ĐÁnh giá VÀ kiểM ĐỊnh trong giáo dụC ĐẠi họC



tải về 67.76 Kb.
trang18/26
Chuyển đổi dữ liệu10.10.2022
Kích67.76 Kb.
#53502
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   26
Đánh giá trong giáo dục ĐH

2.5.2. Tiêu chuẩn của bài trắc nghiệm
Một bài trắc nghiệm kết quả học tập cần phải đảm bảo độ giá trị và độ tin cậy, đây là hai tiêu chuẩn cơ bản của một công cụ đánh giá trong lĩnh vực giáo dục cần phải được xác định.
a) Bài trắc nghiệm đảm bảo độ giá trị
Độ giá trị là mức độ bài trắc nghiệm đo được đúng cái nó quy định đo (đo cái gì và với nhóm đối tượng nào).


31




Độ giá trị nói đến tính hiệu quả của một bài trắc nghiệm trong việc đạt được những mục đích xác định. Khái niệm “giá trị” chỉ có ý nghĩa khi ta xác định rõ ta muốn đo lường cái gì và với nhóm người nào.
Để bài trắc nghiệm có giá trị cao, cần phải xác định tỷ mỉ mục tiêu cần đo qua bài trắc nghiệm và bám sát mục tiêu đó trong quá trình xây dựng ngân hàng câu trắc nghiệm cũng như khi tổ chức kỳ thi.
Độ giá trị được xem xét từ rất nhiều góc độ khác nhau, độ giá trị của các trắc nghiệm kết quả hoạt động giáo dục thường được phân loại bao gồm: Độ giá trị cấu trúc, Độ giá trị nội dung, Độ giá trị tiên đoán, Độ giá trị đồng thời. Trong đó độ giá trị nội dung là được quan tâm nhiều nhất trong dạy học.
Độ giá trị nội dung là mức độ bao trùm bài học, môn học, tức là khi các câu hỏi của một bài trắc nghiệm bao trùm thoả đáng nội dung của môn học thì bài trắc nghiệm đó được gọi là độ giá trị về nội dung. Các bài trắc nghiệm kết quả học tập ở lớp thường được đánh giá một cách tốt nhất trên cơ sở của độ giá trị về nội dung.
Các chuyên gia về môn học có thể xem xét bài trắc nghiệm để xác định xem nó đã bao hàm nội dung mong muốn hay không, tức là các câu hỏi trong bài trắc nghiệm phải là một mẫu tiêu biểu cho tổng thể các kiến thức, mục tiêu của chương trình. Về mặt ý nghĩa này,để đánh giá được chính xác mức độ mà sinh viên đạt được các mục tiêu của môn học thì bài trắc nghiệm phải đại diện cho nội dung của môn học đó.
Nếu như xác định một số loại độ giá trị đòi hỏi phải xử lý các số liệu thống kê thì xác định độ giá trị nội dung được tiến hành chủ yếu bằng cách phân tích theo logic. Để xác định một bài trắc nghiệm có độ giá trị về nội dung hay không, phải phân tích tỉ mỉ về nội dung bài trắc nghiệm, sự phân tích này phải chỉ ra các câu hỏi là những phép đo có giá trị về môn học hay hành vi đang được đánh giá, phản ánh được mục tiêu môn học.
Phương pháp xác định độ giá trị (độ giá trị nội dung) là cần phải được thảo luận trong điều kiện của môn học và đối tượng cụ thể. Đánh giá độ giá trị nội dung chủ yếu là phương pháp định tính dựa trên sự phân tích, phán đoán, suy xét cụ thể về mục tiêu của môn học. Cách thuận tiện và tốt nhất để xác định độ giá trị nội dung là dùng bảng đặc trưng.
VD: Các câu trắc nghiệm của bài trắc nghiệm có bám sát, phản ánh nội dung, mục tiêu môn học hay không? có bám sát bảng đặc trưng hay không?
b) Bài trắc nghiệm có độ tin cậy cao
Độ tin cậy là mức độ cho biết bài trắc nghiệm đo bất cứ cái gì mà nó đo, ổn định đến mức nào hay nói cách khác độ tin cậy được định nghĩa như là mức độ chính xác của phép đo.


32




Một bài trắc nghiệm cần phải có cả độ giá trị và độ tin cậy. Độ tin cậy là khái niệm cho biết bài trắc nghiệm đo cái cần đo ổn định đến mức nào. Độ tin thường được định nghĩa như là mức độ chính xác của phép đo. Về mặt lý thuyết, độ tin cậy có thể được xem như là một số đo về sự sai khác giữa điểm số quan sát được và điểm số thực. Điểm số quan sát được là điểm số trên thực tế học sinh đã có được, nó có thể là điểm số của một bài trắc nghiệm trong số nhiều bài trắc nghiệm có thể có. Điểm số thực là điểm số lý thuyết mà học sinh sẽ phải có nếu phép đo lường không mắc sai số. Điểm số thực được ước tính trên cơ sở điểm số quan sát được.
Một bài trắc nghiệm có thể nói là không tin cậy khi điểm số quan sát được lệch khỏi điểm số thực với phạm vi lớn. Có sự lệch như vậy là do sai số của phép đo. Có hai nguồn sai số của phép đo, nguồn sai số từ bên ngoài thường gắn với điều kiện tiến hành trắc nghiệm và chấm điểm (thể lực, xúc cảm của người làm bài trắc nghiệm, sự hướng dẫn làm trắc nghiệm không chuẩn, điều kiện của phòng làm bài trắc nghiệm, sai số khi chấm v.v...). Nguồn sai số bên trong thường gắn với bản thân bài trắc nghiệm (chọn mẫu từ các câu hỏi trắc nghiệm).
Độ tin cậy của bài trắc nghiệm được đo bằng hệ số tin cậy. Có thể định nghĩa hệ số tin cậy như sau: hệ số tin cậy của một tập hợp điểm số lấy từ một nhóm thí sinh là hệ số tương quan giữa các tập hợp điểm số ấy với một tập điểm số khác về một bài trắc nghiệm tương đương được lấy ra một cách độc lập từ cùng một nhóm thí sinh ấy .Như vậy độ tin cậy được thể hiện ở hệ số tin cậy, nó chính là căn cứ để đánh giá tiêu chuẩn của bài trắc nghiệm.
Có nhiều phương pháp để xác định độ tin cậy của một bài trắc nghiệm.

tải về 67.76 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương