Nhập môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin a. Khái lưỢc về chủ nghĩa máC – LÊnin



tải về 113.01 Kb.
trang3/38
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích113.01 Kb.
#51023
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   38
FILE 20201110 104024 Đề-cương-chi-tiết-NNLCBCCNMLN-F1-2018

1.2. Điều kiện ra đời của triết học

* Về nhận thức

* Về xã hội

2. Đối tượng nghiên cứu của triết học và diễn biến của nó trong lịch sử triết học

2.1. Đối tượng nghiên cứu của triết học

Triết học nghiên cứu toàn bộ, tổng thể thế giới (tự nhiên, xã hội, con người) nghiên cứu các mối liên hệ, quan hệ hiện thực, các thuộc tính, đặc điểm, quy luật vốn có của bản thân thế giới.



2.2. Diễn biến của đối tượng nghiên cứu của triết học qua các thời ký lịch sử

* Thời cổ đại (Thế kỷ VI trước Công nguyên đến thế kỷ III sau Công nguyên).

Triết học tìm hiểu vũ trụ, tập trung vào việc nghiên cứu vũ trụ vật chất, coi việc tìm hiểu vũ trụ vật chất là địa vị tối thượng. Triết học tự nhiên là danh xưng của thời kỳ này với chủ đích là khám phá nguyên nhân và cơ cấu của vũ trụ. Triết học có nhiệm vụ phải tổng quát hóa vũ trụ, phải tìm đến cái cùng lý của nó.

* Thời Trung đại (Thế kỷ IV sau Công nguyên đến thế kỷ XVI sau Công nguyên)

Triết học kinh viện là nền triết học chủ đạo của thời kỳ này. Triết học kinh viện không có đột phá và bản sắc gì khác, vẫn lấy vũ trụ vật chất làm đối tượng nghiên cứu nhưng để chứng minh sự hiện hữu của thượng đế, chứng minh các tín điều mà Kinh thánh đã mặc định, chứng minh sự siêu việt và tự tại của thượng đế.

* Thế kỷ XVII – XVIII: Triết học tìm hiểu tri thức. Triết học suy tưởng về những tri thức đã thu lượm được từ trước về vũ trụ vật chất. Triết học tìm hiểu giá trị của chính tri thức của nó, phẫu thuật chính nó. Triết học lấy tư duy thuần túy, tri thức thuần túy làm đối tượng để nghiên cứu, xem xét.



Đề Các viết: “Tôi là một bản thể mà tất cả yếu tính hay bản tính chỉ là tư tưởng và để hiện hữu, bản thể ấy không cần một nơi chốn nào hay phụ thuộc vào một cái gì vật chất cả” (Phương pháp luận, Nxb Đại học, Sài Gòn 1968, trang 51 – 52).

* Thế kỷ XIX – XX: Triết học tìm hiểu hiện sinh, tìm hiểu con người. Triết học lấy sự hiện hữu của con người, sinh hoạt của con người làm đối tượng nghiên cứu. Con người với đời sống sinh hoạt thường nhật của nó, với mọi khát vọng, ý hướng, lý tưởng của nó là những chủ đề triết học được quan tâm. Triết học phải giúp con người tìm hiểu địa vị thân phận, ý nghĩa của cuộc hiện sinh.




tải về 113.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương