ĐÁnh giá VÀ kiểM ĐỊnh trong giáo dụC ĐẠi họC



tải về 67.76 Kb.
trang15/26
Chuyển đổi dữ liệu10.10.2022
Kích67.76 Kb.
#53502
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   26
Đánh giá trong giáo dục ĐH

Phương pháp kiểm tra qua trình diễn của học sinh

Kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học thể hiện bằng hành vi, hoạt động của người học. Đặc biệt đối với mục tiêu dạy học hiện nay hướng tới hình thành, phát triển năng lực của người học thì việc tiến hành kiểm tra đánh giá về tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thông qua thao tác, hành động của người học có ý nghĩa rất quan trọng thậm chí cần được tăng cường. Ví dụ: 1 báo cáo nhỏ, trình diễn thí nghiệm, vẽ một bức tranh mô tả quy trình, đóng vai trong 1 tình huống của nghề nghiệp,..)
Phương pháp này đòi hỏi người học phải vận dụng tổng hợp những kiến thức, kỹ năng liên quan đến vấn đề cần giải quyết và nhiều kỹ năng mềm để thể hiện bằng hành vi, cử chỉ, lời nói giải quyết vấn đề thông qua đó giảng viên có cơ sở để đánh giá kết quả học tập của người học.
Lưu ý khi tiến hành kiểm tra thực hành: Nên tiến hành sau khi người học nắm tri thức lý thuyết, cả tri thức về quy trình thực hiện hoạt động; Tạo điều kiện để người học trình diễn tự tin, bình tĩnh; Chuẩn bị cẩn thận, đảm bảo an tòan trong khi người học trình diễn; Nên yêu cầu nâng cao dần mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.


24




        1. Phương pháp đánh giá qua các sản phẩm học tập, nghiên cứu của đối tượng

Sản phẩm của hoạt động là dấu ấn về năng lực, phẩm chất của con người. Thông qua các sản phẩm hoạt động cá nhân sẽ thu được thông tin dữ liệu về cá nhân làm cơ sở cho việc đánh giá về họ.
Trong đào tạo theo học chế tín chỉ đòi hỏi người học phải dành nhiều thời gian cho hoạt động tự học, tự nghiên cứu trong chương trình học. Vì vậy các sản phẩm hoạt động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên bao gồm: những thông tin, tư liệu thu hoạch được, những dự án hợp tác nghiên cứu với giảng viên, doanh nghiệp, nhà khoa học; Các bài báo cáo; Các kế hoạch nghiên cứu cá nhân...Các sản phẩm hoạt học tập, nghiên cứu đó của người học sẽ là thông tin, dữ liệu làm căn cứ đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
Tóm lại: Các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở trường đại học rất phong phú, mỗi hình thức, phương pháp thực hiện những nhiệm vụ nhất định và có ưu, nhược điểm riêng. Không có hình thức phương pháp nào là vạn năng cả.
Vì vậy, trong quá trình lựa chọn, phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên đòi hỏi giảng viên cần lưu ý căn cứ vào: Mục đích, mục tiêu đánh giá; Đặc điểm của đối tượng; tính chất, nội dung vấn đề cần đánh giá; Trình độ kỹ thuật sử dụng các phương pháp của giảng viên; Điều kiện, phương tiện phục vụ cho công tác kiểm tra đánh giá của cơ sở. để lựa chọn phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá.

    1. Xây dựng công cụ đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học

Để có được những câu trắc nghiệm của môn học hay một chương trình học (ngân hàng câu trắc nghiệm) đảm bảo đo lường tốt các mục tiêu chương trình học, quá trình xây dựng các câu trắc nghiệm cần tiến hành theo những bước nhất định:
2.5.1. Các bước xây dựng câu trắc nghiệm
Bước 1: Xác định mục đích, mục tiêu cần kiểm tra, đánh giá
Trong bước này, giáo viên cần trả lời 2 câu hỏi:

  • Câu hỏi 1: Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên vào việc gì? VD: Để phân loại sinh viên, xét tốt nghiệp hay thi tuyển; Hay chẩn đoán, hỗ trợ nhóm đối tượng, hay xác nhận năng lực của sinh viên khi kết thúc học phần, chuyên đề?... từ đó giảng viên xác định các tiêu chuẩn cho một bài trắc nghiệm.

  • Câu hỏi 2: Đánh giá kết quả học tập của sinh viên là đánh giá cái gì? Nhằm giúp quá trình giảng dạy và học tập xác định một cách rõ ràng về kết quả học tập mà sinh viên phải đạt được sau khi kết thúc học phần. Từ đó định hướng cho người dạy, người học sự lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện điều


25




kiện dạy và học đạt được kết quả cao nhất sau quá trình nỗ lực hợp tác thực hiện mục tiêu dạy và học. Các mục tiêu đánh giá đã xác định chính là cơ sở cho việc đánh giá và kiểm soát chất lượng dạy học.
Khi xác định mục tiêu đánh giá kết quả học tập của sinh viên giáo viên cần lưu ý:

  • Trên cơ sở mục tiêu của chương trình học, phân tích nội dung học phần (chuyên đề): Nội dung bao trùm trong chương trình học là gì? Có những chương (chủ đề) quan trọng trong nội dung này, xác định những đơn vị kiến thức cơ bản quan trọng trong các chương (chủ đề) mang tính đại diện; Mỗi đơn vị kiến thức cơ bản cần xác định rõ các mức độ nhận thức tương ứng cần đạt được đối với người học.

  • Mục tiêu đánh giá kết quả học tập của sinh viên phải đảm bảo tính toàn diện, chúng phải mô tả được các lĩnh vực kiến thức, kỹ năng, thái độ. Tuy nhiên các bài trắc nghiệm về kiến thức học phần sẽ tập trung cho mục tiêu đánh giá nội dung tri thức, kỹ năng môn học được ưu tiên hơn.

  • Phân tích đặc điểm đối tượng người học, thời gian thực hiện chương trình học, những điều kiện thực tế về chuyên môn, kỹ thuật xây dựng câu trắc nghiệm, phương tiện hỗ trợ, hình thức tổ chức thi...để có những yêu cầu về các mục tiêu cần đạt được và trọng số điểm cho từng phần kiến thức cho phù hợp.

  • Các mục tiêu đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở một học phần cần được xác định tuỳ thuộc vào mục tiêu khối lượng kiến thức cần trang bị cho sinh viên và thời gian học tập.

  • Các mục tiêu cần được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu vừa đủ lượng thông tin. Mục tiêu thường là cụ thể và được miêu tả bằng những động từ chỉ hành động, những hành động này chỉ ra những gì sinh viên thực sự làm được cuối một đơn vị học tập. Các mục tiêu nên nêu ra ở mức độ người học đạt được.

  • Cần phác thảo bài trắc nghiệm để xác định rõ những gì cần trắc nghiệm trong chương trình học. Bản phác thảo bài trắc nghiệm bao gồm tên trắc nghiệm, mục đích cơ bản của trắc nghiệm, những khía cạnh của nội dung chương trình mà trắc nghiệm phải bao hàm, một bản chỉ dẫn cho người làm trắc nghiệm, những điều kiện để trắc nghiệm được tiến hành.

Bài trắc nghiệm được thể hiện cụ thể trong việc thành lập bảng đặc trưng (dự kiến bài trắc nghiệm): cần liệt kê cụ thể các mục tiêu học tập hay các năng lực người học cần đạt được trong chương trình học và cần đo lường một cách chi tiết. Trên cơ sở mỗi mục tiêu cần đo, xác định rõ phải có bao nhiêu câu trắc nghiệm dùng để đo mỗi mục tiêu, số lượng câu hỏi tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của từng mục tiêu và các khía cạnh khác nhau cần đo lường. Tùy thuộc vào tính chất nội dung của vấn đề kiểm tra mà giảng viên lựa chọn các dạng câu trắc nghiệm phù hợp.


26




Chủ đề

r
rp ^

tải về 67.76 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương