ĐÁnh giá VÀ kiểM ĐỊnh trong giáo dụC ĐẠi họC



tải về 67.76 Kb.
trang20/26
Chuyển đổi dữ liệu10.10.2022
Kích67.76 Kb.
#53502
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   26
Đánh giá trong giáo dục ĐH

Moi liên hệ giữa độ giá trị và độ tin cậy:
Thông thường độ giá trị phản ánh mức độ mà bài trắc nghiệm đo được cái mà nó định đo, còn độ tin cậy phản ánh sự chính xác của phép đo.
Như vậy độ giá trị liên quan đến mục đích của sự đo lường còn độ tin cậy liên quan đến sự vững chãi của điểm số. Tuy nhiên hai đại lượng có liên quan với nhau. Một bài trắc nghiệm có độ giá trị thì phải có độ tin cậy tuy nhiên một bài trắc nghiệm có độ tin cậy cao chưa hẳn đã có độ giá trị cao, do đó khi phân tích các bài trắc nghiệm kết quả học tập người ta thường đặt độ tin cậy lên hàng đầu, cách tính ở trên là dùng cho bài trắc nghiệm theo chuẩn là phù hợp.

  1. Công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học

    1. Vấn đề quản lí chất lượng và đảm bảo chất lượng đào tạo trong cơ sở giáo dục đại

học
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý chất lượng, mỗi định nghĩa đều dựa vào những mục đích xem xét riêng, nhưng tất cả đều thể hiện quản lý chất lượng là hệ thống các quy trình nhằm đảm bảo chất lượng cho toàn hệ thống nhằm thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng với chi phí thấp nhất, hiệu quả kinh tế cao nhất được tiến hành trong tất cả các giai đoạn từ thiết kế đến phân phối, sử dụng sản phẩm.
Quản lý chất lượng được thực hiện trong các lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Quản lý chất lượng là một phương thức có công cụ chủ yếu là bộ chuẩn bao gồm các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo và các quy trình thực hiện các tiêu chuẩn đó.
Quản lý chất lượng trong giáo dục là xây dựng và và vận hành một hệ thống quản lý trên cơ sở các tiêu chuẩn, tiêu chí nhằm tác động vào các điều kiện đảm bảo chất lượng trong tất cả các giai đoạn của quá trình giáo dục, cho tất cả các sản phẩm của hệ thống chư không chỉ nhằm vào chất lượng của từng giai đoạn hay từng sản phẩm đơn lẻ


35


Quản lý chất lượng trong giáo dục cần bao gồm việc: thiết lập chuẩn; đối chiếu thực trạng với chuẩn, xây dựng các biện pháp để thực hiện chuẩn và cải tiến nâng cao. Các hoạt động này được tiến hành đồng thời, liên tục thông qua một hệ thống quản lý chất lượng bao gồm:



  • Danh mục các lĩnh vực cần quản lý (tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo).

  • Quy trình thực hiện để đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo.

Các hoạt động quản lí chất lượng bao gồm.

  • Việc thiết lập chính sách và mục tiêu chất lượng;

  • Kiểm soát chất lượng (kiểm tra, thanh tra, đo lường);

  • Đảm bảo chất lượng: có cơ chế cho đảm bảo chất lượng (phòng ngừa);

  • Cải tiến chất lượng. (nâng cao chất lượng);

Chủ thể quản lý chất lượng: được đề cập đến cá nhân/tổ chức và nhà nước. Quản lý chất lượng áp dụng cho tất cả mọi ngành.
Các cấp độ quản lý chất lượng:

  • Thứ nhất là kiểm tra/kiểm soát chất lượng (Quality control);

  • Thứ hai là đảm bảo chất lượng;

  • Thứ ba là quản lý chất lượng tổng thể.





36


Đảm bảo chất lượng là áp dụng các quan điểm, chính sách, mục tiêu, các nguồn lực, các quá trình, thủ tục, công cụ vào việc thực hiện mục tiêu đề ra.


Trọng tâm của đảm bảo chất lượng là phòng ngừa những sai phạm có thể xảy ra ngay từ bước đầu tiên. Phòng ngừa bằng những quy trình và cơ chế nhất định. Chất lượng được thiết kế ngay trong quá trình sản xuất để đảm bảo sản phẩm đó theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đã định trước.
Trong đảm bảo chất lượng vai trò trách nhiệm của người lao động là rất quan trọng. Các tiêu chuẩn chất lượng được duy trì bằng cách tuân thủ quy trình vạch ra trong hệ thống đảm bảo chất lượng.
Để đánh giá và duy trì hệ thống đảm bảo chất lượng, sự can thiệp của bên ngoài được chú trọng thông qua hình thức phổ biến như thanh tra chất lượng và kiểm định chất lượng.


    1. tải về 67.76 Kb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương