NHỮng dấu tích xưa nhất của con ngưỜi trên quầN ĐẢo côn sơN


NHẬN THỨC CHUNG VỀ THỜI NGUYÊN THỦY CÔN ĐẢO



tải về 269.53 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu01.10.2016
Kích269.53 Kb.
#32570
1   2   3

NHẬN THỨC CHUNG VỀ THỜI NGUYÊN THỦY CÔN ĐẢO

Nhìn chung, những nhân tích “Sống trên cát và chết vùi trên cát” trên quần đảo Côn Sơn nguyên thủy nhất hiện biết ở 8 địa điểm trên đảo lớn Côn Lôn và 1 di chỉ ở Hòn Cau, với hơn 12.261 tiêu bản khảo cổ học gồm: 569 hiện vật đá (4,39%), 1 hạt chuỗi thủy tinh (0,01%), 92 đồ xương và nhuyễn thể (0,7%) cùng hơn 120kg cốt rùa biển, 14 hiện vật kim loại đồng – sắt (0,1%) và đa phần là đất nung và gốm vỡ (12.299 tiêu bản = 94,8%) (Bảng 1) (Hình 7).

Đó là các di chỉ cư trú ngoài trời trên các cồn cát gần bàu nước ngọt ở thung lũng bóc mòn kẹp giữa hai dòng suối chính chảy hai bên đảo lớn Côn Lôn và vành lõm cát biển ở Hòn Cau, với địa tầng tích tụ không thật dày (dao động trong khoảng 30-90cm); cùng loại hình nghĩa trang có táng thức dùng nồi vò gốm làm quan tài mai táng người chết.

Các sưu tập hiện vật thu thập được còn đơn điệu về hình loại và ít về số lượng, nhưng so với các hải đảo ven biển phía nam Việt Nam, Côn Lôn và Hòn Cau vẫn chứa dấu tích cư trú dày đặc nhất [20] và có tầm quan trọng đặc biệt với công cuộc “phục sử nguyên thủy” Côn Sơn.

Đó là các chứng tích vật chất ghi nhận nhiều hoạt động kiếm sống của người cổ hải đảo, với các hình thức chủ đạo là đánh bắt hải sản và động vật biển, đào bới các loại củ rừng, thu hái rau quả và săn bắn muông thú (công cụ chặt đập và chì lưới bằng đá, lao-dùi bằng xương thú, đạn gốm và hàng tạ di cốt rùa biển .v.v…). Người xưa đã chế tác và sử dụng công cụ sản xuất đá tại chỗ (bàn mài, hòn kê, hòn ghè, mảnh tước-mảnh tách, phác vật và cả thành phẩm cuốc, rìu bôn giống “răng trâu”, cưa, đục đá), có thể họ còn biết cả chế luyện kim loại (khuôn đúc rìu bằng sa thạch, nồi nấu đồng bằng đất nung, thành phẩm dao-giáo, đục, bát và vòng) và dệt vải (dọi se sợi) .v.v…

Và, với các sưu tập đồ trang sức (chuỗi đá, thủy tinh và khuyên tai đất nung hình con đỉa, hạt cườm bằng vỏ nhuyễn thể, vòng tay bằng đồng và sắt…) và hàng vạn mảnh gốm gia dụng phủ thổ hoàng nâu đỏ có văn khắc vạch và đắp nổi, cùng với các yếu tố gọi là “Chăm sớm” ở Hàng Dương, Nhà máy nước, Cồn Hải Đăng (vòng gốm, mảnh sành đỏ…), các nhà nghiên cứu tin rằng các di tích cư trú và mộ vò ở Hòn Cau-Côn Đảo và cả quần đảo Thổ Chu-Phú Quốc (với 2 mộ chum Bãi Dong được coi là “hỏa táng” giống “Long Thạnh, Truông Xe, Mỹ Tường, Bàu Hòe”có chứa gốm nhỏ (2 nồi và 1 bát chân cao có đục 4 lỗ chữ nhật ở đế) và di chỉ cư trú có khá nhiều đá ghè đẽo và mài nhẵn (có cả bôn răng trâu “kiểu Sa Huỳnh” và mảnh khuôn đúc rìu lưỡi trũng Parabol “kiểu Dốc Chùa”), đồ nhuyễn thể đa dạng với công cụ rìu, mũi nhọn, cả khuôn rìu và vòng tay, lõi vòng bằng vỏ ốc tai tượng Tridacna “giống Xóm Cồn”, riêng gốm vỡ lại “giống Giồng Cá Vồ”) là cùng “thuộc phạm trù nghiên cứu của văn hóa Sa Huỳnh, là một loại hình hải đảo phía cực Nam của văn hóa này[3;4;6;7;17;19;20;21;22;23;24;25].

Riêng sưu tập 16 lao bằng xương động vật với mặt bụng phẳng, lưng cong có 2-4 ngạnh ở 1 bên, gồm: 12 chiếc còn phần thân mặt cắt hình chữ D hay gần tròn (quy mô 3,9 – 9,7 x 1,05 – 1,8 x 0,65 – 1cm, chuôi dài 1,2-2,3cm) và 4 mũi lao mặt cắt chữ D (quy mô còn 3,1 – 4,4 x 1 – 1,7 x 0,5 – 0,7cm) được coi là “dụng cụ để đánh bắt vích và cá lớn ở Hòn Cau từng thấy trong các di tích ven biển Trung Bộ như Quỳnh Văn, Long Thạnh và Xóm Cồn[18]. Qua miêu tả của các nhà điều tra, tôi liên tưởng đến các sưu tập đánh bắt hải sản của cư dân nguyên thủy Eskimo vùng “Asiatischen Kontinent” từ Tiền sử [14].

Theo cố GS Trần Quốc Vượng, đó là dấu tích văn hóa của “hệ sinh thái nhân văn Cồn-Bàu”, một “văn hóa cồnđịa hình dương & bàuđịa hình âm” có cả “thiên thời” (mưa nắng nhiều) lẫn “địa lợi” (đất & nước ngọt) cho đời sống chủ nhân “những di chỉ và mộ táng Sa Huỳnh muộn – Chăm sớm” mà ông tin rằng có liên hệ huyết tộc với đất liền Nam Bộ từ nguyên thủy trước sau Công nguyên: “Lưu vực Đồng Nai từ Cát Tiên qua Bến Gỗ (Biên Hòa), Bà Rịa – Vũng Tàu – Cần Giờ - Côn Đảo xưa là lãnh thổ của người Mạ[36].

Với riêng tôi, khi trực tiếp khảo sát ở cả đảo Phú Quốc và Côn Đảo, đặc biệt khi quan sát kỹ các mộ nồi-vò của nghĩa trang Cồn Miếu Bà - Cồn Hải Đăng còn bó thạch cao trong kho bảo tàng, đã trình bày quan điểm của mình tại Hội nghị Quốc tế kỷ niệm 100 năm phát hiện & nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Ngải (1909-2009), rằng: các quan tài nồi vò ở đây về chất liệu rất thô, về trang trí thì dung dị, về hình loại không có liên lạc với Sa Huỳnh đất liền và, cùng với những sưu tập di vật đá – gốm đã biết (tính cả các cổ vật do E.Saurin, L.Malleret và các GS. Trần Quốc Vượng, Diệp Đình Hoa thu thập trước đây), chúng làm ta liên tưởng đến mộ vò – nồi đơn giản của Tây Nguyên nhiều hơn.



Theo tôi, dấu tích “văn hóa Sa Huỳnh cổ điển” hiện chỉ rõ ràng ở hệ đảo gần bờ từ Quảng Nam về Khánh Hòa (Bãi Ông, Hòn Lao – Cù Lao Chàm, Miếu Bà Lồi, Xóm Ốc, Suối Chình, Long Sơn, Bích Đầm, Bình Hưng, Bình Ba…) nhưng chưa được rõ ở bất cứ đảo xa nào (Côn Lôn, Hòn Cau, Bãi Ngự, Bãi Dong – Thổ Chu, Trường Sa…). Các vết tích luyện kim và sản phẩm đồng – sắt đồng đại với Sa Huỳnh cổ điển đã thấy ở Hàng Dương (1 khuôn đá), Hòn Cau (1 khuôn đá, 1 đục đồng), Cồn Miếu Bà (1 mảnh đồng) và cả ở Bãi Dong-Bãi Ngự (4 khuôn đá và nhuyễn thể) không thấy mối liên hệ rõ ràng với mộ vò ở đó; mặt khác, chúng cũng gợi nhớ phát hiện của GS Trần Kim Thạch ở Hòn Rái – Lại Sơn (Kiên Giang) năm 1984 về dạng giống “mộ trống” Heger I chứa xương người, 2 mảnh khuôn đúc và 2 rìu đồng, và đồ sắt vỡ vụn có nhiều gắn bó nhất với luyện kim mầu và luyện kim đen Đồng Nai, ngoại trừ 1 lao đồng có ngạnh “kiểu Mã Lai[30;31;32;33].
Bảng 1: Di tích và di vật văn hóa tiền sử trên quần đảo Côn Sơn

DI TÍCH
DI VẬT

Hàng Dương

Hồ Sen

Sở Tiêu

Cồn An Hải

Nhà máy nước

Cồn Cây Da

Bến Đầm

Cồn Miếu Bà

Cồn Hải Đăng

Hòn Cau

Tổng số

(%)


Đá & thủy tinh

Công cụ chặt đập

+







+

32

4




55




100

191

570 =

4,4%

Hòn kê-ghè-chày-nêm

3




1

+










12




100

116

Chì lưới

1




























1

Bàn mài







16

+










4




2

22

Cuốc, rìu bôn, đục tứ giác, có vai& phác vật

1




5

1







7

7




60

81

Cưa




























1

1

Mảnh vòng




























1

1

Khuôn đúc

2







1










5




1

9

Mảnh tước-tách

+







1

+







145




+

146

Hạt chuỗi













2
















2

Xương-nhuyễn thể

Lao, dùi

1

























16

17


92 =

0,7%

Vó ốc






















9




46

55

Cườm

























20




20

Cốt vích




























125kg

+


Đồng

Đục






















1




1

2


14 =

0,1%

Mảnh bát

2













1













3

Mảnh vòng













1







1







2


Sắt

Dao-giáo













4







1







5

Mũi nhọn






















1







1

Vòng






















1







1

Каталог: wp-content -> uploads -> 2013
2013 -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
2013 -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu
2013 -> Mãng cäc thiÕt diÖn nhá Tiªu chuÈn thi c ng vµ nghiÖm thu Minipile foundation Standard for constrution, check and acceptance
2013 -> Thiết kế nghiên cứU & thống kê y họC
2013 -> BỘ XÂy dựng số : 14/ 2003/ QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2013 -> Chương dao đỘng cơ
2013 -> Số Hồ sơ: 101/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc phiếu giao nhận hồ SƠ Loại hồ sơ: Đăng ký bhxh, bhyt bắt buộc
2013 -> Số Hồ sơ: 103/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam số Hồ sơ: 103/ /thu-đC Độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> Số Hồ sơ: 107/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> Niên Lịch Phụ Huynh/Học Sinh

tải về 269.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương