGUYỆN: Cầu cho mọi người luôn biết nhìn nhận phẩm giá cao quí làm người của chính bản thân và của anh chị em chung quanh.




  1. THÁCH ĐỐ & CƠ HỘI:

  • Thực trạng : phẩm giá con người trong xã hội hôm nay vẫn bị phân biệt đối xử cách bất bình đẳng, bị chà đạp, bị đàn áp, bị bóc lột, bị vong thân tha hóa bởi biết bao tệ nạn, trào lưu, lối sống lệch lạc, sai lầm. Trẻ em - phụ nữ vẫn bị bạo hành, đối xử bất công; tệ nạn phá thai ngày càng gia tăng; nhiều nơi con người không có được môt cuộc sống làm người đúng nghĩa. Con người bị nô lệ bởi ý thức hệ, bởi những mưu toan chính trị xảo quyệt trở thành công cụ của những chế độ, định chế xã hội độc tài, của những nhóm đặc quyền đặc lợi. Quyền con người bị xâm phạm nặng nề.

  • Đức tin Kitô giáo giúp gì để người Kitô hữu và không Kitô hữu được sống đúng phẩm giá của mình? Mầu nhiệm Đức Giêsu Kitô làm người có thực sự nâng cao phẩm giá, ơn gọi làm người của con người ngày nay không? Tin Mừng có là nguồn sức mạnh giải thóat con người thực sự khỏi những tha hóa, vong thân hôm nay không?




  1. HỌC HỎI & CHỨNG TỪ:

  • Đức Giêsu đã vâng lời Chúa Cha xuống thế làm người giống con người mọi sự, ngoại trừ tội lỗi (x. Pl 2, 6-8). Nhờ đó, con người được thông phần bản tính với Người.

  • Con người mang một phẩm giá cao quí là hình ảnh của Thiên Chúa, được Ngài cho thông phần vinh quang, quyền năng. Con người có tự do, được Thiên Chúa trao phó quản lý công trình vũ trụ Ngài đã tạo dựng. Do tội lỗi, phẩm giá con người bị hư hoại nặng nề, và con người phải chết, nhưng nhờ công cuộc cứu độ của Đức Giêsu Kitô, phẩm giá con người đã được phục hổi và nâng lên rất cao thành con Thiên Chúa, được đồng thừa tự với Đức Kitô.

  • Hình ảnh Đức Giêsu yêu thương đón nhận trẻ em (Mc 10, 13-16); Những phép lạ chữa lành của Đức Giêsu hay việc Ngài đón nhận người tội lỗi và tha thứ đề minh chứng việc Ngài đến để phục hồi phẩm giá làm người cho nhân loại. Hoặc dùng Những chứng từ của đời sống Giáo Hội trong việc bảo vệ sự sống, bênh vực người nghèo khổ, bị áp bức, lên tiếng bảo vệ nhân quyền v.v…




  1. CẦU NGUYỆN & CỬ HÀNH:

  • Siêng năng tham dự thánh lễ và tái khám phá sự tự hạ phục vụ hiến thân của Đức Kitô trên Thập giá nơi bàn tiệc Thánh Thể. Người chết đi để con người được sống và sống dồi dào.

  • Đào sâu học hỏi điều răn thứ 4 và thứ 5



  1. SỐNG & LOAN BÁO TIN MỪNG:

  • Cá nhân : sống tương quan tình người với anh chị em chung quanh không phân biệt, kỳ thị. Biết tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng nhân phẩm trong cách hành xử. Can đảm bênh vực người bị áp bức, nghèo khổ.

  • Gia đình : tạo bầu khí yêu thương tôn trọng nhau giữa các thành viên trong gia đình. Biết lắng nghe nhau . Kiên quyết không để sảy ra tệ nạn phá thai, bạo hành

  • Đề cao và chú trọng việc giáo dục nhân bản cho mọi lứa tuổi.




  1. HUẤN QUYỀN:

  1. Văn kiện Công đồng Vatican II:

GH 2-3, 12-17, 22, 27- 29

GH 4 - 10

TD 1


  1. Giáo lý Hội thánh Công giáo:

GLHTCG 355-358, 456-460, 2197-2317

  1. Toát yếu Giáo lý HTCG:

TY 66, 85, 455-486

  1. Giáo lý Giới trẻ:

GLGT 58, 76, 367-399

  1. Tóm lược Học thuyết Xã hội:

TL.HTXH 32; 145; 221.237.238-242

TL.HTXH 28;105-107;113;132-138

TL.HTXH.14-17; 32-34

Tháng 1- 2013


CHỦ ĐỀ: ĐỨC TIN LÀ MỘT HỒNG ÂN
Tôi tin nhưng xin Thầy nâng đỡ niềm tin yếu kém của tôi” (Mc 9, 24)

Ý CHÍNH: Đức tin không phải là một kiến thức hay tài sản do con người đắc thủ, nhưng là một tặng phẩm xuất phát từ Tình yêu của Thiên Chúa. Người Kitô hữu nhận lãnh hồng ân Đức tin qua Hội Thánh, nên cần đào sâu và sống phù hợp với đức tin, để góp phần làm tăng trưởng nhiệm thể Chúa Kitô, đồng thời đáp trả lại tình yêu của Thiên Chúa. Càng tín thác vào Thiên Chúa, chúng ta càng thêm kiên trung và vững mạnh trong mọi thử thách.

Ý NGUYỆN: Cảm tạ Chúa về hồng ân Đức tin. Cầu cho những người đang gặp thử thách và khủng hoảng đức tin tìm được sự nâng đỡ từ Thiên Chúa và cộng đoàn Kitô hữu.


  1. THÁCH ĐỐ & CƠ HỘI:

  • Sống trong một môi trường mang đậm dấu ấn của chủ trương thế tục hóa, chủ nghĩa hưởng thụ hay vô thần, cuộc sống đức tin xem ra gặp nhiều trở lực hơn là trợ lực.

  • Người Kitô hữu cảm thấy không ít dằn co, khó khăn để sống trung tín và dấn thân trong xã hội theo ơn gọi và thúc đẩy niềm tin của mình.

  • Thách đố đối với tín hữu là dám chấp nhận “lội ngược dòng đời”, “ở trong thế gian mà không thuộc về thế gian”, nếu không họ lại chịu “cuốn theo chiều gió” và khiến cho “hạt giống Đức tin” đã lãnh nhận bị chết ngạt.

  • “Đức Tin sẽ tăng trưởng khi biết sống đức Tin với cảm nghiệm về tình yêu đã nhận lãnh, và biết thông truyền đức Tin với cảm nghiệm về ân sủng và niềm vui.” (CCĐT 7).




  1. HỌC HỎI & CHỨNG TỪ:

- “Đức tin là một hồng ân nhưng không, Thiên Chúa ban tặng cho con người. Chúng ta có thể đánh mất hồng ân vô giá đó…Để sống, lớn lên và kiên trì trong Đức tin, chúng ta phải nuôi dưỡng đức tin bằng Lời Chúa, chúng ta phải cầu xin Thiên Chúa gia tăng đức tin cho chúng ta ” (GLHTCG 162)

- “Không ai bị cưỡng bách hành động trái với lương tâm, cũng như không ai bị ngăn cấm hành động theo tiếng lương tâm nhất là trong lãnh vực tôn giáo” (TD 3)

Tại Nam Định, khi bị dụ dỗ bước qua Thánh giá hay bị tra tấn, thánh nữ Anê Lê Thị Thành đã bày tỏ lý do của sự từ chối và kiên định với đức tin của mình:

- “Thưa quan lớn, tôi quyết tâm tin theo Đức Chúa Trời là Đấng đã dựng nên tôi và muôn loài, tôi không thể bỏ Chúa tôi”

Có lần những bạn tù hỏi:



  • Bị đánh đòn máu me chảy lênh láng như thế mà không đau đớn sợ hãi à?”

Bà Đê trả lời:

- “Chúa ban sức mạnh cho tôi, Đức Mẹ nâng đỡ tôi, nên tôi không còn sợ hãi nữa!”

(Gioakim Nguyễn Đức Việt Châu, Hạnh tích các Thánh Tử đạo Việt Nam,tr. 232)


  1. CẦU NGUYỆN & CỬ HÀNH:

  • Cầu nguyện: đọc và suy niệm đoạn Tin Mừng Mc 9,14-29. Sau mỗi câu, hãy dừng lại và tuyên xưng bằng cách nói lên niềm xác tín của mình.

  • Trao đổi trong gia đình: những hoàn cảnh nào có thể khiến Đức tin của mỗi người bị lung lạc và làm thế nào để vượt qua những thử thách hầu trung tín với Chúa đến cùng?

  • Xét mình ban tối xem trong ngày mình đã sống và thể hiện niềm tin qua những hành động cụ thể nào?

  • Tham dự lễ ban bí tích Thánh tẩy tại giáo xứ để ý thức và tạ ơn về hồng ân đức tin đã lãnh nhận ngày chịu Phép Rửa tội.




  1. SỐNG & LOAN BÁO TIN MỪNG:

  • Đồng hành với những học viên giáo lý dự tòng hay sẵn sàng nhận đỡ đầu cho một người được bí tích Thánh tẩy/ Thêm sức

  • Thăm viếng bệnh nhân hoặc một người bạn đang gặp khó khăn trong đời sống đức tin.

  1. HUẤN QUYỀN:

  1. Văn kiện Công đồng Vatican II:

GD 2

TD 3


TĐ 4

  1. Giáo lý Hội thánh Công giáo:

GLHTCG 162

  1. Toát yếu Giáo lý HTCG:

TY 28

  1. Giáo lý Giới trẻ:

GLGT 21
Tháng 2 – 2013
CHỦ ĐỀ: TIN LÀ THƯA “VÂNG” VỚI LỜI CHÚA

Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,14)

Ý CHÍNH: Thiên Chúa hằng mời gọi con người bước vào cuộc sống tràn đầy ân sủng và bình an. Chúng ta có sự lựa chọn. Qua đức tin, chúng ta thưa với Ngài: “Vâng, lạy Chúa, con xin dâng đời sống con cho Chúa. Xin thực hiện nơi con những gì Chúa mong muốn.” Kinh Thánh gọi sự đáp trả này là “sự vâng phục của đức tin.”

Ý NGUYỆN: Cầu cho dự tòng và những người tìm kiếm chân lý được gặp gỡ Chúa và được ơn hoán cải.



  1. THÁCH ĐỐ & CƠ HỘI:

  1. Thách đố:

  • Tin là một lựa chọn khó khăn trong thế giới ngày nay vì con người: chỉ dừng lại ở những gì là khả giác và chối bỏ các thực tại vô hình, chỉ tin vào sức mạnh của mình và chối bỏ quyền năng Thiên Chúa, chỉ yêu chuộng “tiến bộ” và chối bỏ “truyền thống”.

  • Khó khăn còn vì con người đang sống trong một thời kỳ lịch sử rất đặc biệt với nhiều đổi thay, căng thẳng, lo âu, mất cân bằng, mất phương hướng và đầy những hoài nghi. Vì thấm nhuần chủ nghĩa tục hóa, con người dường như sống chìm ngập trong những hưởng thụ hiện tại và toan tính nhất thời.

  1. Cơ hội:

  • Tuy nhiên, con người tự thâm sâu vẫn khao khát và tìm kiếm chân thiện mỹ, vẫn luôn cần một lẽ sống vô biên và tối hậu, thiết thân và bao trùm như nền tảng vững chắc cho cuộc sống của mình.

  • “Năm Đức Tin là mời gọi hãy hoán cải một cách đích thực và được đổi mới, trở về với Chúa là Đấng duy nhất cứu độ thế giới” (CCĐT 6).



  1. HỌC HỎI & CHỨNG TỪ:

  1. Học hỏi:

  • “Được ân sủng của Thiên Chúa nâng đỡ, con người đáp lời Thiên Chúa bằng việc vâng phục đức tin, nghĩa là tin tưởng trọn vẹn vào Thiên Chúa và đón nhận chân lý của Ngài, chân lý được Thiên Chúa bào đảm vì Ngài là chân lý.” (TYGL, 25)

  • “Tin có nghĩa là gắn bó với chính Thiên Chúa, tin tưởng phó thác bản thân cho Ngài và chấp nhận tất cả những chân lý do Ngài mạc khải.” (TYGL 27)

  1. Chứng từ:

  • “Có nhiều chứng nhân, nhưng đặc biệt là hai vị: Ông Abraham, dù bị thử thách, ‘vẫn vững tin vào Thiên Chúa... Đức Trinh Nữ Maria, trong suốt cuộc đời đã thể hiện một cách tuyệt vời sự vâng phục đức tin: ‘Xin Chúa thực hiện cho tôi như lời thiên sứ nói’.”(TYGL, 26)




  1. CẦU NGUYỆN & CỬ HÀNH:

  • Cầu nguyện: đọc và suy niệm kinh Tin Kính các tông đồ. Sau mỗi câu, hãy dừng lại và tuyên xưng bằng cách nói lên niềm xác tín của mình.

  • Làm tốt việc dâng ngày ban sáng và xét mình ban tối.

  • Lãnh nhận bí tích Hòa Giải: hòa giải với Chúa và với nhau.

  1. SỐNG & LOAN BÁO TIN MỪNG:

  • Trao đổi trong gia đình: Đức tin đem lại gì cho mỗi người và cho cả nhà?

(hoặc) Phải làm gì để đức tin lớn mạnh hơn?

  • Hãy ghi lại trong nhật ký kinh nghiệm đức tin của mình

  • Chia sẻ với một người bạn con đường dẫn ta đến với đức tin và trở thành Kitô hữu hay chia sẻ chính niềm tin của ta vào Thiên Chúa/CGS.

  • Nhận ra những nỗi lo âu, những cơn đói khát về ý nghĩa, về thân phận cũng như về tuyệt đối, về cuộc sống không chỉ sống nhờ “cơm bánh” của con người và làm sáng tỏ đức tin như là lời đáp thỏa đáng cho những khát vọng căn bản của con người và thời đại.




  1. HUẤN QUYỀN:

  1. Văn kiện Công đồng Vatican II:

MK 5

  1. Văn kiện Giáo hoàng:

CCĐT 6

  1. Giáo lý Hội thánh Công giáo:

GLHTCG 142 – 149, 150 – 152

  1. Toát yếu Giáo lý HTCG:

TY 25 – 27

  1. Giáo lý Giới trẻ:

GLGT 20 & 22

  1. Tóm lược Học thuyết Xã hội:

TL.HTXH 59
Tháng 3 – 2013
CHỦ ĐỀ: TIN LÀ THEO CHÚA GIÊSU KITÔ

TRONG MẦU NHIỆM KHỔ NẠN CỦA NGÀI

Hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô và đừng chiều theo tính xác thịt” (Rm 13,14)


Ý CHÍNH: Trong mùa Chay, chúng ta suy nghĩ tới thách đố của Tin Mừng: từ bỏ và vác lấy thập giá mình mà theo Chúa Kitô đến bất cứ nơi nào Ngài dẫn chúng ta đến. Chúng ta tưởng niệm cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Kitô qua Tin Mừng Máccô 15, 1-47 cũng như qua Đàng Thánh Giá, đồng thời làm chứng cho tác động của mầu nhiệm khổ nạn của Chúa Kitô trong cuộc đời của chúng ta qua quyết tâm từ bỏ tính hư tật xấu cũng như kiên nhẫn vượt qua thử thách.

Ý NGUYỆN: Cầu cho các tín hữu biết siêng năng cầu nguyện, hy sinh hãm mình và góp phần vào công cuộc bác ái xã hội của giáo phận.




  1. THÁCH ĐỐ & CƠ HỘI:

  • Bóng tối của tội lỗi: các giá trị văn hóa Á Châu bị biến thái do những trào lưu duy vật, hưởng thụ, ích kỷ. Nhiều người sống hưởng thụ bất chấp đạo nghĩa, một số khác dung túng chính mình bằng những quan điểm tương đối hóa luân lý và đạo đức. Nhiều gia đình đổ vỡ vì bất trung. Nạn phá thai và ly dị không những đe dọa sự sống, mà còn làm mất đi nét đẹp truyền thống của cuộc sống gia đình ... (x. ĐỀ CƯƠNG ĐHDC 2010, 5).

  • Bóng tối của bệnh tật và đau khổ: con người được kêu gọi để hưởng niềm vui, nhưng mỗi ngày con người lại trải qua rất nhiều hình thức đau khổ và đau đớn (x. KTHGD 53).

  • Ánh sáng hy vọng do công cuộc cứu độ của Đức Kitô mang lại: tội và cái chết đã bị tiêu diệt (x. TL.HTXH 121).

  1. HỌC HỎI & CHỨNG TỪ:

  1. Học hỏi:

  • Kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa đã được thực hiện một lần là đủ bởi cái chết chuộc tội của Con Ngài là Chúa Giêsu Kitô. Đức Giêsu đã bị các lãnh tụ tôn giáo tố cáo là chống lại lề luật, đền thờ và phạm thượng, trong khi Ngài đã chu toàn lề luật rất hoàn hảo, rất tôn trọng đền thờ và vâng phục Chúa Cha đến nỗi bằng lòng chịu chết trên thập giá. Đức Giêsu đã trở thành duyên cớ vấp ngã cho những người lãnh đạo tôn giáo và họ tìm cách giết Ngài (x. GLHTCG 571-589).

  • “Bí tích Thánh Tẩy biểu thị và làm phát sinh một sự tháp nhập huyền nhiệm nhưng thực sự vào Thân Thể đã chịu đóng đinh và vinh quang của Đức Giêsu. Qua bí tích này, Đức Giêsu nối kết người chịu thánh tẩy vào cái chết của Ngài, để rồi nối kết họ vào sự phục sinh của Ngài (x. Rm 6,3-5), giải gỡ họ khỏi ‘con người cũ’ và mặc cho họ ‘con người mới’, tức là chính Ngài: ‘bất cứ ai trong anh em được thanh tẩy để thuộc về Đức Kitô – thánh Phaolô đã viết – đều mặc lấy Đức Kitô’(Gl 3,27;x. Ep 4,22-24; Cl 3,9-10)” (KTHGD 12).

  1. Chứng từ:

Thánh Maximilien Kolbe (1894-1941) hiến mạng sống mình cho người bạn tù.


  1. CẦU NGUYỆN & CỬ HÀNH:

  1. Cầu nguyện:

Lectio Divina với Matthêu 16, 21-28 hoặc Máccô 15, 1-47

  1. Cử hành:

  • Chặng đàng Thánh Giá hoặc giữ chay/kiêng thịt ngày thứ Sáu.

  • Tham dự nghi thức sám hối chung và lãnh nhận bí tích Hòa Giải.




  1. SỐNG & LOAN BÁO TIN MỪNG:

  • Trao đổi trong gia đình: kinh nghiệm đương đầu với bóng tối trong tâm hồn/sự ích kỷ trong cuộc sống hoặc cảm nghiệm về ân sủng của Chúa trong đau khổ.

  • Từ bỏ một thói hư tật xấu và tập luyện một nhân đức nghịch lại.

  • Chậm bất bình, khoan dung và tha thứ cho những kẻ lỗi phạm đến mình.

  • Hóa giải những xung đột và xây dựng tình đoàn kết.

  • Thăm viếng, ủi an và giúp đỡ những người đang đau khổ.




  1. HUẤN QUYỀN:

  1. Văn kiện Công đồng Vatican II:

MK 3

  1. Văn kiện Giáo hoàng:

TH.KTHGD 12, 53.

  1. Các văn kiện của HĐGM

ĐỀ CƯƠNG ĐHDC 2010, 5

  1. Giáo lý Hội thánh Công giáo:

GLHTCG 571 – 630.

  1. Toát yếu Giáo lý HTCG:

TY 112 – 124

  1. Giáo lý Giới trẻ:

GLGT 95 - 103

  1. Tóm lược Học thuyết Xã hội:

TL.HTXH 115 – 123.
Tháng 4 – 2013
CHỦ ĐỀ: ĐỨC KITÔ ĐÃ SỐNG LẠI, ALLEUIA!
Hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới (Cl 3,2)

Ý CHÍNH: Đức Kitô đã sống lại! Niềm tin ấy đã được Hội Thánh tuyên xưng, cử hành và loan báo suốt 2000 năm qua. Các Tông Đồ đã hân hoan làm chứng, bao vị Tử Đạo đã can đảm tuyên xưng, các nhà truyền giáo đã miệt mài rao giảng, và chúng ta hôm nay được mời gọi tiếp tục trở nên nhân chứng cho sự hiện diện sống động của Đấng Phục Sinh giữa thế giới này bằng lời nói, hành động và cả đời sống.



Ý NGUYỆN: Cầu cho các tân tòng và những người đang xa rời đức tin cảm nghiệm được sự hiện diện gần gũi của Đấng Phục Sinh trong cuộc đời họ.


  1. THÁCH ĐỐ & CƠ HỘI:

Con người trong thế giới tục hóa và tôn thờ vật chất đang mất dần cảm thức về Thiên Chúa và cũng chẳng quan tâm đến đời sau. Hệ qủa là:

  • phẩm giá và sự sống con người bị xem nhẹ;

  • văn hóa sự chết đang thắng thế nền văn minh tình thương;

  • nhiều người chỉ sống cho hiện tại và chạy theo những giá trị tạm bợ;

  • các kitô hữu trở nên lẻ loi đơn độc khi sống đời chứng tá;

Tuy nhiên, vẫn có đó những dấu chỉ của hy vọng:

  • có nhiều người ở tuổi xế chiều lại mở lòng quan tâm đến phần rỗi;

  • gần đây “thế giới tâm linh” đã bắt đầu có cơ hội hiện diện cùng với các phương tiện truyền thông.

  • Năm Đức Tin là cơ hội để ta tái khám phá niềm tin và sống phó thác vào Đấng đã chiến thắng quyền lực của cái xấu và luôn hiện diện giữa chúng ta (x. CCĐT 15).




  1. HỌC HỎI & CHỨNG TỪ:

  • “Cuộc Phục sinh là chân lý cao cả nhất của đức tin chúng ta vào Ðức Kitô. Với thập giá, cuộc Phục sinh là phần thiết yếu của mầu nhiệm Vượt qua.” (TYGL, 126)

  • “Đức tin vào sự phục sinh có đối tượng là một biến cố, vừa được xác nhận theo lịch sử bằng lời chứng của các môn đệ, những người đã thực sự gặp Ðấng Phục Sinh, đồng thời vừa có tính siêu việt một cách bí nhiệm, xét như là việc nhân tính của Ðức Kitô tiến vào trong vinh quang của Thiên Chúa.” (GLHTCG, 656)

  • “Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và tột đỉnh của toàn bộ đời sống Kitô giáo. Thánh Thể là tột đỉnh hoạt động thánh hóa của Thiên Chúa đối với chúng ta và là tột đỉnh của hoạt động phượng tự chúng ta dâng lên Ngài.” (TYGL 274)

  1. CẦU NGUYỆN & CỬ HÀNH:

  • Tham dự thánh lễ cách tích cực và đầy đủ.

  • Chầu Thánh Thể chung cả cộng đoàn hay theo nhóm.

  • Xác tín sự hiện diện thật của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể và có thái độ cung kính xứng hợp ở nơi có đặt hay lưu giữ Mình Thánh.

  • Tổ chức và cổ võ việc học hỏi - chia sẻ Lời Chúa.

  1. SỐNG & LOAN BÁO TIN MỪNG:

  • Gìn giữ và phát huy sự hiệp thông trong Giáo Hội qua cử hành Thánh Thể.

  • Sống Bí tích Thánh Thể trong môi trường thường nhật.

  • Chia sẻ kinh nghiệm gặp gỡ Đức Kitô và những thay đổi đời sống của bản thân.

  • Đọc và học tập gương sáng cụ thể của một vị thánh.

  • Dân thấn trong các hoạt động bảo vệ và tôn trọng sự sống.

  1. HUẤN QUYỀN:

  1. Văn kiện Công đồng Vatican II:

GH 7

PV 7


MV 38

  1. Văn kiện Giáo hoàng:

. Ecclesia de Eucharistia, 40-43

CCĐT 15.


  1. Giáo lý Hội thánh Công giáo:

GLHTCG 638 – 658, 1406 – 1419

  1. Toát yếu Giáo lý HTCG:

TY 126 - 131, 271 – 294.

  1. Giáo lý Giới trẻ:

GLGT 104 – 108, 217 – 223.

Tháng 5 – 2013


CHỦ ĐỀ: CHÚA THÁNH THẦN

LÀM CHO GIÁO HỘI TƯƠI TRẺ (x. GH 4)

Hoa quả của Thần Khí là bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín , hiền hòa, tiết độ” ( Gal 5,22)

Ý CHÍNH: Công đồng Vaticanô II như một cơn cuồng phong đột ngột thổi “ tiếng gió mạnh”(Cv 2,2) vào những nơi chốn đóng kín và cứng nhắc. Chúa Thánh Thần làm cho Hội Thánh tươi trẻ, làm “nổi bật niềm vui và niềm hưng phấn mới của việc gặp gỡ Đức Kitô nơi các tín hữu”(x.CCĐT 2)

Ý NGUYỆN: Cầu cho các tín hữu, đặc biệt là người trẻ, có niềm tin tươi trẻ trước thách đố về những xáo trộn của các giá trị sống trong xã hội hôm nay.




  1. THÁCH ĐỐ & CƠ HỘI:

  • Nhiều hơn so với trước đây, đức Tin hiện đang phải đối diện với một loạt vấn đề, do não trạng con người đã thay đổi, nhất là ngày nay cho rằng sự chính xác hợp lý thuộc về lĩnh vực chinh phục của khoa học và công nghệ. Tuy nhiên Hội Thánh không bao giờ sợ chứng minh rằng không có bất kỳ xung đột nào giữa đức Tin và khoa học chân chính, vì cả hai đều hướng đến chân lý, mặc dù bằng những con đường khác nhau.

  • Khuôn mặt của Hội Thánh ở địa phương cần được tươi trẻ nhờ “ tiếng gió mạnh”(Cv 2,2) thổi vào.

  • Khao khát niềm vui của việc gặp gỡ Đức Kitô nơi nhiều tín hữu và các bạn trẻ.

II. HỌC HỎI & CHỨNG TỪ:



  • Trong Chúa Thánh Thần một người Kitô hữu tìm thấy niềm vui sâu xa, sự bằng an trong tâm hồn và sự tự do (GLGT 38)

  • Nhờ Bí tích Thêm sức, ơn Chúa Thánh Thần được ban tặng cho ta (GLGT 203)

  • Thánh Thần của Đức Kitô (GLHTCG 727-730), Đức Mẹ cũng tha thiết cầu xin Thiên Chúa ban Thánh Thần ( GH 59), Thánh Thần và Hội Thánh( GLHTCG 737-741)

  • Tháng hoa và niềm vui trong Thánh Thần của Mẹ Maria “ Mừng vui lên” (Lc 1,28)

  1. CẦU NGUYỆN & CỬ HÀNH:

  • Cầu nguyện: Hát Kinh Chúa Thánh Thần., hít sâu hơi thở thần linh, nhận lãnh thần lực, buông mình cho ân sủng, chọn quyết tâm sửa một tính xấu, tập một tính tốt….

  • Cử hành ánh sáng, “Lửa ấy bùng cháy lên”(Lc12,49),….

  • Lectio Divina trong gia đình và nhóm nhỏ: Ga 16:1-33; Cv 2:1-47




  1. SỐNG & LOAN BÁO TIN MỪNG:

  • Nhìn lại lịch sử của bản thân để thấy Chúa Thánh Thần là quà tặng được ban cho ta đối diện với những sóng gió cuộc đời.

  • Nói cho nhau nghe về hoa trái của Chúa Thánh Thần trong gia đình, nhóm nhỏ và trong các sinh hoạt của giáo xứ,…

  • Giúp đỡ người khuyết tật, quan tâm đến người có hoàn cảnh khó khăn,…

  • Tích cực tham gia cụ thể vào các hoạt động mục vụ tại giáo xứ, góp phần làm tươi trẻ khuôn mặt của Hội Thánh tại địa phương.

  1. HUẤN QUYỀN:

  1. Văn kiện Công đồng Vatican II:

MK 11.

GH 4, 19, 48, 59

TG 4


  1. Văn kiện Giáo hoàng:

CCĐT 12

  1. Giáo lý Hội thánh Công giáo:

GLHTCG 683 - 747

  1. Toát yếu Giáo lý HTCG:

TY 136 - 146

  1. Giáo lý Giới trẻ:

GLGT 38 & 203- 207

Tháng 6 – 2013


CHỦ ĐỀ: TIN LÀ SỐNG VỚI CHÚA VÀ HIỆP NHẤT

VỚI NHAU TRONG CHÚA BA NGÔI
Ai yêu mến Thầy sẽ giữ Lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở trong người ấy” (Ga 14,23)

Ý CHÍNH: Thiên Chúa hằng mời gọi con người bước vào cuộc sống chung với Chúa Ba Ngôi, sống hiệp nhất với Ngài; và trong Ngài, sống hiệp nhất với mọi người. Để được như vậy cần giữ Lời Chúa dạy là yêu thương nhau. Và để có khả năng nên một với Chúa đồng thời yêu thương hiệp nhất với nhau, cần siêng năng cầu nguyện, suy niệm Lời Chúa và đón nhận các bí tích.



Ý NGUYỆN: Cầu cho sự hiệp nhất với Chúa, hiệp nhất trong gia đình, trong xã hội và Giáo Hội.


  1. THÁCH ĐỐ & CƠ HỘI:

  • Trong một xã hội tục hóa, con người muốn hoạt động như không có sự hiện diện của Chúa, không có tương quan với Thiên Chúa, không cần đến Chúa.

  • Cá nhân chủ nghĩa và những hận thù khiến con người khó hiệp thông hiệp nhất với nhau.

  • Tuy nhiên, con người luôn khao khát một tình yêu vĩnh cửu, là điều chỉ có được nơi Chúa Ba Ngôi. Và tình yêu luôn đòi hỏi sự hiệp nhất, nên một cách trọn vẹn, cũng là điều chỉ có được nơi Ba Ngôi Thiên Chúa.

  • Toàn cầu hóa và sự bùng nổ truyền thông là những dấu chỉ thời đại mời gọi con người đi đến một sự hiệp thông hiệp nhất toàn cầu trong Chúa Ba Ngôi.



  1. HỌC HỎI & CHỨNG TỪ:

  • “Yêu thương nhau chính là cách để chúng ta sống đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi trong Giáo Hội, Nhiệm Thể của Đức Kitô, và là cách để chúng ta làm thay đổi lịch sử cho đến khi lịch sử ấy hoàn thành trong Giêrusalem thiên quốc… Làm người có nghĩa là được mời gọi hiệp thông giữa người với người, vì được làm hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi và giống Thiên Chúa Ba Ngôi, đó chính là nền tảng cho toàn thể đạo đức học của con người” (TLHTXH số 32-33)

  • “Trong Phụng vụ, Chúa Cha đổ tràn các phúc lành của Ngài cho chúng ta trong Người Con nhập thể, đã chết và đã sống lại vì chúng ta, và Ngài tuôn đổ Chúa Thánh Thần vào lòng chúng ta. Đồng thời Hội Thánh chúc tụng Chúa Cha qua việc tôn thờ, ca tụng, tạ ơn và cầu xin Ngài ban hồng ân là Chúa Con và Thánh Thần.” (TYGL số 221)

  • “Lạy Chúa Ba Ngôi con tôn thờ… xin ban bình an cho linh hồn con, xin biến linh hồn con thành thiên đàng của Chúa, thành nơi trú ngụ mà Chúa ưa thích, và nơi nghỉ ngơi của Chúa. Uớc gì con không bao giờ bỏ mặc Chúa một mình, nhưng con sẽ trọn vẹn ở đó, tỉnh thức trong đức tin, hoàn toàn thờ lạy, và hoàn toàn phó thác vào hoạt động sáng tạo của Chúa.” (Chân phước Elizabeth Chúa Ba Ngôi) (TYGL số 49)




  1. CẦU NGUYỆN & CỬ HÀNH:

  • Cầu nguyện: Làm dấu Thánh Giá và đọc kinh Sáng Danh cách chậm rãi, trong tâm tình thờ lạy và hiệp nhất với Chúa Ba Ngôi.

  • Dâng lễ và rước lễ để nên một với Chúa và hiệp nhất với nhau.




  1. SỐNG & LOAN BÁO TIN MỪNG:

  • Trao đổi trong gia đình: Làm thế nào để có sự hiệp nhất trong gia đình theo gương mẫu của Chúa Ba Ngôi?

  • Đưa Lời Chúa lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…): toàn cầu hóa bằng chính Lời của Chúa, góp phần tạo sự hiệp nhất toàn cầu bằng chính sự hiện diện của Chúa trên mạng Internet.

  • Luôn sống yêu thương và kiến tạo sự hiệp thông trong cộng đoàn.

  1. HUẤN QUYỀN:

  1. Văn kiện Công đồng Vatican II:

GH 1- 4.7.17. 40-42.48

MK 1-3


MV 32

ĐT 8


  1. Giáo lý Hội thánh Công giáo:

GLHTCG 232 – 267, 422 – 424, 689 – 691, 1077 – 1112.

  1. Toát yếu Giáo lý HTCG:

TY 44 – 49, 221 – 223.

TY 44 – 49, 221 – 223.



  1. Giáo lý Giới trẻ:

GLGT 35 – 39.

  1. Tóm lược Học thuyết Xã hội Công giáo:

TL.HTXH 30 – 40.

Tháng 7 – 2013


CHỦ ĐỀ: GIÁO HỘI, CỘNG ĐOÀN THỜ PHƯỢNG
Anh em là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Chúa.” (1 Pr 2,9)

Ý CHÍNH: Chúng ta, những Kitô hữu, được cứu chuộc nhờ bửu huyết Đức Kitô và được tái sinh nhờ Lời Thiên Chúa hằng sống; thế nên, chúng ta được tuyển chọn và quý giá trước mặt Chúa. Người dùng chúng ta như những viên đá sống động mà xây nên ngôi đền thờ thiêng liêng là Giáo Hội, để chúng ta trở nên cộng đoàn chuyên chăm việc thờ phượng Thiên Chúa.



Ý NGUYỆN: Cầu nguyện cho có nhiều bạn trẻ quảng đại đáp lại tiếng Chúa gọi, dấn thân thờ phượng Thiên Chúa và phục vụ Giáo Hội qua ơn gọi sống đời linh mục và thánh hiến.


  1. THÁCH ĐỐ & CƠ HỘI:

  1. Thách đố:

  • Càng ngày người ta càng đề cao chủ nghĩa cá nhân và xem nhẹ tính cộng đoàn (từ cộng đoàn gia đình cho đến các cộng đoàn lớn hơn nơi khu phố, giáo xứ).

  • Nhiều Kitô hữu tỏ ra dửng dưng, bàng quan và như người ngoài cuộc, chưa ý thức đủ mình là thành viên, có sứ mạng và vai trò tích cực trong Giáo Hội.

  • Xã hội càng văn minh thì những hình thức thờ phượng bình dân và mang tính cộng đoàn (lần chuỗi chung, đàng Thánh giá, đọc kinh liên gia…) dần dần mai một đi và người ta cho rằng đó là hình thức của những người nhà quê, ít học.

  • Sống trong một xã hội tục hoá, người Kitô hữu cảm thấy mình bị tan biến và nhạt nhoà đi, không biết và không muốn thể hiện ơn gọi Kitô hữu của mình.

  • Gia đình ngày càng ít con dẫn đến tình trạng giảm sút ơn gọi linh mục và tu sĩ.

  1. Cơ hội:

  • Tuy nhiên, đó đây vẫn luôn xuất hiện những cộng đoàn, những nhóm nhỏ như là men, là muối cho những cộng đoàn lớn hơn là các giáo xứ và giáo phận. Qua đời sống chứng tá cụ thể của những nhóm như thế, hình ảnh Giáo Hội là một cộng đoàn thờ phượng đã được đánh động nơi tâm hồn nhiều người.

  • Tại Việt Nam, ơn gọi linh mục và tu sĩ vẫn còn dồi dào. Tuy nhiên, nếu muốn duy trì điểm son này, thiết tưởng, chúng ta vẫn phải luôn nhấn mạnh đến vai trò của gia đình, của các nhà giáo dục và của giáo xứ.




  1. HỌC HỎI & CHỨNG TỪ:

  • Trong cộng đoàn tiên khởi tại Giêrusalem, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong đời sống cầu nguyện, “các tín hữu chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng.” (Cv 2, 42) (TYGL 548)

  • Do hiệu lực của ấn tín bí tích Rửa Tội, Thêm Sức và Truyền Chức Thánh, người Kitô hữu trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô; họ được tham dự vào chức tư tế của Người theo nhiều cách. Họ là thành phần trong Giáo Hội theo những bậc sống và phận vụ khác nhau. Như thế, họ được thánh hiến để phụng thờ Thiên Chúa và phục vụ Giáo Hội. (TYGL 227)

  • Là cộng tác viên của hàng giám mục, linh mục được thánh hiến để loan báo Tin Mừng, để cử hành việc phụng thờ Thiên Chúa, nhất là bí tích Thánh Thể từ đó ngài rút được sức mạnh cho thừa tác vụ của mình, và để làm mục tử của các tín hữu. (TYGL 328)



  1. CẦU NGUYỆN & CỬ HÀNH:

  • Cầu nguyện: 1) cầu cho ơn gọi linh mục, tu sĩ; 2) xin ơn thánh hoá các linh mục; 3) ghi nhớ những hình thức chính yếu của kinh nguyện Kitô giáo: chúc tụng và thờ lạy, xin ơn và chuyển cầu, tạ ơn và ca ngợi. Thánh lễ chứa đựng và diễn tả tất cả các hình thức cầu nguyện này.

  • Ngoài những cử hành phụng vụ, khuyến khích các lòng đạo đức bình dân trong gia đình và những nhóm nhỏ (kinh tối trong gia đình, đọc kinh liên gia, hành hương, tôn kính ảnh tượng, nghe và phổ biến thánh ca).




  1. SỐNG & LOAN BÁO TIN MỪNG:

  • Tham dự các cử hành phụng vụ với thái độ cung kính và trang phục đứng đắn.

  • Giới thiệu Chúa cho những người chưa biết Chúa bằng thánh ca, hạnh các thánh, các cuộc hành hương, tham quan và trình bày ý nghĩa của máng cỏ dịp Giáng Sinh.

  • Chia vui, chia buồn với những người trong khu xóm, không phân biệt tôn giáo.

  1. HUẤN QUYỀN:

  1. Văn kiện Công đồng Vatican II:

PV 14-20, 41-42

PV 114, 118, 122, 125

GH 1-17

MV 30


ĐT 2-3

TS 24


  1. Giáo lý Hội thánh Công giáo:

GLHTCG 871-945, 1121,1562-1567.

  1. Toát yếu Giáo lý HTCG:

TY 177-193, 227, 328.

  1. Giáo lý Giới trẻ:

GLGT 138 – 145, 176, 254,

Tháng 8 – 2013


CHỦ ĐỀ: GIÁO HỘI, CỘNG ĐOÀN TÌNH YÊU

Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”



(Ga 15,12)

Ý CHÍNH: Sự Hiệp Thông trong Hội Thánh phát xuất từ Mầu Nhiệm Thiên Chúa, vốn là sự Hiệp Thông của Ba Ngôi thần linh, là Tình Yêu (1Ga 4,8.16) . Cộng đoàn Hội thánh sống tình hiệp thông yêu thương, qua siêng năng nghe giảng dạy Lời, tham dự lễ “bẻ bánh” chia sẻ và cầu nguyện không ngừng (x. Cv 2, 42). Đặc biệt, cộng đoàn “Hội thánh tại gia”, tức Gia đình, nhờ ân sủng Bí tích Hôn phối, được mời gọi sống tình yêu duy nhất và trung thành bất khả phân ly, trở nên “là hình ảnh và là họa ảnh” của Tình yêu Thiên Chúa.



Ý NGUYỆN: Cầu cho các bạn trẻ đang chuẩn bị dấn thân trên con đường hôn nhân gia đình và những đôi vợ chồng Kitô hữu khám phá được vẻ đẹp và sự cao cả của Tình yêu Chúa Kitô dành cho Hội Thánh Hiền Thê của Người, để từ đó họ biết yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương và trở nên Bí tích Tình yêu sống động giữa lòng trần thế.


  1. THÁCH ĐỐ & CƠ HỘI:

  1. Thách đố:

Hoàn cảnh ngày nay trong đó các cộng đoàn Hội thánh đang sống có cả những yếu tố tiêu cực lẫn tích cực. Một số mặt cuộc sống là dấu cho thấy ơn cứu độ của Đức Kitô đang tác động trong thế giới (quí trọng nhân vị, phẩm giá con người và phẩm giá phụ nữ hơn; ý thức nhu cầu phát triển quan hệ giữa các gia đình để nâng đỡ nhau; ý thức trách nhiệm sinh sản, giáo dục con cái; khám phá sứ mạng của gia đình và trách nhiệm xây dựng xã hội...). Một số mặt khác có những dấu hiệu như: thoái hóa các giá trị căn bản: sự trung thực, lòng trung thành, nhân ái; tự do luyến ái lệch lạc, xung đột, ly dị, ly thân gia tăng, não trạng phá thai, ngừa thai tràn lan,..).

  1. Cơ hội:

Năm Đức Tin: là cơ hội để khám phá lại Công đồng là hồng ân lớn lao Hội Thánh được hưởng trong thế kỷ XX. Mở “Cánh cửa Đức tin” để bước vào Hiệp thông với Thiên Chúa và Hội thánh. Năm Đức Tin cũng là cơ hội thuận tiện để các cộng đoàn sống chứng tá bác ái.



  1. HỌC HỎI & CHỨNG TỪ:

  • Hội Thánh: là Dân Thiên Chúa, có Luật là giới răn mới của yêu thương như chính Đức Kitô đã yêu thương chúng ta. (x. Ga 13,14; GH 9);

  • là Thân Thể Đức Kitô, một Thân Thể duy nhất hiệp nhất trong đa dạng. (GH 7);

  • là Đền Thờ Chúa Thánh Thần. Thánh Thần hoạt động nhiều cách (Lời Chúa, các bí tích, nhân đức, và đặc sủng) để xây dựng toàn thân trong đức ái (x. Ep 4,16; GLHTCG 798,799,800).

  • “Đấng Tạo Hóa đã thiết lập và ban những định luật riêng cho đời sống chung thân mật và cho cộng đoàn tình yêu vợ chồng. Đời sống chung này được gầy dựng do giao ước hôn nhân, nghĩa là sự ưng thuận cá nhân không thể rút lại” (MV 48).

  • Tự bản chất định chế hôn nhân và tình yêu lứa đôi qui hướng về việc sinh sản và giáo dục con cái (MV 48)

  • Đức Kitô Đấng Phu Quân của Hội Thánh đến với đôi vợ chồng kitô hữu qua Bí tích Hôn Phối. Người còn ở lại với họ để hai người mãi mãi trung thành yêu thương nhau bằng sự tự hiến cho nhau như Người đã yêu thương và nộp mình vì Hội Thánh (x. Ep 5,25; GS 48).




  1. CẦU NGUYỆN & CỬ HÀNH:

  1. Cầu nguyện:

Cầu nguyện trong gia đình/cộng đoàn: đọc kinh tối với Lời Chúa, đặc biệt xét mình sống Lời của tháng này Ga 15,12.

  1. Cử hành:

Năng lãnh nhận bí tích Thánh Thể và Hòa Giải



  1. SỐNG & LOAN BÁO TIN MỪNG:

  1. Sống:

  • Trao đổi trong gia đình: Đức ái được thực thi cụ thể như thế nào giữa các thành viện trong gia đình và cộng đoàn để trở nên thực sự là Hội thánh tại gia? Phải làm gì để đức tin được lớn mạnh hơn?

  • Sau khi xét mình, biết nhận lỗi, xin lỗi, tha lỗi, chừa lỗi giữa các thành viên trong gia đình.

  • Chia sẻ vật chất, tinh thần với một người nghèo, người bị bỏ rơi bên cạnh nhà mình.

  • Gia đình tham gia tích cực hơn vào đời sống chính trị xã hội. Ý thức mình là vai chính trong các chính sách về gia đình.

  • Gia đình sống “Ngày của Chúa” theo giới răn Chúa dạy.

  1. Loan báo:

  • Vợ chồng loan báo Tin mừng sự sống qua việc sinh sản và giáo dục con cái có trách nhiệm.

  1. HUẤN QUYỀN:

  1. Văn kiện Công đồng Vatican II:

GH 7.9

MV 47-52


  1. Văn kiện Giáo hoàng:

TH. Familiaris Consortio 6.

CCĐT 1.5


  1. Các văn kiện của HĐGM

THƯ CHUNG ĐHDC 31 – 47 (Loan báo Tin Mừng trong hoàn cảnh ngày nay)

  1. Giáo lý Hội thánh Công giáo:

GLHTCG 781 – 801, 1601 – 1666, 737 – 738 . 766

  1. Toát yếu Giáo lý HTCG:

TY 156 – 160, 337 – 350

  1. Giáo lý Giới trẻ:

GLGT 125 – 128, 260 – 271,119-120.

  1. Tóm lược Học thuyết Xã hội:

TL.HTXH 230 – 243 (Công cuộc Phúc âm hóa và học thuyết xh)

TL.HTXH 246 – 247 (Gia đình tham gia đời sống xã hội)

Tháng 9 – 2013
CHỦ ĐỀ: GIÁO HỘI, CỘNG ĐOÀN LOAN BÁO TIN MỪNG
Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8)
Ý CHÍNH: Giáo Hội hiện diện giữa lòng thế giới để làm chứng cho ký ức sống động về Thiên Chúa của Chúa Giêsu (x. ĐỀ CƯƠNG THĐGM XIII, 2). Để làm chứng như thế, Giáo Hội luôn luôn cần được phúc âm hóa để có được sự mới mẻ và sức mạnh loan báo Tin Mừng (15), thành dấu chỉ và khí cụ sống động về sự hiện diện của Đấng Phục sinh trong thế giới (x.CCĐT 15).

Ý NGUYỆN: Xin giúp chúng con, cá nhân cũng như cộng đoàn, biết đón nhận trong đức tin Lời của Đức Kitô và loan báo Lời đó cho những người khao khát và tìm kiếm Thiên Chúa bằng chứng từ đời sống.




  1. THÁCH ĐỐ & CƠ HỘI:

  1. Thách đố:

  • Có những nước trước đây Kitô giáo và đời sống kitô hữu rất phồn thịnh nay đang gặp thử thách nặng nề và biến đổi tận gốc do sự dửng dưng tôn giáo, tục hóa và chủ nghĩa vô thần không ngừng được phổ biến. Có những vấn nạn được đặt ra mà con người không tìm được lời giải đáp nên chán nản tuyệt vọng hoặc bị cám dỗ tự tử. Có những nước còn bảo tồn được nhiều truyền thống rất sống động về lòng đạo đức và về tình cảm kitô giáo, những truyền thống này nay có nguy cơ biến mất do ảnh hưởng của tục hóa và sự lan tràn của các giáo phái (x.KTHGD 34)

  • Để sống và làm chứng cho đức tin, người Kitô hữu ngày nay gần như phải lội ngược dòng. Đôi khi vì sợ hãi, lười biếng và xấu hổ, nhiều người Kitô hữu đã không dám sống và thông truyền đức tin (Đề Cương THĐGM XIII, 2).

2. Cơ hội:

  • Tuy nhiên, vẫn còn đó biết bao tấm gương đức tin đã in dấu trong suốt hai ngàn năm lịch sử qua như gương của Abraham,Đức Maria, các Tông đồ, các vị tử đạo ... được tiếp nối bởi tấm gương đức tin hiện nay của những người sống đời thánh hiến và những người hoạt động để bênh vực công lý ...

  • Năm Đức Tin là cơ hội để điểm lại lịch sử đức tin, nhờ đó cảm nghiệm sâu xa hơn lòng thương xót Chúa và góp phần phát triển cộng đoàn bằng chứng từ cuộc sống của mình (CCĐT 13).



  1. HỌC HỎI & CHỨNG TỪ:

  1. Học hỏi:

  • Giáo Hội tự bản chất là truyền giáo (TG 2). Giáo Hội trong Đức Kitô như bí tích hoặc dấu chỉ và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại (GH 1).

  • Người giáo dân tham gia vào sứ vụ tiên tri của Đức Kitô khi đón nhận trong đức tin Lời của Đức Kitô và loan báo Lời đó cho thế giới bằng chứng từ đời sống của họ, cũng như qua lời nói, hoạt động rao giảng Tin Mừng và huấn giáo (x. TYGL 190).

  • Họ phải làm chứng rằng niềm tin là câu trả lời duy nhất và hoàn hảo cho những vấn đề mà con người và xã hội đặt ra. Muốn thế, họ phải có khả năng nối kết Tin Mừng và cuộc sống, bằng cách sống theo sự hướng dẫn của Tin Mừng (x. KTHGD 34).

  • Trong bối cảnh của xã hội Việt Nam hôm nay, Giáo Hội cần đối thoại với các tôn giáo, với người nghèo, và với những anh chị em không tôn giáo (x. THƯ CHUNG ĐHDC 39-42); Giáo Hội cũng cần quan tâm đến các lãnh vực: giáo dục (37-38), gia đình (43), giới trẻ (44), di dân (45), môi sinh (46) và truyền thông (47).

  1. Chúng từ:

  • Alexandre de Rhodes (1591-1660), linh mục thuộc Hội Thừa sai Paris (MEP), Pháp.

  • Léopold Michel Cadière (1869-1955), linh mục thuộc Hội Thừa sai Paris (MEP), Pháp.




  1. CẦU NGUYỆN & CỬ HÀNH:

  1. Cầu nguyện:

Xin Cha dùng ơn Thánh Thần soi sáng dẫn dắt chúng con bước theo Chúa Giêsu, loan báo Tin Mừng cứu độ, tận tình phục vụ sự sống của đồng bào và đồng loại. Xin dạy chúng con biết san sẻ của cải vật chất và tinh thần cho mọi người, nhất là những người nghèo khổ (trích kinh Năm Thánh 2010).

  1. Cử hành:

Tổ chức ngày truyền giáo hay thăm giáo điểm truyền giáo trong giáo phận.

Giới thiệu hay triển lãm công trình văn hóa và đức tin của một vị thừa sai.




  1. SỐNG & LOAN BÁO TIN MỪNG:

  1. Sống:

  • Bao dung và đồng cảm, chia vui và sẻ buồn với những người xung quanh, đặc biệt những người thiếu vắng niềm tin và lẽ sống, những người đang khát khao và tìm kiếm Chúa.

  • Hỗ trợ cho quỹ học bổng sinh viên hoặc quỹ bác ái xã hội của giáo phận

  • Hỗ trợ cho công cuộc truyền giáo hoặc thực hiện sứ vụ truyền giáo.

  1. Loan báo:

  • Tham gia hoạt động giáo lý trong giáo xứ hoặc hoạt động xã hội trong khu phố.

  • Chia sẻ Tin Mừng của Chúa Giêsu với một ai không biết nhiều về Ngài.




  1. HUẤN QUYỀN:

  1. Văn kiện Công đồng Vatican II:

GH 1-2

TG 2


  1. Văn kiện Giáo hoàng:

TH.KTHGD 32-34

ĐỀ CƯƠNG THĐGM XIII, 2

CCĐT 15


  1. Các văn kiện của HĐGM

THƯ CHUNG ĐHDC 31 – 47

  1. Giáo lý Hội thánh Công giáo:

GLHTCG 904-907

GLHTCG 942



  1. Toát yếu Giáo lý HTCG:

TY 190

  1. Giáo lý Giới trẻ:

GLGT 165

  1. Tóm lược Học thuyết Xã hội:

TL.HTXH 60 – 64

Tháng 10 – 2013


CHỦ ĐỀ: SỐNG ĐỨC TIN THEO GƯƠNG MẸ MARIA
Phúc cho Bà là kẻ đã tin rằng Lời Chúa phán cùng Bà sẽ được thực hiện” (Lc 1,45)
Ý CHÍNH: Tháng Mười trong truyền thống của Giáo Hội là tháng kính Đức Maria Mân Côi. Trong tháng này, chúng ta chiêm ngắm Mẹ Maria và học từ nơi Mẹ những bài học căn bản cho hành trình ơn gọi và sứ mạng của người Kitô hữu: bài học xin vâng và cảm tạ, bài học liên đới và hiệp thông, bài học chia sẻ hồng ân đức tin và loan báo Đức Kitô. Qua tấm lòng nhân hậu dành cho đoàn con đất Việt không phân biệt lương giáo, Mẹ La Vang còn dạy cho chúng ta cách thực đồng hành với mọi người, dù xa lạ trong niềm tin, nhưng lại thật gần trong đức ái.
Ý NGUYỆN: Cầu cho những ai đang gặp thử thách gian truân biết “Xin Vâng” với Mẹ để thánh ý Thiên Chúa được thể hiện trong mọi sự; nhờ đó, họ trở nên những chứng nhân của niềm hy vọng Kitô giáo.


  1. THÁCH ĐỐ & CƠ HỘI: (GS 4-10)

Thân phận con người trong thế giới ngày nay: (a) Hy vọng và lo âu, (b) Những hoàn cảnh biến đổi sâu rộng, (c) Những biến đổi trong phạm vi xã hội, (d) Những biến đổi về tâm lý, luân lý, tôn giáo, (e) Những chênh lệch trong thế giới ngày nay, (f) Những khát vọng ngày càng phổ quát của nhân loại, và (g) Những vấn đề sâu xa của nhân loai.

  1. HỌC HỎI & CHỨNG TỪ:

  • Bài học xin vâng và cảm tạ: Với sự vâng phục của đức tin, Mẹ đã trả lời: “Vâng tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (GLHTCG 494). Khi sứ thần truyền tin, Đức Maria đã đón nhận Ngôi Lời TC trong tâm hồn cùng thân xác và đem sự sống đến cho trần gian… Nhờ lãnh nhận ân sủng vô cùng cao quí này, mẹ đã trổi vượt mọi tạo vật khác trên trời dưới đất (GH 53-69). Trong kinh “Magnificat”, Mẹ ca tụng mầu nhiệm Cứu Độ đến gần, sự xuất hiện “ Mêsia của người” (TL.HTXH 59).

  • Bài học liên đới và hiệp thông: Lưỡi gươm đau khổ được tiên báo cho Đức Maria loan báo việc dâng hiến hoàn hảo và duy nhất của CGS trên thập giá (GLHTCG 529). Tại tiệc cưới Cana, Mẹ dạy cho chúng ta bén nhạy trước nhu cầu của những người chung quanh, cách riêng những người đang gặp khó khăn (ĐỀ CƯƠNG ĐHDC 44). Đức Maria đã đi vào tận “đêm tối của đức tin” khi hiệp thông với khổ hình Thập giá và đêm đen trong mồ phần mộ của CGS (GLHTCG 165).

  • Bài học chia sẻ hồng ân đức tin và loan báo Đức Kitô: Mẹ Maria đã tin và trong đức tin này, Mẹ đã tiếp nhận Lời Chúa trong lòng để rồi ban cho thế giới (TH. LỜI CHÚA 123). Nhờ đức tin, Đức Maria đã trở thành mẹ của các kẻ tin (GLHTCG 963-975). Cho tới ngày Chúa đến, Mẹ chiếu sáng như dấu chỉ lòng cậy trông vững vàng và niềm an ủi cho Dân Chúa đang lữ hành (GH 68).

  1. CẦU NGUYỆN & CỬ HÀNH:

  1. Cầu nguyện: Kinh Magnificat

Linh hồn tôi ngợi khen Chúa,

thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi ...



  1. Cử hành:

Hành hương một nơi kính Đức Maria.

Siêng năng lần chuỗi Mân Côi.




  1. SỐNG & LOAN BÁO TIN MỪNG:

  1. Sống:

Tôi có thể học hỏi nơi Mẹ Maria điều gì về cách sống như người môn đệ của Chúa Giêsu? Tôi sẽ tiếp tục làm những việc gì để củng cố vai trò môn đệ của tôi đối với Chúa Giêsu qua Mẹ Maria? Mỗi người hãy quyết định và chia sẻ cho cả nhóm.

  1. Loan báo:

Chia sẻ kinh nghiệm sống như người môn đệ của Chúa Giêsu của bạn cho một người và xin người ấy chia sẻ kinh nghiệm của họ cho bạn.


  1. HUẤN QUYỀN:

  1. Văn kiện Công đồng Vatican II:

MV 4-10

GH 53 – 69



  1. Văn kiện Giáo hoàng:

TH. LỜI CHÚA 123

  1. Văn kiện HĐGM

ĐỀ CƯƠNG ĐHDC 44

  1. Giáo lý Hội thánh Công giáo:

GLHTCG 165

GLHTCG 493 - 494

GLHTCG 529

GLHTCG 963 – 975



  1. Toát yếu Giáo lý HTCG:

TY 97-100, 196-199.

  1. Giáo lý Giới trẻ:

GLGT 80 – 85, 147 – 149.

  1. Tóm lược Học thuyết Xã hội:

TL.HTXH 59

Tháng 11 – 2013


CHỦ ĐỀ: SỐNG ĐỨC TIN THEO GƯƠNG

CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
Hạt lúa gieo vào lòng đất phải chết đi thì mới sinh nhiều bông hạt” (Ga 12,24)
Ý CHÍNH: Trong tháng Mười Một, Giáo Hội nhắc chúng ta nhớ đến những người đã ra đi trước chúng ta. Trong số đó, có những vị đã được thưởng công trên Nước Trời và hằng chuyển cầu cho chúng ta; có những người còn đang được thanh tẩy trong luyện ngục mà chúng ta đặc biệt cầu nguyện cho. Tháng Mười Một cũng là tháng để chúng ta nhớ đến giờ phút chúng ta sẽ ra khỏi cuộc đời này mà về với Chúa. Điều này không làm cho chúng ta bi quan về cuộc sống, trái lại giúp chúng ta sống niềm tin vào Chúa Giêsu Phục sinh và niềm “mong đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời đời” như thấy trong cuộc sống và cái chết anh hùng của các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Ý NGUYỆN: Cầu cho các bệnh nhân biết theo gương các thánh Tử Đạo Việt Nam kết hợp sự đau yếu bệnh tật của mình với cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu và tham dự vào niềm vui của Đấng Phục Sinh, để có thể trở nên những chứng nhân sáng ngời của niềm hy vọng Kitô giáo. Xin cho các y bác sĩ, nam nữ y tá và toàn bộ nhân viên y tế trở thành hình ảnh sống động của Chúa Giêsu và Giáo Hội đối với các bệnh nhân.


  1. THÁCH ĐỐ & CƠ HỘI:

  • Giáo Hội phải công bố Tin Mừng trong các nền văn hóa đang mất cảm thức về đau khổ của nhân loại (TH.KTHGD 54), tập trung vào những cái mới lạ nhất thời, giây phút hiện tại và những vẻ hào nháng bên ngoài, không có khả năng nhớ lại quá khứ và không có ý thức về tương lai, đặt thành vấn đề ý nghĩa của sự sinh sản và của sự chết (ĐỀ CƯƠNG THĐGM XIII , 6).

  • Tuy nhiên, trong thâm tâm, mỗi người đều khát vọng Thiên Chúa và ước vọng về quê trời. “Sinh ký, tử quy” nghĩa là “sống gửi, thác về”, và đời người chỉ là một cuộc lữ hành.

  • Bệnh tật và đau khổ có thể làm cho chúng ta xao xuyến, đôi khi đưa tới tuyệt vọng và chống lại Thiên Chúa. Tuy nhiên, bệnh tật có thể làm cho chúng ta nên chín chắn hơn, giúp chúng ta nhận ra những điều phụ thuộc trong cuộc sống để biết quay về với những điều chính yếu, quay về với Thiên Chúa (GLHTCG 1501-1502)




  1. HỌC HỎI & CHỨNG TỪ:

  • Các thánh Tử Đạo Việt Nam đã đáp lại tình yêu của Thiên Chúa bằng tiếng “xin vâng” của đức tin, một niềm tin đơn sơ tín thác được thể hiện trong những việc bổn phận nhỏ bé hằng ngày, nhưng cũng là một niềm tin mãnh liệt đến độ sẵn sàng hiệp thông với mầu nhiệm Thánh Giá qua những khổ đau, bắt bớ, tù đầy, kể cả phải hiến dâng mạng sống.

  • Niềm tin vào Đức Kitô đã chết và sống lại cho người Kitô hữu niềm hy vọng sau khi chết sẽ được sống mãi với Đức Kitô và được sống lại trong ngày sau hết (GLHTCG 988-994). Chính niềm tin và hy vọng này đã thúc đẩy người Kitô hữu nói chung và các thánh Tử Đạo Việt Nam nói riêng dám sống và chết cho tình yêu Thiên Chúa và mọi người.

  • Để sống và loan báo Tin Mừng cách mới mẻ, những người rao giảng được mời gọi “chia sẻ niềm khát vọng cứu độ sâu xa của thế giới và lý giải đức tin của mình bằng cách thông truyền cái lý (logos) của hy vọng (x. 1Pr 3, 15). Chớ gì thế giới đang khát khao và tìm kiếm Thiên Chúa trong âu lo và hy vọng có thể lãnh nhận Tin Mừng không bởi những người rao giảng chán nản, thất vọng, thiếu kiên nhẫn hay lo âu, nhưng bởi những thừa tác viên Tin Mừng đầy lửa nhiệt tình, chan chứa niềm vui và sẵn sàng hy sinh mạng sống để Nước Thiên Chúa được rao giảng và Giáo Hội được thiết lập giữa lòng thế giới (ĐỀ CƯƠNG THĐGM XIII, 25).

  1. CẦU NGUYỆN & CỬ HÀNH:

  1. Cầu nguyện: Kinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

Kính lạy các Thánh Tử Đạo Việt Nam/ xưa đã biết dùng ơn Chúa mà lướt thắng mọi khó khăn khổ cực/ để gieo rắc hạt giống Phúc Âm/ và xây dựng Hội Thánh ...

  1. Cử hành:

Hành hương một nơi kính Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Hãy tìm hiểu hay thuật lại tấm gương của một trong các thánh tử đạo Việt Nam mà bạn biết.

Hãy đi thăm một bệnh nhân hay một người đang hấp hối; nếu cần giúp đỡ họ hoặc chuẩn bị cho họ lãnh nhận bí tích Xức Dầu.


  1. SỐNG & LOAN BÁO TIN MỪNG:

  1. Sống:

Tấm gương đức tin của các thánh Tử Đạo VN giúp bạn những gì trong đời sống kitô hữu?

Bạn cảm thấy thế nào về sự chết? Bạn sợ hãi gì? Bạn hy vọng gì? Bạn sẽ làm gì để chuẩn bị cho sự chết?



  1. Loan báo:

Chia sẻ kinh nghiệm nhận ra ơn Chúa tác động trong bệnh tật của bạn hay của người thân.

Chia sẻ kinh nghiệm chuẩn bị tốt hơn cho cái chết của bạn.





  1. HUẤN QUYỀN:

  1. Văn kiện Công đồng Vatican II:

GH 50

MV 18


  1. Văn kiện Giáo hoàng:

TH.KTHGD 53-54

CÁNH CỬA ĐỨC TIN 13



  1. Giáo lý Hội thánh Công giáo:

GLHTCG 990-1014

GLHTCG 1502-1532



  1. Toát yếu Giáo lý HTCG:

TY 202-206, 313-320.

  1. Giáo lý Giới trẻ:

GLGT 152-155, 240 – 247.

  1. Tóm lược Học thuyết Xã hội:

TL.HTXH 148

TL.HTXH 583









tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương