NHỮng vưỚng mắc trong việc nâng cao chất lưỢng dạy tiếng anh


Việc sử dụng tài liệu học thêm tiếng Anh ở nhà



tải về 0.57 Mb.
trang12/21
Chuyển đổi dữ liệu26.03.2018
Kích0.57 Mb.
#36700
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   21

4.6. Việc sử dụng tài liệu học thêm tiếng Anh ở nhà


Trong phiếu khảo sát có ba câu hỏi liên quan đến việc học sinh tự giác sử dụng các tài liệu học thêm tiếng Anh ở nhà như sách tiếng Anh, nghe các chương trình tiếng Anh trên đài phát thanh hoặc truyền hình, hay trên mạng internet. Theo kết quả tự báo cáo của các em thì chỉ có khoảng 60% (M=2.28; SD=.45) các em có sử dụng thêm các phương tiện này để học tiếng Anh ở nhà. Số còn lại tự báo cáo là các em không bao giờ sử dụng tiếng Anh khi ra khỏi lớp học (M= 2.26; SD=.86). Tuy nhiên nghiên cứu này không cho biết thường các em dành bao nhiêu thời gian cho các hoạt động này mỗi ngày và sách tiếng Anh các em sử dụng ở nhà là sách đọc thêm hay các loại sách bổ trợ bài tập được bán trên thị trường. Do vậy đây cũng là hạn chế của nghiên cứu này nên thông tin này chỉ mang tính tham khảo.

4.7. Kết quả phân tích đối với các câu hỏi mở


Những câu trả lời cho phần câu hỏi mở trong phiếu điều tra dành cho học sinh được phân tích theo phương pháp phân tích định tính. Toàn bộ các câu trả lời của học sinh được xem xét kỹ một cách toàn diện, trên cơ sở đó các câu trả lời được phân loại theo các vấn đề chung nổi lên qua số liệu. Có ba vấn đề lớn sau đây:

  1. Sự hài lòng của học sinh đối với tình hình dạy và học tiếng Anh ở trường;

  2. Những vấn đề học sinh thấy chưa hài lòng về tình hình dạy và học tiếng Anh ở trường;

  3. Những ý kiến đóng góp của sinh nhằm cải thiện chất lượng dạy và học tiếng Anh ở trường.

Căn cứ vào số liệu vấn đề 1 lại được chia thành hai mục nhỏ là (a) tinh thần trách nhiệm của giáo viên và (b) phương pháp giảng dạy cũng như kiến thức chuyên môn của giáo viên. Vấn đề thứ hai - những vấn đề học sinh chưa hài lòng - được chia theo các nội dung như (a) phương pháp giảng dạy; (b) kiến thức chuyên môn của giáo viên; (c) sách giáo khoa; (d) điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy và học của nhà trường; (e) sự tự tin của học sinh về trình độ tiếng Anh của bản thân và (f) các vấn đề khác. Vấn đề thứ ba - những góp ý của học sinh - gồm các vấn đề như (a) giáo viên; (b) điều kiện học tập; (c) hoạt động ngoại khóa; (d) chương trình và sách giáo khoa và (e) các vấn đề khác. Kết quả phân tích số liệu thu được qua ý kiến trả lời của học sinh đối với các nội dung trên được trình bày dưới đây.

4.8. Sự hài lòng của học sinh đối với giáo viên theo trường và lớp


Điều làm cho học sinh hài lòng nhất là sự tận tâm trong giảng dạy của các thầy, cô giáo. Hầu hết các ý kiến của các em đánh giá cao sự nhiệt tình trong giảng dạy của các thầy, cô giáo. Tuy nhiên có vẻ như các em chưa thấy hài lòng với kiến thức chuyên môn và phương pháp giảng dạy của các thầy, các cô. Vấn đề này được khẳng định thêm bằng kết quả phân tích câu trả lời của các em đối với các câu hỏi mở, được trình bày ở phần sau. Bảng 9 dưới đây tổng hợp ý kiến của các em về hai nội dung là sự tận tụy của giáo viên và trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm của giáo viên theo ba khối lớp 10, 11 và 12 của ba trường Bắc Việt, Trung Việt và Nam Việt.

Bảng 9:

Sự hài lòng của học sinh đối với giáo viên theo trường và lớp




Số học sinh đề cập

Nội dung hài lòng

Bắc Việt

Trung Việt

Nam Việt




10

11

12

10

11

12

10

11

12

Sự tận tụy, tinh thần trách nhiệm của giáo viên

44

9

58

28

21

9

13

24

21

Kiến thức chuyên môn, phương pháp giảng dạy phù hợp với trình độ học sinh

21

11

7

5

3

2

8

12

6


Điều mà đa số học sinh tham gia trả lời phiếu điều tra ở cả ba trường thấy hài lòng nhất là sự nhiệt tình, tận tuỵ của các thầy cô giáo. Đặc biệt số đông các em đánh giá cao những giáo viên giảng bài kỹ , cẩn thận, truyền đạt những kiến thức ngữ pháp cơ bản cho học sinh. Ví dụ có những ý kiến như sau:

  • Cô dạy chậm rãi và dịch sang tiếng Việt giúp chúng em hiểu bài hơn và làm cho chúng em hứng thú học hơn. Cô dạy theo hướng áp dụng những quy tắc ngữ pháp trong sách nên dễ hiểu, có đôi lúc cô tạo không khí vui vẻ khi học. (lớp 10 Nam Việt)

  • Thầy cô dạy cho chúng em biết những kiến thức cơ bản của môn tiếng Anh, giúp chúng em nâng cao vốn từ vựng. (Lớp 10 Bắc Việt)

  • Các quy tắc ngữ pháp được các cô hướng dẫn kỹ càng, cô còn cho làm thêm bài bổ trợ ngoài sách giáo khoa. (Lớp 11 Bắc Việt)

  • Một số giáo viên tận tình giảng dạy giúp chúng em nhiều bài tập bên ngoài cũng như đem lại sự gần gũi giữa giáo viên và học sinh. (Lớp 12 Bắc Việt)

  • Các thầy cô đã truyền đạt những vốn từ vựng và ngữ pháp rất phong phú. (Lớp 12 Trung Việt)

  • Em thấy các thầy giáo, cô giáo dạy cũng hay. Không biết hoặc không nhớ từ ngữ đã học thì các thày giáo, cô giáo giải đáp cho em hiểu. (Lớp 10 Trung Việt)

  • Thầy cô đã tìm tòi nhiều cách dạy khác nhau, giải thích kỹ càng cách làm các bài tập. (Lớp 11 Trung Việt)

Có thể thấy đa số học sinh mong đợi giáo viên giảng kỹ các quy tắc ngữ pháp và cho các em làm bài tập ngữ pháp nhiều đồng thời giúp các em mở rộng, ôn tập vốn từ vựng. Hầu như các em không hề nhắc đến việc dạy các kỹ năng giao tiếp, trừ một vài ý kiến như: “Đôi khi thầy cô còn cho chúng em nghe tiếng Anh và viết chính tả tiếng Anh”. (Lớp 10 Bắc Việt)


tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương